Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giao trinh xncb1 nhi

.DOC
67
358
110

Mô tả:

Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét GIỚI THIỆU MÔN HỌC Môn học: Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 Đối tượng: Cao đẳng xét nghiệm Số tiết: 30 Số đơn vị học trình: 3 Thời gian thực hiện môn học: Học kỳ I năm thứ 2 MỤC ĐÍCH MÔN HỌC Sau khi học môn này, sinh viên có khả năng: * Kiến thức: - Trình bày được kỹ thuật sử dụng và bảo quản các dụng cụ, máy móc cần thiết cho công tác xét nghiệm. * Kỹ năng: - Sử dụng được thành thạo và bảo quản tốt các dụng cụ, máy móc cần thiết cho công tác xét nghiệm. * Thái độ: - Rèn luyện được tác phong cẩn thận, chính xác và khoa học trong thực hành tại các phòng xét nghiệm. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC * Giảng dạy: - Tổ chức dạy học tại trường. - Phối hợp nhiều phương pháp: Thuyết trình có minh họa, vấn đáp, thảo luận nhóm. Sử dụng tranh, video để hướng dẫn sinh viên. * Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Điểm đánh giá chuyên cần, thái độ học tập: 10%. - Điểm trung bình kiểm tra: 30%. - Điểm thi kết thúc học phần: 60%. - Phương pháp đánh giá: Bài kiểm tra định kỳ: 3  Lý thuyết: + Hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận. -1- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét + Thời gian: 45 phút. + Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi truyền thống cải tiến.  Thực hành: + Hình thức: thực hành. + Công cụ: máy móc, dụng cụ, quy trình thực hành và bảng kiểm. - Thi kết thúc học phần: + Hình thức: tự luận. + Thời gian: 90 phút. + Công cụ: câu hỏi truyền thống cải tiến. —– -2- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ĐƠN VỊ HT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TÊN CHƯƠNG/HỌC PHẦN Sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học. Sử dụng và bảo quản các loại cân trong phòng xét nghiệm. Máy cất nước. Máy ly tâm. Nồi hấp ướt. Tủ sấy. Tủ lạnh. Tủ ấm. Sủ dụng và bảo quản micropipette. Sử dụng và bảo quản dụng cụ thủy tinh. Tổng cộng —– -3- SỐ TIẾT TS LT TH 16 8 8 8 4 4 4 2 2 4 2 2 3 2 1 3 2 1 3 2 1 3 2 1 8 4 4 8 2 6 60 30 30 Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: -4- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét 1. Mô tả được cấu tạo của kính hiển vi quang học. 2. Trình bày được cách sử dụng kính hiển vi quang học. 3. Trình bày được cách bảo quản kính hiển vi quang học. NỘI DUNG 1. Cấu tạo kính hiển vi quang học: Gồm có: giá kính, bộ phận cơ học, bộ phận quang học. Kính hiển vi quang học 1.1. Giá kính: - Đế kính: hình chữ nhật, hình vuông...Đế kính mang đèn hoặc gương phản chiếu. - Thân kính: hình cong. Có tác dụng nâng đỡ đầu kính và bàn kính. Trên thân kính mang ốc vĩ cấp, ốc vi cấp và tụ quang. - Đầu kính: hình tròn hoặc đa giác. Có thể cố định hoặc quay khi nới lỏng con ốc nhỏ một bên. 1.2. Bộ phận cơ học: - Ống kính: hình trụ, trong ống kính có mang 1 hoặc 2 thị kính (kính hiển vi 1 hoặc 2 mắt). Ống kính di chuyển được để phù hợp với khoảng cách mắt của người quan sát. - Bàn xoay (mâm xoay): hình tròn, có 4 vị trí để gắn các vật kính. Bàn xoay có thể quay tròn để đưa vật kính vào trục quang học. - Bàn kính (mâm kính): thường có hình vuông. Bàn kính là vị trí để đặt tiêu bản. Trên bàn kính có lỗ hình tròn hoặc bầu dục để ánh sáng chiếu thẳng từ đèn (gương phản chiếu) qua tụ quang đến vật kính. Ngoài ra còn có kẹp cố định tiêu bản, có 2 ốc để di chuyển tiêu bản theo những chiều thẳng góc với nhau. - Ốc vĩ cấp (ốc đại cấp) và ốc vi cấp (ốc tiểu cấp): 2 ốc nằm trên một trục dọc. Ốc vĩ cấp để nâng/ hạ bàn kính để lấy hình ảnh nhanh trên tiêu bản. Ốc vi cấp để điều -5- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét chỉnh ảnh cho rõ nét. (Chỉ khi nào hình ảnh trên tiêu bản hiện ra rồi mới điều chỉnh ốc vi cấp) - Ốc nâng/ hạ tụ quang. 1.3. Bộ phận quang học: - Thị kính: là một hệ thống mang 2 thấu kính (một hướng về mắt, một hướng về tiêu bản quan sát). Có tác dụng phóng đại hình ảnh trên tiêu bản. Trên thị kính có ghi hệ số phóng đại. - Các vật kính: Đây là bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi, được cấu tạo bởi nhiều thấu kính. Hai yếu tố quan trọng của vật kính là độ phóng đại và độ phân giải. Mục đích của vật kính là phóng đại hình ảnh trên tiêu bản. Có 2 loại vật kính: vật kính khô và vật kính dầu. + Vật kính khô: có độ phóng đại nhỏ. Thường sử dụng vật kính 4X (5X), 10X, 40X. + Vật kính dầu: có độ phóng đại lớn (100X) nên thấu kính tạo nên vật kính có đường kính nhỏ. Do đó, chỉ một phần của chùm tia sáng chiếu vào vật kính nên ảnh không rõ. Muốn có ảnh rõ phải đặt giữa tiêu bản và vật kính một giọt dầu Cèdre có chiết suất n=1.515 gần bằng chiết suất của thuỷ tinh n=1.52 để tạo nên môi trường đồng nhất. Trong đó, ánh sáng không bị khúc xạ mà chiếu thẳng vào vật kính. - Tụ quang: đây là bộ phận quang học nằm dưới bàn kính, gồm có một hệ thống thấu kính tập trung ánh sáng lên tiêu bản. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng qua tụ quang được tập trung lại tại một điểm gọi là tiêu điểm, nằm ngay trên mặt phẳng của tiêu bản. Trong tụ quang có lắp màng chắn sáng hình rẽ quạt. Màng chắn có tác dụng chắn luồng sáng chiếu vào tiêu bản. Dưới bộ tụ quang có một giá gắn các kính lọc sáng. Ở một số kính, bộ phận kính lọc được đặt ngay trên nguồn chiếu sáng. Mắt người rất nhạy với ánh sáng có bước sóng màu xanh. Do đó, khi dùng kính lọc xanh ở màng chắn sáng sẽ làm tăng khả năng nhìn và ít làm cho mắt mỏi khi phải xem nhiều tiêu bản. - Đèn chiếu: Nằm trong đế kính dưới tụ quang, cung cấp nguồn sáng thích hợp. - Gương phản chiếu: có một mặt phẳng và mặt lõm. Mặt phẳng được sử dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời còn mặt lõm được sử dụng để phản chiếu ánh sáng nhân tạo. Lúc không có điện thì sử dụng gương phản chiếu. 2. Sử dụng kính hiển vi quang học: 2.1. Sử dụng vật kính khô: - Chuẩn bị tiêu bản, dụng cụ đầy đủ. -6- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét - Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp giữ chặt tiêu bản. - Dùng ốc điều chỉnh bàn kính sao cho vị trí cần xem trên tiêu bản nằm tại vòng tròn trên bàn kính. - Xoay vật kính cần soi vào đúng trục quang học. - Bật đèn, điều chỉnh ánh sáng thích hợp. - Nâng tụ quang lên mức trung bình, mở màng chắn vừa phải. - Hai mắt nhìn vào thị kính. Hai tay nâng ốc vĩ cấp lên từ từ cho đến khi hình ảnh hiện ra trên vi trường thì dừng lại. - Dùng ốc vi cấp để điều chỉnh rõ hình. - Vệ sinh kính sau khi sử dụng và cất kính vào tủ tránh ẩm. 2.2. Sử dụng vật kính dầu: - Chuẩn bị tiêu bản, dụng cụ, hóa chất đầy đủ. - Nhỏ một giọt dầu Cèdre tại vị trí cần xem trên tiêu bản. - Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp giữ chặt tiêu bản. - Dùng ốc điều chỉnh mâm kính sao cho giọt dầu nằm tại vòng tròn trên bàn kính. - Xoay vật kính dầu vào đúng trục quang học. - Bật đèn, điều chỉnh ánh sáng thích hợp. - Nâng tụ quang lên tối đa, mở hết màng chắn tụ quang. - Hai tay nâng ốc vĩ cấp lên để giọt dầu chạm vào vật kính 100X. - Hai mắt nhìn vào thị kính. Hai tay hạ từ từ ốc vĩ cấp xuống cho đến khi hình ảnh hiện ra trên vi trường thì dừng lại. - Dùng ốc vi cấp để điều chỉnh rõ hình. - Vệ sinh kính sau khi sử dụng và cất kính vào tủ tránh ẩm. 3. Bảo quản kính hiển vi quang học: - Đưa hai ống kính về vị trí “nghỉ”. - Hạ bàn kính xuống vị trí thấp nhất, lấy tiêu bản ra. - Hạ tụ quang về mức thấp nhất, đóng màn chắn tụ quang. - Giảm độ sáng của đèn đến mức nhỏ nhất rồi tắt công tắc. - Dùng khăn giấy mềm, sạch lau hết bụi các bộ phận của kính. Nếu sử dụng vật kính dầu phải sử dụng khăn giấy sạch thấm Xylen lau vật kính và lau tiêu bản. - Đưa vật kính vào “điểm mù”. - Điều chỉnh mâm kính, kẹp giữ tiêu bản về các vị trí ít tiếp xúc với bụi nhất. - Cất kính vào tủ tránh ẩm. (Di chuyển: 1 tay đỡ đế kính, cầm thân kính ở tay kia để giữ kính ở vị trí thẳng đứng như lúc đặt kính trên bàn) ------------------------------LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI -7- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Hệ thống quang học của kính hiển vi gồm có: A. Đèn chiếu sáng, mâm kính, tụ quang, ống kính B. Vật kính, thị kính, ống kính C. Bàn xoay, vật kính, gương phản chiếu, ốc điều chính D. Vật kính, đèn chiếu sáng, tụ quang, thị kính Câu 2. Cấu tạo của thị kính gồm: A. Một thấu kính có chức năng phóng đại vật B. Một thấu kính hướng về mắt, một hướng về vật C. Hai thấu kính đều hướng về vật và đều có chức năng phóng đại hình ảnh D. Một thấu kính đôi Câu 3. Đối với kính hiển vi, màng chắn sáng hình rẻ quạt nằm ở bộ phận: A. Gương phản chiếu B. Tụ quang C. Mâm kính D. Vật kính Câu 4. Bàn xoay có nhiều lỗ để lắp bộ phận nào sau đây: A. Thị kính B. Vật kính C. Tụ quang D. Gương phản chiếu Câu 5. Khi quan sát tiêu bản bằng vật kính dầu nên: A. Nheo một mắt thì sẽ nhìn rõ hình ảnh hơn B. Nâng tụ quang lên tối đa C. Giảm độ sáng của đèn D. B, C đúng Chọn câu đúng/sai: STT 1 2 3 4 5 Nội dung Hai yếu tố quan trọng nhất của vật kính là độ phóng đại và độ phân giải. Độ phóng đại của KHV quang học chính là độ phóng đại của vật kính sử dụng để quan sát tiêu bản. Xylen có thể sử dụng để vệ sinh thị kính và kính tụ quang. Mắt người rất nhạy với ánh sáng có bước sóng màu xanh. Khi sử dụng kính hiển vi quang học để xem tiêu bản luôn phải điều chỉnh ốc vi cấp trước. —– -8- Đ S Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI CÂN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo chung của các loại cân thường dùng trong phòng xét nghiệm. 2. Nêu được các yêu cầu của một cân tốt. 3. Trình bày được cách kiểm tra cân (cân cơ) trước khi sử dụng. 4. Trình bày được các phép cân để xác định khối lượng hóa chất/ vật. 5. Trình bày được cách bảo quản các loại cân thường dùng trong phòng xét nghiệm. NỘI DUNG 1. Các loại cân cơ: - Cân đĩa Roberval. - Cân quang. - Cân phân tích. Mỗi loại cân có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, đều có những bộ phận sau: đĩa cân, trục hãm, đòn cân, cột cân, kim thước đo thăng bằng, ốc (vít) điều chỉnh thăng bằng, ốc (vít) điều chỉnh đòn cân thăng bằng và hộp quả cân. -9- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét Cân đĩa Roberval Cân quang 2. Cân điện tử: Hiện nay, nhiều phòng thí nghiệm và phòng xét nghiệm trang bị loại cân điện tử thay cho cân cơ do có nhiều điểm tiện lợi của nó. 2.1. Cấu tạo chung: - Đĩa cân, phím trừ bì, cửa cân, phím tắt/mở cân, màn hình hiển thị kết quả, các phím dùng cho máy tính và in kết quả… 2.2. Nguyên lý hoạt động: - Cân điện tử dùng lực điện từ thay vì dùng quả cân. Đĩa cân được nối trực tiếp với cuộn dây quấn quanh một nam châm vĩnh cửu. Khi dòng điện đi qua cuộn dây sẽ tạo ra một lực điện trường giữ cho đĩa cân cố định. - Khi đặt vật lên đĩa cân, bộ phận quét (dùng tế bào quang điện) sẽ xác định vị trí bị dịch chuyển dưới tác dụng trọng lượng của vật và truyền về bộ khuếch đại làm tăng dòng điện qua cuộn dây để đưa đĩa cân trở lại vị trí ban đầu. Dòng điện này tỉ lệ với trọng lượng của vật và sinh ra một hiệu điện thế. Đo hiệu điện thế này -10- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét và nhờ bộ vi xử lý giúp đọc được khối lượng của vật. Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình. - Một số cân có bộ phận chống rung, chống dao động. Một số cân có thể kết nối với bộ xử lý số liệu để tính được trị trung bình và phân tích thống kê. - Ưu điểm: Thao tác nhanh hơn cân cơ nên rất tiện lợi khi cân nhanh hoặc cân nhiều mẫu. - Độ chính xác: độ chính xác của cân tuỳ thuộc vào độ tuyến tính của môtơ moment lực và volt kế. 3. Yêu cầu của một cân tốt: Một cân tốt phải đảm bảo các yêu cầu: đúng, tin, nhạy. - Cân đúng: khi cân kết quả trọng lượng của vật phải hoàn toàn đúng với trọng lượng của quả cân đã được thăng bằng. - Cân tin: khi cân nhiều lần một vật được đặt ở những vị trí khác nhau trên đĩa cân, kết quả vẫn không thay đổi. - Cân nhạy: khi để một lượng rất nhỏ lên một đĩa cân, cân bị mất thăng bằng. 4. Kiểm tra cân cơ: - Không đặt quả cân lên đĩa cân, kiểm tra nhiều lần vị trí thăng bằng của điểm 0. Khi kim đu đưa, độ lệch của kim sang trái bằng độ lệch của kim sang phải. - Đặt một quả cân bé lên đĩa bên trái rồi bên phải, độ lệch của kim phải như nhau. Thay bằng quả cân lớn hơn, kết quả không thay đổi. - Đặt quả cân có khối lượng lớn nhất trong hộp quả cân vào mỗi bên. Sau đó, thêm một quả cân có khối lượng nhỏ nhất vào đĩa bên trái rồi bên phải, kim lệch như nhau. Nếu lấy quả cân bé ra thì cân trở về vị trí thăng bằng. - Cách xác định điểm 0 thực đối với cân phân tích (loại có 2 đĩa cân): Để xác định điểm 0 thực, người ta thường quy ước như sau: + Về phía phải vạch 0 là dương. (+) + Về phía trái vạch 0 là âm. (-) Lần lượt đọc 3 hoặc 5 dao động. Lấy trung bình cộng của các dao động bên trái cộng trung bình cộng của các dao động bên phải chia cho 2. Ví dụ: Nếu đọc 5 dao động lần lượt là: L1, L2, L3, L4, L5 (L1, L3, L5 là các dao động bên trái; L2, L4 là các dao động bên phải) thì điểm 0 thực được xác định như sau: -11- + Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét L1 + L3 + L5 L2 + L4 3 2 2 5. Các phép cân (sử dụng loại cân có 2 đĩa cân): 5.1. Cân đơn: - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất đầy đủ. - Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng, vững chắc. - Kiểm tra vị trí thăng bằng của cân. - Đặt lên mỗi đĩa cân một vật đựng giống nhau, sau đó cân bằng vật đựng. - Dùng kẹp gắp (các) quả cân ứng với lượng cần cân lên đĩa cân bên phải. - Cho chất cần cân vào vật đựng ở đĩa cân bên trái cho đến khi kim chỉ vào vị trí thăng bằng trên bảng chia. - Ghi trọng lượng của chất cần cân. (Trọng lượng của chất cần cân tương ứng với trọng lượng của (các) quả cân được sử dụng để lấy thăng bằng) - Dùng kẹp gắp quả cân để vào hộp quả cân. - Thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh cân sau khi sử dụng. - Cất cân vào tủ tránh ẩm. 5.2. Cân kép: - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất hoặc vật định cân đầy đủ. - Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng, vững chắc. - Kiểm tra vị trí thăng bằng của cân. - Dùng kẹp gắp quả cân ước lượng nặng hơn lượng hóa chất (vật định cân) đặt lên đĩa cân bên trái. - Dùng kẹp gắp các quả cân khác cho vào đĩa cân bên phải cho đến khi kim chỉ vào vị trí thăng bằng trên bảng chia. Ghi trọng lượng P1. - Lấy những quả cân bên phải ra, thay vào là lượng hóa chất (vật định cân) và những quả cân khác cho đến khi kim chỉ vào vị trí thăng bằng trên bảng chia. Ghi trọng lượng những quả cân vừa dùng P2. - Trọng lượng của hóa chất (vật định cân) = P1 - P2. - Dùng kẹp gắp (các) quả cân để vào hộp quả cân. - Thu dọn dụng cụ, hóa chất (vật định cân) và vệ sinh cân sau khi sử dụng. - Cất cân vào tủ tránh ẩm. -12- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét 6. Cách sử dụng cân điện tử: - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất đầy đủ. - Mở nút nguồn. - Đợi cân ổn định, đặt vật chứa lên đĩa cân. - Ấn nút trừ bì. - Cho hóa chất vào vật chứa. Trên màn hình xuất hiện khối lượng của hóa chất. - Ghi khối lượng hóa chất. - Tắt cân. Lấy vật chứa khỏi đĩa cân. - Lau sạch đĩa cân và xung quanh. - Ngắt điện. - Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh cân. - Cất cân vào tủ tránh ẩm. 7. Bảo quản các loại cân: 7.1. Cân cơ: - Cân phải được đặt trên bề mặt bằng phẳng, vững chắc và được điều chỉnh cho thăng bằng. Luôn luôn giữ cho cân sạch sẽ và trở về vị trí nghỉ sau khi cân. - Không được đặt trực tiếp hóa chất cần cân lên đĩa cân mà phải dùng vật chứa. Khi cân những chất có mùi hoặc dễ bay hơi, hút ẩm, cần để trong bình đậy kín. - Khi bắt đầu cân, trước hết phải kiểm tra vị trí thăng bằng của cân. - Không cân hóa chất/ vật nặng hơn trọng lượng tối đa của cân. - Chỉ lấy quả cân bằng kẹp, tuyệt đối không được cầm bằng tay. - Khi sử dụng cân, động tác phải nhẹ nhàng, chính xác. 7.2. Cân điện tử: - Cân phải được đặt trên một nền vững chắc, trong phòng mát có độ ẩm thấp, tránh ánh nắng trực tiếp. - Thao tác nhẹ nhàng khi đặt hay lấy vật ra khỏi đĩa cân. - Đối với cân có cửa, cửa chính của cân phải luôn luôn đóng, chỉ mở cửa hai bên mỗi khi lấy hóa chất/ vật ra. - Không cân hóa chất/ vật nặng hơn trọng lượng tối đa của cân. - Hằng ngày, hàng tháng phải có chế độ lau chùi và bảo quản thích hợp. Định kỳ cần hiệu chỉnh cân. -------------------------------13- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Yêu cầu của một cân tốt là: A. Cân đúng B. Cân tin C. Cân nhạy D. A, B, C đúng Câu 2. Cân cơ không có bộ phận sau: A. Đòn cân B. Nam châm C. Đĩa cân D. Cột cân Câu 3. Bộ phận quét của cân điện tử là: A. Tế bào cảm ứng nhiệt B. Tế bào quang điện C. Tế bào cảm ứng điện D. Tế bào quang học Câu 4. Kiểm tra cân đúng hay còn gọi là kiểm tra: A. Độ dao động của cân B. Kiểm tra độ lặp lại giá trị của vật (hóa chất) khi cân C. Độ lệch tâm của kim chỉ thăng bằng D. Kiểm tra sai số của cân Câu 5. Khi tiến hành cân: A. Không đặt trực tiếp hóa chất lên đĩa cân B. Dùng kẹp để gắp các quả cân C. Không cân những chất có mùi hoặc dễ bay hơi, hút ẩm D. Phải kiểm tra vị trí thăng bằng trước khi cân Chọn câu đúng/sai: STT 1 2 3 Nội dung Cân tin khi vật đặt ở các vị trí khác nhau trên đĩa cân đều cho kết quả như nhau. Khi cân, các hóa chất dạng bột có thể cho trực tiếp lên đĩa cân. Trong phương pháp cân kép, trong lượng của những quả cân lấy thăng bằng chính là trọng lượng của vật cần cân. —– -14- Đ S Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét CHƯƠNG 3 MÁY CẤT NƯỚC MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo máy cất nước. 2. Trình bày được cách sử dụng máy cất nước. 3. Trình bày được cách bảo quản máy cất nước. NỘI DUNG 1. Cấu tạo máy cất nước: - Bình đun: làm bằng inox, bên trong có hệ thống dây “may so” để làm sôi nước. - Vòi nước chảy vào. - Vòi nước chảy ra. - Bình ngưng tụ: có hệ thống ống xiphông (bộ phận ngưng tụ tạo nước cất). Ở cạnh bình ngưng có vòi cho nước cất chảy ra. (vòi thu) - Ống dẫn: nối từ bình đun đi qua xiphông đến vòi thu nước cất. - Nút nguồn. 2. Cách sử dụng: - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. - Nối dụng cụ hứng nước cất với vòi thu ở bình ngưng. - Mở vòi cho nước chảy vào nồi đun đúng vạch quy định. Khóa vòi. - Cắm điện. Bật công tắc. - Nước sôi bốc hơi đi qua bình ngưng tụ. Quan sát khi có một giọt nước cất chảy ra từ vòi thu thì mở vòi nước chảy vào ở bình đun. - Khi kết thúc quá trình cất nước, khóa vòi nước chảy vào, mở vòi nước chảy ra. (nếu còn nước trong bình đun) - Tắt nguồn. Rút dây điện. 3. Bảo quản: - Thường xuyên cọ rửa bình đun để tránh ứ đọng cặn. - Nếu hỏng phải báo thợ sửa chữa. ------------------------------LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI -15- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Bộ phận nào sau đây không thuộc máy cất nước: A. Bình đun B. Bình ngưng tụ C. Bộ phận làm lạnh D. Nút điều chỉnh tốc độ Câu 2. Cách chưng cất nước cất theo thứ tự: 1. Hơi nước bốc lên đi qua ống sinh nhiệt tại bình ngưng 2. Nước thường được đun sôi 3. Nước ngưng tụ thành nước cất 4. Hơi nước đi qua ống sinh hàn tại bình ngưng 5. Nước ngầm được đun sôi A. 5,1,3 B. 2,4,5 C. 4,1,3 D. 2,4,3 Câu 3. Công dụng của nước cất: A. Pha chế môi trường B. Pha chế dung dịch đệm C. Pha hóa chất, thuốc thử, thuốc nhuộm D. Tất cả đều đúng Chọn câu đúng/sai: STT 1 2 3 Nội dung Khi cất nước, không cần theo dõi lượng nước trong nồi đun. Hệ thống ống xiphông trong bình đun có tác dụng ngưng tụ tạo nước cất. Máy nén là một bộ phận cấu tạo của máy cất nước. —– CHƯƠNG 4 -16- Đ S Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét MÁY LY TÂM MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo máy ly tâm. 2. Trình bày được cách sử dụng máy ly tâm. 3. Trình bày được cách bảo quản máy ly tâm. NỘI DUNG Máy ly tâm được các phòng thí nghiệm sử dụng để chuẩn bị mẫu sinh vật hay dùng trong các phép phân tích khác bằng cách làm tinh khiết các đại phân tử hay tổ chức tế bào nhờ vào khối lượng và tỷ trọng của chúng. Trong các phòng xét nghiệm, người ta dùng máy ly tâm để tách các chất có khối lượng hay tỷ trọng khác nhau. Hai chất được tách có thể ở 2 pha: rắn/ lỏng hay lỏng/ lỏng nhưng tỷ trọng khác nhau. 1. Cấu tạo máy ly tâm: - Môtơ. - Nắp máy. - Trục quay. - Đầu. (roto) - Nút nguồn. - Nút điều chỉnh thời gian. - Nút điều chỉnh tốc độ. 2. Cách sử dụng: 2.1. Nguyên lý sử dụng: - Các hạt kết tủa, các đại phân tử hay tổ chức tế bào chịu một lực ly tâm khi chúng bị quay ở một tốc độ nào đó. - Tốc độ lắng phụ thuộc vào lực ly tâm, độ nhớt của dung dịch và tỉ trọng của chúng. - Lực ly tâm thường được biểu thị bằng số vòng/phút hay số lần gia tốc trọng trường. (g) 2.2. Cách sử dụng: - Chuẩn bị ống ly tâm. -17- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét - Cân bằng những ống đựng mẫu. - Mở nắp máy. Đặt đối xứng các ống ly tâm đã cân bằng vào roto. - Đóng nắp máy. Cài đặt số vòng quay và thời gian thích hợp. - Bấm nút khởi động. - Khi máy ngừng, tắt nguồn. Mở nắp máy ly tâm, dùng kẹp gắp các ống đựng mẫu ra. - Đóng nắp máy ly tâm. - Vệ sinh máy. 3. Bảo quản máy ly tâm: - Hằng ngày: vệ sinh mặt trong máy ly tâm với nước tẩy (Javel) pha loãng 1/10 hay dung dịch sát khuẩn. - Khi có ống vỡ, những chỗ tiếp xúc với máu hay các tác nhân nhiễm khuẩn thì cần nhanh chóng khử khuẩn với chất diệt khuẩn. Roto và giá đựng ống ly tâm phải được tiệt trùng. Các mãnh vỡ bằng thuỷ tinh hay bằng nhựa phải được lấy ra và để ở nơi thích hợp. - Hằng quý: + Kiểm tra tốc độ, sai số cho phép không quá 5%. + Kiểm tra thời gian. ------------------------------LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Lực ly tâm thường được biểu thị bằng: A. Số vòng/giây B. Số vòng/giờ C. Vận tốc m/s D. Số vòng/phút Câu 2. Bộ phận nào sau đây không thuộc máy ly tâm: A. Roto B. Trục quay C. Nhiệt kế D. Nút nguồn Câu 3. Thao tác khi sử dụng máy ly tâm: A. Đặt đối xứng theo từng cặp B. Không ly tâm những ống nghiệm bằng nhựa C. Bấm nút khởi động trước khi cài đặt tốc độ D. B, C đúng Chọn câu đúng/sai: STT Nội dung -18- Đ S Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm 1 2 3 Bộ môn Xét Lực ly tâm có thể được biểu thị bằng số lần gia tốc trọng trường. Độ nhớt của dung dịch không ảnh hưởng đến tốc độ lắng khi ly tâm. Phải cân bằng các ống đựng mẫu trước khi ly tâm. —– CHƯƠNG 5 NỒI HẤP ƯỚT -19- Giáo trình Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 1 nghiệm Bộ môn Xét MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo nồi hấp. 2. Trình bày được cách sử dụng nồi hấp. 3. Trình bày được cách bảo quản nồi hấp. NỘI DUNG 1. Cấu tạo nồi hấp: - Vỏ (thân nồi): làm bằng kim loại dày, có thể chịu được áp suất 5 – 6 at. Bên ngoài có sơn chống rỉ. - Giỏ chứa dụng cụ: làm bằng kim loại, đáy có các lỗ thủng để hơi nước bốc lên. Giỏ để chứa các dụng cụ, môi trường… cần tiệt trùng. Giỏ có thể lấy ra khỏi thân nồi. - Giá đỡ giỏ: để kê giỏ chứa dụng cụ, không cho nước ngập vào. - Van tháo nước: ở đáy nồi. Sau khi hấp các dụng cụ xong phải tháo nước trong nồi ra hết để vệ sinh nồi. - Nắp nồi: làm bằng kim loại, có sơn chống rỉ, xung quanh có “roăng” cao su để đóng khíp nắp nồi. - Khóa nắp nồi: gắn vào 2 bên của nồi. Khóa hình chữ T hoặc hình tròn. Khóa có tác dụng giữ cho nắp nồi chặt, không bị bật ra khi vận hành. - Van xả hơi: tháo khí khi bắt đầu vận hành hoặc sau khi tiệt trùng xong. - Van an toàn: tháo khí khi áp suất trong nồi lên quá cao. - Áp kế: gắn trên thành hoặc nắp nồi. Đồng hồ đo áp suất khi hấp. - Bộ phận cung cấp nhiệt: thiết kế ở đáy nồi, là một hệ thống dây “may so”. 2. Cách sử dụng: 2.1. Nguyên lý sử dụng: Trong một nồi kín không có không khí, chỉ có hơi nước, khi áp lực hơi nước tăng thì nhiệt độ cũng tăng theo một mối tương quan nhất định. Trong nồi kín, khi nhiệt độ duy trì 1210/30 phút tương ứng với áp lực 1 – 2 at thì vi sinh vật và nha bào vi khuẩn đều bị tiêu diệt. 2.2. Cách sử dụng: - Chuẩn bị dụng cụ, môi trường… cần được tiệt trùng. - Đổ nước vào nồi theo đúng vạch quy định. - Mở nắp nồi, xếp các dụng cụ, môi trường, hóa chất… vào giỏ. - Đậy nắp, vặn khóa nắp nồi. -20-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan