Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình vẽ kĩ thuật 1

.PDF
190
3192
80

Mô tả:

Giáo trình vẽ kĩ thuật 1
Giáo trình vẽ kĩ thuật Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội Giáo trình vẽ kĩ thuật Biên tập bởi: Đại học sư phạm Hà Nội Các tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/e76d51a8 MỤC LỤC 1. Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật 2. Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật 3. Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật 4. Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật 5. Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật 6. Các khái niệm về ghi kích thước 7. Dựng đường thẳng song song 8. Dựng đường thẳng vuông góc 9. Chia đều một đường thẳng và một đường tròn 10. Vẽ độ dốc và độ côn 11. Vẽ nối tiếp 12. Vẽ các đường cong hình học 13. Hình chiếu thẳng góc 14. Hình chiếu trục đo 15. Hình chiếu phối cảnh 16. Sự hình thành ren 17. Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren 18. Các yếu tố của ren 19. Biểu diễn các mối ghép bằng ren 20. Biểu diễn quy ước ren 21. Một số loại ren thường gặp 22. Một số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra ren 23. Các chi tiết ghép trong mối ghép ren 24. Biểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiết trong mối ghép bằng ren 25. Ghép bằng chốt 26. Ghép bằng đinh tán 27. Ghép bằng hàn 28. Ghép bằng then 29. Ghép bằng then hoa 30. Tài liệu tham khảo vẽ kĩ thuật Tham gia đóng góp 1/188 Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật - Theo TCVN 2.74, các khổ giấy chính được sử dụng gồm có: Kí hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Kí hiệu khổ bản vẽ 44 24 22 12 11 Kích thước (mm) 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297x 420 297 x 210 - Cơ sở để phân chia các khổ giấy là khổ A0 (có diện tích 1m2 , kích thước 1189 x 841mm). Cách phân chia thể hiện trên hinh vẽ. - Ngoài những khổ giấy chính, trong trường đặc biệt cho phép dùng giấy phụ là những khổ giấy được chia từ khổ giấy chính. - Kích thước cạnh của khổ phụ là bội số của kích thước cạnh của khổ A4. 2/188 Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật - Nội dung và kích thước của khung bản vẽ và khung tên được quy định trong TCVN 3821- 83. Có 2 loại khung bản vẽ và khung tên: loại dùng trong nhà máy, xí nghiệp và loại dùng trong nhà trường. Dưới đây trình bày loại dùng trong nhà trường. Khung bản vẽ - Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm (Hình 1.2). Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25mm (Hình1.3). Khung tên - Khung tên được đặt ở góc phía dưới, bên phải có thể theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ. (Hình 1.2, 1.3). Kích thước cụ thể của khung tên như sau: (Hình 1.4) 3/188 Ô1: Đầu đề bài tập hoặc tên chi tiết Ô2: Vật liệu của chi tiết Ô3: Tỉ lệ Ô4: Kí hiệu bản vẽ Ô5: Họ và tên người vẽ Ô6: Ngày vẽ Ô7: Chữ kí của người kiểm tra Ô8: Ngày kiểm tra Ô9: Tên trường, khoa, lớp 4/188 Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật Tùy theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta chọn tỉ lệ cho bản vẽ. Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật tương ứng đo được trên vật thể.Theo TCVN 3-74 có các loại tỉ lệ sau: Tỉ lệ thu nhỏ 1: 2 ; 1: 2,5 ; 1: 4 ; 1: 5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1: 20 .... Tỉ lệ nguyên hình 1:1 Tỉ lệ phóng to 2: 1 ; 2,5: 1 ; 4: 1 ; 5: 1 ; 10:1 ; 15:1 ; 20: 1 .... - Kí hiệu tỉ lệ trong bản vẽ: 1:1 ; 2:1 .... 5/188 Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 8 - 1993 - Các loại nét vẽ thường được dùng trên bản vẽ cơ khí và ứng dụng của chúng (Bảng 1.1) được quy định theo TCVN 8 -1993 Chiều rộng nét vẽ được kí hiệu là b (mm) và được chọn theo dãy quy định sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 .... - Trên các bản vẽ khổ A4 hoặc A3 nên chọn b = 0,5mm 6/188 - Các nét trên cùng một bản vẽ sau khi tô đậm phải đạt được sự đồng đều về chiều rộng, độ đen và về cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa các gạch ..) - Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau: • • • • • Nét liền đậm (Đường bao thấy, cạnh thấy) Nét đứt (Đường bao khuất, cạnh khuất) Nét chấm gạch mảnh (Giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu) Nét chấm gạch mảnh (Đường tâm, trục đối xứng) Nét liền mảnh (Đường kích thước) - Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm của hai đoạn gạch của nét chấm gạch; các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau bằng các gạch. 7/188 Dưới đây là ví dụ minh họa về ứng dụng của các nét vẽ. Kí hiệu vật liệu • Một số kí hiệu vật liệu trên mặt cắt thường dùng ở bản vẽ cơ khí như sau: 8/188 Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 6 - 85 - Khổ chữ là giá trị được xác định bằng chiều cao chữ in hoa tính theo mm. Thường sử dụng các loại khổ chữ sau: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20.... - Các chữ, chữ số được viết theo TCVN 6- 85 với hai kiểu chữ: Kiểu chữ B đứng và kiểu chữ B nghiêng. Dưới đây xin giới thiệu kiểu chữ B nghiêng 9/188 - Các thông số của chữ viết kiểu B nghiêng như sau: 10/188 1.27: Ghi độ côn 11/188 Các khái niệm về ghi kích thước CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC Quy tắc về ghi kích thước và các sai lệch giới hạn được quy định trong TCVN 5705 – 1993. Quy tắc ghi kích thước này phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 129 - 1985. Quy định chung - Đơn vị ghi kích thước dài là mm. Không ghi thứ nguyên này sau chữ số kích thước. - Số lượng các kích thước được ghi vừa đủ để xác định hình dáng và độ lớn của vật thể. Mỗi kích thước chỉ ghi một lần ở vị trí dễ đọc nhất. - Kích thước được ghi là số đo thực của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ của bản vẽ. - Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. - Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo mà chỉ trợ giúp cho việc đọc bản vẽ được gọi là kích thước tham khảo. Kích thước tham khảo được ghi trong ngoặc đơn. Các yếu tố của kích thước Mỗi kích thước thường bao gồm các yếu tố sau: Hình 1.9 12/188 Đường gióng - Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh ở hai đầu mút và vuông góc với đoạn cần ghi kích thước. Đường gióng được vẽ kéo dài vượt quá đường kích thước một đoạn bằng 2 đến 3 lần chiều rộng của nét cơ bản. - Trường hợp đặc biệt cho phép vẽ xiên. Hình 1.10 Đường kích thước - Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, bên trong hai đường gióng và song song với đoạn cần ghi kích thước. Hai đầu mút của đường kích thước được giới hạn bởi 2 mũi tên.Trường hợp không đủ chỗ có thể vẽ đường kích thước và mũi tên ra ngoài đường gióng (Hình 1.11). 13/188 Mũi tên - Mũi tên được vẽ ở hai đầu mút của đường kích thước với hình dáng và kích thước như trên (hình 1.12). Trường hợp đặc biệt cho phép thay hai mũi tên đối nhau bằng một chấm đậm (Hình 1.13). Hình 1.12 và hình 1.13 Chữ số kích thước - Dùng khổ chữ 2,5 hoặc 3,5 tuỳ theo khổ giấy để ghi chữ số kích thước. Chữ số kích thước được đặt như sau: + ở giữa và trên đường kích thước sao cho chúng không bị cắt hoặc bị ngăn cách bởi bất kì một đường nào. + Để tránh các chữ số sắp xếp theo hàng dọc, nên đặt các chữ số so le nhau về hai phía của đường kích thước, khi đó đường kích thước được vẽ rút ngắn. 14/188 + Hướng chữ số kích thước dài theo hướng nghiêng của đường kích thước theo quy định xem ở hình 1.14. + Hướng chữ số kích thước góc được ghi như trên hình 2.15. + Khi ghi kích thước cung tròn (≤180 độ) phải thêm kí hiệu R trước chữ số kích thước. + Khi ghi kích thước đường tròn phải ghi kí hiệu ∅ (trước chữ số kích thước). Hình 1.14 và hinh 1.15 Một số cách ghi kích thước thường gặp trên bản vẽ cơ khí Ghi kích thước thẳng Hình 1.16 15/188 Ghi kích thước đường tròn Hình 1.17 Ghi kích thước bán kính cung tròn và kích thước cầu Hinh 1.18 và hinh 1.19 Ghi kích thước hình vuông và mép vát Hinh 1.20 và 1.21 16/188 Nhiều phần tử giống nhau và phân bố đều được phép ghi ngắn gọn như trên Hình 1.22 Ghi kích thước dây cung và cung Hình 1.23 và hình 1.24 Ghi kích thước góc , độ dốc và độ côn Hình 1.25: Ghi kích thước góc và 1.26: Ghi độ góc 17/188 Hình 18/188
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan