Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại GIÁO TRÌNH TRỒNG CAM(bản in)...

Tài liệu GIÁO TRÌNH TRỒNG CAM(bản in)

.DOC
64
105
137

Mô tả:

Trung tâm DN&HT nông dân tỉnh – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt LỜI GIỚI THIỆU Cam, Quýt thuộc loại quả tươi cao cấp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị ứng dụng cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường (chủ yếu là đường saccarozo-đường mía), hàm lượng vitamin C có từ 40 – 90mg/ 100 mg tươi; các axit hữu cơ 0,4 -1,2% trong đó có nhiều chât có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm. Quả Cam, Quýt có rất nhiều ứng dụng: dùng để ăn tươi, làm mứt, chế biến nước giải khát và chữa bệnh. Tinh dầu được chiết xuất từ vỏ quả, lá, hoa được dùng nhiều trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả có múi ở các tỉnh phía bắc ngày càng phát triển cả về diện tích cũng như trình độ thâm canh qua đó hình thành nên những vùng sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về diện tích và sản lượng còn manh mún, bấp bênh, do đó cần có chiến lược đầu tư hợp lý để phát triển nguồn cây đặc sản này một cách bền vững. Tuyên Quang, là vùng đất có tiềm năng phát triển ngành trồng cây ăn quả rất lớn, có điều kiện thời tiết thuận lợi, người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, vì vậy quy hoạch sản xuất những vùng trái cây đặc sản có múi như Cam, Quýt là việc làm cần thiết cho kế hoạch phát triển nền nông nghiệp bền vững, nhằm đáp ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Vì thế đẩy mạnh phát triển nghề trồng cây ăn quả là một hướng đi đúng góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa là rất quan trọng. Chương trình đào tạo nghề “Trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt” cùng với giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất Cam, Quýt tại các địa phương, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng Cam. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất trồng cây Cam và cây Quýt cách chọn và nhân giống, kỹ thuật trồng chăm sóc, kỹ thuật xử lý ra hoa và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Giáo trình được biên soạn lần đầu, mặc dù đã hết sức cố gắng song khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn./. Xin chân thành cảm ơn! Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt MODUL I GIỚI THIỆU CHUNG BÀI 1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1. Giới thiệu chung về cây ăn quả có múi: Cây có múi là tên gọi chung của nhóm cây cam, quýt, chanh và bưởi cùng họ Rutaceae. Với diện tích cuối thế kỷ 20 đạt 3,5 triệu ha trên toàn thế giới, sản lượng 80 triệu tấn/năm. Trong đó: Cam 73%; Quýt 11%; Chanh 9% và bưởi 7%. Là một trong 3 ngành SX cây ăn quả lớn: Cây có múi, nho và chuối. Trung bình mỗi người trên trái đất đang tiêu thụ 15 kg quả có múi/ năm. Nếu duy trì mức tiêu thụ này thì mức SX phải đạt 100 triệu tấn vào năm 2015, 110 triệu tấn vào năm 2025. Nước ta có một số vùng chính thích hợp cho phát triển cây ăn quả có múi: + Đồng bằng sông Hồng; + Trung du, miềm núi phía Bắc (Vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc); + Bắc trung bộ; + Nam trung bộ; + Tây Nguyên; + Đông nam bộ; + Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, vùng Trung du và miền núi phía Bắc phát triển mạnh cam sành, quýt; Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ phát triển chủ yếu cam chanh và bưởi; Vùng đồng bằng sông Cửu Long thì phát triển đều các chủng loại cây có múi. Chất lượng quả có múi ở Việt Nam còn kém, thể hiện ở số lượng hạt nhiều, tỷ lệ sơ bã cao, mã quả không hấp dẫn, khó có thể xuất khẩu tươi sang khu vực thị trường Tây âu và Mỹ. Năng suất tương đương các nước trong khu vực nhưng thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Australia, Italia, Tây Ban Nha … Theo sè liÖu thèng kª cña Tæng côc thèng kª cho thÊy: n¨m 1990 c¶ níc ta cã diÖn tÝch trång Cam, Quýt lµ 14.458 ha víi s¶n lîng lµ 119.238 tÊn qu¶, nhng ®Õn n¨m 1999 c¸c chØ tiªu nµy ®· lµ 63.400 ha víi s¶n lîng 504.100 tÊn qu¶ (Tæng côc thèng kª n¨m 2000) Tuyªn Quang còng lµ mét trong nh÷ng tØnh cã truyÒn thèng l©u ®êi víi nghÒ trång c©y ¨n qu¶ cã mói ®Æc biÖt lµ c©y cam sµnh. Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, c©y cam sµnh ®· ®îc coi lµ mét trong nh÷ng loµi c©y trång quan träng trong viÖc chuyÓn ®æi c¬ cÊu c©y trång vµ ph¸t triÓn kinh tÕ n«ng hé cña tØnh nãi chung vµ huyÖn Hµm Yªn nãi riªng. Víi tæng diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ cã mói trªn ®Þa bµn toµn tØnh tÝnh ®Õn n¨m 2005 lµ 2.420 ha, trong ®ã diÖn tÝch trång cam lµ 2.285 ha víi s¶n lîng 45.000 tÊn qu¶, ®Õn n¨m 2009 diÖn tÝch trång Cam, Quýt ®· ®¹t xÊp xØ 2.995,9 ha, trong ®ã diÖn tÝch trång cam lµ 2.802,4 ha víi s¶n lîng ®¹t 30.000 tÊn qu¶ (Côc thèng kª tØnh Tuyªn Quang, n¨m 2006; Phßng kÕ ho¹ch Së N«ng nghiÖp vµ PTNT Tuyªn Quang, n¨m 2009) 2 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt Tuy diÖn tÝch vµ s¶n lîng c©y ¨n qu¶ cã mói hµng n¨m ®Òu t¨ng như vËy, nhng trong thực tế nghề trồng Cam, Quýt ở nước ta nãi chung vµ tØnh Tuyªn Quang nãi riªng ®· vµ đang gÆp ph¶i nh÷ng khã kh¨n lín nh: n¨ng suÊt kh«ng æn ®Þnh, chÊt lîng qu¶ gi¶m sót, chu kú khai th¸c qu¶ bị rót ng¾n. 2. Giá trị của cây có múi 2.1. Giá trị kinh tế: Cây có múi giữ một vị trí quan trọng trong các loại cây ăn quả vì những lý do sau: - Là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, có hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng; - Cây cho quả sớm và cho sản lượng cao, năm thứ 3 sau trồng đã bắt đầu cho trái. Những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh kéo dài, nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài trên 50 năm; - Có nhiều loại giống, thời kỳ chín khác nhau, nên có thể kéo dài thời gian cung cấp trái tươi; - Trái chín muộn vào lúc thị trường ít rau quả, vì hầu hết trái cây thu hoạch vào vụ hè thu. Mùa thu đông là mùa thu hoạch cam quýt nên giải quyết được trái tươi cho thị trường lại đúng vào dịp tết nguyên đán nên càng có giá trị cao. 2.2. Giá trị sử dụng Cây có múi được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trái dùng để ăn tươi (Cam, Quýt, Chanh, Bưởi), vắt lấy nước uống (Bưởi chùm, chanh), lấy mùi vị (Cắt nát uống với trà), chế biến thức ăn(Trộn gói, chả lụa…), làm mứt hoặc đưa vào công nghiệp chế biến gồm rất nhiều sản phẩm làm ra từ nhóm cây có múi như chế biến thành nước giải khát đóng hộp (Các dạng cô đặc, bột, nước). Bã dùng làm rượu cồn, thức ăn cho gia súc. Vỏ dùng làm thuốc, làm mứt, hương liệu. Hoa lá triết xuất lấy tinh dầu, hương liệu dùng trong y học, công nghiệp… Trong 100 gam thịt quả cây có múi có: 6- 12 gam đường, chủ yếu là đường rễ tan; Hàm lượng Vitamin c 40- 90 gam; Ngoài ra còn nhiều Axit hữu cơ, nhiều chất khoáng như: Lân, sắt, canxi MODUL II ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU 3 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CÂY CAM – QUÝT BÀI 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI BÊN NGOÀI VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY CAM, QUÝT Mỗi loại cây trồng có đặc tính thực vật học, sinh vật học đặc trưng của mỗi loài và đòi hỏi yêu cầu điều kiện ngoại cảnh nhất định để sinh trưởng và phát triển. Cây cam quýt đã được trồng lâu đời ở 1 số vùng ở nước ta, tuy vậy không phải ở nơi nào cây cũng phát huy được những ưu thế như nhau. Nghiên cứu về đặc tính thực vật học, sinh vật học là nghiên cứu tất cả các bộ phận của cây bao gồm: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt và những yêu cầu điều kiện ngoại cảnh. Nắm được các đặc tính sinh vật học - sinh thái học và yêu cầu ngoại cảnh của cây, giúp người làm vườn tác động các biện pháp kĩ thuật hợp lý, tạo ra năng xuất cao, phẩm chất tốt thu được hiệu quả cao trong sản xuất. I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CAM QUÝT 1.1. Rễ a. Sự phân bố của rễ: Tùy thuộc vào cây trồng ban đầu cây trồng bằng hạt, hay triết mà rễ phân bố khác nhau. Trồng bằng hạt rễ chính ăn sâu hơn so với trồng bằng cành triết. ngoài ra sự phân bố của rễ còn quyết định bởi tuổi cây, tầng canh tác sâu hay nông, mực nước ngầm cao hay thấp và điều kiện chăm sóc. Đặc biệt tầng đất có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của rễ. Nơi đất thịt xốp , đất thịt mầu mỡ cao, không đọng nước thì rễ thường ăn sâu, trái lại đất sét nặng, bị đọng nước, mực nước ngầm cao hoặc đất đồi nhiều đá thì rễ phát triển gần tầng mặt. Kết quả khảo sát rễ cho thấy cam quýt là loại cây có rễ ăn cạn phát triển gần tầng mặt. b. Sự sinh trưởng của rễ: Quan sát hoạt động của rễ giống quyt sớm địa phương trên 20 năm tuổi, cho thấy trong năm rễ có 3 lần sinh trưởng phát triển có 3 cao điểm cao, Rễ mọc xen kẽ với bộ phận trên không (Cành, mầm). Mùa xuân rễ thường phát triển ít. Lần thứ nhất bắt đầu trước lúc ra đợt đọt hè, lần thứ 2 thường sau đợt đọt hè, lần thứ 3 sau đợt đọt mùa thu ngừng sinh trưởng và trái thuần thục. Có thể nói hoạt động của rễ bị ức chế do các bộ phận trên mặt đất của cây chi phối. Lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra đọt và phục hồi sinh trưởng, lần này số lượng rễ ra rât nhiều. Lần thứ 2 giữa đợt đọt hè và thu nên số lượng rễ phát triển ít. Lần thứ 3 sau khi trái và hạt đã phát dục xong, hàm lượng chất hòa tan trong quả rất cao đàn dần chuyển hóa thành đường, nên rễ ít bị ức chế số lượng rễ lúc này có tăng hơn so với lần thứ 2. Hiện tượng mọc xen tren đứng về mặt sinh lý, 4 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt đây là sự cân bằng về dinh dưỡng phản ánh trong chiều hướng sinh trưởng các bộ phận của cây. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng của rễ… Ẩm độ đất… Ngoài các yếu tố trên cần chú ý thêm độ pH của đất … Rễ cây có múi khong có tầng lông hút, có nấm cộng sinh làm nhiệm vụ thay cho lông hút. Trên các tế bào biểu bì của rễ non có những loại nấm sống trong đất phát triển bao bọc len cả vào những khoang trống giữa những tế bào, nấm lấy dinh dưỡng là các chất đường bột của rễ cây, ngược lại cung cấp cho rễ chất khoáng và chất kích thích để rễ phát triển. 1.2. Thân cành a. Hình thái: Cành cam quýt khi còn non, có lớp biểu bì xanh chứa diệp lục và khí khỏng nên có thể quang hợp được như lá. Cành lúc đầu phát triển khi tế bòa phát triển dần bề ngang và bề dài làm cho cành mất cạnh và tròn dần, cùng với mộc thêm hóa diệp lục tó tren cành mất dần. Cành cam quýt phát triển theo kiểu hợp trục, sau khi nẩy chồi cành phát triển dài đến mức độ nhất độ thì ngừng lại, đỉnh sinh trưởng ngừng phát triển tự hủy, đến mùa sau mầm phía dưới đỉnh sinh trưởng hoạt động trở lại và phát triển dài ra, cây không có những cành rõ rệt; trong điều kiện tự nhiên cây có tán hình bán nguyệt hoặc mâm xôi, tán cây còn tùy thuộc vào giống và kỹ thuật cắt tỉa tạo hình mà hình dáng của tán cây có thể thay đổi khác nhau. Cành của nhiều giống cam quýt thường có gai, cây con, cành vượt hoặc các giông dại thường có nhiều gai. b. Sinh trưởng cành: Trong năm có nhiều đợt cành phát triển cành, căn cứ vào thời gian ra cành người ta chia làm 4 loại cành: cành xuân, cành mùa hè, cành mùa thu, cành mùa đông. Cành mùa xuân là cành quan trọng nhất, thường chiếm số lượng lơn trong tổng số cành ra trong năm, cành mùa hè phát triển trong điều kiện nhiệt đọ cao, có mưa nên cành phát triển rất mạnh, cành mùa thu phát triển trong mùa thu, ngoài ra ở những vùng nhiệt độ ấm còn ra cành mùa đông, nhưng số lượng cành mùa đông thường không nhiều. Thời vụ những đợt ra cành như sau: - Cành mùa xuân tháng 2-3 - Cành mùa hè tháng 4-6 - Cành mùa thu tháng 9 - Cành mùa đông tháng 11-12 c. Đặc tính của cành: 5 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt Khi căn cứ vào nhiệm vụ, cành được phân làm các loại, cành mang trái( cành quả), cành mẹ, cành vượt và cành dinh dưỡng. - Cành mang trái (cành quả): cành này phát triển từ cành mẹ, từ đó ra hoa và mang trái, cành thường ngắn có chiều dài thay đổi từ 5-25cm, thông thường 3-9cm, cam thường có cành mang trái dài hơn quýt, đôi khi cũng có những cành mang trái quá ngắn, có thể lầm là cuống trái nhưng trên đó có mang trái và có vết của cuống lá, nên có thể khẳng định là cành mang trái. Cành mang trái co 2 loại: + Cành mang trái có lá. + Cành mang trái không có lá. Cành mang trái thường là cành mùa xuân, khi mọc từ đỉnh cành mẹ thường khỏe, tỉ lệ đậu trái tốt, những cành mọc phía dưới thường ngắn, nhỏ cho kết quả không tốt. Cành trái sau khi thu trái nếu khỏe thì có theer trở thành cành mẹ, để từ đó cho ra cành mang trái cho vụ sau. - Cành mẹ: Là những cành mang trái, loại cành này thường to, đốt ngắn, lá không to, thịt lá dày, màu xanh đậm. Trừ những cành quá yếu hoặc những canhfsinh trưởng quá mạnh (cành vượt), những cành khác năm trước đều có thể trở thành cành mẹ năm sau. Cành ra vào lúc nào đẻ có thể trở thành cành mẹ thì phụ thuoocj vào giống. Một số kết quả trên cam và quýtcho thấy thường cành phát triển vào mùa thu và mùa xuân có tỉ lệ trở thành cành me năm sau cao. Vị trí của cành mẹ thì phụ thuộc vào giống và tuổi cây, đối với quýt cây mọc khỏe, cành mẹ thường phát tiển trên những cành thẳng và xiên mọc ngoài tán. Ở cây con sung sức vừa mới lớn thì ngược lại, phần lớn mọc trên những cành yếu phái dưới. Còn cam và chanh thi thường mọc ở những cành ngang. - Cành dinh dưỡng: Là cành phát triển mọc ở giai đoạn cây con, trước ra hoa đậu trái. Trên cây đã cho trái đây là những cành yếu không thể cho ra cành mang quả được, do đó thường là những cành mọc trong tán thiếu ánh sáng, hoặc ngoài tán thì nơi có nhiều cành chen chúc nhau, dinh dưỡng kém nên không thể ra cành mang quả được. - Cành vượt ( cành trượt): Là những ành phát triển rất mạnh, thường bắt nguồn từ những cành ngủ trên thân, cành già vào mùa hè khi nhiệt độ cao sinh trưởng cây mạnh. Cành có chiều dài thường từ 30cm trở lên, thẳng từ trong thân cây đam vượt ra khỏi tán, mang nhiều gai, đốt dài, lá cách nhau, lá to màu xanh nhạt. Cành vượt khi cây còn trẻ dùng để tạo khung tán cho cây, hoặc khi cây già cỗi cần cải tạo lại thì có thể làm thành khung tán mới cho cây. Ngoài ra cành vượt thường không có lợi, do cành sinh trưởng phát triển mạnh nên sẽ lấy đi nhiều dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng những cành khác, cành vượt khi phát triển còn có thể làm lẹch tán cây, mặt khác do cành sinh trưởng mạnh nên các mô mềm thường dễ bị saau bệnh tấn công. 1.3. Lá 6 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt Lá cam quýt làm nhiệm vụ quang hợp tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây, ngoài ra lá cò giữ nhiệm vụ hô hấp và dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi câu. Lá thuộc lá đơn, luôn xanh, hàng năm không rụng, trừ những loài trong chi Poncitrus thuộc loại lá chét. Lá mọc xen trên, khoảng cách lá tùy thuộc giống có thể thưa như cam hoacwcj khít hơn như quýt. Lá cam quýt có đặc tính cosbieens thái ở gần cuống tạo thành eo lá, đây là một đặc điểm đẻ phân loại. Lá cam quýt có 2 mặt, mặt lá và lưng lá. Mặt lá có mô dậu chứa nhiều nhu mô diệp lục giữu chức năng quang hợp, độ dày mô dậu thay đổi tùy giống, do đó lá có màu xanh đậm, nhạt khác nhau, quýt có màu xanh sậm. Lưng lá có mô xốp dùng để hô hấp, khí khổng phân bố ở nhiều mặt lưng lá. Mật độ khí khoongr thay đổi tùy theo giống: Cnah 650 khí khổng/mm2 , cam 480 khí khổng/mm2. Số khí khổng nhiều thì cây sẽ có yêu cầu nước cao. Trong năm có nhiều đợt ra lá, sự ra lá có quan hệ mật thiết với những đợt ra đọt cành, do đó thường có 4 lần ra lá. Lá mùa xuân, lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông. Lá mùa xuân có ssoos lượng lá nhiều nhất, như đối với Citrus ponensis Tanaka lá mùa xuân chiếm 62%, lá mùa hè 23,4%, lá mùa thu 9,8% và lá mùa đông 4,8%. Lá mùa xuân thường dài và hẹp, răng hơi gợn hoặc không roc, mà xanh đậm, lá mùa hè và thu thì ngắn và rộng, răng cưa nổi rõ, màu hơi nhạt. Tỉ lệ giữa lá, thân cành và rễ thay đổi tuy theo giống. Cam Washington navel có tỉ lệ lá 19,4%, rễ 39,2%, thân cành 41,4%; tỉ lệ 2/4/4. Đối với cam mật thì lá 10,33%, rễ 49,34%, thân cành 40,33%; tỉ lệ là 1/5/4. Tỉ lệ trên còn có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác. 1.4. Hoa Hoa cam quýt thuộc loại hoa đủ gồm đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị đực, nhụy cái và bầu noãn. Đế hoa hình ống dài, trên hơi to hơn dưới. Đài hoa gồm nhiều phiến hợp lại thành hình cối, có 3-6 răng, ven mép lá đài có khí khổng và tuyến dầu ở biểu bì. Cánh hoa thường có 5 cánh hoa ( cũng có thể từ 4-8 cánh), biểu bì trên cánh hoa cũng có túi dầu, màu sắ của canh hoa thường màu trắng, Chanh, Phật Thủ có màu tía hồng. Nhị đực cam quýt nhiều và thay đổi từ 20-40 nhị/ hoa, chân nhị thường nối liền với nhau thành từng nhóm, mỗi hoa co 3 nhóm hay hơn, nhị đực mang nhiều phấn hoa màu vang tươi, có giống không có phấn hoa hoặc hạt phấn không phát dục đầy đủ nên không thể nảy mầm đẻ thụ phấn được như cam Navel, do đó sẽ không hạt hoặc ít hạt. Nhụy cái cam quýt có nuốm rất to, đến thời kỳ thuần thục thì trên lớp tế bào biểu bì phân hóa thành những lông hình nuốm, nuốm tiết ra dịch trắng đục để nhận phấ hoa do gió hoặc côn trùng mang đến, hạt phấn sẽ nảy mầm. Nhị cái thường chín sớm so với nhị đực. Bầu noãn hoa cam quýt có nhiều tâm thất ( ngăn), mỗi ngăn do một tâm bì hình thành. Noãn có lối đính phôi trung trụ, sau khi thụ tinh noãn sẽ phát triển 7 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt thành hạt, từ vách của tâm thất sẽ phát sinh ra tế bào chứa nhiều nước gọi là tép. Tép lớn đần chiếm hết cả tâm thất trở thành múi của trái cam quýt. Hoa của cam quýt được phân biệt thành 2 loại: hoa đơn và hoa trùm Hoa đơn: Chỉ sinh ra một hoa đầu cành ở bên trái, vì chỉ 1 hoa trên cành nên dinh dưỡng tập trung đầy đủ, tỉ lệ đậu trái cao. Hoa chùm: Gồm nhiều hoa mọc trên cành mang trái, căn cứ vào hình thái hoa được chia làm 3 laoij hoa chùm:  Hoa chùm mỗi nách lá có một hoa, cam thường có nhiều loại hoa này, trên cành mang hoa ở đỉnh và mỗi nach lá có mang một hoa. Những hoa ở đầu ngon thường khỏe mạnh to nên có khả năng đậu cao, càng đi xuống phía dưới cành mang quả thì hoa càng nhỏ và yếu, khả năng đậu quả kém dần.  Hoa chùm mang lá, thường phát sinh trên những cành yếu của năm trước, cành mang quả rất ngắn có vài lá, phía trên mang chùm hoa co 5-6 hoa. Loại hoa tự này những hoa nở sớm sẽ thu hút dinh dưỡng về nó trước thì có khả năng đậu quả, nếu cả chùm hoa phát dục kém, nở muộn thì khả năng đậu trái sẽ hạn chế.  Hoa chùm không mang lá, thường cành mang hoa rất ngắn, cành mang rất nhiều hoa, 10-15 hoa, khả năng đậu hoa kém. Ngoài ra, việc ra hoa đậu trái trên cây còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như chăm sóc, nếu chăm sóc kém cây phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái, yếu tố sâu bệnh cũng hạn chế khả năng ra hoa đậu trái của cây. 1.5. Trái Bầu noãn thụ tinh xong sẽ phát triển thành trái, trái cam quýt bao gồm vỏ trái, thịt trái và hạt.  Vỏ trái: gồm 2 phần ngoại quả bì và trung quả bì: + Ngoại quả bì: Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới hợp lại. Biểu bì trên là lớp biểu bì đã hóa sừng, sự chuyển biến này nhằm mục đích làm giảm sự bốc thoát hơi nước, giữa các tế bào biểu bì còn có rải rác nhuwnhx tế bào khí khổng,các tế bào ven khí khổng thường nhô lên, làm cho mặt biểu bì không phẳng mà sần sùi, độ sần sùi của vỏ trái tùy thuộc laoif như bưởi thi nhiều hơn cam, quýt thì nhẵn… Biểu bì dưới gồm 2-3 lớp tế bào, các tế bào này có chứa sắc tố vàng hay đỏ. Khi trái chín sẽ có màu. + Trung quả bì: + Thịt trái: 1.6. Hạt Hình thái kích thước và trọng lượng hạt cũng thay đổi tùy theo giống. Quất có hạt nhỏ, kế là chanh, quýt, cam, bưởi. … 2. Các thời kỳ phát triển của cam quýt 8 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt Cam quýt là cây ăn trái lâu năm, có tuổi thọ và chu kỳ kinh tế dài. Để tiện cho việc quản lý và chăm sóc vườn cây qua từng giai đoạn khác nhau. Người ta chia sự phát triển của vườn cây ra thành những giai đoạn như sau: 2.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản Là giai đoạn từ sau khi trồng đến khi bắt đầu cây ra hoa đậu trái. Thời kỳ này dài khỏng 3 năm. Đặc điểm của cây trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng. Cây phát triển thân cành liên tục nhiều đợt trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khỏe, số lượng cành nhiều trong mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển rất mạnh. Do đó tán cây phát triển rất nhanh. Đây là giai đoạn căn bản để hình thành khung tán cây, là cơ sở để cây cho năng suất cao về sau. Do đó cây cần được chăm sóc tốt để phát triển tối đa rễ, thân cành khỏe mạnh, vững chắc. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng tronggiai đoạn này như: - Bón đầy đủ phân hữu cơ và phân vô cơ cung cấp đủ dinh dưỡng để cho cây phát triển; - Bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp (Ở những vùng có độ pH thấp), làm cỏ xới xáo vùng gần rễ cho đất tơi xốp, giúp hệ thống rễ phát triển tối đa; - Tỉa cành tạo tán giúp cho cây có thân tán cân đối, khỏe mạnh, cành phân tán hợp lý, nhận đủ ánh sáng; - Phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 2.2. Thời kỳ đầu kinh doanh Từ khi cây bắt đầu cho trái đến khi cây cho trái toàn cây. Đặc điểm của thời kỳ này là cây sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn rất mạnh, cành ra vẫn nhiều, tuy nhiên, số lần ra trong năm giảm 3- 4 lần/ năm, số lượng cành ra ít hơn, cành ngắn và lá ít hơn. Bộ rễ trong giai đoạn này phát triển rất khỏe. Số cành ra trái tăng dần cho đến khi toàn cây ra trái. Trong thời kỳ này có thể xuất hiện các vấn đề sau: - Sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ: Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ cũng ở giai đoạn phát triển mạnh, do đó nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho tán cây và nuôi trái, rễ phát triển ra ngoài khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất đế chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ. Dẫn đế rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây tạo nên sự mất cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng của thân cành lá và trái và sự cung cấp từ rễ. Do đó cần áp dụng các biện pháp để giúp rễ phát triển tốt như bón vôi để diều chỉnh độ pH thích hợp vói xới xáo ngoài tán, bón phân hữu cơ, giữ mực nước thích hợp trong vườn, tủ đất trong mùa nắng để giữ ẩm độ đất. - Mất cân đối giữa sinh trưởng dinh dưỡng và ra hoa: Khi bắt đầu vào thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn mạnh, có thể cây chậm ra hoa cho trái hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cây có khuynh hướng ra hoa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán của cây. 9 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt Những trường hợp trên phải tiến hành cắt tỉa khống chế những cành dinh dưỡng, mở tán thông thoáng đẻ cây nhận đủ ánh sáng giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn. Đối với cây ra nhiều hoa thì cắt tỉa bỏ bớt để thúc đẩy sinh trưởng cành lá. 2.3. Thời kỳ khai thác Là giai đoạn từ khi ra hoa toàn cây đến lúc cho năng suất cao nhất, đây là thời kỳ có ý nghĩa kinh tế nhất của vườn, nên thời kỳ này càng dài hiệu quả kinh tế của vườn càng cao, nó phụ thuộc vào các yếu tố quản lý và chăm sóc. Thời kỳ khai thác của vườn có thể lên đến 40- 50 năm. Đặc điểm của thời kỳ này là cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định, sinh trưởng dinh dưỡng kém cành nhỏ, ngắn, ít lá chủ yếu cành mang trái. Số cành ra trong năm ít từ 1-2 lần. Trong thời kỳ này thường xuất hiện những trường hợp sau: - Cây giao tán và mau cỗi; - Hiện tượng sản lượng không ổ định Nguyên nhân do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng cho hoa trái. Cành lá ra quả nhiều làm cho cây giao tán rậm rạp, quang hợp không hiệu quả. Chất hữu cơ dự trữ không đủ để tiến hành phân hóa mầm hoa, thúc đẩy cây ra hoa, dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho hoa phát triển cũng như để nuôi trái sau khi đậu. Cần tiến hành tỉa cành hàng năm không cho cây giao tán, loại bỏ những cành vô hiệu, giúp cành phân bố hợp lý nhận đủ ánh sáng, tỉa bớt trái, cây mang tría vừa đủ giúp trái phát triển tốt và dinh dưỡng còn phải dự trữ để giúp cây phân hóa mầm hoa năm sau. - Bón đầy đủ phân bón để cho cây nuôi trái, hạn chế sự dụng hoa, rụng trái; - Bón phân hữu cơ cải tạo đất giúp hệ thống rễ cây phát triển tốt; - Tiến hành phòng trừ sâu bệnh tốt. 2.4. Thời kỳ già cỗi Là giai đoạn khi cây sinh trưởng và năng suất giảm đến mức không còn hiệu quả. Ở nước ta, thời kỳ này thường rất ngắn, đặc điểm thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành lá phát triển ít, nhỏ, lá ít, tán lá thưa, cành vượt phát triển nhiều, cây ra hoa và đậu trái thấp, trái nhỏ, rụng nhiều, năng suất thấp; Để kéo dài thời kỳ này có thể tiến hành một số biện pháp: - Bón nhiều phân nhất là phân đạm giúp thúc đẩy sinh trưởng của cây; - Xới xáo để giúp hệ thống rễ tơ phát triển. 3. Một số qui luật sinh lý tương đối trên cây cam, quýt. Trên 1 cây cam, quýt có nhiều cấp cành được phân bố và hình thành theo theo kiểu hợp trục do hiện tượng tự dụng ngọn, đặc tính sinh học của mỗi cấp cành có những điểm khác nhau, trong những điều kiện nhất định chúng tuân theo qui luật tương đối sau: - Tuổi thọ và sức sinh trưởng của cành cấp thấp tăng hơn so với cành cấp cao - Tỷ lệ lộc mới ra trên cành giảm từ cành cấp cao đến cấp cành thấp. 10 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt - Tỷ lệ đậu quả hữu hiệu tăng cao theo cấp cành. - Cấp cành cao nở hoa trước rồi đến cấp cành thấp. - Số hạt trung bình trong một quả tăng từ cấp cành thấp đến cấp cành cao. Tỷ lệ nảy hạt cũng tuân theo qui luật trên. - Khả năng cất giữ, vận chuyển của quả tăng từ cành cấp thấp đến cành cấp cao - Tỷ lệ sống của mắt ghép cành chiết cũng tăng dần từ cành thấp đến cành cao. Trong rất ít trường hợp sức sống của mắt ghép lại tốt ở những cành thấp. Đây là qui luật quan trọng cần nắm được để tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác nhân giống và bảo quản sản phẩm. 4. Các chất điều tiết sinh trưởng và phát triển của thực vật Sự sinh trưởng và phát triển của cây được bảo đảm bởi 2 tác nhân có tác dụng sinh lý đối lập nhau: tác nhân kích thích và tác nhân ức chế . Sự cân bằng gữa tác nhân kích thích sinh trưởng và tác nhân ức chế sinh trưởng có 1 ý nghiã rất quyết định trong việc điều hoà sự sinh trưởng và phát triển của cây. * Các chất kích thích sinh trưởng: + Au xin: có tác dụng sinh lý rất nhiều mặt lên các quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động tượng tầng, sự hình thành rễ,hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt, kìm hãm sự dụng lá, hoa và quả. Au xin ảnh hưởng lên sự vận động của chất nguyên sinh, tăng tốc độ lưu động của chất nguyên sinh, ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất, quang hợp, hô hấp, sự vận chuyển chất trong cây. Gibberellin(GA): Kích thích mạnh mẽ lên sự kéo dài của thân, sự sinh trưởng của các đột biến lùn, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, kích thích sự ra hoa. Trong sự phát triển và phân hoá của cơ quan sinh sản thì ảnh hưởng sự phân hoá giới tính: ức chế sự phát triển của hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực, làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt. ảnh hưởng rõ rệt lên quá trình trao đổi chất. Xytôkinin: Hiệu quả sinh lý đặc trưng của xytokinin đối với thực vật là kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ; ảnh hưởng lên sự phân hoá cơ quan của thực vật đặc biệt là sự phân hoá chồi, có khả năng kìm hãm sự hoá già của các cơ quan và của cây nguyên vẹn, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và chồi, xytokinin làm yếu hiện tượng ưu thế ngọn làm phân cành nhiều … *Các chất ức chế sinh trưởng + Axít absxixic( ABA): là chất ức chế sinh trưởng mạnh nhưng không gây hiệu quả độc khi ở nồng độ cao. Vai trò của ABA trong việc điều chỉnh tự nhiên sự rụng của các cơ quan. ABA điều chỉnh sự ngủ nghỉ, trong cơ quan đang ngủ nghỉ thì hàm lượng ABA tăng gấp 10 lần lớn hơn thời kỳ dinh dưỡng, sự ngủ nghỉ kéo dài cho đến khi nào hàm lượng ABA giảm đến mức tối thiểu. Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng khi sử lý ABA ngoại sinh cho lá làm khí khổng đóng lại nhanh chóng và do đó mà làm giảm sự thoát hơi nước. ABA có tác dụng làm cho cây biến đổi 11 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt thích ứng với điều kiện bất thuận của môi trường, có thể là 1 phản ứng tự vệ thích nghi của cây, ngoài ra ABA còn xem như là 1 homon hoá già. + Ethylen: Có vai trò kiểm tra và điều chỉnh nhiều quá trình sinh lý, sinh trưởng, phát triển của cây. Ethylen và sự chín của quả, sự rụng của lá, quả, nó hoạt hoá sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả. Ethylen kích thíc sự ra hoa của 1 số thực vật ngoài ra ethylen gây hiệu quả sinh lý lên rất nhiều quá trình sinh lý khác nhau như: tính hướng động, ức chế phát triển chồi bên, can thiệp vào sự vận chuyển phân cực của auxin, tăng tính thấm của màng. + Các hợp chất phenol: các hợp chất có bản chất phenol là sản phẩm tự nhiên của quá trình trao đổi chất trong cây. Chúng có hiệu quả ức chế lên sự phát triển và hoạt động sinh lý của cây. Vai trò sinh lý của chúng là hoạt hoá enzym IAA – oxidaza phân huỷ auxin trong cây, do đó kìm hãm sự giãn của tế bào, tham gia vào sự hình thành lignin làm thành tế bào hoá gỗ nhanh. Cùng vứi ABA các chất phenol gây nên trạng thái ngủ nghỉ của cây. 12 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt BÀI 3 NHỮNG YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAM, QUÝT 1. Yêu cầu nhiệt độ: Cây cam quýt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, nóng ẩm, vì vậy có phổ thích ứng tương đối rộng từ 12 -39 oc, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 13350, tối thích ở nhiệt độ 23-290, nếu < 10 và > 350 thì cây sinh trưởng chậm. Nếu nhiệt độ cao đồng thời khô hạn sẽ gây rụng quả, cành non bị khô, nhìn chung ở Việt Nam có thể trồng cam, quýt ở khắp nơi từ miền Nam cũng như miền Bắc, từ đồng bằng cũng như miền núi nhưng một số một số nơi thường có sương muối kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cam quýt và gây rụng quả. Nhìn chung nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cây Cam, Quýt: phát lộc và sinh cành mới, sự hoạt động của bộ rễ. về phương diện Cam, Quýt có thể phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái trong nước ta, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh vùng núi cao phía Bắc nước ta trong đó có tỉnh Tuyên Quang. 2. Yêu cầu về ánh sáng Cam quýt cũng như những thực vật khác, để hoàn thành chu trình phát dục cây tiến hành quang hợp để tích lũy chất kho cho quá trình sinh trưởng biến dưỡng cây cần một lượng sánh sáng nhất định. Khi thiếu ánh sáng cây sinh ra những cành mềm yếu, lá to, phát triển cành vượt và khó hình thành cành mầm hoa. Ánh sáng có tác dụng đối với trái, trên cây những trái nằm phía ngoài có hình dáng đẹp hàm lượng đường cao hơn trái nằm ở trong tán hoặc ở những nơi cành lá nhiều thiếu ánh sáng. Nhưng với cường độ ánh sáng cao làm cho vỏ trái bị nám. Cường độ ánh sáng thích hợp đối với cây cam quýt thay đổi từ 10.00015.000 lux (Tương đương lúc ánh nắng lúc 8 giờ hoặc lúc 16 giờ). Trong điều kiện miền nam vào lúc trưa mùa hè có thể lên đến 35.000- 40.000 lux cao gấp 3 lần so với cường độ ánh sáng cam quýt cần. Cây bị bão hòa quang hợp hệ thống khí khổng đóng lại và cây không tiến hành quang hợp được. Do đó có thể nói cam quýt là cây thích bóng râm, không cần cường độ ánh sáng quá cao. Cho nên khi thành lập vườn ở các tỉnh phía nam, có nhiệt độ cao và cường độ ánh sáng mạnh cần trồng thêm cây che nắng và chú ý hướng đông tây. Nhu cầu về sánh sáng cũng thay đổi theo giống. Chanh tương đối ít đòi hỏi ánh sáng hơn, có thể trồng dưới bóng dâm cây vẫn có thể ra hoa. Cam bưởi cần ánh sáng cao hơn. 3. Yêu cầu về nước. Cam quýt là cây không những cần nhiệt độ mà còn cần ẩm độ cao. Ẩm độ không khí thấp hoặc biến động nhiều, sẽ có ảnh hưởng đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng nhất là đến chất lượng trái, làm cho vỏ dầy, ít thơm, chất lượng kém. Ở các nước vùng ven biển các nước trồng cam quýt 13 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt bờ biển địa trung hải, có ẩm độ cao, sự thoát hơi nước ít làm cho vỏ trái đẹp, nhãn mỏng nhiều nước chất lượng thơm ngon. Cây có múi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng. Ẩ độ đất thích hợp nhất là 70-80 %. Lượng mưa cần khoảng 1000- 2000 mm/ năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nước và lượng NAOH trong nước không quá 3 g/lít nước. Lượng mưa thích hợp thay đổi tùy theo giống đối với quýt, cam sành đòi hỏi lượng mưa cao 1.500- 2.000 mm. Nhìn chung trong điều kiện việt nam, lượng mưa phù hợp cho sự phát triển của cây có múi. 4. Yêu cầu về đất đai Cam quýt nhìn chung là loài cây không kén đất lắm. Đất trồng cam, quýt ít nhất phải có tầng canh tác dầy 0,6 m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc TB. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nướn tốt, có hàm lượng hữu cơ cao lớn hơn 3 %, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8 m. Không nên chọn đất sét nặng, ít thấm nước, đất tầng dưới nhiều cát rễ bị mất nước, hoặc có lớp đá ong hạn chế rễ phát triển, hoặc có nước ngầm cao đều không thích hợp cho sự phát triển của rễ và sinh trưởng của cây. Cam quýt thích ứng với độ pH tương đối rộng từ 4- 8, tuy nhiên thích hợp nhất là đất chua nhẹ pH 5,5- 6,5. Cam quýt trồng trong điều kiện đất chua nhẹ cây sinh trưởng khỏe và cho phẩm chất cao. Hàm lượng acid citric và đường tổng số cao. Tỷ lệ đường/acid trên đất hơi chua giảm từ đất hơi chua đến đất trung tính và thấp nhất ở đất chua. Thông thường ở những nơi đất chua có độ pH <5 phải bón thêm vôi để nâng cao độ pH. Phần lớn đất trồng cam, quýt ở nước ta đều có độ pH thấp nên cần chú ý cải tạo đất và bón phân thích hợp. Để phát triển trồng cam quýt, ngoài đất ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, cây cam quýt còn phát triển trên đất vùng Miền đông Nam Bộ và Cao Nguyên Trung Bộ. 5. Gió. Tốc độ gió vừa phải có tác động tốt đến lưu thông không khí điều hoà ẩm độ , tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng, phát triển. Gió lớn làm tăng bốc hơi nước, đổ cây, gãy cành, rụng quả. Ở từng vùng hàng năm gió hoạt động theo các qui luật nhất định, người làm vườn cần nắm chắc được để có biện pháp điều chỉnh như trồng xung quanh vườn vành đai cho thích hợp. 6. Yêu cầu về dinh dưỡng Cam, quýt là cây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển và bù lại lượng dinh dưỡng đã bị mất đi theo sản phẩm thu hoạch. Cam quýt cần đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa lượng như N, P, K, Ca và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Bo, Mo... mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất, phẩm chất của quả sinh trưởng và phát triển của cây. - Đạm: Quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển, năng xuất và phẩm chất quả, N súc tiến quá trình phát triển các đợt lộc và phát sinh cành lá, quyết định độ lớn ,độ dày và tuổi thọ của lá. Một quả muốn có trọng lượng từ khá chở lên ở mỗi 14 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt giống cây có số lá tốt để nuôi quả phải chiếm tỷ lệ: Cam 45 lá, chanh 20 lá, bưởi 60 lá, trọng lượng quả thay đổi tuỳ thuộc vào số lá tốt. Thừa đạm: quả to bộp, vỏ dày, chất lượng kém. Thiếu đạm: ít lộc, lá vàng nhỏ, hoa rụng, quả sần, ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình hút các nguyên tố vi lượng khác như Mg, can xi. Cây cam, quýt hút đạm mạnh vào các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 2- tháng 12, vùng núi từ tháng 3- tháng 11. - Lân: Cần cho cây trong quá trình phân hoá mầm hoa, quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng và tổng hợp đường, đủ lân hoa ra nhiều và tập trung, tỷ lệ hoa dị hình thấp, tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả mỏng, sắc bóng, lõi quả chặt, quả chín sớm, mã quả đẹp, hương vị thơm ngon. Đồng thời làm cho cây có thể hút các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. - Kaly: Là nguyên tố vận động, K xúc tiến quá trình tổng hợp và tích luỹ, K cần cho quá trình ra lộc non và thời kỳ lớn của quả, bón K trong thời gian quả đang lớn sẽ làm cho quả mọng, bóng, sáng mã và tăng lượng đường. - Can xi: Có tác dụng điều hoà độ pH trong đất, thiếu Ca đất chua, P 2O5 và Mo ở trạng thái khó tiêu, bị rửa trôi, Al và Fe di động nhiều, rễ cây bị độc hại. Nếu bón can xi quá muộn quả chín muộn nhưng khả năng bảo quản cao. - Các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Bo, Mo để kiến tạo nên các bộ phận của cây, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời cho năng suất quả cao và phẩm chất quả tốt. Tuỳ sự thiếu hụt trong đất mà phải bổ xung bằng phân chuồng. Nắm được đặc tính sinh vật học, sinh thái học và yêu cầu ngoại cản của cây, giúp người làm vườn tác động các biện pháp kỹ thuật cho phù hợp. 15 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt MODUL III KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAM, QUÝT Bài 4 CHỌN TẠO GIỐNG CAM, QUÝT 1. Các giống Cam, Quýt chủ yếu: Tất cả các giống cam quýt hiện đang trồng, do tính phức tạp ve mặt hình thái và giải phẫu thực vật, các đặc điểm sinh vật học..., người ta thường sắp xếp vào các nhóm khác nhau như nhóm các giống cam, nhóm bưởi, chanh, quýt... Sự phân nhóm như vậy là sắp xếp các giống CÓ đặc điểm tương tự vào cùng nhau. Hiện tại trên quan điểm nông học người ta sắp xếp các nhóm như sau: 1.1. Chanh lajm: C. aurantifolia Swingle (các tên khác C.acida Roxb; C.lima Luran; Limonia aurantifolia Chiristm...) Cây cao 5 - 6m, lá nhỏ hình elip ho ặc ovan dài, hoa nhỏ, màu trắng đôi khi CÓ màu tím nhạt. Quả nhỏ hình ovan ho ặc hình cầu, đỉnh quả CÓ núm nhỏ. Quả đạt kích thước 3,5 - 5,0cm khi chín màu vàng xanh ho ặc vàng hơi nâu. Ăn rất chua CÓ hương vị đặc thù. NhiỀu tác giả cho rằng lajm CÓ nguồn gốc từ vùng đông Ản ĐỘ, Miến Điện và Malaixia. Đây là giống rất ưa nhiệt, không chịu lạnh do vậy trồng chủ yếu ở v ùng nhiệt đới. Ở Việt Nam giống này được trồng nhiỀu ở miỀn Nam Việt Nam. Tương tự giống này còn có giống chanh Mehico (West Indian); chanh Tahiti (còn gọi là Persa); chanh Palestin... 1.2. Chanh núm: C.limon Burm (các tên khác: C.communis Poit; C.limonum Risso; C.medica var. limoll...) Cây cao 3 - 6m, phân cành thấp, cành thường CÓ gai. Lá dạng ovan dài, phiến lá dày. Hoa to trung bình, màu tím nhạt. Quả dạng ovan, thuôn dài có núm ở đỉnh quả. VỎ quả sần sùi nhiỀu túi tinh dầu. Ăn chua song rất thơm. Là giống chịu lạnh khá SO với lajm song mẫn cảm với lạnh hơn các giống cam, bưởi chùm hoặc quýt vì vậy được trồng chủ yếu ở v ùng có khí hậu ôn hoà không quá nóng hoặc lạnh. Tương tự trong nhóm này có các giống Berna, Feminelo ovale, Liston, Villafraca... Ở nước ta CÓ trồng giống Eureka thuộc loài này. Ngoài giống quả chua, trong loại này còn có những giống quả ngọt không chua với tên gọi là chanh ngọt (Sweet lemon) như giống Dorshapo được tạo ra từ vùng Dorsettem c ủa Braxin. Tương tự như loài c.limon Burn hoặc các giống lai với c.limon Burn còn có các loại c.peretta RISSO; C.macrophylle Wester; c. pscudolimon Tan; c. karna Raf; C.mayeri Tan; C.Jambhiri Lusr... 1.3. Bưởi chùm: C.paradisi Macf (Các tên khác C. decumana var paradisi Nicholis; C. racemosa Mare,...) 16 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt Cây cao 8 - 15m với bộ tán và khung cành ro, khoẻ. c ành non có tiết diện đa giác sau tròn dan. Trên cành có thể CÓ gai. Lá to hình ovan với eo lá rõ. Hoa to, màu trang thường ra thành chùm quả khá to, hình cẦu hoặc hình trứng tròn. Hạt to, tử diệp màu trẮng, đơn phôi. Bưởi ch ùm yêu cẦu nhiều nước và rất ưa sáng, rất mẫn cảm với đất mặn và vì vây trong thực tế thường phải sử dụng gốc ghép thích hợp cho loại này. Hiện nay các giống bưởi chùm được phân loại làm 2 nhóm: nhóm bưởi chùm bình thường và nhóm bưởi chùm ruột CÓ màu đỏ hoặc màu vàng. Thuộc nhóm bưởi ch ùm ruột trẮng CÓ CÁC giống Duncan, March, Triumph, Walters. Thuộc nhóm bưởi chùm ruột CÓ màu là Foster, Redblush (còn gọi là Ruby, ruột đỏ không hạt), Thompson, Burgundy. 1.4. Bưởi ta: C.grandis Osb. (Các tên khác C.maxima, Pumelo, Satdok...) Là loài được các học giả cho rằng CÓ nguồn gốc từ Đông Dương và Malaixia (P.M Giucovsli I960; B.Tkatchenko 1970) được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới để lấy quả và làm cây cảnh. Các giống bưởi trồng ở nước ta đều thuộc loại này như các giống bưởi Đoan Hùng, bưởi đỏ Mê Linh, bưởi Phú Điền, bưởi Phúc Trạch, Thanh Trà, bưởi Biên Hoà, bưởi Năm ROÌ... Các giống thuộc c.grandis phân biệt với bưởi chùm C. paradisi ở chỗ eo lá to hơn, các chồi non CÓ lông mịn bao phủ. Người ta cũng phân chia các giống của c.grandis Osb. ra các nhóm giống: bưởi chua, bưởi ngọt, bưởi CÓ ruột đỏ hoặc CÓ màu. Thuộc nhóm bưởi ruột CÓ màu ở nước ta CÓ bưởi đỏ Mê Linh, bưởi Sơn... ở các nước lân cân như Ogami (Nhât Bản), Pandan bener, Penden wangi (Indonexia); Siam (Philippin), Thong dee (Thái Lan) Thuộc nhóm bưởi ngọt ở nước ta CÓ bưởi Đoan Hùng, ở các nước lân cân CÓ Mikado - butan hay còn gọi là Aman (của Nhât Bản) Còn lại phẦn lớn đều thuộc nhóm bưởi thường, ruột CÓ màu trẮng và hương vị cũng rất biến động. Tương tự như c.grandis Osb còn có hàng loạt các loại hoặc giống là giống lai hoặc CÓ liên quan đến c.grandis như c.grandis var.banocan Tan hoặc c.glaberrium Tan của Nhật Bản ... 1.5. Cam chanh: C.sisensis Osb (các tên khác Aurantium sinensis Mill, C.aurantium Lour; C.aurantium subsp.sisensis Engl). Thuộc loại này có rất nhiều giống với đặc điểm chung cây cao 6 - 10m, cành non thường CÓ tiết diện đa giác. Lá to trung bình, eo lá rõ với độ lớn khác nhau. Quả to trung b ình, vỏ quả nhẵn, ăn ngọt, khi chín có màu vàng. Hạt trung bình, tử diệp trang và thường là đa phôi. Các giống hiện trồng trên thế giới được sap xếp vào các nhóm sau: Nhóm cam thường: đây là nhóm có nhiều giống và phổ biến nhất. Ở nước ta hau hết các giống cam thuộc nhóm này như cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông con... các giống Hamlin, Valencia. Ngoài ra còn có các giống Jaffa, Maltaise... - Nhóm cam đỏ ruột: các giống này có ruột màu đỏ được trồng nhiều Ở Italia, 17 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt Tây Ban Nha, Angeri, Maroc...Các giống CÓ tiếng là Schamouti, Maltaise sanguinello comune, Moro, Tarocco. Nhóm cam rốn: những giống của nhóm này Ở đỉnh quả CÓ đính quả con phía trong và do vậy hình thành Ở đỉnh quả như một cái rốn. CÓ nhiều nước gọi là “cam chửa”. Ở nước ta đã có trồng song năng suất thấp mặc dù chất lượng quả cũng như mẫu mã đẹp. Nhiều tác giả cho rằng đây là dạng đột biến từ quýt hoặc cam thường. Các giống thuộc nhóm này: Washington Navel, Thompson Navel, Forst Washington... - Nhóm cam hoàn toàn ngọt (không CÓ axit hoặc cam đường): thuộc nhóm này có rất ít giống, không được trồng phổ biến. Đặc điểm chung gẦn với cam thường song quả CÓ hàm lượng axit rất thấp hoặc không đáng kể vì vậy ăn cảm thấy nhạt. 1.6. Quýt: đây là loại gọi chung cho các giống CÓ múi mà quả CÓ VỎ mỏng dễ bóc, tử diệp hạt màu xanh, lá có eo nhỏ hoặc không CÓ eo. Các loại CÓ múi CÓ đặc điểm chung trên bao gồm C.clementin Hort; c.delisiosa Ten; c.kinokuni Hort; C.leiocarpa Hort et Tan; C.reticulata Blanco; C.nobilis Lour; C.reshni Hort et Tan; C.unshiu Marc... Theo quan điểm trồng trọt Hodgson (1967) đã sap xếp các giống quýt được trồng trọt vào 4 nhóm sinh thái sau: Nhóm quýt Unshiu (còn gọi là Satsama). C.unshiu Marc. Các giống trong nhóm nàylại phân chia thành Wase, Zairai, Owari, Ikeda, Ikiriki. Nhóm quýt King (C.nobilis Lour): Ở Việt Nam các giống cam sành Yên Bái, cam sành BỐ Hạ, cam sành Hàm Yên... được sap xếp vào nhóm này. Trên thế giới CÓ các giống Kunedo (Nhật Bản), một số giống tương tự Ở Trung Quốc, Thái Lan. Nhiều học giả cho rằng nhóm này có nguồn gốc từ vùng Đông Dương. Các giống quýt trên thế giới như Kinow, Honey là giống lai của quýt King với giống Willowleaf hoặc giống Kara là giống lai giữa Kingvà Satsuma. - Nhóm quýt Địa Trung Hải (C.deliciosa Ten): các giống của nhóm này trồng Ở các nước vùng Địa Trung Hải với tên gọi theo tiếng địa phương của giống thuộc nhóm này có giống quýt Clementina. - Nhóm quýt thường (C.reticulata Blanco): các giống quýt của Việt Nam thuộc nhóm này. Nhìn chúng đây là nhóm giống CÓ rất nhiều giống CÓ đặc điểm hình thái cũng như phẩm chất quả thay đổi. Các giống cam đường, cam Canh trồng Ở miền Bắc mặc dù gọi là “cam” song vẫn thuộc nhóm này. Các giống CÓ tiếng Ở nhóm này là Dancy, Emperor, Ponkan... Chanh giấy: C.limonia Osb (các tên khác Rangpur; chanh Quảng Đông). Các học giả cho rằng chanh giấy CÓ nguồn gốc từ Ản ĐỘ (FPospisil 1989). Nhiều tài liệu cho rằng là giống lai giữa cam chanh với chanh núm, song cũng CÓ tài liệu xếp chanh giấy vào nhóm với nhóm quýt vì có những đặc điểm tương tự như các giống trong nhóm quýt. Ở Việt Nam nhất là Ở miền Bắc trồng các giống chanh giấy để làm thực phẩm với giống ruột trắng, lòng tôm, đỏ ruột, tứ thời...Trên thế giới CÓ giống chanh Tahiti của Ản ĐỘ, Kusaie (Hawai) 1.7. 18 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt 1.8. Các loại có múi khác: bao gồm các loại ít được trồng phổ biến như Cam đắng (C.medica var. saccodactylis Swingle)... được trồng làm cảnh, làm gốc ghép hoặc vật liệu cho công tác chọn giống. 2. Những đặc điểm cần lưu ý khi nhân giống: Cam quýt có thể nhân giống bằng phương thức hữu tính và vô tính. Về phương pháp nhân giống cũng tương tự như các cây ăn quả lâu năm khác. Tuỳ theo mục đích và yêu cầu đặt ra cũng như điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp. Những đặc điểm khi nhân giống cam quýt như sau: 2.1. Hiện tượng đa phôi: Là hiện tượng khi tiến hành nhân giống bằng hạt thì một số giống từ một hạt CÓ thể mọc lên nhiều cây riêng biệt. Theo các nhà thực vật học đó là hiện tượng CÓ nhiều phôi trong 1 hạt (đa phôi). Trong số các phôi này có phôi hữu tính, các phôi còn lại là phôi vô tính. Lợi dụng đặc điểm này trong công tác chọn giống người ta sử dụng như là một phương pháp phục tráng hoặc bồi dục để chọn ra giống mới. Đã có được những giống tạo ra bằng phương pháp chọn lọc phôi VÔ tính như giống quýt Nucelar 32 của Tiệp Khắc (cũ) Các giống trong nhóm cam chanh, quýt, chanh giấy thường có hạt đa phôi. 2.1. Gốc ghép trong nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép. Gốc ghép có vai trò quan trọng trong phương pháp nhân giống bằng cách ghép đối với cam quýt bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh mà cả đến năng suất, phẩm chất quả. Vì vậy khi nhân giống bằng phương pháp ghép thì việc lựa chọn gốc ghép phù hợp với giống định nhân CÓ Ý nghĩa rất quyết định. Trong ghép nhân giống thì gốc ghép có sức hợp tốt với giống ghép thể hiện Ở tỉ lệ ghép sống cao và sự sinh trưởng cân đối giữa cành ghép và gốc ghép. Thường lấy tỉ lệ giữa đường kính cành ghép và gốc ghép để đánh giá, nếu tỉ lệ này là 1 ho ặc gan bằng 1 là tốt nhất còn nếu tỉ lệ đó nhỏ thì có hiện tượng “chân hương” và lớn thì có hiện tượng “chân voi” 2.3. Độ đồng đều của cây con nhân ra: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước hết là vị trí của quả lấy hạt hoặc cành, mắt để ghép, độ đồng đều của gốc ghép. Vì vây khi nhân giống, các tiêu thức như vị trí để lấy quả làm giống, tuổi cành, vị trí của mắt hoặc đoạn cành nhân giống, đường kính gốc của gốc ghép rất được chú ý. Giải quyết sự đồng đều của gốc ghép người ta cũng thường SỬ dụng phương pháp nhân VÔ tính các giống gốc ghép. 19 Trung tâm DN&HT nông dân – Tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam, Quýt BÀI 5 KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI VÀ TRỒNG CÂY CAM, QUÝT I. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI 1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: Là phương pháp lấy hạt giống cam quýt cho nảy mầm thành cây con. Hạt giống được thu từ quả đã chín thuần thục, trong điều kiện thích hợp, nảy mầm hình thành câymới. Nhân giống theo phương pháp này có ưu điểm: vận chuyển và bảo quản hạt giống dễ dàng, kích thước hạt giống nhỏ nên có hệ số nhân giống cao, cây con mọc từ hạt có bộ rễ khỏe, ăn sâu xuống đất. Nhược điểm: cây con mọc từ hạt thường biến dị, không giữ được phẩm chất cây mẹ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài, lâu cho ra quả. Sản lượng quả trên đơn vị diện tích thông thường thấp hơn so với sử dụng giống nhân bằng các phương pháp khác. 2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành: Cam quýt và nhiều loại cây ăn quả khác có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, nơi thoáng mát, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian cành ra rễ và phát triển thành cây mới. Phương pháp này dễ làm nhưng có nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao. 3. Phương pháp ghép cây Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay, khắc phục được những nhược điểm của gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Nhưng để có được cây giống tốt, cần làm tốt các công việc sau: - Sản xuất gốc ghép: giống cây gốc ghép là bưởi chua hoặc chấp. Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam quýt. Cây gốc ghép có thể ra ngôi trực tiếp trên luống hoặc túi bầu có kích thước 15 x 25 cm đựng hỗn hợp đất phân. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh và đặc biệt cần phòng trừ triệt để rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá. - Tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép: chọn cây mẹ lấy mắt ghép ít nhất đã có 5 năm cho quả, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng quả ngon. Đặc biệt là cây lấy mắt ghép không nhiễm bệnh vàng lá. Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 - 6 mắt ghép - Thời vụ ghép: thời vụ ghép thuận lợi ở các tỉnh phía Bắc là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan