Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Giáo trình triết học bộ giáo dục và đào tạo (tt)...

Tài liệu Giáo trình triết học bộ giáo dục và đào tạo (tt)

.PDF
20
427
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Đã sửa sau thẩm định_để xuất bản) GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC (Dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo  thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn)                                                                                Hà Nội, 12/2013 1 MỤC LỤC Chươn g Nội dung 1 Khái luận Triết học 2 Bản thể luận 3 Phép biện chứng 4 Nhận thức luận 5 Học thuyết Hình thái kinh tế­xã hội 6 Triết học chính trị 7 Ý thức xã hội 8 Triết học về con người 2 Trang Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC  1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học a) Triết học và đối tượng của triết học ­ Quan niệm về triết học Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ VI (tr. CN)   và đã đạt được thành tựu rực rỡ trong các nền triết học Trung Quốc, Ấn   Độ và Hy Lạp cổ đại. Theo gốc Hán tự, thuật ngữ  “triết” được có nghĩa là “trí”, chỉ  sự  hiểu biết, nhận thức  sâu rộng về vũ trụ và nhân sinh. Trong văn hóa Ấn  Độ, thuật ngữ  “triết” là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng” nhưng  mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt   con người đến với lẽ  phải, thấu đạt được chân lý về  vũ trụ  và nhân   sinh. Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, thuật ngữ “triết học” lần đầu  xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng   Latinh thì thuật ngữ triết học “philosophia” gồm hai từ ghép: “philos”  là  “yêu thích” và “sophia” là sự thông thái; ý nghĩa của thuật ngữ triết học   là “ yêu mến sự thông thái”. Vì vậy, triết học được xem là hình thức cao  nhất của tri thức, vừa mang tính định hướng vừa nhấn mạnh đến khát  vọng tìm kiếm chân lý của con người; còn “nhà triết học” (triết gia)   được gọi là nhà thông thái, nhà tư tưởng ­ người có khả năng nhận thức  được chân lý và làm sáng tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng... 3 Như  vậy, dù  ở  phương Đông hay phương Tây, ở  thời kỳ  đầu hay  sau này, người ta đều quan niệm triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự  nhận thức sâu sắc thế  về  giới, nắm bắt được chân lý, hiểu được bản   chất của sự vật, hiện tượng. Thời gian xuất hiện và cách thức sử  dụng  thuật ngữ  triết học  ở  phương Đông và phương Tây tuy có khác nhau,   song ý nghĩa, mục đích và cách thức thể  hiện cơ  bản là giống nhau,   thống nhất, đều chỉ  hoạt động tinh thần, thể hiện khả năng nhận thức,   cách thức, phương pháp đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là   một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng , có  trình độ khái quát hoá và tư duy trừu tượng cao. Theo quan điểm mácxít, triết học là hình thái ý thức xã hội đặc thù,  là học thuyết chung nhất về tồn tại và nhận thức; là khoa học về những  quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và  tư duy. Vì vậy, có thể quan niệm, triết học là hệ thống tri thức lý luận   chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người   trong thế giới ấy.  ­ Nguồn gốc ra đời của triết học Triết học ra đời từ  thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có  nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.  Về  nguồn gốc nhận thức:  Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, lịch sử  loài người bắt đầu  từ đâu thì lịch sử triết học bắt đầu từ đấy. Song, với tư cách là tri thức lý  luận chung nhất, triết học đồng loạt xuất hiện cả   ở  phương Đông và  phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII ­ VI TCN, khi chế độ chiếm hữu nô   lệ  ra đời, trong xã hội đã hình thành chế  độ  tư  hữu tư  nhân về  tư  liệu   sản xuất; đã có giai cấp và nhà nước. Hệ quả tất yếu của các yếu tố nêu  trên là lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay, tầng lớp trí thức ra   4 đời. Họ  có điều kiện nghiên cứu, hệ  thống hoá các quan điểm, quan  niệm thành học thuyết, lý luận. Vào thời kỳ  này, triết gia đã xuất hiện   và triết học được hình thành. Chủ  thể  sáng tạo các học thuyết, lý luận  triết học được lịch sử  ghi nhận là Khổng Tử   ở  Trung Quốc, Thích Ca   Mâu Ni  ở   Ấn Độ, Talet  ở  Hy Lạp, v.v.. Nói cách khác, triết học chỉ  ra  đời khi con người đã đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ  thống hóa để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận.  Sự  ra đời của triết học gắn liền với nguồn gốc xã hội, tức là sự  xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ ­ xã hội có giai cấp đầu tiên của nhân   loại. Vào thời  ấy, lao động đã phát triển đến mức phải phân chia thành   lao động trí óc và lao động chân tay, chế  độ  tư  hữu tư  nhân về  tư  liệu  sản xuất, giai cấp và nhà nước lần lượt ra đời, làm cho triết học, tự nó  mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ  cho   lợi   ích   của   những   giai   cấp,   những   lực   lượng   xã   hội   nhất   định.  Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc lý luận có mối quan hệ  chặt chẽ  với nhau. Sự  phân chia thành hai nguồn gốc như  trên chỉ  có tính chất   tương đối. ­ Vấn đề đối tượng triết học  Trong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổi theo  từng giai đoạn lịch sử. Khi mới ra đời, triết học thời cổ đại được gọi là  “triết học tự  nhiên”,  bao hàm trong nó toàn bộ  tri thức của nhân loại.  Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này cho rằng,  triết học là “khoa học của mọi khoa học ”. Thời kỳ này, triết học đã đạt  được những thành tựu đáng kể. Hệ thống các quan điểm triết học đã ra   đời và  ảnh hưởng sâu sắc đến sự  phát triển của triết học các thời đại  sau nó, thậm chí  ảnh hưởng đến cả  sự  phát triển của toán học, vật lý  5 học, hóa học, thiên văn học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn  như đạo đức học, mỹ học, dân tộc học , xã hội học, v.v.. Vào thời kỳ Trung cổ,  ở Tây Âu, quyền lực của giáo hội bao trùm  mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, triết học trở  thành “nô lệ” của thần  học, được coi là  “cây thánh giá bằng vàng, ngự  trị  trên lâu đài nhận   thức”. Vì thế, triết học chỉ  còn nhiệm vụ  là chứng minh sự  đúng đắn  của Kinh thánh, luận giải và thuyết phục người ta tin tưởng vào Chúa  Trời. Triết học tự nhiên được thay thế bằng triết học kinh viện. Vào thế kỷ XV ­ XVI, cùng với sự phát triển của các môn khoa học  tự  nhiên là sự  phục hồi tưởng triết học duy vật cổ  đại. Triết học dần  dần tách khỏi thần học và các khoa học cụ thể, phát triển thành các bộ  môn riêng biệt với các học thuyết về  bản thể luận, vũ trụ luận, tri thức   luận, nhận thức luận, logic học, mỹ học, đạo đức học… Vào thế  kỷ  XVII ­ XVIII, triết học duy vật dựa trên cơ  sở  tri thức   của khoa học tự  nhiên thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng và đóng  vai trò tích cực trong đấu tranh chống chủ  nghĩa duy tâm và tôn giáo.  Đỉnh cao của sự phát triển triết học duy vật thời kỳ này là ở Anh, Pháp,  Hà   Lan với  những  đại  biểu  tiêu biểu:  Phranxi  Bêcơn,  Tômát  Hốpxơ  (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt, Hônbách (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)… Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, sự phát triển của các khoa học  cụ thể và thành tựu mà nó đạt được đã làm phá sản tham vọng của các  nhà triết học muốn biến triết học thành “khoa học của mọi khoa học”;   trong số  đó, triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang   tham vọng đó. Vào những năm 40 của thế kỷ thứ XIX, triết học Mác ra đời, C.Mác  và Ph. Ăngghen đã làm cuộc cách mạng trong triết học. Vì thế, triết học  6 Mác đã đoạn tuyệt với các quan niệm sai lầm khi coi triết học là “  khoa  học của mọi khoa học”. Với thế giới quan duy vật biện chứng, triết học   Mác đã xác định đúng đắn đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương   pháp nghiên cứu của mình; đặt cơ sở khoa học cho các môn khoa học cụ  thể  phát triển. Với tư  cách là một khoa học, triết học Mác nghiên cứu   những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã   hội và tư duy.  b) Vấn đề cơ bản của triết học và chức năng cơ bản của triết học ­ Vấn đề cơ bản của triết học  Tất cả các hiện tượng trong thế giới chỉ có thể  hoặc là hiện tượng  vật chất, tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần   tồn tại trong ý thức chúng ta. Mặc dù các học thuyết triết học đ ề ra các  quan niệm khác nhau về  thế  giới thì câu hỏi đặt ra cần trả  lời là: Thế  giới tồn tại bên ngoài đầu óc con người có quan hệ như thế nào với thế  giới tinh thần tồn tại trong đầu óc con người? Tư duy của con người có  khả năng hiểu biết tồn tại thực của thế giới hay không? Có thể nói, bất  kỳ  trường phái triết học nào cũng có cái chung là đề  cập đến và giải  quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.  Ở đâu, lúc nào việc nghiên  cứu được tiến hành một cách khái quát trên bình diện vấn đề  quan hệ  giữa vật chất và ý thức thì lúc đó tư duy triết học được bắt đầu. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay  giữa tự nhiên và tinh thần là vấn đề cơ bản của triết học.  Đây là vấn đề  cơ  sở,  nền tảng,  xuyên  suốt   mọi  học  thuyết  triết  học  trong  lịch sử,   quyết định sự  tồn tại của triết học. Kết quả  và thái độ  của việc giải   quyết vấn đề cơ bản triết học quyết định sự hình thành thế giới quan và  phương pháp luận của các triết gia, xác định bản chất của các trường  7 phái triết học. Giải quyết vấn đề  này là cơ  sở, điểm xuất phát để  giải   quyết các vấn đề khác của triết học, đồng thời quyết định cách xem xét  các vấn đề khác trong đời sống xã hội. Vấn đề  cơ  bản của triết học có hai mặt.  Mặt thứ  nhất trả  lời câu  hỏi: Giữa vật chất và ý thức, giới tự nhiên và tinh thần cái nào có trư ớc,  cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ  hai trả  lời câu hỏi:  Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Tuỳ  thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi thứ  nhất, các học thuyết   triết học khác nhau chia thành hai trào l ưu cơ  bản là  chủ  nghĩa duy   vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thế  giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người  và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan   vào bộ  óc con người; không thể  có tinh thần, ý thức nếu không có vật  chất. Hình thái lịch sử đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật   chất phác, ngây thơ thời cổ đại. Hình thái này đã xuất hiện ở nhiều dân  tộc trên thế giới mà tiêu biểu là ở  các nước: Ấn Độ, Trung Quốc và Hy  Lạp, La Mã cổ đại. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chất   phác, ngây thơ, xuất phát từ  giới tự  nhiên để  giải thích thế  giới. Quan   điểm đó nói chung là đúng đắn nhưng do khoa học chưa phát triển nên  triết học chưa thể  dựa vào thành tựu của các bộ  môn khoa học chuyên  ngành. Do vậy, chủ  nghĩa duy vật chưa thể  đứng vững trước sự  tấn  công của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, đặc biệt trong thời kỳ Trung cổ. Hình thái thứ  hai là  chủ  nghĩa duy vật, máy móc, siêu hình  thế  kỷ  XVII ­XVIII. Hình thái này ra đời khi giai cấp tư  sản đang lên, nhằm  8 chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo của giai cấp phong kiến. Nh­ ưng do ảnh hưởng của quan điểm máy móc, cơ học và phương pháp mô  tả, thực nghiệm, chia cắt nên chủ  nghĩa duy vật không thoát khỏi quan  điểm máy móc, siêu hình. Quá trình đấu tranh khắc ph ục các thiếu sót máy móc, siêu hình và  duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội của chủ nghĩa duy vật thế  kỷ  XVII­XVIII đồng thời là quá trình ra đời của hình thái lịch sử  thứ  ba   là  chủ   nghĩa   duy   vật   biện   ch ứng.   Nó   được   xây   dựng   và   không  ngừng phát triển trên cơ  sở  khoa học, công nghệ  hiện  đại và thự c  tiễn của thời đại mới. Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cho rằng, ý thức,  tinh thần có trước và là cơ sở cho sự tồn tại của giới tự nhiên, vật chất.   Chủ  nghĩa duy tâm cũng xuất hiện ngay từ  thời cổ đại và tồn tại dư ới  hai dạng chủ yếu: chủ  nghĩa duy tâm khách quan và chủ  nghĩa duy tâm  chủ quan. Chủ  nghĩa duy tâm khách quan  với các đại biểu nổi tiếng:  Platôn,  Hêghen... cho rằng, có một thực thể  tinh thần ("lý tính thế  giới"; "tinh  thần tuyệt đối", "ý niệm tuyệt đối") là cái có trư ớc thế  giới vật chất,  tồn tại ở bên ngoài con người và độc lập đối với con người, sản sinh ra  và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất. Chủ  nghĩa duy tâm chủ  quan  với các đại biểu nổi tiếng:  Béccơli,  Hium, Phíchtơ, v.v., cho rằng cảm giác, ý thức của con người là cái có  trước và quyết định sự  tồn tại của mọi sự  vật, hiện tượng bên ngoài.  Các sự vật, hiện tượng chỉ là "những tổng hợp của cảm giác", là "phức  hợp của các cảm giác". Do phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan,  9 chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận luôn cả tính quy luật khách quan   của các sự vật, hiện tượng và tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy ngã. Cả  hai dạng của chủ  nghĩa duy tâm, tuy có khác nhau trong quan  niệm cụ thể nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ coi ý thức, tinh thần   là cái có trước, là cái sản sinh ra và quyết định vật chất. Vì vậy, tôn giáo   thường sử  dụng các học thuyết duy tâm làm cơ  sở  lý luận cho các quan  điểm của mình. Tuy nhiên, thế giới quan tôn giáo dựa trên cơ sở lòng tin.   Còn chủ nghĩa duy tâm triết học dựa trên cơ sở tri thức, là sản phẩm của  tư duy lý tính của con người. Do vậy, các học thuyết triết học duy tâm ít  nhiều đều có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển tư tưởng triết  học nhân loại. Chủ  nghĩa duy vật có mối liên hệ  chặt chẽ  với các lực lượng, các  giai cấp tiến bộ, cách mạng và luôn gắn bó, quan hệ  mật thiết với sự  phát triển của khoa học. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc xã hội là mối   liên hệ với các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ, nguồn gốc   nhận thức của nó là tuyệt đối hoá một mặt của quá trình nhận thức, tách  ý thức ra khỏi thế giới vật chất. Lịch sử  triết học luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ  nghĩa  duy vật và chủ nghĩa duy tâm (hai đảng phái chính) tạo nên động lực bên  trong của sự phát triển triết học, đồng thời biểu hiện cuộc đấu tranh hệ  tư tưởng của các giai cấp đối nghịch trong xã hội. Các học thuyết triết học thuộc nhất nguyên luận (duy vật hoặc duy  tâm) đều cho rằng, thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất, một trong  hai thực thể  (vật chất hoặc ý thức) là cái có trước quyết định cái kia.  Ngoài nhất nguyên luận còn có các học thuyết triết học  nhị nguyên luận,  đó là các học thuyết cho rằng, vật chất và ý thức là hai nguyên thể song   10 song tồn tại, là hai nguồn gốc tạo nên thế  giới. Ngoài ra, còn có cả  những học thuyết triết học đa nguyên luận, cho rằng vạn vật là do vô số  nguyên thể độc lập cấu thành. Các học thuyết triết học nhị nguyên luận  hoặc đa nguyên luận đều không triệt để  khi giải quyết mặt thứ  nhất  vấn đề cơ bản triết học; do đó thường sa vào chủ nghĩa duy tâm. Đối với mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, trả lời câu hỏi con  người có khả  năng nhận thức được thế  giới hay không, đa số  các nhà  triết học, cả duy vật và duy tâm đều trả lời khẳng định, tức là thuộc tr­ ường phái "khả tri". Triết học gọi đó là tính đồng nhất của t ư duy và tồn  tại. Các nhà triết học duy vật tìm cơ sở của sự đồng nhất đó ở vật chất,   còn các nhà triết học duy tâm tìm cơ  sở  đó ở  ý thức, tinh thần. Các nhà  triết   học   cho   r ằng,   con   ng ư ời   không   thể   hiểu   bi ết   th ế   gi ới,   h ọc   thuyết   của   họ   đượ c   gọi   là   "thuyết   không   thể   biết"   (bất   khả   tri).   Thuyết không thể  biết đã bị  phê phán gay gắt. Đồng thời, chính thực  tiễn của con ng ười đã bác bỏ thuyết không thể biết một cách triệt để  nhất. ­ Chức năng cơ bản của tri ết h ọc Cũng như  mọi khoa học, triết học cùng một lúc thực hiện nhiều   chức năng khác nhau. Đó là các chức năng thế giới quan và phư ơng pháp  luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng dự báo và phê phán...   Tuy nhiên, chức năng thế  giới quan và chức năng phương pháp luận là  hai chức năng cơ bản của triết học nói chung và là "thiên chức" của triết   học Mác ­ Lênin nói riêng. Chức năng thế  giới quan: Trong thế  giới, những vấn đề  đặt ra và  cần tìm lời giải đáp, trước hết là những vấn đề thuộc về thế giới quan.   Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con   11 người và xã hội loài người. Có thể  ví thế  giới quan như  một “thấu   kính”, qua đó, con người nhìn nhận thế  giới xung quanh cũng như  xem   xét bản thân mình để  từ  đó, xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc   sống và lựa chọn cách thức hoạt động sao cho phù hợp để đạt được mục  đích đặt ra. Đây là cơ  sở  đúng đắn để  mỗi người xây dựng nhân sinh   quan, xác định lẽ sống một cách tích cực trong nhận thức và cải tạo thế  giới. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan,   làm cho thế  giới quan phát triển như  quá trình tự  giác dựa trên sự  tổng   kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Thế giới   quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí, vai trò của con   người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng. Tr ­ ước hết, hệ thống quan điểm duy vật mácxít là nhân tố định hướng cho con  người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là “cặp kính” triết  học để con người  xem xét, nhận dạng thế giới, xét đoán mọi sự vật, hiện t­ ượng và xem xét chính mình. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học đi   sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức đ ược mục đích ý  nghĩa của cuộc sống. Thế  giới quan duy vật biện chứng còn giúp con  người  hình thành  quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ  đó giúp con người  xác định thái độ  và cả  cách thức hoạt động của mình. Trên một ý nghĩa  nhất định, thế  giới quan cũng đóng vai trò của phư ơng pháp luận. Giữa  thế giới quan và phương pháp luận trong triết học có sự thống nhất hữu  cơ. Thế  giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng  tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để  xác lập  12 nhân sinh quan tích cực. Trình độ  phát triển về thế  giới quan là tiêu chí   quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội  nhất định. Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan  đúng đắn. Trong đó, thế giới quan triết học là hạt nhân lý luận của thế giới   quan, làm cho thế giới quan của con người phát triển như một quá trình  tự giác. Thế  giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ  sở  khoa học để  đấu tranh với các loại thế  giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.  Với bản chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng   là hạt nhân của hệ  tư  tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng  tiến bộ, cách mạng, là cơ  sở  lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư t­ ưởng phản cách mạng, phản động. Chức năng phương pháp luận:  Phương pháp luận là hệ  thống về  những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung   để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận cũng  có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp, là hệ thống các quan điểm  chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.  Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp  luận là một bộ  phận không thể  thiếu trong bất kỳ một ngành khoa học   nào. Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể  chia thành  ba cấp độ: Phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung, phương  pháp luận chung nhất. Phương pháp luận ngành (còn gọi là phương pháp  luận bộ môn) là phương pháp luận của một ngành khoa học cụ thể nào  đó. Phương pháp luận chung là phương pháp luận được sử  dụng cho  một số  ngành khoa học. Phương pháp luận chung nhất là phương pháp   13 luận được dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định các phương pháp  luận chung, các phương pháp luận ngành và các phương pháp hoạt động  khác của con người. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con   người về  thế  giới và vai trò của con người trong thế  giới đó; với việc   nghiên cứu những quy luật chung của tự  nhiên, xã hội và tư  duy, triết   học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất.  Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, không được xem thường  hoặc tuyệt đối hoá phương pháp luận triết học. Nếu xem th ường ph­ ương pháp luận triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phư ơng  hướng, thiếu chủ  động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt  đối hoá vai trò của phương pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo  điều và dễ  bị  vấp váp, thất bại. Bồi dư ỡng phương pháp luận duy vật  biện chứng giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy  ý chí và phương pháp tư duy siêu hình gây ra. 2. Sự hình thành, phát triển tư tưở ng triết học trong l ịch s ử a) Những vấn đề  có tính quy luật của sự  hình thành, phát triển tư   tưởng triết học trong lịch sử Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật  biện chứng và chủ  nghĩa duy vật lịch sử, có thể  nhận thấy lịch sử  triết   học có hai nhóm tính quy luật. Nhóm tính quy luật phản ánh của lịch sử  triết học được khái quát từ  các điều kiện kinh tế, xã hội, sự  phát triển   của văn hoá và khoa học trong các giai đoạn lịch sử  khác nhau.  Nhóm  tính quy luật giao lưu bao gồm giao lưu đồng loại và giao lưu khác loại.  Giao lưu đồng loại bao gồm giao lưu theo lịch đại, qua đó thấy được  tính kế thừa, phát triển tư tưởng triết học nhân loại theo chiều dọc của   thời gian. Giao lưu theo đồng đại còn chỉ  ra sự  liên hệ,  ảnh hưởng, kế  14 thừa, kết hợp các học thuyết triết học trong cùng một thời gian. Giao lưu  khác loại bao gồm giao lưu giữa triết học với các hình thái ý thức xã hội  khác, kể cả kế thừa các hình thái ý thức xã hội có liên quan để phát triển  và giao lưu, ảnh hưởng giữa các hệ thống triết học khác nhau trong lịch   sử. Theo đó, sự  phát sinh, phát triển của lịch sử  tư tưởng triết học chịu   sự quy định của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan mang tính   quy luật. Sự  hình thành, phát triển của các tư  tưởng, trào lưu triết học phụ   thuộc vào điều kiện kinh tế ­ xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn   xã hội. Dựa trên nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, sự  phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử luôn phụ thuộc vào tồn tại   xã hội, mà trước hết là phụ  thuộc vào sự  phát triển của nền sản xuất   vật chất. Mặt khác, quan điểm, tư  tưởng triết học là sự  phản ánh nhu  cầu phát triển của chính thực tiễn xã hội. Vì vậy, nó phụ thuộc vào thực  tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị  ­ xã hội trong lịch sử. Thực   tiễn lịch sử cho thấy, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, triết học chưa   xuất hiện và cũng chưa có tư duy triết học với đúng nghĩa của nó, bởi vì,  người nguyên thuỷ chưa đủ  sức tách mình ra khỏi giới tự nhiên, tồn tại   như một xã hội. Triết học chỉ thực sự xuất hiện khi điều kiện kinh tế ­   xã hội phát triển, khi trong xã hội có sự  phân công thành lao động trí óc  và lao động chân tay; có sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp.  Qua  sự phản ánh thực tiễn, các nhà triết học đã hệ thống hóa các quan điểm,  quan niệm rời rạc thành học thuyết, lý luận triết học. Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào   sự  phát triển của khoa học tự  nhiên và khoa học xã hội.  Trình độ  phát  triển của tư  duy triết học nhân loại phụ  thuộc vào trình độ  nhận thức  15 chung của nhân loại, tức là phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học tự  nhiên và khoa học xã hội. Sự phát triển của khoa học, vừa là cơ sở, vừa   là điều kiện cho triết học phát triển. Ngược lại, sự  phát triển của triết   học vừa là kết quả, vừa là cơ sở  cho sự phát triển của các khoa học. Vì   vậy, với tính cách là một khoa học, sự  phát triển của triết học tất yếu   phải dựa vào sự  phát triển của khoa học; mặt khác, triết học lại có vai  trò không thể thiếu đối với sự phát triển của các khoa học cụ thể. Thực   tiễn lịch sử  cho thấy, điều kiện kinh tế  ­ xã hội và trình độ  phát triển  khoa học là yếu tố  xét đến cùng quyết định nội dung các luận thuyết  triết học và trong chừng mực, quyết định cả hình thức thể hiện tư tưởng   triết học. Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào   cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản ­ chủ nghĩa duy   vật và chủ  nghĩa duy tâm.  Đây là vấn đề  mang tính quy luật nội tại,   xuyên suốt, quyết định trực tiếp đến sự  phát triển của triết học trong  lịch sử. Quá trình phát triển của triết học trong lịch sử, đồng thời là quá  trình đấu tranh liên tục giữa chủ  nghĩa duy vật và chủ  nghĩa duy tâm;   giữa khoa học và tôn giáo. Trong quá trình đấu tranh với các học thuyết  đối lập, mỗi học thuyết triết học cũng tự đấu tranh để khẳng định mình  và phát triển lên một trình độ mới. Quá trình đấu tranh giữa triết học duy  vật và triết học duy tâm trong lịch sử, cũng đồng thời là một quá trình   giao lưu, tác động giữa các trường phái, môn phái triết học với nhau.   Cuộc đấu tranh giữa chủ  nghĩa duy vật và chủ  nghĩa duy tâm là đấu   tranh giữa hai mặt đối lập cơ bản trong nội dung tư tưởng triết học nhân  loại. Thông qua cuộc đấu tranh đó mà triết học của mỗi thời đại có sự  phát triển mang tính độc lập tương đối so với sự  phát triển của điều  16 kiện kinh tế  ­ xã hội, chính trị, văn hoá và khoa học; làm cho mỗi hệ  thống triết học có thể "vượt trước" hoặc "thụt lùi" so với điều kiện vật   chất của thời đại đó. Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy   tâm là "sợi chỉ  đỏ" xuyên suốt toàn bộ  lịch sử  tư  tưởng triết học, tạo  thành động lực bên trong lớn nhất của sự  phát triển tư  tưởng triết học  nhân loại, là bản chất của toàn bộ lịch sử tư tưởng triết học. Sự  hình thành, phát triển của t ư  t ưở ng tri ết h ọc ph ụ  thu ộc vào   cuộc   đấu   tranh   giữa   hai   ph ương   pháp   nhận   thức   trong   l ịch   s ử   là   phươ ng pháp biện chứng và phươ ng pháp siêu hình . Lịch sử có nhiều  cách trả  lời khác nhau đối với vấn đề  tồn tại của các sự  vật, hiện  tượ ng trong thế gi ới xung quanh ta, nh ưng đều quy về  hai quan điểm   chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình. Sự  phát triển của lịch   sử  triết học cũng chính là sự  phát triển của trình độ  nhận thức, của   phươ ng pháp tư  duy nhân loại, thông qua cuộc đấu tranh giữa biện  chứng và siêu hình. Đây cũng là sự  đấu tranh giữa hai mặt đối lập,   tạo nên động lực bên trong của sự  phát triển tư  tưở ng triết học nhân   loại. Đấu tranh giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình gắn  liền với cuộc đấu tranh giữa hai th ế  gi ới quan  đối lập nhau là thế  giới quan duy v ật và thế giới quan duy tâm trong lịch sử tri ết h ọc. Quá trình hình thành, phát triển của tư  tưởng triết học nhân loại   phụ thuộc vào sự kế thừa các tư tưởng triết học trong tiến trình lịch sử.   Sự  phát triển của ý thức xã hội luôn mang tính kế  thừa và do vậy, với  tính cách là một hình thái ý thức xã hội, sự  phát triển của tư tưởng triết   học trong lịch sử cũng luôn mang tính kế thừa. Đây là quy luật giao lưu   tư  tưởng triết học theo chiều dọc của tiến trình lịch sử, là một phương   thức tái tạo tư tưởng để qua đó, triết học không ngừng phát triển. Triết   17 học của mỗi thời đại lịch sử  bao giờ  cũng dựa vào tài liệu lịch sử  của  triết học các thời đại trước, lấy đó làm tiền đề, điểm xuất phát cho hệ  thống triết học của mình. Tuy vậy, bao giờ nó cũng được chọn lọc, bổ  sung và phát triển phù hợp với điều kiện lịch sử  mới. Đây chính là sự  phủ định biện chứng, bao gồm duy trì những giá trị  tiềm thế và cải tạo   có phê phán những thành tựu tư tưởng có giá trị. Nghĩa là, quá trình phát  triển của các trường phái, môn phái và hệ  thống triết học trong lịch sử  luôn có sự kế thừa biện chứng. Sự  hình thành, phát triển của tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự   liên hệ,  ảnh hưởng, kế  thừa, kết hợp giữa các học thuyết triết học   trong mối quan hệ  dân tộc và quốc tế.  Tư  tưởng triết học nhân loại  không phải là tổng số  đơn thuần của các hệ  thống triết học hình thành  trong lịch sử  và cũng không phải các trường phái, hệ  thống triết học  ở  từng nước, từng khu vực tồn tại tách rời, độc lập với nhau. Những học   thuyết triết học phát sinh và phát triển  ở  mỗi nước, mỗi khu vực bằng   các phương thức khác nhau, đều có mối quan hệ nhất định; vừa chịu ảnh   hưởng, vừa tác động trở  lại những học thuyết triết học  ở các nước và  khu vực khác. Đây chính là tính quy luật về sự giao lưu cùng loại, cùng  thời đại lịch sử của các tư tưởng triết học khác nhau ở  các vùng, miền,   các quốc gia, dân tộc khác nhau. Sự  phát triển đó là kết quả  của sự  thống nhất, liên hệ  và tác động lẫn nhau giữa các tư  tưởng triết học   trong mối quan hệ dân tộc và quốc tế. Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào   mối quan hệ với các hình thái tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức,   tôn giáo, nghệ thuật... Đây là tính quy luật về sự giao lưu khác loại, giao   lưu giữa hình thái ý thức triết học với các hình thái ý thức xã hội khác.  18 Đây là biểu hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, trong đó các  hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ, tác động lẫn nhau. Các hình thái  của ý thức xã hội, như  chính trị; pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ  thuật, v.v. luôn ảnh hưởng đến nội dung của tư tưởng triết học.  Song, trong nhiều trường hợp, hệ tư tưởng triết học lại trở thành cơ  sở lý luận của hệ tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo nghệ  thuật. Nhờ sự giao lưu đồng loại và khác loại mà một dân tộc có trình độ  phát triển kinh tế không cao, nhưng vẫn có thể có trình độ phát triển triết  học vượt xa các dân tộc khác. b) Sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông Quan niệm triết học phương Đông: Triết học phương Đông là quan  niệm của các triết gia phương Tây nhằm chỉ  một khu vực chậm phát  triển, không có triết học nên là đối tượng cần phải “khai hoá”, truyền  cái văn hoá, triết học phương Tây “văn minh” vào khu vực này. Đây cũng   là sự  “giáo đầu” để  hợp lý hoá các chủ  trương về chính trị  trước khi đi  xâm lược, mở rộng vùng thuộc địa của một số nước phương Tây.  Các triết gia phương Tây cho rằng,  ở  phương Đông không có các  học thuyết nghiên cứu về  “bản thể  luận, vũ trụ  luận, tri thức luận và   nhận thức luận”; do đó, ở phương Đông không có triết học, hoặc nếu có  thì đó cũng chỉ  là thứ  triết lý, không có hệ  thống, không có cơ  sở  khoa   học.  Quan niệm như trên là không đúng, không có cơ sở khoa học. Thực   ra, từ  điều kiện lịch sử, mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của tư  duy, lý luận, từ rất sớm,  ở phương Đông đã tồn tại và phát triển những  nền triết học tiêu biểu như  Ai Cập, Lưỡng Hà ­ Babilon, Ấn Độ, Trung  Quốc; khi mà vào thời điểm đó, ở phương Tây, chưa có bút tích, dấu vết   19 gì về văn hoá. Nghiên cứu lịch sử triết học của các nước phương Đông,  chúng ta hiểu rõ nhận định này.  ­ Một số đặc điểm chung của triết học phương Đông Các mầm mống tư tưởng triết học  ở các nước phương Đông xuất   hiện từ  rất sớm, vào khoảng thiên niên kỷ  thứ  ba trước công nguyên,  trong các nền văn minh nông nghiệp như  Ai Cập, Lưỡng Hà ­ Babilon,  Ấn Độ, Trung Quốc.    Ngay từ  khi mới xuất hiện và trong suốt thời kỳ  Cổ, Trung đại,  triết học phương Đông đều lấy con người và các vấn đề liên quan đến   con người làm đối tượng nghiên cứu, chẳng hạn: Triết học Trung Quốc   đi sâu nghiên cứu các vấn đề  chính trị, xã hội, đạo đức và luân lý; triết  học Ấn Độ đi sâu nghiên cứu các vấn đê tôn giáo và tâm linh.   Thế  giới quan bao trùm của triết học phương Đông là duy tâm,  cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có diễn ra,  song không cân sức.Trong cuộc đấu tranh đó, chủ  nghĩa duy vật chỉ  là  yếu tố chống lại cả một hệ thống là chủ nghĩa duy tâm. Đó là điều giải   thích tại sao khoa học, kỹ thuật ra đời từ rất sớm ở phương Đông, song   lại không thể phát triển và phát huy tác dụng trong đời sống xã hội. Sự  phân chia niên đại, thời kỳ  của triết học phương Đông thường  theo các triều đại phong kiến là phù hợp với sự tồn tại, phát triển và suy  tàn của các triều đại vua chúa; vì vậy, rất khó phân chia niên đại, thời kỳ  của triết học phương Đông theo các hình thái kinh tế  ­ xã hội như   ở  phương Tây. Bởi vì,  ở  phương Đông, trong suốt thời gian tồn tại, phát  triển, đã không diễn ra cuộc cách mạng xã hội nào (tính đến cuộc cách  mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc) mà chỉ có sự  thay đổi các triều   đại phong kiến. Do đó, các đời sau, đều lấy học thuyết của đời trước   20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan