Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Giáo trình luật dân sự 2...

Tài liệu Giáo trình luật dân sự 2

.PDF
40
8382
142

Mô tả:

giáo trình luật dân sự 2
Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Phần Mở Đầu Trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của trường đại học Cần thơ, dân sự là một mảng nội dung khá lớn, cung cấp nguồn kiến thức thực tiễn, sát với cuộc sống hàng ngày như môn Dân sự 1, Dân sự 2, Luật hợp đồng thông dụng, môn pháp luật về thừa kế, luật trách nhiệm dân sự,...Trong đó, môn Dân sự 2 là môn học rất cần thiết cho sinh viên. Môn học này giới thiệu về nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật, đồng thời hướng dẫn sinh viên nghiên cứu về các giao dịch dân sự, sự kiện pháp lý theo quy định của luật, kết hợp so sánh với thực tế. Đây là môn căn bản, nền tảng trong chương trình đào tạo cử nhân. Cùng với quá trình đổi mới của Bộ luật dân sự 2005, môn luật Dân sự 2 đã cố gắng hướng dẫn sinh viên nắm bắt những vấn đề thật cần thiết trong đời sống xã hội cũng như làm rõ hơn những quy định của luật Dân sự Việt nam 2005 về các vấn đề cơ bản nhất. Nhằm giúp sinh viên Luật nói chung và sinh viên được đào tạo từ xa học tập cũng như nghiên cứu về các quy định pháp lý của luật Việt nam, quyển tài liệu hướng dẫn được viết trên cơ sở của Giáo trình Dân sự (tập 1- quyển2) của Ts.Nguyễn Ngọc Điện, đồng thời kết hợp với Bộ luật Dân sự 2005 và một số văn bản quy định có liên quan về vấn đề Nghĩa vụ pháp lý trong luật dân sự Việt nam. Hy vọng rằng với tài liệu hướng dẫn này sẽ đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu về học tập và nghiên cứu luật dân sự Việt nam trong chương trình đào tạo từ xa cho sinh viên luật. Tác giả biên soạn Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Giới thiệu khái quát Mục tiêu môn học: Môn Luật Dân sự 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ theo quy định của Luật Dân sự Việt nam 2005 cùng với các quy định khác của luật. Là môn học nền tảng cung cấp những kiến thức cần thiết cho sinh viên để nghiên cứu các học phần chuyên ngành tiếp theo như: Bảo đảm nghĩa vụ, Luật kinh tế (hợp đồng), Thừa kế…Đồng thời, môn học còn phục vụ cho việc nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Yêu cầu môn học: Với mục tiêu trên, trong môn Dân sự 2 khi học tập sinh viên cần nắm vững một số khái niệm: nghĩa vụ, giao dịch dân sự, sự kiện pháp lý, hành vi dân sự pháp lý đơn phương… Đây là môn học giới thiệu tổng thể các trường hợp làm phát sinh nghĩa vụ của một hoặc hai bên trong đời sống xã hội. Cho nên phần cốt lõi của học phần chính là sinh viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nhất những quy định về hợp đồng dân sự, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch đó, cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ thể nhưng theo luật (Thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật…) Ngoài những kiến thức căn bản đó, môn học đòi hỏi sinh viên phải biết xem xét các quy định của pháp luật theo đúng ý chí của các nhà làm luật, phải liên hệ với thực tế, so sánh, đối chiếu những gì đã học với thực tiễn. Vì vậy môn học này không những giúp các bạn sinh viên học kiến thức về luật đơn thuần mà chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn, hỗ trợ cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Kết cấu môn học: Bài 1: Tổng quan về nghĩa vụ Bài 2: Các căn cứ xác lập nghĩa vụ Phần 1: Giao dịch dân sự Mục 1: Hợp đồng Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Mục 2: Hành vi dân sự đơn phương Phần 2: Sự kiện pháp lý Mục 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Mục 2: Thực hiện công việc không có ủy quyền Mục 3: Nghĩa vụ do luật tạo ra trong một số trường hợp đặc thù Bài 3: Chế độ chung về nghĩa vụ Phần 1: Thực hiện nghĩa vụ Mục 1: Các nguyên tắc chung về thực hiện nghĩa vụ Mục 2: Bắt buộc thực hiện nghĩa vụ Phần 2: Lưu thông nghĩa vụ Mục 1: Thay đổi người có quyền yêu cầu Mục 2: Thay đổi người có nghĩa vụ Phần 3: Chấm dứt nghĩa vụ Mục 1: Các trường hợp đặc biệt Mục 2: Các trường hợp chấm dứt theo quy định của luật Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 3 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Nội Dung Bài 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA VỤ ****** 1. Khái niệm * Ðịnh nghĩa. Theo BLDS Ðiều 280, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Như vậy, nếu so với điều 285, BLDS 1995 thì các bạn thấy có sự khác nhau không? Và nếu có thì khác nhau như thế nào? Điều luật nào cụ thể hơn?Tại sao? * Quan hệ nghĩa vụ Quan hệ nghĩa vụ gồm có ba yếu tố: Chủ thể có (người có quyền), chủ thể nợ (người có nghĩa vụ) và đối tượng của nghĩa vụ (nội dung sự đáp ứng của chủ thể nợ đối với chủ thể có) Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán giữa A và B A Bán tài sản B Vậy, trong đó; A, B vừa là chủ thể có; A, B vừa là chủ thể nợ A có nghĩa vụ giao tài sản B có nghĩa vụ giao tiền A có quyền nhận tiền B có quyền nhận tài sản Nghĩa vụ có tính pháp lý và nghĩa vụ không có tính pháp lý. Gọi là có tính pháp lý, một nghĩa vụ được xác lập trên cơ sở pháp luật. Nghĩa vụ pháp lý, trước hết, có đối tượng do luật định nghĩa, gọi là đối tượng pháp lý: trả một số tiền, giữ lòng chung thủy trong quan hệ vợ chồng,... Các nghĩa vụ không có tính pháp lý không có Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 4 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 đối tượng pháp lý: mỗi người đều có nghĩa vụ giúp đỡ người nghèo, nhưng luật không định nghĩa đối tượng của nghĩa vụ giúp đỡ đó. Nghĩa vụ dân sự và nghĩa vụ tự nhiên. Cả nghĩa vụ dân sự và nghĩa vụ tự nhiên đều là nghĩa vụ có tính pháp lý. Nhưng nghĩa vụ dân sự còn có tính bắt buộc, nghĩa là nếu không được thực hiện một cách tự giác, thì có thể được cưỡng chế để thực hiện; nghĩa vụ tự nhiên chỉ được bảo đảm thực hiện bằng sự động viên của Nhà nước đối với ý thức tự giác của người có nghĩa vụ. 2. Phân loại nghĩa vụ Nghĩa vụ có thể được phân loại theo nhiều cách. Nếu dựa vào đặc điểm của đối tượng, ta còn có nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc và nghĩa vụ chuyển giao một quyền (chủ yếu là chuyển giao quyền sở hữu), như đã nói ở trên. Dưới đây là một vài cách phân loại thông dụng khác. - Nghĩa vụ trong hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng. - Nghĩa vụ theo luật và nghĩa vụ theo ý chí. - Nghĩa vụ phương tiện và nghĩa vụ kết quả. Bài 2 CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ Phần 1: GIAO DỊCH DÂN SỰ Mục 1. Hợp đồng I. Khái niệm hợp đồng 1. Định nghĩa( Điều 388 BLDS 2005 ) Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Theo định nghĩa Điều 388,BLDS2005, hãy cho biết: Tất cả hợp đồng đều là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Đúng/Sai?tại sao? Tất cả sự thỏa thuận đều là hợp đồng. Đúng/Sai?Tại sao? Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Sự gặp gỡ của ý chí và hiệu lực tương đối của hợp đồng. Hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung: các bên giao kết thống nhất ý chí về việc ràng buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằng thái độ xử sự của một bên nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực ràng buộc đối với các bên giao kết và không tạo ra bất kỳ một nghĩa vụ nào đối với người thứ ba. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Hợp đồng trong luật Việt Nam làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, tức là nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của bộ máy Nhà nước, chứ không phải là nghĩa vụ tự nhiên, đạo đức hay nghĩa vụ của lòng nhân ái, của tâm hồn cao thượng. 2. Phân loại - Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. - Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù. - Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức và hợp đồng thực tại. - Hợp đồng thương lượng, hợp đồng theo mẫu. - Hợp đồng cá nhân và hợp đồng tập thể. …….. II. Giao kết hợp đồng A. Năng lực giao kết Năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Luật hiện hành nói rằng các giao dịch dân sự phải do người có năng lực hành vi xác lập, thì mới có giá trị (BLDS Ðiều 122 khoản 1). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố nào?Người không có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi theo quy định của pháp luật họ có quyền giao kết hợp đồng không? Vì sao? B. Sự ưng thuận của bên giao kết 1. Vai trò của ý chí Tính độc lập của ý chí. Học thuyết về tính độc lập của ý chí được thiết lập trong triết học luật. Tư tưởng chủ đạo là: ý chí của con người là luật; con người chỉ bị ràng buộc vào một nghĩa vụ bởi ý chí của mình, một cách trực tiếp trong quan hệ hợp đồng (ý chí đặc thù) hoặc một cách gián tiếp một khi nghĩa vụ do luật áp đặt (ý chí chung được suy đoán). Cũng vì ý chí tạo ra nghĩa vụ mà hợp đồng phải được tự do Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 6 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 giao kết. Cá nhân có quyền tự do quyết định giao kết hoặc không giao kết hợp đồng; có quyền tự do quyết định hình thức và nội dung của hợp đồng. Tính độc lập của ý chí thể hiện trong nội dung của hợp đồng. Chủ thể của quan hệ pháp luật có quyền tự do giao kết hoặc không giao kết hợp đồng. Quy tắc này được thừa nhận tại BLDS Ðiều 389 khoản 1. Một trong những nội dung của sự tự do giao kết là sự tự do xác định nội dung của hợp đồng: các bên có quyền thỏa thuận về loại hình, đối tượng, điều kiện giao dịch, thời gian, địa điểm giao dịch, trách nhiệm của mỗi bên,... Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó (Ðiều 409 khoản 1). Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng. Trên nguyên tắc, sự ưng thuận, chứ không phải hình thức, là điều kiện chủ yếu để hợp đồng có giá trị. Một khi cần ràng buộc sự giao kết hợp đồng vào những điều kiện nào đó về hình thức, luật phải có những quy định cụ thể. Vai trò của ý chí thể hiện trong việc giao kết hợp đồng mang tính tương đối?Tại sao? 2. Sự bày tỏ ý chí - Bày tỏ ý chí rõ ràng. Gọi là được bày tỏ một cách rõ ràng ý chí được bộc lộ cho người khác. Việc bộc lộ ý chí có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng chữ viết. Cũng có trường hợp ý chí được bộc lộ bằng những cử chỉ mà ý nghĩa được xác định trước bằng các quy ước xã hội Ví dụ: leo lên xe buýt ở một trạm dừng là hình thức bộc lộ mong muốn giao kết hợp đồng vận chuyển; lấy một món hàng bày trên kệ hàng của một siêu thị và đi đến quầy tính tiền là hình thức bộc lộ mong muốn giao kết hợp đồng mua bán). - Bày tỏ ý chí mặc nhiên. Ý chí coi như được bày tỏ một cách mặc nhiên trong trường hợp người bày tỏ ý chí không bộc lộ ý chí một cách rõ ràng mà chỉ có một thái độ cho thấy mong muốn của mình. Thái độ đó không phải là sự tuyên bố ý chí cho người khác biết mà chỉ là sự biểu hiện của ý chí đó. Ví dụ: sau khi nhận được giấy uỷ quyền, người được uỷ quyền thực hiện các công việc được giao theo hợp đồng uỷ quyền mà không tuyên bố rõ việc chấp nhận của mình đối với sự uỷ quyền đó. Khi só sự im lặng tức là thể hiện sự chấp nhận giao kết hợp đồng. Đúng/Sai?Tại sao? Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 7 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 3. Sự ưng thuận không hoàn hảo 3.1. Sự nhầm lẫn a. Khái niệm (Điều 131 BLDS 2005) b. Điều kiện xác lập tình trạng nhầm lẫn Giao kết hợp đồng do nhầm lẫn. Người giao kết chỉ có thể phản ứng với tư cách người bị nhầm lẫn, một khi chính sự nhầm lẫn đó đã có ảnh hưởng quyết định đối với sự ưng thuận của mình. “Khi một bên do nhầm lẫn.... mà xác lập giao dịch...”. Ví dụ: Một người muốn trang trí phòng khách của mình bằng một bức tranh nào đó thuộc trường phái ấn tượng; được giới thiệu rằng bức tranh muốn mua là của họa sĩ ấn tượng X, người này chấp nhận mua; ít lâu sau, có người phát hiện rằng bức tranh đó là của họa sĩ ấn tượng Y; người mua không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán vô hiệu, bởi sự nhầm lẫn không ảnh hưởng đến ý chí của người này lúc giao kết hợp đồng: người này quan tâm đến việc tìm kiếm một bức tranh ấn tượng, không phải chỉ quan tâm riêng đến tranh ấn tượng của họa sĩ X. Bằng chứng của sự nhầm lẫn. Một cách hợp lý, người cho rằng mình đã nhầm lẫn phải chứng minh sự nhầm lẫn đó. Việc chứng minh có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện nào được thừa nhận trong luật chung về chứng cứ (văn bản, lời khai, lời thú nhận, người làm chứng, đối chất,...). Người nhầm lẫn phải chứng minh không chỉ việc nhầm lẫn mà còn cả tính chất quyết định của sự nhầm lẫn đối với sự ưng thuận của mình trong việc giao kết hợp đồng. c. Hệ quả của sự nhầm lẫn Theo quy định của luật, bên bị nhầm lẫn được quyền yêu cầu bên kia thực hiện sử đổi nội dung theo đúng ý chi mà các bên giao kết; nếu bên được đề nghị không thực hiện thì bên bị nhầm lẫn được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dich dân sự vô hiệu. Cũng có trường hợp cả hai bên đều nhầm, nhưng việc sửa đối nội dung hợp đồng cũng không khả thi. Ví dụ, A tặng cho B một tài sản vì lầm tưởng rằng B đã cứu mạng mình; thực ra, B cũng đã có cứu mạng một người khác và khi nhận quà tặng của A, nhầm tưởng rằng A chính là người khác đó. Nếu mọi việc sau này trở nên rõ ràng đối với cả hai, thì, suy cho cùng, chẳng có bên nào có lợi ích để sửa đổi nội dung hợp đồng. Vô hiệu do nhầm lẫn. Người có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu phải là người nhầm lẫn. Thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày xác lập giao dịch (BLDS Điều 136 khoản 1). Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 8 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Việc nhầm lẫn phải xảy ra trước/trong/sau khi giao kết hợp đồng?Tại sao? 3.2. Sự lừa dối a. Khái niệm Ðịnh nghĩa. Theo BLDS Ðiều 132 BLDS 2005 b. Ðiều kiện của sự lừa dối - Người lừa dối không nhất thiết phải là bên kết ước. Lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba.... Luật Việt Nam đã xây dựng khái niệm lừa dối của người thứ ba. - Người kết ước không trung thực. Việc lừa dối của người kết ước được ghi nhận, một khi người này có hành vi lừa dối chủ động (cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng tài liệu giả, nói dối) - Ý định lừa dối. Người lừa dối phải thực hiện hành vi lừa dối một cách cố ý, nghĩa là thực hiện hành vi lừa dối một cách có ý thức với mong muốn có được sự chấp nhận giao kết hợp đồng của người bị lừa dối - Sự lừa dối phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận. c. Hệ quả của sự lừa dối Vô hiệu do lừa dối. Sự lừa dối chịu những biện pháp chế tài khá nghiêm khắc trong luật Việt Nam: người bị lừa dối có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Ðiều 132), có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Ðiều 137 khoản 2); tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức của người lừa dối bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật (Ðiều 137 khoản 2). Nếu hành vi lừa dối cấu thành tội phạm, thì người lừa dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3.3. Sự đe dọa a. Khái niệm Theo BLDS Ðiều 132 BLDS 2005, đe dọa trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích. Luật dùng từ “thực hiện”, nhưng ta có thể nghĩ đến việc “xác lập”: một giao dịch xác lập không phải dưới sự đe dọa không thể bị tuyên bố vô hiệu vì lý do người xác lập bị đe dọa phải thực hiện. Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 9 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Ví dụ: một hợp đồng mua bán tài sản được giao kết một cách tự nguyện; người mua trì hoãn việc trả tiền; người bán dọa sẽ giết người mua, nếu người sau này không trả tiền; người bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người, nhưng người mua không thể xin tuyên bố hợp đồng mua bán vô hiệu vì lý do có sự đe dọa của người bán nhằm đốc thúc người mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Người mua cũng không thể xin miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền do đã bị đe doạ (một cách không chính đáng) b. Ðiều kiện của sự đe dọa Người đe doạ. Luật nói rằng “Ðe dọa... là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba”(điểm khác so với BLDS 1995).Ta có thể thấy rằng đe dọa có thể là hành vi của bất kỳ người nào, không nhất thiết là hành vi của người kết ước với người bị đe dọa. Phải chấp nhận giải pháp vừa nêu, nếu không người bị đe dọa sẽ không được bảo vệ, một khi sự đe dọa xuất phát từ một người thứ ba mà không phải là người kết ước. Ví dụ: người chồng vay nợ, Ngân hàng yêu cầu có người bảo lãnh; người chồng buộc người vợ đứng ra bảo lãnh cho mình, người vợ không muốn nhưng không dám phản đối, do bị đe dọa; hợp đồng bảo lãnh được giao kết giữa người vợ và Ngân hàng trong đó, người bảo lãnh đã giao kết dưới sự bảo lãnh mà người bảo lãnh không biết. Người bảo lãnh trong ví dụ đó phải có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tính chất của sự đe doạ. Sự đe dọa phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận (miễn cưỡng) của người bị đe dọa, nghĩa là người bị đe dọa chấp nhận giao kết chỉ vì bị đe dọa. Người bị đe doạ. Hành vi đe dọa có thể được thực hiện đối với chính người giao kết hoặc đối với những người thân thích của người này. “Thân thích” hàm nghĩa rằng giữa những người có liên quan có mối quan hệ gia đình: hôn nhân, thân thuộc do huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Ðối tượng của hành vi đe doạ có thể là con người (đe doạ dùng vũ lực để gây thương tích, đe doạ công bố các thông tin về đời tư,…) hoặc tài sản (đe doạ đốt nhà, huỷ hoại cây cối, mùa màng,…). c. Hệ quả của sự đe dọa. Xem điều 132 BLDS 2005 Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do có sự đe doạ cũng là 2 năm từ ngày xác lập giao dịch (BLDS Điều 136 khoản 1). Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 10 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Nếu một người nói rằng việc giao kết hợp đồng vì đảm bảo an toàn tính mạng của anh trai mình. Như vậy giao dịch đó có được xem là bị đe dọa hay không?Tại sao? 4. Trao đổi ý chí 4.1. Ðề nghị giao kết hợp đồng a. Khái niệm. Ðề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một người về việc mong muốn giao kết hợp đồng với một người khác trên một đối tượng và trong những điều kiện đã được người đề nghị xác định rõ. Ðề nghị có thể được gửi đến một người đối tác xác định hoặc không xác định (đề nghị với công chúng). Đề nghị giao kết hợp đồng khác với đề nghị thương lượng như thế nào?nêu ví dụ. b. Hình thức đề nghị (Điều 124 BLDS 2005) tuơng tự như hình thức của hợp đồng dân sự. c. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng. Ðề nghị giao kết hợp đồng sẽ trở thành hợp đồng một khi người được đề nghị chấp nhận giao kết theo các điều kiện được đưa ra trong đề nghị đó. *Ðề nghị giao kết hợp đồng phải chắc chắn. * Ðề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng và đầy đủ d. Hiệu lực: - Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực ( Điều 391 BLDS 2005) + Ghi rõ trong lời đề nghị + Nếu không ghi rõ, thì hiệu lực phát sinh khi bên được đề nghị nhận được lời đề nghị đó. - Thay đổi, rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng.(Điều 392 BLDS 2005) - Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. (Điều 393 BLDS 2005) 4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng a. Khái niệm. Điều 396 BLDS 2005 Sự im lặng. Sự im lặng cũng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận ( diễn dịch BLDS Ðiều 404 khoản 2). Cần lưu ý câu chữ của luật: “nếu có thỏa thuận...”. Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 11 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Chấp nhận không điều kiện. Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải không kèm theo một điều kiện nào do người được đề nghị đưa ra. Trong trường hợp ngược lại, ta có một đề nghị mới về phía người được đề nghị. Đề nghị mới trước hết mang ý nghĩa của một lời từ chối đối với đề nghị cũ và, do đó, theo BLDS Điều 394 khoản 1, có tác dụng làm mất hiệu lực của đề nghị cũ (trong trường hợp đề nghị cũ chưa hết thời hạn hiệu lực do người đề nghị cũ ấn định). Chấp nhận tự nguyện. Việc chấp nhận đề nghị phải hoàn toàn tự nguyện. Chấp nhận toàn bộ và chấp nhận một phần. Trên nguyên tắc, đề nghị giao kết hợp đồng phải được chấp nhận toàn bộ. Nếu người được đề nghị chỉ chấp nhận một phần đề nghị, thì sự chấp nhận đó có giá trị như một lời đề nghị khác. b. Hệ quả của việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Ðiều 397 khoản 1) ****Diễn đạt và trao đổi ý chí một cách gián tiếp: đại diện 1. Khái niệm: Điều 139 khoản 1 BLDS 2005 2. Ðiều kiện của việc đại diện. Ðể hợp đồng được giao kết một cách có giá trị thông qua vai trò của người đại diện, thì người này phải có quyền đại diện và phải bày tỏ ý chí giao kết với tư cách người đại diện. Quyền đại diện. Quyền đại diện có thể do luật xác định, như trong hầu hết trường hợp đại diện theo luật: quyền của người giám hộ đại diện cho người được giám hộ; quyền của cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên. Có khi quyền đại diện do luật thiết lập nhưng nội dung quyền này lại do tòa án xác định, như trường hợp quyền của người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Quyền đại diện theo ủy quyền phải phát sinh từ một hợp đồng ủy quyền được giao kết phù hợp với pháp luật. Phạm vi đại diện ( Điều 144, 245, 146 BLDS 2005) Ý chí đại diện. Người đại diện phải bày tỏ ý chí về việc giao kết hợp đồng với tư cách người đại diện, nghĩa là người bày tỏ ý chí thay cho một người khác và dưới danh nghĩa của người sau này. Không làm việc đó, người bày tỏ ý chí được coi như giao kết dưới danh nghĩa của chính mình. 3. Hiệu lực của việc đại diện - Nếu việc thực hiện của người đại diện trong phạm vi đại diện: ràng buộc nghĩa vụ đối với người được đại diện. - Nếu việc thực hiện của người đại diện ngoài phạm vi đại diện: không ràng buộc nghĩa vụ đối với người được đại diện(trừ 1số trường hợp) Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Người đại diện vượt quá phạm vi đại diện trong việc ký kết hợp đồng, như vậy giao dịch đó có giá trị hay không?tại sao? 5. Sự trung thực trong giao kết hợp đồng 5.1 Khái niệm: Điều 129 BLDS 2005 Hợp đồng giả tạo là sự thỏa thuận của các bên giao kết về việc che giấu ý chí thực của các bên bằng một hợp đồng được giao kết nhưng không được thực hiện. - Hợp đồng khống - Hợp đồng che giấu - Hợp đồng giấu mặt 5.2 Hiệu lực: Giao dịch giả tạo sẽ bị vô hiệu, còn giao dịch che giấu vẫn có giá trị III - Ðối tượng của hợp đồng Khái niệm. Ðối tượng của hợp đồng là nội dung của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hay, đúng hơn, là sự đáp ứng của người giao kết đối với người cùng giao kết trong khuôn khổ thực hiện hợp đồng. 1. Chuyển giao một quyền Ðối tượng của quyền có thể là một vật hữu hình (nhà, xe,...) hoặc một vật vô hình (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,...) hoặc một số tiền. a. Vật Dù hữu hình hay vô hình, vật phải tồn tại, định giá được bằng tiền, lưu thông được, xác định được (BLDS Ðiều 181). * Vật phải tồn tại. Ví dụ: hợp đồng chế biến sản phẩm theo đơn đặt hàng, hợp đồng sáng tác, hợp đồng mua bán mùa màng chưa thu hoạch,... * Vật phải lưu thông được. Có những vật bị cấm lưu thông một cách tuyệt đối trong luật Việt Nam: đất đai, tài sản công, con người; có những vật chỉ được lưu thông trong những trường hợp được luật dự liệu: mua bán chất ma túy như dược liệu giữa các cơ sở có thẩm quyền về y dược * Vật phải được xác định. Ví dụ: bán 2000 tấn gạo Nàng Hương loại I; tivi hiệu X đời Y. Tuy nhiên, vật không nhất thiết được xác định rõ ở thời điểm giao kết hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận như thế nào để vật xác định được ở thời điểm thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, bán tất cả trái chín vào ngày X tại vườn Y. * Vật phải thuộc về người chuyển giao. Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 13 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 b. Số tiền Khái niệm. Số tiền, được ấn định như là đối tượng của nghĩa vụ trả tiền, còn được gọi, trong ngôn ngữ thông dụng, là giá trị của hợp đồng. Ấn định số tiền. Giá trị của hợp đồng phải được xác định hoặc xác định được. 2. Làm hoặc không làm một việc Khái niệm. Công việc phải làm hoặc việc không làm một việc phải là điều có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm và không trái với đạo đức xã hội. 3. Chế tài - Trường hợp đối tượng của hợp đồng không hợp pháp, hợp đồng vô hiệu.(Điều 128 BLDS 2005) - Trường hợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được. Điều 411 BLDS 2005 III. Sự trung thực trong giao kết Hợp đồng giả tạo. Hợp đồng giả tạo là sự thỏa thuận của các bên giao kết về việc che giấu ý chí thực của các bên bằng một hợp đồng được giao kết nhưng không được thực hiện. Có ba loại hợp đồng giả tạo: - Hợp đồng khống: đơn giản, là hợp đồng không bao giờ được thực hiện, không phải để che giấu một hợp đồng khác, mà nhằm phục vụ cho một ý đồ không được bộc lộ của các bên giao kết. Ví dụ: để đối phó với yêu cầu kê biên của các chủ nợ, một người mắc nợ bán phần lớn tài sản của mình cho một người bạn và người mua không trả tiền cũng không bao giờ tự coi mình là chủ sở hữu các tài sản ấy. - Hợp đồng che giấu: là hợp đồng được giao kết nhằm che giấu một hợp đồng khác cũng được giao kết cùng một lúc. Ví dụ: giao kết việc mua bán để che giấu việc tặng cho; người mua vẫn nhận tài sản, nhưng không trả tiền mua hoặc chỉ trả một số tiền tượng trưng hoàn toàn không tương xứng với giá trị của tài sản mua. - Hợp đồng giấu mặt: là loại hợp đồng được giao kết thông qua vai trò của người khác. Ví dụ: một công chức cao cấp mua một doanh nghiệp tư nhân, nhưng người giao kết hợp đồng với tư cách người mua là anh ruột của công chức đó; người mua chỉ là một con rối, bởi việc mua bán do người bán và công chức đó thảo luận và quyết định. Ðộng cơ giao kết hợp đồng giả tạo có thể hợp pháp (như trong trường hợp tặng cho được che giấu thành mua bán để tránh kích động lòng ganh tị giữa những người thân Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 14 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 thuộc), có thể không hợp pháp (như trong trường hợp giao kết hợp đồng mua bán chỉ để tẩu tán tài sản). Giá trị của hợp đồng giả tạo. Theo Ðiều 129 BLDS, khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác, thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có giá trị, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của BLDS. IV. Hình thức của hợp đồng 1.Khái niệm - Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theo một cách nào đó. Trên nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn cách bộc lộ ý chí của mình. Theo BLDS Điều 401 khoản 1, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Xem thêm điều 134, 122 BLDS 2005 2. Một số quy định đặc biệt 2.1 Về hình thức Hợp đồng trọng thức. Gọi là trọng thức một hợp đồng chỉ có thể có giá trị một khi được lập theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức viết, tức là dùng ngôn ngữ viết để mô tả nội dung thoả thuận). Hợp đồng thực tại. Một số hợp đồng, như đã biết, được giao kết bằng cách chuyển giao vật mà các bên quan tâm. Việc chuyển giao đó cũng được coi như một điều kiện về hình thức của hợp đồng: không có hình thức đó, sự thoả thuận đơn thuần giữa hai bên không có hiệu lực ràng buộc. Ví dụ điển hình của loại hợp đồng thực tại là hợp đồng cho mượn tài sản: nếu chỉ có thoả thuận về việc cho mượn mà không có việc chuyển giao tài sản từ người cho mượn sang người mượn, thì hợp đồng chưa hình thành. 2.2 Về thủ tục - Đăng ký. Đối với một số tài sản có giá trị cao, Nhà nước tổ chức hệ thống đăng ký để đặt cơ sở cho việc xác định lại lịch của người có quyền, đặc biệt là quyền sở hữu. - Xin phép cơ quan có thẩm quyền. Có trường hợp do tính chất quan trọng của tài sản giao dịch hoặc của bản thân giao dịch đối với kinh tế quốc dân hoặc đối với trật tự công cộng, người làm luật đặt các giao dịch ấy dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước thông qua một hệ thống các quy tắc về kiểm tra, xem xét và cho phép của cơquan Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 15 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ điển hình là các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong luật Việt Nam hiện hành. 3. Chế tài - Hình thức là điều kiện để hợp đồng phát sinh hiệu lực. Điều 134 BLDS 2005 - Hình thức là điều kiện chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Điều 528 BLDS 2005 - Hình thức là điều kiện công bố hợp đồng … V. Hợp đồng vô hiệu 1. Khái niệm Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng bị thủ tiêu về mặt pháp lý, xem như chưa bao giờ được xác lập, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập (BLDS Điều 137 khoản 1). Xem thêm điều 127 BLDS 2005 2.Các trường hợp khác của hợp đồng không có hiệu lực. Hợp đồng có thể không có hiệu lực trong những trường hợp đặc thù khác, dù không bị tuyên bố vô hiệu. - Hợp đồng bị huỷ bỏ. Hợp đồng bị huỷ bỏ là hợp đồng có giá trị ở thời điểm giao kết, nhưng trở nên mất hiệu lực do có một sự kiện xảy ra sau đó. Ví dụ điển hình là hợp đồng được giao kết với điều kiện huỷ bỏ. - Hợp đồng mất hiệu lực. Hợp đồng mất hiệu lực là hợp đồng được giao kết một cách hữu hiệu, nhưng trong lúc đang được thực hiện thì lại mất một yếu tố cơ bản và do đó không thể được thực hiện đến cùng hoặc thậm chí hoàn toàn không thể thực hiện được. - Hợp đồng vô hiệu cục bộ. Gọi là vô hiệu cục bộ, hợp đồng vô hiệu đối với người này, nhưng vẫn có giá trị đối với người khác. Ví dụ điển hình là hợp đồng cầm cố có đối tượng là một tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu: không đăng ký, hợp đồng cầm cố không có giá trị đối với người thứ ba, nhưng vẫn có giá trị đối với hai bên giao kết. Phân biệt hợp đồng vô hiệu, hợp đồng bị mất hiệu lực, hợp đồng bị hủy bỏ? Chú ý vào các đặc điểm của từng dạng hợp đồng. 3. Quyền khởi kiện * Người có quyền khởi kiện. Việc xác định người có quyền khởi kiện được thực hiện tuỳ theo sự vô hiệu của hợp đồng mang tính chất tương đối hay tuyệt đối. Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 16 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Vô hiệu tương đối. Nếu sự vô hiệu chỉ mang tính chất tương đối, thì quyền yêu cầu vô hiệu hoá hợp đồng chỉ được thừa nhận cho người nào có lợi ích được bảo vệ một cách trực tiếp bằng biện pháp đó. Trong một số trường hợp, người làm luật chỉ định rõ người có quyền kiện: đại diện của người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi (BLDS Điều 130); người bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe doạ (Điều 131 và 132);… Vô hiệu tuyệt đối. Nếu sự vô hiệu là tuyệt đối, thì bất kỳ người nào cũng có quyền kiện yêu cầu vô hiệu hoá hợp đồng. Ví dụ: Điều 129 BLDS 2005, là những trường hợp sẽ dẫn đến vô hiệu tuyệt đối. 4. Hệ quả của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu - Hợp đồng vô hiệu không tồn tại. Theo BLDS Ðiều 137, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên giao kết hợp đồng vô hiệu trở lại tình trạng như trước khi hợp đồng được giao kết: hợp đồng coi như không tồn tại. - Nghĩa vụ giao trả tài sản. Nếu hợp đồng vô hiệu đã được thực hiện và đã có tài sản được chuyển giao, một phần hoặc toàn bộ, thì các bên có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho nhau (Ðiều 137 khoản 2) (ví dụ: người mua trả lại tài sản mua, còn người bán trả lại số tiền mua). Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền (cùng điều luật). - Quyền lợi của người thứ ba. Điều 138 BLDS 2005 VI. Hiệu lực của hợp đồng 1. Giải thích hợp đồng Áp dụng lý thuyết về tính độc lập của ý chí. Ðiều 409 BLDS 2005 2. Hiệu lực bắt buộc của hợp đồng . Hợp đồng phải được thực hiện đúng và đầy đủ.. Một khi được giao kết đúng luật và phát sinh hiệu lực, hợp đồng phải được thực hiện theo các nguyên tắc được ghi nhận tại Ðiều 412 BLDS 2005 3. Hợp đồng dưới mắt người thứ ba a. Hiệu lực tương đối của hợp đồng Người có quyền và lợi ích liên quan: Nhắc lại rằng việc thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (BLDS Ðiều 412 khoản 3). b. Ngoại lệ đối với nguyên tắc về hiệu lực tương đối của hợp đồng Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 17 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Ðây là hợp đồng mà các bên giao kết đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó (BLDS Ðiều 406 khoản 5). Ðây cũng có thể là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ (hợp đồng đơn vụ), nhưng người hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó là người thứ ba chứ không phải người giao kết. Ví dụ: giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân mạng với điều kiện khi người được bảo hiểm chết, thì tiền bồi thường bảo hiểm được giao cho một người còn sống được chỉ định rõ… 4. Hiệu lực của hợp đồng trong thời gian Nguyên tắc không mang tính mệnh lệnh. Theo BLDS Ðiều 405, hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. 5. Hợp đồng có điều kiện Ðiều kiện hủy bỏ và điều kiện treo: Theo Ðiều 294 BLDS. Dù là điều kiện treo hay điều kiện huỷ bỏ, việc áp đặt điều kiện chỉ tỏ ra hợp lý một khi nội dung của điều kiện, tức là sự kiện được dự kiến sẽ phát sinh, phải là chuyện của tương lai, không chắc chắn, không tuỳ thuộc vào ý chí của bên có nghĩa vụ và nhất là không được trái pháp luật. Mục 2. Hành vi dân sự đơn phương 1. Khái niệm Là sự bày tỏ ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật, trong đó 1 chủ thể đáp ứng yêu cầu của 1 chủ thể khác, và như vậy nghĩa vụ phát sinh khi được ghi nhận dưới 1 hình thức nhất định, chỉ được thực hiện khi cam kết được chấp nhận. Có thể xem đó như là một cam kết đơn phương. Ví dụ: Con chó của A đi lạc, A đăng thông báo tìm lại con chó và sẽ hậu tạ cho ai tìm được. 2. Các trường hợp tổng quát - Người thụ hưởng cam kết không nhận cam kết Cam kết không có người thụ hưởng. Ví dụ như B tìm lại được con cho của A, nhưng B từ chối không nhận thưởng. - Người thị hưởng cam kết chấp nhận cam kết ( tương tự như quan hệ hợp đồng) - Người thụ hưởng cam kết chấp nhận cam kết trong điều kiện cam kết đã bị rút lại. Ví dụ: A rút lại lời hứa thưởng, B không biết, B đã tìm được chó của A. Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 18 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 3. Các trường hợp đặc thù Xem điều 590 593 BLDS 2005 4. Các điều kiện để cam kết đơn phương trở thành các căn cứ xác lập nghĩa vụ - Điều kiện chung của 1 giao dịch dân sự. Điều 122 BLDS 2005 - Điều kiện đặc thù: + Tính chắc chắn của cam kết. Tức là thể hiện trong lời cam kết đó là ý chí nghiêm túc, có cân nhắc, chứ không phải là lời nói đùa. + Tính có thời hạn: Bên đưa ra lời cam kết được quyền ấn định thời hạn, nếu không đưa ra thời hạn cụ thể thì sẽ dựa vào tập quán của địa phương, nếu vẫn chưa giải quyết được thì tòa án sẽ ấn định. Phần 2: SỰ KIỆN PHÁP LÝ Khái niệm: Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập nghĩa vụ, có tác dụng lập lại tình trạng tài sản của người có quyền yêu cầu hoặc bù đắp những tổn thất mà người này phải gánh chịu. Mục 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật 1. Khái niệm: Điều 599 BLDS 2005 Là một quan hệ nghĩa vụ theo đó một người có được tài sản không thuộc sở hữu của mình, làm gia tăng khối sản nghiệp mà trước đây họ không có hoặc tiết kiệm một khoản chi để giữ nguyên khối sản nghiệp của mình mà lẽ ra đã bị giảm sút. 2. Đặc điểm: - Giữa người được lợi và người bị thiệt hại không có sự thỏa thuận trước - Lợi ích tạo được không phải do sự chủ động của người được lợi mà hoàn toàn mang tính chất ngẫu nhiên.Chẳng hạn, Một người vào nhà người khác trộm tài sản thì đây là hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, chứ không phải là được lợi về tài sản; Một người vô tình nhặt được ví tiền, trong đó có một số giấy tờ và một số tiền, nếu người đó lấy tài sản trong chiếc ví thì đây là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và sẽ bị chế tài theo quy định của luật. Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 19 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 3. Điều kiện phát sinh: *Điều kiện vật chất: - Phải có người được lợi - Phải có người bị thiệt hại - Phải có mối quan hệ nhân quả giữa sự được lợi và sự thiệt hại. * Điều kiện pháp lý: phải có dấu hiệu không có căn cứ pháp luật. 4. Hậu quả pháp lý: Xem Điều 599, điều 600, điều 601, điều 602, điều 603 BLDS 2005 Người được lợi phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường… Mục 2: Thực hiện công việc không có ủy quyền 1. Khái niệm: Điều 594 BLDS 2005 Ví dụ: A có một ngôi nhà, trong thời gian A đi công tác vắng nhà, có một cơn bão đi qua, làm mái nhà của A bị hư hỏng nặng. B là hàng xóm, thấy vậy, B sang lợp lại mái nhà cho A. Như vậy: A là người có công việc được thực hiện. B là người thực hiện công việc không có sự ủy quyền. 2. Đặc điểm: - Người thực hiện công việc cho 1 người khác hoàn toàn tự nguyện thực hiện công việc đó. - Người có công việc được thực hiện không biết hoặc là biết mà không phản đối. - Việc thực hiện công việc không có ủy quyền hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện hoặc giúp cho họ tránh được những thiệt hại có thể phát sinh. 3. Điều kiện phát sinh: - Công việc được thực hiện phải là một giao dịch pháp lý hoặc giao dịch thực tế hợp pháp. - Người thực hiện công việc chủ động và tự nguyện. - Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan