Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới...

Tài liệu Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

.PDF
213
497
140

Mô tả:

LỊCH SỬ NHA NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THÊ GIỚI BAN CÒNG AN NHÂN DÂN GIÁO TRÌNH l ịc h sứ n h ầ n d Oc VÀ PHÁP LUẬT THẾGIỚI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Giáo trình LỊCH SỬNHÀ NDỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾGIỔI NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn C hủ biên PHẠM ĐIỀM và ThS. v ũ THỊ NGA T ập thê tác giả PHẠM ĐIỀM ThS. vữ THỊ NGA Các chương VII Chương VI PHẠM VIỆT HÀ Phần thứ nhất, các chương II, IV, V ThS. PHẠM THỊ QUÝ ThS. PHẠM THỊ THU HlỂN Chương I ThS. PHẠM THỊ QUÝ Chương III Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI G IỚ I THIỆU Nhà nước và pháp luật là lìiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, luôn biến động và có những thay đổi to lớn trong những năm gán đáy. Nhận thức về nhà nước và pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức của cán bộ vù nhân dân vê'xã hội, chính trị, văn hóa. Nhận thức dó qiúp cho việc tiếp cận và giải quyết một cách đúng dán các vấn đẽ thực tiễn về nhà nước và pháp luật. Mộl trong những nội dung quan trọng của khoa học vé nhà Iiước vù pháp luật lá Lịch sử nlià nước và pháp luật thế qiới. Món học này trình bày những vấn đê cơ bân \'ề lịch sử nhủ nước và pháp luật qua cức thời kì: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nglũa. Đê’ đáp ứng nhu cầu đào tạo, học tập và tìm hiểu vê' nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bán cuốn Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thê giới. Cuốn sách s ẽ là tài liệu bổ ích đối với các sinh viên luật được đào tạo dưới những hình thức khác nhau; các cún bộ làm công tác pháp lí, công tác quản lí cũng nlu( những ai muốn tìm hiểu một cách có hệ thống vé nhà nước và pháp luật. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN THỨNHẤT Sự TAN RÃ CỦA CÔNG XÃ NGUYÊN THUỶ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT I. TỔ CHỨC CỦA CÔNG XÃ NGUYÊN THUỶ Việc nghiên cứu tổ chức của công xã nguyên thuỷ góp phần lý giải nguồn gốc của nhà nước và pháp luật, đồng thời để hiểu rõ những tàn dư của nó trong xã hội có nhà nước. Trải qua hàng triệu năm sống thành bầy, về sau con người bước vào xã hội có tổ chức cao hơn, đó là công xã nguyên thuý (cách ngày nay khoáng 40.000 năm). Từ quan hệ tạp hôn, con cái chỉ biết mẹ, dần dẩn trong quan hệ hôn nhân diễn ra sự biến đổi quan trọng: những người cùng dòng máu mẹ không được kết hôn với nhau. Những người này hợp thành một cộng đồng gọi là thị tộc. Như vậy, thị tộc được hợp thành do quan hệ huyết thống, v ề kinh tế, thị tộc hình thành do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Thị tộc là hình thái xã hội cơ bản của công xã nguyên thuỷ, vì từ nó mà hợp thành các hình thái tổ chức khác (bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc). Thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: Thị tộc mẫu hệ (chế độ mẫu quyền) thị tộc phụ hệ. Trong thị tộc phụ hệ, chế độ hôn nhân một vợ một chổng được xác lập, mọi người trong thị tộc đều theo dòng 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn họ cha, và đó là chế độ phụ quyền. Thị tộc có ruộng đất, rừng rú, có tên gọi riêng, (theo tên cây cỏ, chim thú), có khu vực cư trú riêng. Việc quản lý điều hành hoạt động của thị tộc do tù trưởng và thủ lĩnh quân sự đảm đương. Những người này do các thành viên của thị tộc bầu ra. Một số thị tộc có quan hệ hôn nhân với nhau hợp thành một bào tộc. Bào tộc có vai trò quan trọng, như thực hiện các lễ nghi tôn giáo và hội hè, tổ chức lực lượng vũ trang bảo vệ bộ lạc... Một số bào tộc hợp thành một bộ lạc. Bộ lạc có tên gọi, noi ở, tiếng nói, phong tục tập quán, ruộng đất... riêng. Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng bộ lạc do hội nghị bộ lạc bầu ra. Tù trưởng bộ lạc có quyền giải quyết những cône việc cần kíp, không quan trọng giữa hai kỳ hội nghị bộ lạc và có quyền triệu tập hội nghị. Hội đồng bộ lạc bao gồm: tù trướng bộ lạc, các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của thị tộc. Đến thời kỳ thị tộc phụ hệ, quản lý công việc của thị tộc là một trướng lão có tông tộc cổ nhất trong thị tộc. Nên hội đồng bộ lạc còn được gọi là: hội đồng Irưởng lão. Hội đồng bộ lạc có quyền tháo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của bộ lạc như tuyên chiến, đình chiến, cử sứ giả của bộ lạc mình hoặc tiếp sứ giả cùa bộ lạc khác, chia chiến lợi phẩm V .V .. Dần dần, một số bộ lạc liên kết với nhau, tạo thành liên minh bộ lạc. Hội đồng liên minh bộ lạc gốm những tù trướng của các bộ lạc và các thị tộc. Hội đồng thảo luận và quyết nghị những công việc của liên minh theo phương thức dân chủ. Mọi quyết nghị phải được sự nhất trí hoàn toàn của các thành viên. Các quyết nghị đó khi đưa về các bộ lạc cũng phải được hội đồng bộ lạc tán thành thì mới có hiệu lực. Liên s Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn minh bộ lạc có hai thủ lĩnh tối cao, không ai hơn ai về quyền hạn và chức trách. Như vậy, trong chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc là những hình thức tổ chức xã hội vừa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa có vai trò và tổ chức quản lý khác nhau. Trong phạm vi từng cộng đồng, mọi thành viên đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau (kể cả các thủ lĩnh). Cái bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quyển lợi thường bằng sự tự nguyện hoặc bằng áp lực của dư luận cộng đồng. Quyền hạn của các thủ lĩnh, do cộng đồng trao cho, mang tính xã hội, chưa phải là quyền lực chính trị. II. TỔ CHỨC CỔNG XÃ NGUYÊN THUÝ TAN RÃ VÀ S ự HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC. ĐÁC ĐlỂM c o n ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ò PHƯƠNG ĐÒNG 1. Tổ chức cóng xã nguyên thuý tan rã và sự hình thành nhà nước Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra những chuyển biến vô cùng lớn lao về kinh tế-xã hội. Công xã nguyên thuỷ lâm vào vòng suy sụp và tan rã, nhường bước cho sự ra đời của nhà nước. Kim loại được dùng để chế tạo công cụ sản xuất đã mở ra Ihời đại kim khí. Từ đây năng suất lao động có bước phát triển nhảy vọt. Những dấu vết của việc chế tạo công cụ đồng sớm nhất hiện nay chúng ta biết được là thuộc thiên niên kỷ thứ IV TCN, cư dân Lưỡng Hà, Ai Cập dùng nhiều công cụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn đổng trong sản xuất và đời sống. Khoảng nửa cuối thiên niên kỷ thứ II TCN, vùng Tây Nam Á và Ai Cập xuất hiện nghề luyện sắt và công cụ sắt được sử dụng. Những cổng cụ băng kim loại (nhất là công cụ sắt) cùng với kinh nghiệm sản xuất của con người tích luỹ được, đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Nhiều vùng ở Bắc Phi và Châu Á, cư dân còn biết làm những công trình thuỷ lợi để tưới tiêu nước. Trồng trọt phát triển đã thúc đẩy nghề chăn nuôi cũng phát triển. Do vậy dẫn đèn sự phân công lao động xã hội lần thứ nhất: nghề trồng trọt và nghề chăn nuôi tách rời nhau, có những bộ lạc chuyên về chăn nuôi và những bộ lạc chuyên nghề trồng trọt. Các nghề thủ công phát triển mạnh, dãn đến sự hình thành những nhóm người chuyên làm nghề thủ công. Từ đó nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp. Đây là sự phân công lao động xã hội lần thứ hai. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất làm xuất hiện và phát triển việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc. giữa các vùng từ Bắc Phi sang Châu Á, từ phương Đông sang phương Tây. Ngay trong một công xã, người nông dân và người thợ thủ công cũns trao đổi sản phẩm với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế nguycn thuỷ đã dẫn đến những hệ quả rất quan trọng. 1. Sự xuất hiện tài sản tư hữu. Năng suất lao động được nàng cao. làm cho sản phàm xã hội tãng nhanh. Ngoài phần tiêu dùng hàng ngày, con người đã có của cải dư thừa để danh. Quíi tnnh phàn hou tài sun bíìt đầu dicn ra và phát triển theo những con đường sau: - Trong các cộng đổng, những người có địa vị đã chiếm 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn được nhiều của cải dư thừa của tập thể. - Do sự phát triển cùa sức sản xuất, đại gia đình phụ quyền được phân thành nhiều gia đình nhỏ, bao gồm vợ chồng và con cái, mỗi gia đình nhỏ ấy là một đơn vị kinh tế, có tài sản riêng như công cụ sản xuất, tư liệu lao động và những thứ đó được truyền lại cho con cái từ đời này qua đời khác, củng cố thêm chế độ tư hữu. - Của cải và tù binh trong chiến tranh cũng là một nguồn tài sản quan trọng bị những người có địa vị trong bộ lạc thắng trận chiếm đoạt thành của riêng mình 2. Công xã nông thôn xuất hiện thay thế công xã thị tộc phụ hệ đang dần dần tan rã. Sự phán hoá tài sản và địa vị giầu nghèo trong xã hội đã dẫn đến tình trạng những người giàu có muốn từ bỏ bà con thân thuộc túng thiếu, vì nghĩa vụ giúp đỡ những người anh em họ hàng theo phong tục cổ truyền đã gây trở ngại cho việc tích luỹ của cải của gia đình họ. Còn nhiều người vì nghèo khó phải đi tới những vùng khác để sinh sống. Mối quan hộ dòng máu kết dính các thành viên trong thị tộc bộ lạc bị cắt đứt. Ranh giới của thị tộc bộ lạc bị xáo trộn và phá vỡ. Thay vào đó là một hình thức tổ chức cộng đồng mới. Cộng đồng công xã láng giềng bao gồm những người ở chung một vùng đất, có cùng một sô' lợi ích chung về kinh tế xã hội, có mối quan hệ láng giềng (chứ hầu như không có quan hệ dòng máu). Công xã láng giềng bao gồm công xã nông thôn (hình thức phổ biến nhất) trong cir dân nông nghiệp và công xã du mục trong cư dân chăn nuôi. Thay thế công xã thị tộc, công xã nông thôn là hình thái tổ chức xã hội cuối cùng của công xã nguyên thuỷ Theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn C. Mác(l): công xã nông thôn mang tính hai mặt; trong công xã, vừa có chế độ tư hữu tài sản (công cụ sản xuất, súc vật, nhà ở), vừa có chế độ sở hữu chung của công xã (phần lớn ruộng đất, sông bãi, rừng rú). Ruộng đất của công xã được chia cho các gia đình cầy cấy theo kỳ hạn nhất định và gia đình được chiếm hữu thành quả lao động của mình. Điều đó đẩy mạnh sự phát trien của tài sản tư hữu. Quá trình phát triển của chế độ tư hữu tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hản nhau: Tập đoàn thứ nhất là những người giầu có bao gồm: - Trước hết là các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc. liên minh bộ lạc. - Những thương nhân tích luỹ được nhiều của cải và bắt người sản xuất phủi phụ thuộc họ về kinh tế. - Nhiều tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dán. Họ trở nên giàu có. - Một sô' ít người vốn là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất,... dần dần giầu lên. Tập đoàn thứ hai chiếm đông đảo trong xã hội là nông dân, thợ thử công. Họ có chút ít tài sản. Tập đoàn thứ ba là những tù binh chiên tranh bị biến thành nô lệ. Những nông dân thợ thủ công bị phá sản, cũng bị thành nỏ lệ. Những tập đoàn trên chính là các giai cấp: chủ nô, bình (1 ). X em : C .M á c, E ligen , V .I Lẽ N in: Bàn vé c á c xã h ộ i tiền tư bản. N h à xuất bản k h o a h ọ c xã h ộ i. Hà N ộ i, 1975. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn dân, nô lệ. Mâu thuẫn giai cấp đối kháng nảy sinh, dần dẩn phát triển tói mức độ không thể điều hoà được. Các hình thức tổ chức trong xã hội nguyên thuỷ không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp giầu có cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. So với tổ chức của công xã nguyên thuỷ, tổ chức mới này không những có sự phát triển vượt bậc về lượng mà cái quan trọng hơn, là sự thay đổi hẳn về chất. Đó là bộ máy bạo lực, gồm bộ máy quan chức hành chính, toà án, nhà tù, quân đội, cảnh sát,... để đàn áp những người lao động. Tổ chức mới này là nhà nước. Quá trình hình thành nhà nước có thê được tóm tắt bằng giản đồ sau: Sự phát triển của lực lượng sản xuất —> kinh tế phát triển và có sự phân công lao động xã hội —> sự xuất hiện của cài dư thừa để dành và chế độ tư hữu —> sự hình thành các giai cấp —> và mâu thuần giai cấp đối kháng không thể điều hoà được nhà nước ra đời. 2. Đông Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Trên đây là quy luật hình thành nhà nước nói chung, đặc biệt đó là thực tế ờ phương Tây. Vấn đề này đã được F. Engen đúc kết trong tác phẩm nổi tiếng "Nguồn gốc của gia đình, của c h ế độ tư hữu và của Nhà nước". Ngày nay, khi mà tài liệu về lịch sử phương Đông cổ đại không còn hiếm, nhiều học giả nhìn nhận lại và thấy rằng con đường hình thành Nhà nước đầu tiên ở phương Đổng có một số đặc điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn riêng của nó. Ở phương Đông, các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điểu kiện thiên nhiên đã chứa đựng sẵn trong đó hai mặt đối lập: ưu đãi và thử thách. Nên bất cứ một cộng đồng dân cư nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên, quy mô to lớn của công cuộc trị thuỷ, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không có và sau đó hình thành và phát triển rất chậm chạp. c . M ác viết: "Trong hình thức Á cháu (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếm dựng của cú nhân riêng lẻ, k ẻ sở hữu thực lể, thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sờ hữu chung về ruộng đất mà thôi"}" Trong thư trao đổi giữa C.Mác và F.Engen, hai ông cho rằng: "Việc không có c h ế độ tư hữu ruộng đất quá thật là clùa khoá đ ể hiểu toàn bộ phương Đông".ữ) Chiếc chìa khoá đó giúp chúng ta lý giải một thực tế lịch sử ở phương Đông: sự phân hoá xã hội thành kẻ giầu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, chưa thật sâu sắc và mức độ phân hoá chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình Ihành nhà nước ở phương Tây. Bởi vậy ỏ phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độ gay gắt và quyết liệt. Nhưng dù trong môi trường kinh tế -xã hội mới như vậy, nhà nước đã phải ra đời. Chính công cuộc trị thủy - thủy lợi không (1 ). (2 ). X em : C .M á c, F .E n g en . V .I L ênin: Bàn vé c á c xã h ội tiề n tư bán Sđd tr. 8 8 . 49. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn chỉ là yếu tố duy trì chế độ công hữu vể ruộng đất, mà còn là một yếu tô' thúc đẩy nhà nước phải ra đời sớm. Trước đó tổ chức của công xã thị tộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủ khả nãng tổ chức công cuộc chống lũ lụt và tưới tiêu. Đồng thời, nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước. Như vậy, nhân tố trị thủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước, nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hoá xã hội đã ớ một mức độ nào đó. Nhà nước ra đời sớm, sớm cả về mặt thời gian và về mặt không gian, do điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội dặc biệt cùa phương Đông. Đó là đặc thù thứ nhất của con đường hình thành nhà nước ở phương Đông. Trong hoàn cảnh chế độ công hữu về ruộng đất, sự phân hoá giầu nghèo và mức độ mâu ihuẫn giai cấp như vậy, thì quyền lực nhà nước và tổ chức nhà nước được hình thành như thế nào? Trước hết và chủ yếu là ờ vai trò của tầng lớp quý tộc thị tộc. Trong tác phấm Chống Đuyrinh cùa F.Engen có một đoạn lý giải về vấn để này: "Ngay từ đầu trong mối công xã đó, có một s ố lợi ích chung nào đó mà việc gìn giữ thì phải trao cho những cá nhân, tuy là có sự kiểm soát của loàn thể: xét xử những vụ tranh chấp, trừng pliạt những kẻ lạm quyển, trông nom các nguồn nước nhất là ở các xứ nóng, và sau cùng là những cliức năng tôn giáo do tính chất nguyên thuỷ và d ã man của hoàn cảnh... D ĩ Iiliiên là những cá nliân đó có một sự toàn quyền nào đó, và tiêu biểu cho những mầm mông của quyển lực nhà nước. Dần dần lực lưựHỊỊ sản xuất túng thêm, dân s ố dỏng đúc lum tạo ra ở đây lù lợi ích cliung, ở kia là sự xung đột vé lợi ícli giữa các cộng dồng \'('rì 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nhau, và sự tập hợp những cộng đồng thành những tập thê quan trọng hơn lại gây ra một sự phân công mới và việc thành lập những cơ quan mới đ ể bảo vệ lợi ích chung và chông lại những lợi ích đối kháng - Những cơ quan đỏ, lúc bấy giờ với tư cách ¡à đại biểu cho những lợi ích cliung của toàn nhóm đ ã có đối với mỗi cộng đồng riêng biệt m ột địa vị dặc biệt, đôi khi đối lập ngay với cộng đổng ấy, rồi chẳng bao lâu sau đó có ngay m ột tính chất độc lập CÒI1 nhiều hơn nữa do việc k ế thừa nhiệm vụ là việc tự nó thành một lục lệ trong cái th ế giới mà mọi việc đều xảy ra theo tự nhiên, hoặc là do việc lìgàv càng kliông thê nào bỏ được những cơ quan như th ế khi mà những xung đột với các nhóm kliác ngà\’ càng tãnạ thêm. N hư th ế nào mà lừ cái việc chuyển sang có địa vị độc lập đối với x ã hội, thì với thời gian chức năng x ã hội đã có th ể dần dần vươn lên thành sự thống trị đối với x ã hội, như th ế nào mà h ễ ở đâu gặp thời cơ thuận lợi người đẩy tớ ban dầu lại biến thành người cliít, nliư tliế nào mà tùy theo hoàn cảnh, người chủ đỏ lại biến thành tên vua chuyên ch ế hay tên chúa tỉnh ở phương Đông... trong chừng mực nào đó, cuối cùng cũng dùng đến cả bạo lực, như th ế nào mà rồi sau cùng những cá nhún thống trị hợp lại thủnli m ột giai cấp tliấng trị... à đây, điểu quan trọng chỉ là nhận thấy rằng bất kỳ ơ cỉâit, m ột chức lìtìỉiỊ’ x ã lĩôi CŨIIÍỊ lù c ơ s ỏ của SƯ tliông tri chinh trị, và sự tliống trị chính trị cũng chì cỏ th ể tồn tại dược lán chừng nào mà nó làm tràn chức năng x ã hội đã giao phó cho nó" (1). X em : K l-n g e n : C h ốn g Đ u yrin h . N x b Sư thật. Hà N ồ i, 1 9 71, Ir. 3 0 4 -3 0 5 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, trong tất cả phạm vi các cộng đồng (thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc) tầng lớp quý tộc thị tộc lúc ban đầu vốn thực hiện "cliức năng xã hội" đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đổng, rồi chuyển sang "địa vị độc lập đối với xã hội" và cuối cùng "vươn lên thành sự thống trị dối với xã liội". Đó là con đường hình thành nhà nước của nhiều nước phương Đông. Đây là đặc thù thứ hai của con đường hình thành nhà nước ờ phương Đông. III. SƯRA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT Pháp luật ra đời khi nhà nước xuất hiện. Xét vế phương diện khách quan, nhà nước và pháp luật phát sinh cùng một nguồn gốc, khi mả chế độ tư hữu được xác lập, xã hội phân hoá thành các giai cấp đối kháng và máu thuẫn giai cấp dối kháng khóng thể điều hoà được. Xét về phương diện chú quan, pháp luật do nhà nước đề ra và trớ thành một phương tiện cùa nhà nước dê bào vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan. Trong các tổ chức cộng đổng của công xã nguyên thủy, quan hệ giữa các thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán và được mọi người tự nguyện chấp hành, không có sự cưỡng chế bằng bộ máy bạo lực. Nhưng khi nhà nước xuất hiện, phong tục tập quán, với bản chất của nó là theo nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội đã không phù hợp với việc bảo vệ địa vị, quyền lợi riêng của nhà nước, của giai cấp thống trị. Khi nhà nước được hình thành và quốc gia được thiết lập, các quan hệ xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và bề sâu, cả về lượng và về chất, thì phong tục tập quán Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn cùng toàn bộ lục địa Châu M ĩ và Châu ú c , thời kì ấy và mãi vể sau này nữa vẫn còn là thời kì đồ đá và chế độ công xã nguyên thủy chưa hề bị suy vong. Sự ra đời của nhà nước và pháp luật là bước nhảy vọt đầu tiên trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, đánh dấu bước khởi đầu của lịch sử nhà nước và pháp luật. Nhà rước và pháp luật đầu tiên trong lịch sử nhân loại là nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN THỨHAI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỈ c ổ ĐẠI CHƯƠNG I NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI A. NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ Nước Ai Cập nằm dọc theo lưu vực sông Nin ở vùng Đông Bắc châu Phi. Sông Nin có giá trị rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Ai Cập. Từ xưa, người Hy Lạp đã khẳng định “Ai cập là tặng phẩm của sông Nin'', ở Ai Cập hình thành hai vùng rõ rệt là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Cuối thiên niên kỉ IV trước công nguyên, nhà nước cổ đại Ai Cập đã ra đời. Ai Cập là trung tâm vãn minh sớm nhất thế giới cổ đại. Thời cổ, cư dân Ai Cập đã sớm khai thác vùng đồng bằng Sông Nin để trổng trọt. Người Ai Cập biết xây dựng những công trình thủy lợi từ rất sớm để tưới tiêu nước. Nghề Ihủ công, trong đó có nghề đúc đồn« sớm nhát triển đã tao ra khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn năng lớn sản xuất những công cụ lao động săc bén phục vụ kinh tê nông nghiệp. Nghề chăn nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Ai Cập cổ. Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp đã được trao đổi giữa các vùng ở Ai Cập và ngoài Ai Cập. Từ thiên niên kỉ IV TCN, xã hội Ai Cập bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo. Sự phân hoá này diên ra chậm chạp. Ba giai cấp đã được hình thành trong xã hội gồm có: chủ nỏ. nô lệ và nông dân công xã. Tầng lớp đông đáo nhất trong giai cấp chủ nô là tầng lớp quý tộc thị tộc. Sau đó là tầng lớp tăng lữ và những người giàu có khác. Nổ lệ ở Ai Cập vốn xuất thân từ những tù binh chiến tranh hoặc là những bình dân bị phá sản vì nợ. Nô lệ không được coi là người. Trong ngôn ngữ Ai Cập, từ nô lệ là Giét (Jets) có nghĩa là đồ vật. Quan hệ nô lệ mang nặng tính chất gia trưởng. Nô lệ chủ yếu làm công việc hầu hạ trong gia đình chủ nô, xây dựng đền đài và lăng mộ. Thân phận nô lệ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Chủ nô có quyền bán, chuyển nhượng, trao tặng nô lệ của mình. Nông dân công xã là những người lao động chủ yếu của xã hội. Thành phần của họ khác phức tạp. Có những người khá giả, có ruộng đất, súc vật, tư liệu sản xuất. Nhưng phần lớn, họ là những người nghèo, có ít hoặc không có ruộng đất, phải thuê ruộng đất của nhà nước để cày cấy. Nhà nước bóc lột họ bằng nhiều hình thức. Họ phải nộp thuế ruộng đất theo diện tích canh tác và thuế súc vật. Cùng với nô lệ, họ phải lao động khố sai cho giai cấp chủ nô để xây dựng các công trình 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn của nhà nước và của vua. Ngoài ra, ở Ai Cập còn có tầng lớp thợ thù công, số lượng khá đông, họ xuất hiện do nhu cầu của sự phát triển kinh tế và yêu cầu của những ngành xây dựng phục vụ giai cấp chủ nô. Như vậy, trong xã hội Ai Cập cổ đại, kết cấu giai cấp đã hoàn chỉnh. Giai cấp bóc lột bao gồm chủ nô như vua, quan lại quý tộc, táng lữ. người giàu có. Giai cấp bị bóc lột bao gồm nô lệ. nông dân cổng xã, thợ thú công. Sự đối kháng giai cấp trong xã hội Ai Cập ngày càng quyết liệt giữa kẻ giàu và người nghèo. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức thị tộc đã phái nhường chỗ cho sự ra đời của công xã nông thôn. Nhiều công xã nông thôn hợp thành một khu vực, người Ai Cập còn gọi là Xê Pa, còn các sử gia Hy Lạp gọi là Nôm. Thời cổ, Ai Cập có hàng chục khu vực như thế. Các Nôm hầu như biệt lập với nhau. Mỗi Nôm có thủ phù, ngôn ngữ địa phương, thờ thần và tổ chức quân đội riêng. Đứng đầu Nôm là một thủ lĩnh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nôm là quản lí nguồn nước và tổ chức, xây dựng công trình thủy lợi. Như vậy, sự thành lập các Nôm là một bước quan trọng trong quá trình hình thành nhà nước. Nôm, có thể gọi là tổ chức manh nha của Nhà nước Ai Cập cổ đại. Cuối thiên niên kí IV TCN, trên cơ sở sự phát triển của các giai cấp, của mâu thuẫn giai cấp, của nhu cầu trị thủy thủy lợi, các Nôm dần dần hợp lại với nhau thành hai vương quốc riêng biệt, đó là nhà nước Tluỉợng Ai Cập và nhà nước Hạ Ai Cập. Sự xuất hiện hai nhà nước này là mốc đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Ai Cập. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146