Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Kỹ thuật lập trình Giáo trình giảng dạy silverlight 2...

Tài liệu Giáo trình giảng dạy silverlight 2

.PDF
112
548
132

Mô tả:

giáo trình giảng dạy_silverlight_2
GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY SILVERLIGHT 2 Nhóm tác giả thuộc công ty Infoway: Phạm Chí Cường Trần Duy Biên Trần Duy Long Website: www.infomap.vn Email: [email protected] Infoway Solutions MỤC LỤC MỤC LỤC: Chương I: Tổng quan về silverlight 1. Vì sao lại có silverlight? 2. Silverlight là gì 3. Các đặc tính của silverlight 3.1. Sự kết hợp của WPF và XAML 3.2. Mở rộng cho ngôn ngữ kịch bản 3.3. Sự tích hợp với các ứng dụng đã có 3.4. Sử dụng mô hình ngôn ngữ lập trình trên nền tảng .Net Framework và các công cụ để kết hợp 3.5. Hỗ trợ mạng 3.6. Hỗ trợ ngôn ngữ tích hợp truy vấn (LINQ) 4. Kiến trúc tổng thể và các mô hình lập trình của Silverlight 4.1 . Kiến trúc và các thành phần 4.2 . Các mô hình lập trình của silverlight 5. Khả năng hỗ trợ trình duyệt, hệ điều hành và các công nghệ liên quan 5.1. Hỗ trợ của hệ điều hành và trình duyệt 5.2. Các công nghệ và công cụ liên quan của silverlight 6. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng công cụ Silverlight 2 trên Visual studio 2008 6.1. Các bước cài đặt công cụ silverlight 2 7. Các ví dụ thực hành 7.1. Chương trình đầu tiên “Hello World” 8. Tài liệu tham khảo Chương II: XAML và Layout 1. Tổng quan về XAML 1.1. Xaml là gì? 1.2. Khai báo đối tượng 1.3. Thiết lập đặc tính cho đối tượng 1.4. Root elements và namespace trong XAML 1.5. Sự kiện 1.6. 2. Các namescope trong XAML 3. Sử dụng XAMLReader.Load 4. XAML và các Custom class 5. XAML và Type Converter 6. Layout 6.1. Canvas 6.2. StackPanel 6.3. Grid 2 Infoway Solutions MỤC LỤC Chương III: Sử dụng Silverlight trên Expression Blend và Visual Studio 2008 1. Giới thiệu về các công cụ phát triển Expression Blend 2 kết hợp với VS2008 1.1. Expression Blend làm việc như thế nào? 1.2. Những tính năng có được từ Expression Blend 2. Bắt đầu nhanh với Silverlight 2 trên Expression Blend 2 2.1. Tạo một Project cho ứng dụng Silverlight 2 2.2. Vẽ khuôn hình (Shape) trên ứng dụng Silverlight 2.3. Thiết kế Control trên ứng dụng Silverlight 3. Xây dựng chương trình Silverlight 2 với Expression Blend và Visual Studio 2008Triển khai ứng dụng Chương IV: Các Control và User control trong Silverlight 1. Giới thiệu về các control phổ biến của Silverlight SDK tích hợp trong VS2008 2. Các Control Phổ biến trong Silverlight 2 3. User Control trong Visual Studio 2008 Chương V: Xử lý đồ họa trên Silverlight 1. Giới thiệu 2. Shapes and Drawing 2.1. Ellipse 2.2. Line 2.3. Path 2.4. Polygon 2.5. Polyline 2.6. Rectangle 3. Geometries 3.1. EllipseGeometry 3.2. PathGeometry 3.3. GeometryGroup 4. Brushes 3.1. Solid Color 3.2. Gradient 3.3. Images 3.4. Video 3.5. Deep Zoom Chương VI: Media và Animation 1. Animation 1.1. Storyboard 1.2. Key-Frame Animations 3 Infoway Solutions MỤC LỤC 1.3. Double Animation 1.4. Color Animation 1.5. Point Animation 2. Media 2.1. MediaElement Object 2.2. Controlling Media Playback Interactively 2.3. Timeline Markers 2.4. Server-Side Playlist Ch ương VII: Làm việc với cơ sở dữ liệu trong Silverlight 1. Giới thiệu một vài công nghệ để truy cập dữ liệu trong Silverlight 2. Sử dụng Data Binding 3. Sử dụng Isolated Storage 4. Khái quát về làm việc với dữ liệu XML 5. Truy cập dữ liệu SQL Server với WCF Chương VIII: Giao tiếp mạng với silverlight 1. Giao tiếp HTTP và bảo mật trong Silverlight 1.1. Mặc định hỗ trợ giao thức HTTP 1.2. Kịch bản giao tiếp HTTP 1.3. Giao tiếp trong cùng một domain 1.4. Giao tiếp Cross-domain 1.5. Thiết lập triệu gọi HTTP 2. Các hạn chế trong truy cập mạng với silverlight 3. Truy cập web service trong silverlight 3.1. Bảo mật cho truy cập Service 3.2. Tạo một Service vượt qua phạm vi domain 4. Làm việc với socket 4.1. Hỗ trợ giao thức mạng 4.2. Lập trình mạng cơ bản với Socket 5. Mã hóa dữ liệu của service Chương IX: Hiệu suất hoạt động trong ứng dụng Silverlight 1. Làm thế nào để chương trình của bạn chạy nhanh và ổn định 1.1. Thử nghiệm trên nhiều hệ điều hành và trình duyệt 1.2. Đặt EnableFrameRateCounter cho đúng trong thời gian phát triển 1.3. Sử dụng Transparent Background 1.4. Tránh việc sử dụng các kịch bản làm biến đổi kích cỡ font của Text 1.5. Tránh sử dụng chế độ Windowless 1.6. Sử dụng Visibility thay cho việc sử dụng Opacity trong rất nhiều trường hợp không cần đến sự có mặt của Opacity 1.7. Silverlight sử dụng Multi-Core trong Rendering và Media 4 Infoway Solutions MỤC LỤC 1.8. 1.9. 1.10. 1.11. 1.12. 1.13. Trong chế độ Full-Screen, ẩn những đối tượng không sử dụng Tránh sử dụng thuộc tính Width và Height đối với đối tượng MediaElement Tránh sử dụng thuộc tính Width và Height đối với đối tượng Path Nguy cơ đổ vỡ khi CPU sử ly cường độ lớn công việc Nguy cơ đổ vỡ đối với ứng dụng có những Package lớn Sử dụng Double.ToString(CultureInfo.InvariantCulture) hiệu quả hơn Double.ToString() 1.14. 2. Sử dụng Background Worker 2.1. Bắt đầu với việc tạo một BackGroundWorker 2.2. Tạo một Event handler cho background worker bởi DoWork event 2.3. Tạo một event handler cho sự kiện ProgressChanged của backgroundworker 2.4. Tạo một sự kiện cho RunWorkerCompleted 2.5. Bổ xung sự kiện vào BackGroundWorker 2.6. Bắt đầu chạy background gọi bởi thủ tục RunWorkerAsync. 2.7. Hủy bỏ hoạt động của background gọi bởi thủ tục CancelAsync. 5 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT 1 Vì sao lại có Silverlight? Sự khó khăn của các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược Web Ngày nay khi phát triển các ứng dụng trên web các doanh nghiệp phần mềm thường đau đầu với những khó khăn về sự hỗ trợ trên trình duyệt và hệ điều hành. Điều họ muốn là với những ngôn ngữ và công cụ phát triển đã vốn quen thuộc từ trước đến giờ đều có thể làm cho họ những ứng dụng chạy tốt trên mọi nền tảng, mọi trình duyệt. Silverlight ra đời như một công nghệ phù hợp cho phép họ làm được những việc như thế. Nếu bạn đã quen thuộc với công nghệ .Net Framework thì khi tiếp cận với Silverlight bạn sẽ tích kiện được rất nhiều thời gian và chi phí cho công nghệ web mới Nhu cầu cần thiết của thế giới đa phương tiện Các công nghệ plug-in trên web trước đây không cho phép bạn truyền tải những dữ liệu hình ảnh chất lượng cao như 720p HDTV, Trong khi chất lượng đường truyền mạng ngày nay đang ngày càng tốt hơn và nhu cầu được xem những video chất lượng cao cũng tăng lên thì sự ra đời của Silverlight đã đem đến cho người đam mê thế giới đa phương tiện một sự thỏa mãn thật sự. 2 Silverlight là gì? Silverlight là một dạng plug-in dựa trên công nghệ của Microsoft .Net, nó độc lập với đa nền tảng và đa trình duyệt, nó cho phép phát triển các ứng dụng đa phương tiện đặc biệt là các ứng dụng trên web. Silverlight cung cấp một mô hình lập trình lập trình mềm dẻo và đồng nhất, nó hỗ trợ Ajax, Python, Ruby và các ngôn ngữ lập trình .Net như Visual basic, C#. Khả năng đa phương tiện của silverlight thể hiện ở mức độ truyền tải âm thanh và hình ảnh chất lượng cao một cách nhanh chóng và hiệu quả trên tất cả các trình duyệt chính như Internet Explorer, Firefox, Safari. Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT Với việc sử dụng Expression Studio và Visual Studio, các nhà thiết kế và phát triển có thể hợp tác một cách hiệu quả hơn bằng cách sử dụng chính kỹ năng của họ có hiện nay để làm phát triển các sản phẩm web tương lai “Light up the web”. 3 Các đặc tính của Silverlight Silverlight kết hợp nhiều công nghệ vào một nền tảng phát triển, nó cho phép bạn được lựa chọn nhiều công cụ và ngôn ngữ lập trình thích hợp để giải quyết bài toán của bạn. Silverlight cung cấp các tính năng sau: 3.1 Sự kết hợp của WPF và XAML. Silverlight là một gói nhỏ của công nghệ Windows Presentation Foundation (WPF). Nó được mở rộng nhiều hơn các Element trong trình duyệt để tạo giao diện người dùng. PWF cho phép bạn tạo ra đồ họa 3 chiều, hình ảnh động, đa phương tiện và nhiều tính năng phong phú khác trên máy khách. XAML (Extensible Application Markup Language) cung cấp các cú pháp đánh dấu đặc trưng cho việc tạo các Element. 3.2 Mở rộng cho ngôn ngữ kịch bản Silverlight cung cấp việc mở rộng cho các ngôn ngữ kịch bản (Javascript) ở một số các trình duyệt phổ biến để thể hiện việc trình bày giao diện và thao tác người dùng một cách phong phú hơn. 3.3 Sự tích hợp với các ứng dụng đã có Silverlight tích hợp liền mạch với ngôn ngữ javascript và mã Ajax của ASP.Net để bổ sung các chức năng bạn đã xây dựng được. Bạn có thể tạo những tài nguyên trên nền máy chủ có trong ASP.NET và sử dụng các khả năng của Ajax trong ASP.NET để tương tác với tài nguyên trên nền máy chủ đó mà không làm gián đoạn người dùng. 3.4 Sử dụng mô hình ngôn ngữ lập trình trên nền tảng .Net Framework và các công cụ để kết hợp. Bạn có thể tạo các ứng dụng trên nền tảng Silverlight và sử dụng các ngôn ngữ động như InronPython cũng như là các ngôn ngữ C# và Visual Basic. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phát triển như Visual Studio để tạo ứng dụng trên nền tảng Silverlight 3.5 Hỗ trợ mạng Silverlight bao gồm các hỗ trợ cho HTTP qua TCP. Bạn có thể kết nối tới các dịch vụ của WCF, SOAP, hoặc ASP.NET AJAX và nhận về các định dạng theo cấu trúc XML, JSON hay dữ liệu RSS. 3.6 Hỗ trợ ngôn ngữ tích hợp truy vấn (LINQ) Điều này cho phép bạn truy cập dữ liệu bằng cách sử dụng cú pháp trực quan tự nhiên và mạnh mẽ, được gõ bởi các đối tượng có trong các ngôn ngữ .Net Framework. 2 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT 4 Kiến trúc tổng thể và các mô hình lập trình của Silverlight 4.1 Kiến trúc và các thành phần Về cơ bản Silverlight là một nền tảng thống nhất của nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi nhóm lại các thành phần chính của silverlight vào bảng dưới đây. Thành phần Diển tả Nền tảng trình bày cơ sở Các thành phần và dịch vụ hướng tới giao diện người dùng và tương tác người dùng, bao gồm các control cho dữ liệu cho người dùng nhập, thiết bị đa phương tiện, quản lý phân quyền số, trình bày dữ liệu, đồ họa vector, chữ, hình ảnh động. cũng bao gồm XAML để đặc tả việc bố trí giao diện .Net Framework cho silverlight Là một gói nhỏ trong .Net Framework, bao gồm các thành phần và cá thư viện, kể cả tương việc tương tác dữ liệu, khả năng mở rộng các control, mạng, garbage collection, và CLR Cài đặt và cập nhật Là thành phần để sử lý các tiến trình cài đặt làm sao để đơn giản hóa cho lần cài đặt đầu tiên, tiếp sau đó chỉ cung cấp cơ chế tự động cập nhật và tương tác ở mức thấp. Dưới đây là hình ảnh mô tả những thành phần trong kiến trúc của Silverlight cùng với các thành phần và dịch vụ liên quan khác. Core Presentation Components: Tính năng Dữ liệu vào (input) Mô tả Xử lý dữ liệu đầu vào từ các thiết bị phần cứng như bàn phím, chuột, bảng vẽ 3 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT Trình bày giao diện người dùng (UI Rendering) Thiết bị nghe nhìn (Media) Controls Xếp đặt Layout Trình bày dữ liệu (Data Binding) DRM XAML hoặc các thiết bị đầu vào khác Trình bày vector và các đồ hoạ ảnh bitmap, ảnh động, và văn bản Các tính năng phát và quản lý một vài thể loại file âm thanh và hình ảnh như .WMP và .MP3 Hỗ trợ mở rộng cho các control để có khả năng tùy chỉnh về kiểu dáng và khuôn mẫu Cho phép khả năng xếp đặt vị trí động các thành phần giao diện người dùng Cho phép việc kết nối dữ liệu của các đối tượng và các thành phần giao diện người dùng Khả năng Quản lý phân quyền số Cung cấp trình phân tách cho XAML Các lập trình viên có thể tương tác với thành phần nền tảng trình bày cơ sở trên đây bằng cách sử dụng XAML để đặc tả. XAML là một yếu tố quan trọng nhất trong việc tương tác giữa .Net Framwork và các kiểu trình bày Layout, ngoài ra các lập trình viên cũng có thể sử dụng cơ chế quản lý code bên trong để thao tác với lớp trình bày .Net Frame work for Silverlight: Tính năng Data Base class library Window Communication Foundation (WCF) Common language runtime (CLR) Windows Presentation Foundation controls (WPF) Dynamic language runtime (DLR) 4.2 Mô tả Hỗ trợ ngôn ngữ truy vấn tích hợp (LINQ) và LINQ với đặc tả XML, dễ dang xử lý việc tích hợp và làm việc với dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Hỗ trợ việc sử dụng XML và các lớp biên đổi hóa (serialization) để xử lý dữ liệu Thuộc thư viện của .Net Framework, nó cung cấp các chức năng lập trình chủ yếu như việc xử lý chuỗi, biểu thức chính quy, đầu vào và đầu ra, ánh xạ, tập hợp và toàn cục hóa. Cung cấp các tính năng để đơn giản hóa việc truy cập dữ liệu từ xa. Cơ chế này bao gồm một đối tượng trình duyệt, HTTP request và HTTP Response, RSS, JSON, POX, và các SOAP Cung cấp việc quản lý bộ nhớ, dọn dẹp bộ nhớ thừa, xử lý ngoại lệ… Cung cấp các control giầu tính năng như Button, Calendar, CheckBox, DataGrid, DatePicker, HyperlinkButton, ListBox, RadioButton, and ScrollViewer. Hỗ trợ việc biên dịch và thi hành với tính năng động của các ngôn ngữ kịch bản như Javascript và IronPython cho các chương trình trên nền tảng Silverlight. Các mô hình lập trình của silverlight Ở phiên bản Silverlight 1.0 cung cấp cho bạn duy nhất một mô hình lập trình là Javascript API, cho đến phiên bản Silverlight 2.0 đã cung cấp cả hai mô hình lập trình là Managed API và Javascript API. Trong khi Javascipt API chỉ cho phép bạn gõ mã lệnh Javascript để tương tác với trình duyệt thì Managed API đã sử dụng được cơ chế làm việc của Common Language 4 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT Runtime (CLR) và kể cả Dynamic Language Runtime (DLR) để biên dịch và thi chương trình code (C#, VB\) của bạn. 4.2.1 Javascript API Trong một chương trình silverlight nhúng theo kiểu Javascript API, nó tải chỉ một trang XAML đơn lẻ thay vì tải một gói ứng dụng. Trang XAML này có thể bao gồm các tham chiều URI từ những nguồn bên máy chủ khác như là các đoạn video và hình ảnh. Silverlight nhúng sử dụng XAML để tạo một cây đối tượng cái mà bạn có thể thao tác lập trình với javascript lưu trữ bên trong một trang HTML Javascript API không cung cấp một mô hình ứng dụng có khả năng hỗ trợ các ứng dụng tổ hợp với sự điều hướng bên trong. Tuy nhiên nó cho phép làm những kịch bản theo kiểu Splash screan. Bạn cũng có thể làm các sự điều hướng trong Javascript API bằng cách tải lại trang XAML mới hoặc tải lại cả trang web đó trong trình duyệt. 4.2.2 Managed API Trong lập trình silverlight theo kiểu Managed API, bạn có thể thao tác lập trình với cả file XAML và file code bên trong. Khi một Silverlight nhúng tải file XAML, nó sẽ tạo một cây mô hình cái mà bạn cũng có thể gõ bằng các mã lệnh bên trong ( thường là C#, Visual basic\). 5 Khả năng hỗ trợ trình duyệt, hệ điều hành và các công nghệ liên quan 5.1 Hỗ trợ của hệ điều hành và trình duyệt được mô tả ở bảng dưới đây Operating system Internet Explorer 7 Internet Explorer 6 Firefox 1.5, 2.x, and 3.x Safari 2.x and 3.x Windows Vista có — có — Windows XP SP2 có có có — Windows XP SP3 có có có — Windows 2000 — có — — Windows Server 2003 (excluding IA-64) có có có — Mac OS 10.4.8+ (PowerPC) — — — — Mac OS 10.4.8+ (Intel-based) — — có Có 5.2 Các công nghệ và công cụ liên quan của silverlight. Microsoft Expression Blend: Sử dụng công cụ này bạn bạn có thể tạo và thay đổi cách xắp xếp trình bày Layer của ứng dụng bằng cách thao tác đến canvas và control trong XAML, làm việc với các chức năng đồ họa, Lập trình với ngôn ngữ Javascript. Visual Studio 2008: Visual Studio cung cấp các công cụ hiệu quả cho việc phát triển các ứng dụng có hỗ trợ thao tác code bên tron. Tất cả các phiên bản đã có của Visual Studio đều có khả năng hỗ trợ Silverlight,Tuy nhiên ở phiên bản mới này nó còn hỗ trợ các tính năng đặc 5 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT biệt hơn như bao gồm khả năng IntelliSense, debugging và các template cho việc tạo mới một ứng dụng Silverlight. ASP.NET AJAX: Bao gồm tập các Control, Service, và các thư viện cần thiết cho việc tạo và tương tác với nền ứng dụng web Microsoft ASP.NET 3.5 Extensions Preview: Công nghệ này cung cấp chức năng thêm để việc tăng cường các ứng dụng ASP.NET AJAX. Nó bao gồm 2 control sử dụng hữu ích cho việc xây dựng ứng dụng nền tảng silverlight cũng như là một phần của ứng dụng ASP.NET: - ASP.NET MediaPlayer Server Control - ASP.NET Silverlight Server Control Internet servers: Bao gồm IIS (Microsoft Internet Information Services), và Apache Web server Microsoft Windows Communication Foundation (WCF) services. 6 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng công cụ Silverlight 2 trên Visual studio 2008 6.1 Các bước cài đặt công cụ silverlight 2 - Tải file Silverlight_Tools.exe có trên trang: http://www.microsoft.com/downloads/details.aspx?familyid=C22D6A7B-546F-44078EF6-D60C8EE221ED&displaylang=en - Bạn phải chắc chắn rằng máy tính của bạn đã cài đặt Visual Studio 2008 SP1 - Chạy file Silverlight_Tools.exe, chờ khoảng 1 phút để hiện thị Silverlight tools installation Winzard - Bấm next để đến bước 2, tích chọn “I have read an accept the license terms”. 6 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT - Bấm Next để hệ thống tự động kiểm tra tương thích( lưu ý: phải đóng hết các trình duyệt web) - Để hệ thống cài đặt và hoàn thành 7 Các ví dụ thực hành 7.1 Chương trình đầu tiên “Hello World” - Tạo mới một Project: chọn File -> New -> Proeject - Một cửa sổ mới “New Project” hiển ra. Chọn Visual C# (hoặc Visual basic) trong Project types, chọn Silverlight. Phía bên phải cửa sổ cho phép bạn chọn các Templale 7 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT - Chún ta chọn Silverlight Application trong Templates - Đặt tên chương trình đầu tiên là “HelloWorld”, tùy chọn Location, bấm OK - Bạn có thể chọn Project Type theo mặc định trong hội thoại Add Silverlight application, bấm OK - Solution mới được tạo ra với 2 project: Silverlight project và web project( dùng để nhúng silverlight tạo bởi silverlight project) Trong thư mục ClientBin của web project (HelloWorld.Web) chứa ứng dụng silverlight được đóng gói dưới dạng file HelloWorld.xap của project silverlight (HelloWorld) 8 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT Toàn bộ màn hình ứng dụng đầu tiên của bạn được nhìn thấy như sau - Chúng ta làm 2 phương pháp một là viết code C# trong code ứng dụng, hai là viết trực tiếp trong XAML 7.1.1 Viết chương trình bằng Code C# - Trong file Page.xaml.cs chúng ta bắt đầu với việc tạo một nút theo những dòng lệnh dưới đây // Khai bao button Button myButton; public Page() { InitializeComponent(); // Khởi tạo button myButton = new Button(); //Xác ñịnh các thuộc tính cho myButton myButton.Content = "Click Me"; myButton.Height = 25; myButton.Width = 100; myButton.Margin = new Thickness(10, 10, 0, 0); //ðưa myButton vào LayoutRoot LayoutRoot.Children.Add(myButton); - Để tạo sự kiện cho một nút chúng ta cần thêm những dòng lệnh sau vào //thêm phương thức xử lý sự kiện cho myButton myButton.Click += new RoutedEventHandler(myButton_Click); void myButton_Click(object sender, RoutedEventArgs e) { //Hiển thị thông ñiệp trên trình duyệt System.Windows.Browser.HtmlPage.Window.Alert("Hello Silverlight World!"); } - Bấm F5 để chạy chương trình 9 Infoway Solutions CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SILVERLIGHT 7.1.2 Viết chương trình bằng XAML Lưu ý, với cùng project trên, muốn viết đặc tả bằng XAML tương đương ta cần xóa bỏ phần mã trình C# cũ đi, vì C# và XAML không thể cùng sinh một đối tượng. Trong file Page.xaml ta thêm đoạn mã sau - Gán sự kiện xử lý khi click - Bấm F5 để chạy ứng dụng. Cả hai phương thức viết trên đều cho ra một kết quả như hình vẽ sau 8 Tài liệu tham khảo - Silverlight Deverloper center: http://msdn.microsoft.com/en-us/library/bb404708(VS.95).aspx - Website chính của Silverlight: http://silverlight.net/ 10 Infoway Solutions CHƯƠNG II: XAML CHƯƠNG II: XAML - Extensible Application Markup Language 1 Tổng quan về XAML 1.1 XAML là gì XAML được viết tắt bởi cụm từ: Extensible Application Markup Language là một ngôn ngữ dạng khai báo. Bạn có thể tạo ra các phần tử đồ họa(UI) với những khai báo thông qua thẻ trong XAML. Sau đó bạn có thể dùng file mã lệnh tách biệt của nó(code-behind) để trả về những sự kiện và điều khiển những đối tượng mà bạn đã định nghĩa trong XAML. Nó là một ngôn ngữ mô tả dựa trên XML là rất trực quan để xây dựng giao diện từ những bước phác thảo cho tới sản xuất sản phẩm, đặc biệt hữu ích cho đối tượng có kinh nghiệm thiết kế website và kỹ thuật. 1.2 Khai báo đối tượng Có hai cách để khai báo đối tượng trong XAML: 1.2.1 Khai bao trực tiếp: Sử dụng thẻ đóng mở để khai báo một đối tượng giống như là một phần tử XML. Bạn cũng có thể sử dụng cú pháp này để khai báo đối tượng gốc (root object) hoặc để xét các giá trị các thuộc tính. 1.2.2 Khai báo gián tiếp: Sử dụng giá trị trực tiếp để khai báo một đối tượng. Bạn có thể sử dụng cú pháp này để thiết lập giá trị của thuộc tính.Thông thường, điều này có nghĩa là chỉ những thuộc tính mà được hỗ trợ bởi đối tượng mới có thể sử dụng được phương pháp này. 1.3 Thiết lập đặc tính cho đối tượng Có những cách sau để khai báo đặc tính cho đối tượng: 1.3.1 Sử dụng cú pháp theo thuộc tính Dưới đây là ví dụ xét giá trị cho các thuộc tính: Width, Height, Fill của đối tượng Rectangle: 1.3.2 Sử dụng cú pháp theo đặc tính của thành phần(element): Dưới đây là ví dụ xét đặc tính Fill theo cách này cho đối tượng Rectangle: Infoway Solutions CHƯƠNG II: XAML 1.3.3 Sử dụng cú pháp theo nội dung Dưới đây là ví dụ xét đặc tính Text cho đối tượng TextBlock(Giống như đối tượng Label trong Winform, Webform): Hello! 1.3.4 Sử dụng theo một tập hợp Đây là một trường hợp khá thú vị trong XAML, bởi có những cách khác nhau để thể hiện tập hợp này. Hơn nữa nó có thể xuất hiện ở phần đầu tiên của XAML cho phép bạn xét những đặc tính chỉ đọc (read-only) của đối tượng. Dưới đây là ví dụ xét đặc tính theo những cách khác nhau sử dụng theo kiểu tập hợp. Cách 1: Cách 2: Cách 3: Ngoài ra, có những đặc tính mà chúng có những tập hợp đặc tính nhưng chúng được xác định như là đặc tính nội dung của lớp. Trong trường hợp này ta xét đến đặc tính GradientStops được xử dụng ở trên. Bạn có thể loại bỏ đặc tính này và sẽ có kết quả như sau: 1.4 Root elements và namespace trong XAML Một file XAML chỉ được có duy nhật một Root element và phải thỏa mãn cả hai tiêu chí sau: wellformed XML(có mở và đóng thẻ) và valid XML(tuân thủ theo Document Type Definition(DTD)). Ví dụ dưới đây cho Root element điển hình của XAML cho Silverlight với Root element là thành phần UserControl. 2 Infoway Solutions CHƯƠNG II: XAML 1.5 Sự kiện XAML là một ngôn ngữ khai báo cho đối tượng và những đặc tính của chúng, nhưng nó cũng bao gồm những cú pháp cho sự kết hợp sự kiện cho đối tượng trong những thẻ đánh dấu. Bạn chỉ rõ tên của sự kiện như là một thuộc tính tên trên đối tượng mà sự kiện được nghe. Về giá trị của thuộc tính, bạn chỉ rõ tên của hàm nghe sự kiện mà bạn định nghĩa ở phần code-behind hoặc ở phần javascript. Việc có khai bao hay không đặc tính x:Class ở thẻ root trong XAML có ảnh hưởng đến việc xử lý sự kiện. Nếu bạn khai báo x:Class tức là việc xử lý sự kiện của bạn sẽ được thực hiện trong code-behind, trường hợp này thường xuất hiện trong kiểu lập trình Managed API (chứa trong silverlight 2.0). Còn ngược lại thì việc xử lý sự kiện của bạn được thực hiện ngay trong thẻ Javascript chứa trong HTML, trường hợp này thường xuất hiện trong kiểu lập trình JavaScript API (chứa trong Silverlight 1.0). - Ví dụ dưới đấy chỉ rõ cho bạn thấy cách tạo một sự kiện trong trường hợp kiểu lập trình Manged API Doạn mã trên, trong thẻ root chúng ta đã khai báo đặc tính x:Class=" Chapter2.Page", điều này có nghĩa trong chương trình của chúng ta có một file chứa class Chapter2.Page. Class này sẽ đảm nhiệm việc xử lý các sự kiện đã khai báo ở file XAML (Page.xaml). Trong thẻ chúng ta tạo thêm một nút 3 Infoway Solutions CHƯƠNG II: XAML Doạn mã trên, trong thẻ root chúng ta không khai báo đặc tính x:Class. Việc xử lý sự kiện sẽ được thực hiện ngay trong trang HTML có chứa chương trình silverlight này. 2 Các namescope trong XAML Trong Silverlight, một XAML namescope lưu trữ quan hệ giữa những tên từ khóa của XAML đã được định nghĩa của đối tượng và những khởi tạo tương đương của nó. Điều này cũng tương tự như ý nghĩa của “namescope” trong các ngôn ngữ lập trình và công nghệ khác. XAML namescope được tạo ra trong quá trình dịch mã XAML và trong quá trình tạo hình đối tượng. Những tên mà được tạo trong namescope sau đó được sử dụng ở code-behind thao tác lúc chạy chương trình để truy cập tới đối tượng được tạo bởi quá trình dịch file XAML. Để biết thêm chi tiết các bạn có thể tham khảo tại địa chỉ: http://msdn.microsoft.com/en-us/library/cc189026(VS.95).aspx 3 Sử dụng XAMLReader.Load Sử dụng JavaScript API cho Silverlight, để tạo đối tượng trong lúc thực thi ứng dụng bắt buộc phải sử dụng qua phương thức CreateFromXaml. Sử dụng manged API những class hoặc cấu trúc (structure) cho phép có thêm các thành phần bên trong thực sự được khởi tạo nếu nó có trong cây thành phần của Silverlight. Trong hầu hết các trường hợp mà bạn muốn khởi tạo đối tượng trong lúc thực thi, bạn có thể đơn giản triệu gọi constructor của class liên quan tới nó. Tuy vậy, Bạn vẫn có thể tạo đối tượng thông qua đầu vào là XAML thông qua managed API, qua việc sử dụng phương thức XamlReader.Load. Phương thức Load trong managed API là tương ứng với CreateFromXaml trong JavaScript API, cũng giống như CreateFromXaml, đầu vào cho phương thức Load là những chuỗi và đầu ra là những đối tượng mà có thể thêm vào mạng đối dạng cây của Silverlight. XamlReader đơn giản được thiết kể để đọc xml “XmlReader” có trong Silverlight cũng như trong các công nghệ khác của Microsoft . XamlReader là lớp được xây dựng theo kiểu static với những phương thức tạo đối tượng; nó tạo đối tượng song song với việc xử lý XAML để sinh ra trong lúc thực thi(runtime) những cây đối tượng từ XAML trong Silverlight Các bạn cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng phương thức Load: - Nội dung chuỗi XAML phải định nghĩa một phần tử gốc (root element) - Nội dung chuỗi XAML phải là well-formed XML, và valid XML 4 XAML và các Custom class 4 Infoway Solutions CHƯƠNG II: XAML XAML hỗ trợ khả năng có thể định nghĩa tùy chỉnh lớp(custom class) hoặc cấu trúc(structure) trong bất kỳ ngôn ngữ runtime nào (CLR), và sau đó truy cập vào class thông qua thẻ đánh dấu của XAML(XAML markup), bao gồm cách sử dụng hỗn hợp của những thẻ Silverlight đã định nghĩa trong XAML và những thẻ XAML mà tham chiếu tới custom class tương ứng của nó (Mỗi custom class chứa tương ứng 2 file .cs và .xaml, ví dụ: myclass.xaml và myclass.xaml.cs) 4.1 Custom class trong ứng dụng hoặc Assemblies Custom class dùng trong XAML có thể định nghĩa theo cách riêng biệt: - Trong code-behind được đóng gói trong ứng dụng Silverlight - Như là một class được định nghĩa trong một assembly tách biệt, như là một thư viện thực thi hoặc DLL Mỗi cách trên đều có những ưu và nhược điểm như sau: - Ưu điểm của việc tạo class và đóng gói riêng biệt là khả năng có thể chia sẻ và dùng được trong nhiều ứng dụng Silverlight khác. Đồng thời là khả năng quản lý phiên bản của control dễ dàng hơn và nó làm cho nó có khả năng tạo ra class mà bạn dự dịnh sử dụng như là một root element trong trang XAML. - Ưu điểm của việc tạo custom class trong ứng dụng là về mặt kỹ thuật tương đối đơn giản và giảm thiểu kích cỡ và kiểm tra khi bạn gặp vấn đề trong dự án Silverlight dựa trên code-behind. Tuy nhiên có điểm hạn chế là bạn không thể dùng custom class như là một root element. Bạn phải tham chiếu custom class của bạn qua một assembly khác hoặc là giới hạn subclass sử dụng User Control hỗ trợ code-behind trong dự án Silverlight của bạn. - Dù là định nghĩa trong cùng một assembly hay assembly khác nhau, custom class phải được ánh xạ qua CLR namespace và XML namespace để được tham chiếu trong XAML 4.2 Ràng buộc để Custom Class trở thành thành phần đối tượng trong XAML Để được tạo đối tượng như là một thành phần đối tượng của XAML, custom class của bạn phải đáp ứng các yếu tố sau đây: - Custom class phải để public và hỗ trợ khởi tạo mặc định không có tham số truyền vào (default constructure ‘parameterless’). - Custom class không phải là class lồng(class lồng và dấu chấm ‘.’ ở cú pháp của nó ảnh hưởng tới những đặc điểm của Silverlight như là các property kèm theo. Ngoài ra để đối tượng của bạn như là một thành phần đối tượng của XAML, bạn có thể cho phép sử dụng những property cho các public property của Custom class của bạn điều này làm cho Custom class của bạn như là một kiểu property. Điều này bởi vì bây giờ đối tượng có thể được khởi tạo giống như một thành phần đối tượng và có thể xét thuộc tính cho nó như là một property 4.3 Yêu cầu đối với sự kiện trong XAML đối với Custom class Để sử dụng cú pháp theo kiểu thuộc tính để tương tác với sự kiện trong XAML, sự kiện phải được public trong class mà hỗ trợ constructure mặc định, hoặc sự kiện phải được định nghĩa trong class trừu tượng và sau đó sự kiện có thể truy cập được qua những class kế thừa. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan