Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Giáo trình biên dịch thương mại...

Tài liệu Giáo trình biên dịch thương mại

.PDF
144
70
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG GIÁO TRÌNH BIÊN DỊCH THƯƠNG MẠI ĐINH THỊ KIM LAN Tháng 06/2020 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa thì dịch thuật là nghề luôn cần người. Trong thế giới hiện đại ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì nhu cầu và dịch thuật càng trở nên tăng. Do đó, việc đào tạo đội ngũ tham gia làm công tác dịch thuật ở các trường đại học cũng hết sức quan trọng và cần thiết tuy nhiên hiện nay lực lượng biên phiên dịch cao cấp vẫn còn thiếu và vẫn chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành, đào tạo sâu về ngành biênphiên dịch. Nắm bắt được hiện trạng này, mục tiêu đào tạo của ngành Hàn Quốc học của trường Đại học Lạc Hồng không chỉ đào tạo những sinh viên có kiến thức nền về ngôn ngữ, văn hóa, kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết về những tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ mà còn đào tạo những sinh viên có kiến thức và kỹ năng về dịch thuật để sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm công việc dịch thuật trong các tổ chức, cơ quan, làm biên tập viên… Với mục tiêu của ngành Hàn Quốc học như vậy, cuốn giáo trình biên dịch thương mại được biên soạn dành cho sinh viên năm 3- những sinh viên bắt đầu học những từ vựng chuyên ngành, cuốn giáo trình này với mục đích cung cấp những hiểu biết và kỹ năng biên dịch cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Với mục tiêu như vậy, cuốn giáo trình Kỹ năng biên phiên dịch Hàn Việt sẽ không đưa ra quá nhiều lý thuyết ngôn ngữ học cũng như dịch thuật quá chuyên sâu và phức tạp mà chỉ cố gắng cung cấp cho sinh viên một số hiểu biết cơ bản về lý thuyết biên dịch để sinh viên có thể áp dụng những lý thuyết vào thực hành. Việc chú trọng thực hành những kỹ năng biên dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt được trình bày trong cuốn giáo trình này nhằm giúp sinh viên sau này có thể tự nghiên cứu sâu hơn, biết cách xử lý văn bản (cấu trúc câu, từ vựng, cắt gọn văn bản…) biết cách sử dụng các phương tiện hỗ trợ tra cứu… Cuốn giáo trình này được chia thành 2 chương lớn. Đầu tiên, chương một sẽ là giới thiệu tổng quan về nghiệp vụ biên dịch giúp sinh viên hiểu được những cơ sở lý luận về biên dịch cơ bản, những mục tiêu và hiện trạng của nghề, những tiêu chí, quy tắc và đạo đức nghề nghiệp của nghề biên phiên dịch. Chương hai là kỹ năng biên dịch tiếng Hàn, ở chương này sinh viên sẽ được học và thực hành với 3 quy trình biên dịch từ phân tích nội dung đến phân tích văn bản và cuối cùng là dịch theo định hướng quá trình. 2 Lời hướng dẫn (일러두기): Giáo trình biên dịch thương mại được xây dựng với 2 phần chính đó là lý thuyết và thực hành. Trong đó, phần lý thuyết được chia thành 2 mục chính đó là giới thiệu tổng quan về nghề biên dịch và giới thiệu kỹ năng biên dịch cơ bản, còn phần thực hành được chia làm 5 chủ đề. Cấu trúc tổng thể của phần thực hành được xây dựng dựa trên 5 chủ đề, mỗi chủ đề được liên kết thống nhất với một hệ thống các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trung cấp, bài tập được áp dụng dựa trên phần lý thuyết đã trình bày bên trên để sinh viên có thể cho ra được sản phẩm dịch hoàn hảo. Chương 1 sẽ đưa ra phần lý thuyết cơ bản của phần biên dịch, cùng với những lý thuyết súc tích nhất để sinh viên có thể nắm được lý thuyết biên dịch. Trong phần mục tiêu của mỗi bài học, cùng với việc đưa ra những hình ảnh thể hiện một cách hàm súc nhất của chủ đề bài học , giáo trình cũng đưa ra mục tiêu học tập cho từng phần kỹ năng và luyện tập ứng dụng. Trong phần từ vựng, giáo trình thực hiện nguyên tắc phạm trù hóa và đưa ra các từ vựng thiết yếu có liên quan tới nội dung của mỗi bài học mà người học cần phải nắm được. Ở đây, giáo trình không chỉ sử dụng từ vựng trên phương diện ý nghĩa mà còn hệ thống hóa để làm rõ mối quan hệ giữa các từ. 3 Trong phần ngữ pháp của mỗi bài khóa được trình bày với ví dụ minh họa. Cách làm nay phù hợp với trình độ trung cấp và để thuận lợi cho việc học tập của người Việt. Phần đọc cũng được chia thành hai bước làm quen-luyện tập, lấy cả quá trình học tập làm trọng tâm. Người học sẽ tập làm quen dịch từ dễ đến khó theo từng chủ đề và áp dụng những lý thuyến biên dịch để cho ra sản phẩm dịch hoàn hảo nhất hợp với văn phong người Việt. Phần văn hóa và xã hội Hàn Quốc là những bài đọc nói về văn hóa và xã hội Hàn Quốc giúp sinh viên có thể hiển được xã hội và văn hóa Hàn Quốc. Ngoài ra, sinh viên có thể thực hiện kỹ năng biên dịch của mình. 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BIÊN DỊCH ............................................................................... 8 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIÊN DỊCH ...................................................................................................................... 8 1.3 VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI .............................................................................................. 8 1.4 TIÊU CHÍ, QUY TẮC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP........................................................................................... 9 1.4.1 Tiêu chí của một người biên dịch tốt ................................................................................................... 9 1.4.2 Kiến thức ngôn ngữ học ....................................................................................................................... 9 1.4.3 Kiến thức nền ...................................................................................................................................... 10 1.4.4 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng phiên dịch ........................................................................... 10 CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG BIÊN DỊCH TIẾNG HÀN....................................................................................11 2.1 QUY TRÌNH BIÊN DỊCH .......................................................................................................................11 2.2 Các bước biên dịch theo định quá trình ............................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH KỸ NĂNG BIÊN DỊCH ..................................................................................14 제 1 과 취업....................................................................................................................................................14 제 2 과 직장 생활 ...........................................................................................................................................24 제 3 과 회식과 모임 .......................................................................................................................................41 제 4 과 소비와 절약 .......................................................................................................................................49 제 5 과 고장과 수리 .......................................................................................................................................62 제 6 과 생활 정보 ...........................................................................................................................................75 제 7 과 소식과 알림 .......................................................................................................................................85 제 8 과 고민과 상담 .......................................................................................................................................92 제 9 과 생활과 인터넷 .................................................................................................................................106 제 10 과 한국의 경제 ...................................................................................................................................117 제 11 과 쇼핑 ................................................................................................................................................125 제 12 과 은행 ................................................................................................................................................135 5 BÀI CHỦ ĐỀ KỸ NĂNG NGỮ PHÁP TỪ VỰNG VĂN HÓA V/A 던 V 기 위해 직장, 모집, 기관 취업 정보, 취업 준비, 취업 절차 한국의 면접 문화 취업 Dịch được văn bản tuyển dụng và những 2 직장 생활 Sinh hoạt công ty Hoạt động trong công ty Hàn Quốc V/A 든지 V/A 든지 V/A 더라도 직종업무, 직장생활, 회사종류, 부서, 지급 , 스트레스 3 회식과 모임 Văn hóa tiệc công ty Hàn Quốc. Hội nghị V/A 을/ㄹ 테니까 V/A 았/었던 모임 종류 모임 식순 한국의 회식 문화 Thu nhập Chi tiêu Tiêu dùng V/A 을/ㄹ 수 밖에 없다 V/A 기가 무섭다 V/A ㄴ/은/는 모양이다 V 느라고 수입 지출 소비 절약 생활비 신용카드 -한국인의 쇼핑 장소 -아나바다 운동과 벼룩 시장 V 은/ㄴ채(로) V 아/어 버리다 고장 수리 전자 전기 A/S 서비스 -한국의 우리 서비스 - A/S 서비스 문화 피동사 V 아/어 있다 생활 정보 매체 생활 정보 구메 주거 생활 광고서 지역 생활 정보 -한국에서 생활 정보 얻기 V/A 다고 하다 V/A 냐고 하다 정보전달 소식 전달하기 소식 전달 방식의 변화 고민 상담 조언하기 감정 상담 유형 찾아가는 이동 상담 한국내 외국인을 위한 고충 처리 센터 인터넷 사용장단점 -한국의 대표 표털 사이트 1 4 5 6 7 소비와 절약 고장과 수리 Hư hại và sửa chữa Hệ thống thông tin liên 생활 lạc 정보 Thông tin cuộc sống Biểu hiện tin 소식과 tức và thông 알림 báo 8 고민과 상담 Lo lắng Tư vấn V/A 을/ㄹ까 봐 V/A 을/ㄹ 정도로 V 다(가) 보면 9 생활과 인터넷 Ưu và khuyết điểm V/A 을/ㄹ 줄 알았다/몰랐다 V 게 하다 한국인의 직장 생활 1997 년 이후 달라진 한국의 직장 문화 6 10 11 12 한국의 경제 쇼핑 은행 của internet và sinh hoạt V(으)라고 하다 V 자고 하다 인터넷 쇼핑 이메일 문서 작성 - 한국의 인터넷 문화 Kinh tế Hàn Quốc V 느니 차라리 V/A 더니 경제 관련 어휘 - 20~50 클럽 가임 Mua sắm V 은/ㄴ 대신에 V/A 기는 하다 제품과 환불 자기의견 반영 의복 사이즈 교환/활불 쇼핑의 유형 한국의 쇼핑 방법에 대한 변화 Ngân hàng V 기 쉽다 V 는 동안 V(으)려면 화폐 은행 업무 한국 은행 서비스 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BIÊN DỊCH 1.1 Cơ sở lý luận về biên dịch Nghề dịch có hai ngành khác nhau rất cơ bản. Đó là dịch viết hay biên dịch (번역) và dịch nói hay phiên dịch (해석). Nếu chúng ta cho rằng dịch viết phải tầm chương trích cú thì dịch nói phải đủ ý rõ ràng. Mỗi loại dịch đều có tiêu chí riêng đối vối người dịch. Chẳng hạn dịch viết đòi hỏi người biên dịch (번역) có khả năng khai thác tư liệu một cách phong phú và đa dạng thì dịch nói (해석) đòi hỏi người phiên dịch phải có trí nhớ tốt (좋은 기억력)đặc biệt là trí nhớ tạm thời (단기 기억). Dịch thuật không phải là một hoạt động ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ. Tuy vậy, dịch thuật luôn có một vị trí quan trọng trong bất ỳ thời đại nào bởi lẽ dịch thuật: • Giúp khắc phục sự bất đồng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp giữa người và người. • Giúp bảo tồn, truyền bá hoặc tiếp nhận tri thức văn hóa và khoa học của các dân tộc (sách vở, lịch sử...) Biên dịch (dịch viết): sản phẩm là văn bản viết. 1.2 Định nghĩa biên dịch Phiên dịch là việc chuyển ngữ một câu nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà ý nghĩa của chúng không thay đổi. Người thực hiện việc chuyển ngữ được gọi là phiên dịch viên; hai ngôn ngữ được chuyển đổi được gọi là ngôn ngữ phiên dịch. Yếu tố nội dung của văn bàn nguồn là yếu tố được các học giả quan tâm hàng đầu. Biên dịch trước hết phải truyền tải được hết ý nghĩa của văn bàn nguồn thay vì đơn giản viết ra một nhóm từ ngữ của ngôn ngữ đích. Do đó người dịch cũng cần sáng tạo trong công việc của mình. Trong hai thập niên qua đã có sự thay đổi căn bản trong ý thuyết dịch. • Tập trung vào văn bản nguồn => tập trung vào văn bản đích • Xem xét yếu tố văn hóa và yếu tố ngôn ngữ trong quy chuẩn luyện dịch Tiêu chí một bản dịch 1. Cấu trúc phù hợp 2. Tính phù hợp 3. Tính chính xác 4. Tính tự nhiên 5. Tính tường minh 6. Phong cách 7. Từ vựng 8. Tính nhất quán 9. Giữ đúng giọng văn của tác giả văn bản gốc 10. Giữ đúng thể loại. 1.3 Vai trò của nhận thức văn hóa – xã hội Biên phiên dịch không đơn thuần đòi hỏi người biên phiên dịch thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ mà còn cần có kiến thiến dồi dào về xã hội, chính trị và các nền văn hóa khác nhau. Mỗi nền văn hóa, tín ngưỡng, phong tục xã hội riêng và những điều này được 8 thể hiện qua cách sử dung ngôn ngữ và giao tiếp. Nếu người biêm phiên dịch không nắm được sự khác biệt đó thì sẽ dẫn đến chuyển ngữ không thành công. Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự hợp tác về kinh tế và các vấn đề tòa cầu thì sự dịch chuyển của con người mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sự tương tác giữa con người của các quốc gia khác nhay đang diễn ra thường xuyên và chúng ta đang đối mặt với một thức tế giao tiếp xuyên văn hóa trong môi trường toàn cầu. Bên cạnh năng lực về ngôn ngữ, thuyết trình, diễn đạt bằng suy nghĩ, người học cần biết rằng sự thiếu hiểu biết hay thành kiến về một nền văn hóa nào đó là một sự tối kỵ. Người làm công việc biên phiên dịch nên linh hoạt và có khả năng thích nghi với hoàn cảnh. Khi nào người biên phiên dịch biết và hiểu sự khác biết văn hóa thì họ mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây cũng chính là tiêu chí tiên quyết tiên quyết của một biên phiên dịch đủ năng lực. • Nên đọc các sách báo, quảng cáo, truyện ngắn, tiểu thuyết nước ngoài (đặc biết là các tác phẩm văn học cả tiếng nước ngoài lẫn tiếng mẹ đẻ) • Nên xem các chương trình truyền hình. • Nên nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các môn văn hóa, xã hội và con người. 1.4 Tiêu chí, quy tắc và đạo đức nghề nghiệp 1.4.1 Tiêu chí của một người biên dịch tốt Người biên phiên dịch khi bước bào những hoạt động nghề nghiệp cần chuẩn bị cho mình “năng lực nghiệp vụ”. Năng lực này thể hiện chủ yếu ở hai bình diện là “kiến thức” và “kỹ năng”. • Kiến thức ngôn ngữ học • Kiến thức nền dùng để biên phiên dịch • Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng phiên dịch. 1.4.2 Kiến thức ngôn ngữ học Kiến thức ngôn ngữ học gồm có ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ mục tiêu. Trong đó, người biên phiên dịch cần phải có một kho từ vựng cành nhiều càng tốt đặc biết là từ vựng tích cực-là loại từ vựng dùng để sản sinh phát ngôn (từ vựng cơ bản), sau đó mới đến từ vựng từng chuyên ngành. Bảng 1.1: Kiến thức ngôn ngữ học từ vựng cơ bản từ vựng chuyên ngành từ vựng chuyên sâu Kiến thức văn hóa gồm có: 1. Hành vi (cử chỉ) 2. Phong tục tập quán 3. Yếu tố văn hóa tiềm ẩn trong ngôn ngữ sử dụng 9 Có nhiều hành vi đối vối dân tộc này mang hàm ý tốt nhưng đối với dân tộc khác thì mang hàm ý xấu Cần nhạy cảm và hòa minh vào tình huống văn hóa giao tiếp, tập quán xã hội của cả hai nền văn hóa đang tiếp xúc. 1.4.3 Kiến thức nền Đối vối người biên phiên dịch thì kiến thức nền không phải là kiến thức phổ thông, hiểu biết chung chung về xã hội mà là những kiến thức (tương đối) sâu về những chủ đề đang dịch. Trong bất kỳ hội thảo, người phiên dịch phải đương đầu vối kiến thức chuyên ngành. Hơn nữa thách thức này rất đa dạng vì người biên phiên dịch không chỉ dịch về một vài ngành nào đó mà thôi. Người biên phiên dịch cũng cần phải chú ý là khi biên phiên dịch không những đối mặt với “thuật ngữ chuyên ngành và còn “khái niệm chuyên ngành”. Do đó, sự phối hợp giữa kiến thức ngôn ngữ học với kiến thức ngoài ngôn ngữ học là rất cần thiết. 1.4.4 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng phiên dịch 1. 2. 3. 4. Phát âm Ngữ điệu Nhịp điệu Tốc độ tự nhiên 10 CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG BIÊN DỊCH TIẾNG HÀN 2.1 Quy trình biên dịch Để phân tích nội dung của một văn bản, cần phải đặt một loạt những câu hỏi. Sau khi tìm hiểu tất cả những thông tin về văn bản, người dịch cần tạo cho mình có một bản chi tiết dịch. Để có được bản chi tiết dịch, người dịch cần phải phân tích, tìm hểu những yếu tố nội văn bản và những yếu tố ngoại văn bản. Yếu tố nội văn bản gồm có: • • • • • • Người viết nói về vấn đề gì? Nội dung như thế nào? Người viết có những tiền giả định gì? Theo trật tự nào? Sử dụng những từ ngữ gì? Cấu trúc câu gì? Giọng điệu như thế nào? Hiệu quả như thế nào? Yếu tố ngoại văn bản: • • • • • Ai là người phát văn bản? Ai là người nhận văn bản? Phương tiện chuyển tải văn bản là gì? Thời gian và địa điểm nhận văn bản? Động cơ của việc phát và nhận văn bản? Tổng hợp cho câu trả cho yếu tố ngoại văn bản sẽ cho thông tin về chức năng của văn bản. Một khi xác định được chức năng của văn bản, người dịch sẽ dịch được chính xác hơn, đồng thời nếu có cơ sở về những yếu tố văn hóa đi kèm với văn bản, việc dịch sẽ tốt hơn. Sau khi hoàn thành bản chi tiết dịch, thông qua việc phân tích và tìm hiểu các yếu tố ngoại văn bản và nội văn bản, người dịch sẽ tiến hành giữ lại những thông số nào và thay đổi những thông số nào nhằm tạo ra được một văn bản đích. Sau đó, người dịch sẽ tiến hành so sánh văn bản đã dịch với Văn bản gốc. Bước tiếp theo là xử lý những sai lạc này để tao thành một bản dịch tốt hơn. 2.2 Các bước biên dịch theo định quá trình Phương pháp này phát triển dựa trên cách thức “nói ra những gì mình nghĩ” (vốn dùng để nghiên cứu những gì xảy ra trong đầu của các phiên dịch biên dịch chuyên nghiệp). Các bước dịch theo định hướng quá trình gồm có 7 bước sau đây: Bước 1: Đọc một lần toàn bộ tài liệu: - Đọc lướt: đọc tiêu đề và đọc đoạn đầu và đoạn cuối để hiểu điểm chính của chủ đề và khái niệm chung của văn bản, nên có gắn nắm ý và ghi nhớ chúng. - Đọc kỹ: để hiểu nội dung của văn bản trong ngôn ngữ nguồn thì phải phân tích kỹ văn bản, phân tích ngữ pháp và ngôn từ được dùng trong văn bản. Bước 2: Xác nhận định hướng văn bản: - Mục đích của văn bản: cần tìm hiểu ý định của văn bản như quan điểm, thái độ của tác giả và vấn đề mà văn bản nêu để tìm ngữ pháp, ngôn từ, văn hóa.. phù hợp với ngụ ý của tác giả. 11 -Loại hình văn bản: khi dịch các văn bản khác nhau thì yêu cầu cách dùng ngôn từ khác nhau. Do đó, việc tránh dùng từ một cách bộc phát mà không quan tâm đến loại hình văn bản là điều cần thiết. Có nhiều loại hình văn bản như: tường thuật, mô tả, thảo luận và đàm thoại… - Mức độ văn phong: khi biên dịch không chỉ quan tâm đến dịch nghĩa mà còn phải quan tâm đến mức độ trang trọng của văn bản. Có 8 mức động văn phòng là: hành chính chính quyền, hành chính, trịnh trọng, trung tính, không trịnh trọng, đàm thoại, tiếng lóng và cấm kỵ. Cần cân nhắc xem văn bản người được đăng ở đâu? Báo, sách giáo khoa, tạp chí… và bản dịch có được đăng ở nguồn tương tự không? - Đối tượng đọc: Cần cân nhắc xem độc giả là ai? yêu cầu của độc giả là gì? Cần đoán trước xem độc giả có quen thuộc với các chủ đề và với các nền văn hóa khác hay không? Dịch hay không dịch những đoạn văn rắc rối về mặt văn hóa). Tuy nhiên, các văn bản thường có xu hướng là dịch cho những độc giả có trình độ học vấn tương đối, thuộc tầng lớp trung lưu với lối hành văn phổ biến như ngoài đời thật nhưng cũng không quá thiên về văn nói. Nhưng có đôi khi đối tượng hướng tới sẽ khác nhau nên cần chú ý đến đối tượng đọc văn bản. Ví dụ như đối tượng có trình độ học vấn không cao, dành cho tuổi teen, dành phục vụ cho học thuật, nghiên cứu…Trong xã hội hiện nay, mặc dù tiếng lóng và ngôn ngữ tuổi teen đã trở nên quá phổ biến nhưng khi biên dịch cần tránh những tiếng lóng và ngôn ngữ tuổi teen trong những văn bản hành chính trịnh trọng. Bước 3: Nhận diện từ, nhóm từ khó dịch. -Mục đích là dịch theo ngữ nghĩa từng văn cảnh chứ không theo nghĩa cố định. Bạn cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm từ thành ngữ. Thông thường người dịch thường dịch theo đúng nghĩa đen nhưng theo bước 1, hãy nhớ ngữ cảnh và dịch chúng theo đúng nghĩa với chủ đề. - Cần phải nhận ra hàm ý và nghĩa biểu thị được sử dụng trong văn bản. Hàm ý, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ… là những vấn đề từ vựng gây khó khăn cho việc dịch thuật và điều nay khiến cho người dịch cần cân nhắc những thông tin ao quanh để tìm ra ý của tác giả. Bước 4: Sắp xếp lại câu rõ ràng -Phân tích thành phần cấu tạo để hiểu chính xác nghĩa của câu. Bước 5: Dịch từng câu, từng đoạn -Khi dịch bản lần thứ nhất, không cần yêu cầu quá cao về cách diễn đạt và câu văn nhưng cần chính xác với văn bản gốc. Các bước thực hiện như sau: • Sắp xếp lại những câu phức tạp và tách các ý với nhau. • Bắt đầu dịch từng câu cho đến hết. Bước 6: Biên tập lại cho phù hợp với lối nói của người Việt. -Sau khi đã dịch xong từng câu, hãy rà soát lại đoạn văn toàn bộ. Không nên để lặp lại từ vựng trong các cú pháp hoặc cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn. Không phải tất cả cả những gì được trình trong văn bản gốc cũng phải dịch hoặc bạn có quyền thêm một số từ ngữ khác để đảm bản dịch rõ ràng hơn. 12 • • • • Đọc lại toàn bộ bài dịch. Tìm vấn đề chưa ổn trong từng đoạn văn. Dịch lại dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu của văn bản. Rà soát các lỗi câu, từ không đáng có và chỉnh sửa. Bước 7: Đánh giá bản dịch -Đôi khi bạn không thể tránh khỏi những nghi ngờ của bản dịch khó. Tốt nhất hãy dùng đến sự giúp đỡ của các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm. Điều quan trong nhất của bản dịch là xem xét bài dịch có đúng nghĩa chưa. Từng câu từng từ đã có văn phong phong phú và thuần Việt chưa. Để có bản dịch tốt người dịch cần phải trả lời những câu hỏi sau: • • • • • Có phù hợp với chất văn của Việt Nam? Chủ đề nêu lên đã thực sự được giải quyết? Còn lỗi sai nào không về chính tả, ngữ pháp Câu văn đã rõ rằng, trình bày dễ hiểu chưa? Còn điểm gì cần khắc phục sau khi dịch xong văn bản này? -Phương pháp dịch theo định hướng quá trình kết hợp với việc nghiên cứu bản dịch chi tiết sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc biên dịch. -Nên đọc kỹ lại lần cuối, lưu ý các vấn đề thuộc về từ vựng như từ mới, ẩn dụ, từ mang tính văn hóa, tên riêng, thuật ngữ và những từ tương ứng trong ngôn ngữ đích. Trong những trường hợp này, từ điển và các nguồn tra cứu khác không hỗ trợ nhiều cho việc tìm nghĩa thích hợp với ngữ cảnh. Những lỗi thường thấy trong bản dịch 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Dịch quá thoát ý ở một vài điểm Dịch quá sát nghĩa ở một vài điểm Lỗi chính tả Lối ngữ kết Lỗi chấm câu Dịch sai Không sử dụng thành ngữ 13 CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH KỸ NĂNG BIÊN DỊCH 제 1 과 취업 학습 목표: -어휘: 직종 관련 어휘, 모집 및 지원 관련 어휘 - 문법: V/A 던, V 기 위해서 -과제: 취업 준비 조언하기, 군인광고 이해하기 - 한국 사회와 문화: 한국의 면접 문화 문제 1: 이 사람은 지금 무엇을 보고 있습니까? 문제 2: 두 사람은 지금 무엇을 하고 있습니까? 문제 3: 한국에서 직업을 구한다면 어떤 일을 하고 싶습니까? 왜 그 일을 하고 싶습니까? 14 어휘 2. 여러분은 어떤 직종에서 일을 했습니까? 한국에서 일을 한다면 어떤 직종에서 일을 하고 싶습니까? 15 16 17 문법: A/V 던 가: 가방이 멋있네요. 새로 가방이에요? 나: 아니요, 작년부터 들고 다니던 거예요. 가: 어디 가세요? 나: 공항에요. 중국 회사에서 같이 근무하던 동료가 한국에 온다고 해서요. 문법: V 기 위해서 - 오늘 회식은 신입 사원의 입사를 축하하기 위해서 하는 겁니다. - 공향이나 호텔에 취직하기 위해서는 외국어를 잘해야 할 것 같아요. - 고향에 돌아가서 자영업을 하기 위해서 일을 열심히 배우고 있습니다. 읽기 1. 1. 새단어 모국어 2. 번역 Bước 1: Đọc một lần toàn bộ tài liệu: - Đọc lướt: 18 - Đọc kỹ: Bước 2: Xác nhận định hướng văn bản: - Mục đích của văn bản: -Loại hình văn bản: - Mức độ văn phong: - Đối tượng đọc: Bước 3: Nhận diện từ, nhóm từ khó dịch. Bước 4: Sắp xếp lại câu rõ ràng Bước 5: Dịch từng câu, từng đoạn Bước 6: Biên tập lại cho phù hợp với lối nói của người Việt.. • • • • Đọc lại toàn bộ bài dịch. Tìm vấn đề chưa ổn trong từng đoạn văn. Dịch lại dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu của văn bản. Rà soát các lỗi câu, từ không đáng có và chỉnh sửa. Bước 7: Đánh giá bản dịch ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 19 ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 다음 글을 잘 읽고 베트남어로 번역하십시오. 1. 새단어 2. 번역 Bước 1: Đọc một lần toàn bộ tài liệu: - Đọc lướt: - Đọc kỹ: Bước 2: Xác nhận định hướng văn bản: - Mục đích của văn bản: -Loại hình văn bản: - Mức độ văn phong: - Đối tượng đọc: Bước 3: Nhận diện từ, nhóm từ khó dịch. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan