Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao ...

Tài liệu Giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao

.PDF
226
311
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- VŨ THỊ HƢƠNG LÝ GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình 2. PGS.TS Phan Thanh Long HÀ NỘI - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Các số liệu khảo sát và thực nghiệm là kết quả nghiên cứu trung thực, chưa công bố ở các tài liệu khác. Nếu có gì sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Tác giả luận án Vũ Thị Hƣơng Lý ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục những chữ viết tắt sử dụng trong luận án ................................................ vi Danh mục các bảng ...........................................................................................................vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 5. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3 8. Luận điểm bảo vệ ..................................................................................................6 9. Đóng góp mới của luận án .....................................................................................6 10. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC TÍNH KỈ LUẬT HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .....................................................................................8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ..........................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tập ở nước ngoài ...............8 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục tính kỉ luật học tập ở Việt Nam ......13 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài...............................................................16 1.2.1. Tính kỷ luật .................................................................................................16 1.2.2. Kỷ luật học tập và tính kỉ luật học tập ........................................................18 1.2.3. Tín chỉ và đào tạo theo tín chỉ ....................................................................23 1.2.4. Tính kỉ luật học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ...............................................................................................24 iii 1.3. Giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sƣ phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................................................34 1.3.1. Quan niệm về giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..........................................................34 1.3.2. Mục tiêu giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..............................................................36 1.3.3. Nhiệm vụ giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ...........................................................................37 1.3.4. Nội dung giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..............................................................37 1.3.5. Các hình thức giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ..........................................................43 1.3.6. Phương pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..........................................................46 1.3.7. Đánh giá kết quả giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ.................................................49 1.3.8. Điều kiện cơ bản của giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ.................................................52 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................56 Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC TÍNH KỈ LUẬT HỌC TẬP CHO SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .........................................................................60 2.1. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo trong học chế tín chỉ nhằm phát huy tính kỷ luật học tập tự giác của sinh viên của một số nƣớc trên thế giới ...........60 2.2. Một số chủ trƣơng chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ và vai trò của việc phát huy tính tích cực, tự giác học tập của sinh viên trong các trƣờng Cao đẳng, Đại học hiện nay ......................................................62 2.3. Thực trạng tính kỷ luật học tập và giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên trong các trƣờng cao đẳng sƣ phạm hiện nay ......................................63 iv 2.3.1. Giới thiệu về khảo sát thực trạng ...............................................................63 2.3.2. Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát thực trạng .........63 2.3.3. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng tính kỷ luật học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm của khi thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ .......70 2.4. Phân tích kết quả thực trạng giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên ở các trƣờng cao đẳng sƣ phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ...........89 2.4.1. Đánh giá của các lực lượng giáo dục và tự đánh giá của sinh viên về việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật học tập cho sinh viên .......89 2.4.2. Đánh giá của các lực lượng giáo dục và đánh giá của sinh viên về các lực lượng tham gia giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm ........................................................................................................91 2.4.3. Thực trạng đánh giá của các lực lượng giáo dục và sinh viên về các biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ........................................................................93 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................102 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH KỈ LUẬT HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .......................................................................................................104 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sƣ phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ................................104 3.2. Biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sƣ phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................107 3.2.1. Nhóm biện pháp xây dựng ý thức kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm................................................................................................................108 3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức rèn luyện hành vi thói quen chấp hành kỷ luật học tập .........................................................................................................117 3.2.3. Nhóm biện pháp kích thích và điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi chấp hành kỷ luật học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................................123 v 3.2.4. Nhóm biện pháp xây dựng môi trường giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..................125 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm về biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sƣ phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ .................129 3.3.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm ..............................................129 3.3.2. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................131 3.4. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................134 3.4.1. Kết quả thực nghiệm tác động lần 1 .........................................................134 3.4.2. Kết quả thực nghiệm tác động lần 2 .........................................................140 3.4.3. Hiệu quả của các tác động trong thực nghiệm trên lớp thực nghiệm ......145 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................153 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL vi DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN BGD & ĐT Bộ giáo dục và Đào tạo CBQLSV Cán bộ quản lý sinh viên ĐC Đối chứng ĐT Đào tạo GD Giáo dục GV Giảng viên KL Kỷ luật KLHT Kỷ luật học tập SV Sinh viên TC Tín chỉ TN Thực nghiệm vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.10. Bảng 2.11. Bảng 2.12. Bảng 2.13. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Bảng 3.7. Bảng 3.8. Bảng 3.9. Bảng 3.10. Bảng 3.11. Các lực lượng GD đánh giá nhận thức về các yêu cầu kỷ luật học tập .......71 Tự đánh giá của SVCĐSP về những hiểu biết đối với yêu cầu KLHT .......73 So sánh nhận thức về vai trò của KLHT ở SV có học lực khác nhau .........75 Đánh giá của các lực lượng GD về thái độ thực hiện KLHT của SV .......76 Tự đánh giá của SVCĐSP về thái độ thực hiện kỷ luật học tập ............78 Bảng so sánh ý chí quyết tâm thực hiện KLHT của SV có học lực khác nhau ...............................................................................................80 Đánh giá của GV và các lực lượng GD về hành vi chấp hành KLHT của SVCĐSP trong các hoạt động học tập.................................81 Tự đánh giá của SV về hành vi chấp hành KLHT trong các hoạt động học tập ...........................................................................................85 So sánh hành vi chấp hành KLHT của SV có học lực khác nhau .........87 Đánh giá của các lực lượng GD và đánh giá của SV về việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục tính KLHT cho SV ...........................89 Đánh giá của các lực lượng GD và đánh giá của SV về các biện pháp GD tính KLHT cho SVCĐSP trong ĐT theo học chế TC ............93 Đánh giá của các lực lượng GD và đánh giá của SV về các hình thức xử lý vi phạm KLHT của SVCĐSP ...............................................96 Đánh giá của các lực lượng GD và sinh viên về nguyên nhân thực trạng tính KLHT cho SVCĐSP trong đào tạo theo học chế TC ............99 Đo đầu học lực, nhận thức, thái độ, hành vi chấp hành yêu cầu KLHT của SV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm. ................133 Tính KLHT của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm lần 1......135 Kết quả đo tính KLHT của lớp ĐC trước và sau thời gian TN lần 1 ..137 So sánh điểm tính KLHT của lớp TN và ĐC sau TN lần 1 .................138 Bảng tính hệ số tương quan giữa tính KLHT và học lực của lớp TN sau TN lần 1 ..................................................................................139 Kết quả đánh giá tính KLHT của lớp thực nghiệm sau TN lần 2 ........141 Kết quả đo tính KLHT của lớp đối chứng cùng thời gian tương ứng thực nghiệm lần 2 .........................................................................142 So sánh kết quả tính KLHT của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm lần 2 ..........................................................................143 Kết quả tính tương quan Pearson giữa điểm TB học tập và tính KLHT của lớp thực nghiệm sau thực nghiệm lần 2 ............................144 Kết quả học tập của lớp thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm bằng các biện pháp giáo dục tính KLHT .............................................145 Kết quả học tập của lớp ĐC cùng thời gian thực nghiệm....................146 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kỷ luật nói chung và kỷ luật học tập trong nhà trường nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra sự ổn định, trật tự, sự thống nhất cao và vẻ đẹp văn hóa của mỗi nhà trường. Đặc biệt, kỷ luật là yếu tố tạo nên sự thành công cho mọi hoạt động dạy - học và giáo dục trong nhà trường. Trong đó, nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh là nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng nhà trường “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” được xem là một trong những nhân tố hàng đầu đảm bảo thành công cho mọi hoạt động của nhà trường và sự phát triển của mỗi nhân cách học sinh trong nhà trường đó. Nếu thiếu đi yếu tố kỷ luật thì chắc chắn nhà trường không còn là một môi trường giáo dục đào tạo nên những con người, những công dân chân chính của xã hội. Xuất phát từ vai trò quan trọng của kỷ luật trong nhà trường như vậy cho nên giáo dục tính kỷ luật cho người học với tư cách là một bộ phận của giáo dục đạo đức là nhiệm vụ cơ bản của các nhà trường nói chung, trong đó có trường cao đẳng sư phạm nói riêng, nơi được so sánh như là cái nôi đào tạo nên những thế hệ thanh niên – những nhà giáo tương lai để họ trở thành những người có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức mẫu mực, đồng thời họ cũng phải có tính kỷ luật học tập tự giác cao để không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong suốt cuộc đời gắn với nhiệm vụ “trồng người”. Trong bối cảnh giáo dục đại học chung nước ta trong những năm gần đây đang thực hiện chuyển đổi hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ thì đã có một số trường CĐSP đã và đang thực hiện hình thức đào tạo theo tín chỉ. Trong quá trình thực hiện đào tạo theo tín chỉ,các trường CĐSP đã cố gắng bám sát với bản chất của hình thức đào tạo này là xu hướng “cá nhân hóa trong nền giáo dục cho số đông người”. Muốn vậy, đòi hỏi các trường phải sự có chuẩn bị nhiều yếu tố, trong đó khâu đặc biệt quan trọng là phải làm tốt công tác giáo dục tính kỷ luật học tập tự giác cho sinh viên. 2 Tuy nhiên, từ thực tế triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học nói chung và một số trường cao đẳng sư phạm nói riêng đã cho thấy công tác giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên chưa được thực hiện tốt, đồng thời tính kỷ luật học tập của một số lượng lớn sinh viên cao đẳng sư phạm còn thiếu tự giác, ý thức học, đặc biệt là tự học còn yếu kém, chất lượng đào tạo chưa được như yêu cầu của chuẩn đầu ra trong các chương trình đào tạo. Điều đó tạo ra sự e ngại lớn cho nền giáo dục của nước nhà khi nhìn vào đội ngũ những nhà giáo dục sẽ đảm đương, gánh vác nền giáo dục trong một tương lai gần nhất. Điều đó một lần nữa đòi hỏi những nhà quản lý giáo dục và những nhà giáo dục trong các trường cao đẳng sư phạm hiện nay phải có trách nhiệm điều chỉnh, thay đổi thực trạng trên. Đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tập nhưng chủ yếu mới nghiên cứu về các biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập trên lớp cho đối tượng là học sinh phổ thông và những nghiên cứu về biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học viên các trường quân đội. Như vậy, vấn đề nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tập cho đối tượng là sinh viên cao đẳng sư phạm trong hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ còn chưa có. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về vấn đề này. Do đó, tác giả luận án đã chọn đề tài: “Giáo dục tính kỉ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ” để làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp giáo dục tính kỉ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong hình thức đào tạo theo học chế TC nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo sinh viên ở trường cao đẳng sư phạm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa cách thức giáo dục tính kỉ luật học tập với kết quả đạt được về tính kỉ luật học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm. 3 4. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục tính KLHT trong các hoạt động học tập của SV trong hình thức đào tạo theo học chế TC. Đối tượng khảo sát gồm 720 SV ở khoa sư phạm của một số trường cao đẳng sư phạm đang tiến hành đào tạo theo học chế TC. 5. Giả thuyết khoa học Tính kỷ luật học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm trong các hoạt động học, đặc biệt là hoạt động tự học của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay còn thiếu tự giác, thiếu nghiêm túc. Nếu các biện pháp giáo dục tính KLHT tác động có hệ thống vào nhận thức, thái độ, hành vi và các điều kiện thực hiện nội quy học tập trong môi trường đào tạo theo tín chỉ thì chúng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tính kỷ luật học tập và kết quả học tập của SV. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Phân tích cơ sở lý luận về giáo dục tính KLHT cho SVCĐSP trong đào tạo theo học chế TC. 6.2. Phân tích cơ sở thực tiễn và đánh giá thực trạng giáo dục tính KLHT cho sinh viên trong đào tạo theo học chế TC ở một số trường cao đẳng sư phạm. 6.3. Đề xuất biện pháp giáo dục tính KLHT cho SVCĐSP trong hình thức đào tạo theo học chế TC và thực nghiệm. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Hồi cứu, phân tích, tổng hợp các tư liệu khoa học về tính kỷ luật, tính kỷ luật học tập của SVCĐSP để xây dựng cơ sở lý luận của GD tính kỷ luật học tập cho SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp quan sát Mục đích: Nhằm tìm hiểu tình hình kỉ luật học tập và những biện pháp giảng viên đã sử dụng để giáo dục tính kỉ luật trong học tập cho sinh viên. Nội dung quan sát: 4 + Thái độ và hành vi thực hiện kỉ luật học tập của sinh viên trong các giờ học có phù hợp hay không hợp với các yêu cầu của kỉ luật học tập. + Các phương pháp và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp giáo dục tính kỉ luật học tập của giảng viên. Hình thức quan sát: Thông qua dự giờ để quan sát trực tiếp là chủ yếu. b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích của điều tra: Nhằm tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên về các vấn đề của tính kỉ luật học tập và giáo dục tính kỉ luật học tập trong đào tạo theo TC. Nội dung điều tra: + Đối với giảng viên: Đánh giá của GV về trình độ nhận thức của SV về các yêu cầu KLHT được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy định đào tạo, nội quy của nhà trường và thái độ, hành vi thực hiện KLHT của SV; đánh giá về thực trạng nội dung giáo dục tính KLHT của các trường CĐSP, các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục tính KLHT cho SV và các biện pháp giáo dục tính KLHT được các lực lượng giáo dục trong các trường cao đẳng sư phạm đang sử dụng hiện nay. + Đối với sinh viên: nhận thức của SV về các yêu cầu, qui định với hoạt động học tập được thể hiện trong các văn bản quy định đào tạo, nội quy của nhà trường, thái độ và hành vi thực hiện theo KLHT của SV, nội dung giáo dục tính KLHT của các trường và sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong nhà trường CĐSP vào quá trình giáo dục tính KLHT cho SV và đánh giá về các biện pháp giáo dục tính kỉ luật học tập của các lực lượng giáo dục đang sử dụng hiện nay. Hình thức điều tra: Sử dụng bảng hỏi đã chuẩn bị phát cho giảng viên, sinh viên, hướng dẫn họ cách thức trả lời, tổ chức cho họ trả lời và thu phiếu. c. Phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn cá nhân và nhóm) Mục đích phỏng vấn: Thu thập thêm thông tin trực tiếp về thực trạng tính KLHT của sinh viên và công tác giáo dục tính KLHT cho sinh viên. Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ - giảng viên, sinh viên về thực trạng kỉ luật học tập và giáo dục kỉ luật học tập ở một số trường cao đẳng sư phạm và nguyên nhân của thực trạng đó. 5 Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, qua E.mail.... d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Mục đích thực nghiệm: nhằm xác định hiệu quả và cách thức tổ chức của các biện pháp đã đề xuất đối với việc nâng cao tính kỉ luật học tập cho sinh viên trong quá trình giáo dục. Nội dung thực nghiệm: một số biện pháp giáo dục tính kỉ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Đối tượng thực nghiệm: sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Hiệu quả của các biện pháp tác động được đánh giá trên sự chuyển biến về các mặt: nhận thức, thái độ, hành vi thực hiện kỉ luật học tập của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng trong từng năm học. Nội dung nghiên cứu: + Nhận thức về yêu cầu KLHT trong các hoạt động học tập trên lớp, hoạt động tự học, hoạt động rèn luyện NVSPTX, hoạt động thực hành, thực tập sư phạm sau quá trình thực nghiệm tác động. + Thái độ thực hiện yêu cầu KLHT trong các hoạt động học tập trên lớp, hoạt động tự học, hoạt động rèn luyện NVSPTX, hoạt động thực hành, thực tập sư phạm sau quá trình thực nghiệm tác động. + Hành vi chấp hành yêu cầu KLHT trong các hoạt động học tập trên lớp, hoạt động tự học, hoạt động rèn luyện NVSPTX, hoạt động thực hành, thực tập sư phạm sau quá trình thực nghiệm tác động. + Sự thay đổi về kết quả học tập của SV sau thực nghiệm. 7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ 7.3.1. Phương pháp chuyên gia Nhằm thẩm định khung lý thuyết về giáo dục tính kỉ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm và các biện pháp giáo dục tính kỉ luật học tập được đề xuất. 7.3.2. Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thông kê Nhằm xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS (thống kê mô tả và thống kê suy luận). 6 8. Luận điểm bảo vệ - Trong đào tạo theo TC, sinh viên được trao quyền ra quyết định về lộ trình học tập và chịu trách nhiệm về quyết định đó, cho nên KLHT của SV trong hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ thể hiện cao hơn so với trong hình thức đào tạo theo niên chế và cần phải đạt đến mức độ tính KLHT tự giác. - Biện pháp giáo dục tính KLHT cho SV trong hình thức đào tạo theo học chế tín cần phải thay đổi so với hình thức đào tạo theo niên chế, bởi vì để đạt được tính KLHT với tư cách là thuộc tính, phẩm chất nhân cách cần phải có những biện pháp tác động để sinh viên vừa nhận thức được tính tất yếu của KLHT vừa có nhu cầu, ý chí thực hiện hành vi KLHT một cách tự giác, không đợi sự kiểm soát từ bên ngoài. - Do đó, để giáo dục được tính KLHT cho sinh viên cao đẳng trong học chế TC đòi hỏi cần sử dụng đồng thời những biện pháp tác động vào ý thức và hành vi chấp hành KLHT của SV và tạo dựng môi trường khích lệ KLHT trong nhà trường và còn cần đặc biệt quan tâm khích lệ vai trò chủ thể của sinh viên trong quá trình giáo dục tính KLHT để thúc đẩy quá trình chuyển hóa yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu tự thân. 9. Đóng góp mới của luận án - Xác định được quan niệm khoa học về tính KLHT của SVCĐSP trong đào tạo theo học chế tín chỉ và hệ thống khung lý luận về giáo dục tính KLHT cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ. - Phát hiện được được một số vấn đề thực trạng tính KLHT và công tác giáo dục tính KLHT cho SVCĐSP của một số trường đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện thực trạng còn có những hạn chế. - Đề xuất bốn nhóm biện pháp giáo dục tính KLHT cho SV khoa sư phạm ở trường cao đẳng sư phạm nhằm tác động vào các mặt: ý thức chấp hành KLHT, hành vi thói quen chấp hành KLHT và các biện pháp kích thích, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi chấp hành KLHT của SVCĐSP, nhóm biện 7 pháp xây dựng môi trường giáo dục tính KLHT cho SVCĐSP trong đào tạo theo học chế TC. - Những kế hoạch và kịch bản tổ chức giáo dục tính kỷ luật học tập cho sinh viên cao đẳng sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ có thể là tài liệu để tham khảo cho các lực lượng giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm giáo dục tính kỷ luật học tập trong các trường cao đẳng sư phạm. 10. Cấu trúc của luận án Luận án gồm: Ngoài phần mở đầu. 3 chương, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC TÍNH KỈ LUẬT HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tập ở nước ngoài - Những nghiên cứu về vai trò của giáo dục tính kỷ luật Giáo dục tính kỷ luật như một phẩm chất nhân cách của con người đã được nhiều tác giả luận bàn, trong đó có thể kể đến như: C. Mac và Ph. Ăngghen. Hai ông đã cho rằng: Nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ giáo dục cho mình một thái độ đúng đắn, hợp lý đối với các vấn đề hành vi mà còn phải giáo dục những thói quen đúng đắn, tức là những thói quen hành động hoàn toàn không phải ngồi ngẫm nghĩ nữa, tức là người ta không thể làm khác được vì vốn đã quen làm như thế. Và việc giáo dục những thói quen đó là công việc khó khăn rất nhiều [13, tr.29]. Trong nghiên cứu của tác giả Culacốp về vai trò của giáo dục phẩm chất – tính KL trên đối tượng thanh niên tác giả đã viết: Phải làm cho đối tượng giáo dục biến những yêu cầu, quy định có tính chất bắt buộc thành yêu cầu của chính bản thân mình và việc thực hiện yêu cầu đó trở thành sự bức thiết của mỗi người. Đồng thời tác giả đã xác định con đường hình thành phẩm chất này: Giáo dục một hành vi đẹp đẽ, một thói quen ổn định luôn luôn hành động theo đúng yêu cầu, điều lệ, mệnh lệnh - việc này chỉ có thể làm được trên cơ sở sự giác ngộ cao, sự tin tưởng sâu sắc của họ vào những điều lệ ấy [13, tr.31]. Một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác giáo dục tính kỉ luật cho học sinh trong trường học, nhà giáo dục A.X.Macarenco đã cho rằng: Sự rèn luyện tính KL là một quá trình sư phạm phức tạp, là kết quả chung của toàn bộ công tác giáo dục hoặc sản phẩm của toàn bộ công tác giáo dục [57, tr.37] và theo tác giả kỷ luật sẽ tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ và tạo ra “Vẻ đẹp cho bộ mặt văn hóa của nhà trường”, ông cũng nhấn mạnh thêm:“Trường học mà thiếu kỉ luật thì giống 9 như cái cối xay nước mà không có nước” và ông cho rằng, nhiệm vụ của trường học phải xây dựng được cho mình những biện pháp giáo dục kỉ luật mà trong đó trước tiên cần giáo dục về KL là KLHT “Kỷ luật làm cho quá trình tổ chức giáo dục đảm bảo tiến hành có kết quả và ngược lại kỷ luật là kết quả nỗ lực của tập thể học sinh trong các hoạt động của các em; học tập, lao động, sản xuất văn hóa… nó chính là kết quả của quá trình giáo dục. Hiểu kỷ luật chỉ là những biện pháp, những trật tự bề ngoài đó là điều nguy hại và sai lầm. Vì điều đó tạo cho tập thể trẻ em sự chống đối, mong muốn được tự do thoát khỏi vòng kỷ luật. Trong xã hội của chúng ta, kỷ luật là hiện tượng đạo đức. Tính vô kỷ luật, con người sống không có kỷ luật đó là con người ta chống lại xã hội. Kỷ luật của chúng ta luôn đi kèm ý thức. Trẻ em cần được giáo dục để hiểu rằng muốn đảm bảo sự yên ổn về chính trị và đạo đức trong tập thể cần có kỷ luật [57]. Tác giả I.A.Cairov khi bàn về giáo dục tính kỉ luật trong các cơ sở giáo dục, tác giả đã thấy vai trò của việc giáo dục tính KLHT với kết quả hoạt động dạy và học trong nhà trường: Kỷ luật có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, giảng dạy. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học phải chú ý đầy đủ đến việc rèn luyện kỉ luật học tập cho học sinh [9]. Như vậy, điểm lại ở một số những quan điểm của các tác giả trên thế giới khi bàn về vai trò của giáo dục tính kỉ luật các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giáo dục phẩm chất này trên mọi đối tượng người học và quá trình giáo dục này là quá trình giáo dục khó khăn, lâu dài và phức tạp. Nhờ có kỷ luật mà mọi hoạt động trong nhà trường được diễn ra theo đúng trật tự của nó. - Những nghiên cứu về điều kiện đảm bảo giáo dục kỷ luật tự giác trong học tập Những nghiên cứu về vai trò chủ đạo của người giáo viên như là điều kiện đảm bảo cho giáo dục kỷ luật tự giác trong học tập có thể kể đến như: Tác giả V.E. Gmurman [97] đã cho rằng: Việc thực hiện kỉ luật học tập của học sinh phụ thuộc phần lớn vào cách tổ chức hoạt động học của người giáo viên. Chính vì vậy, tác giả đưa ra yêu cầu cần phải: - Tổ chức tốt giờ học, đảm bảo cho tất cả học sinh đều tham gia vào hoạt động nhận thức tích cực. 10 - Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, giảng dạy nhiệt tình có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh và duy trì giờ học bằng một nhịp độ thích hợp. - Luôn để lớp “bận rộn với công việc, không dừng lại vì thiếu công việc”. Cùng quan điểm với tác giả V.E. Gmurman, tác giả Bondar [95] cũng cho rằng: Kỷ luật là trật tự cần thiết cho mỗi giờ học, mỗi hoạt động chung của học sinh trong và ngoài trường. Để đảm bảo kỉ luật trong học tập, theo tác giả cần phải chú ý đến những đặc điểm sau: - Học sinh nắm được mục đích của giờ học và trình tự công việc sẽ làm - Tài liệu học tập, dụng cụ thí nghiệm cần được chuẩn bị sớm và chu đáo - Giáo viên biết cách phối hợp nhiều cách thức dạy học - Tất cả học sinh đều bị lôi cuốn vào công việc một cách tích cực - Đưa ra yêu cầu rõ ràng, hợp lí đối với hành vi của học sinh trong giờ học. Đồng thời tác giả cũng đưa ra quan niệm của mình khi cho rằng những nguyên nhân dẫn đến học sinh vi phạm kỉ luật học tập là do giáo viên không khéo léo tổ chức công việc độc lập của học sinh trong giờ học và sự thiếu hiểu biết của các em đối với những yêu cầu kỉ luật. Cùng quan điểm với hai tác giả trên còn có tác giả: A.X.Macarencô cũng cho rằng, kỉ luật học tập của học sinh phụ thuộc vào việc tổ chức giờ học và nội dung công việc mà học sinh phải hoàn thành. Theo tác giả, sở dĩ học sinh vi phạm kỉ luật trong giờ học là do giáo viên không tính đến mức độ mệt mỏi của các em và không chú ý đến thay đổi hình thức hoạt động trên lớp để giảm bớt sự mệt mỏi của các em [57]. Tác giả Ân Thực Trước cũng cho rằng lớp học là môi trường chính yếu để giáo dục kỉ luật học tập cho học sinh. Tác giả đã nêu ra một số phương pháp giáo dục kỉ luật học tập cho học sinh: - Phải phát triển đầy đủ tính tư tưởng của bài giảng. - Cần giảng bài thật tốt mới làm cho giờ học có sự hấp dẫn đối với học sinh. - Thường xuyên theo dõi hành vi của học sinh để kịp thời uốn nắn. Tác giả cũng nêu lên sự cần thiết phải xây dựng một chế độ, một nội quy lớp 11 học học tập thống nhất, trong đó phản ánh yêu cầu của việc giáo dục kỉ luật học tập cho học sinh [77,tr24 - 37]. Như vậy, những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về điều kiện giáo dục kỷ luật tự giác trong học tập cho học sinh đều có điểm chung khi tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của người giáo viên như là điều kiện tất yếu quyết định đến việc thực hiện KLHT của HS và cho rằng nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm KLHT của học sinh là do “giáo viên chưa tổ chức hợp lý” quá trình dạy học của mình. Quan niệm đến mức tuyệt đối hóa vai trò của giáo viên trong hình thức tổ chức dạy học trên lớp đối với việc thực hiện kỉ luật học tập của học sinh như vậy chưa thật sự đầy đủ mà cần xem vai trò của người GV như một yếu tố cơ bản ngoài ra còn cần những yếu tố khác. Nghiên cứu bàn về tính tích cực, tự giác học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ Học chế TC ra đời vào năm 1872 ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng sang các nước Châu Âu từ những thập niên cuối của thể kỉ XX với triết lý nó không bắt buộc người học phải học những gì mà người thầy có, mà người học được quyền lựa chọn (chọn thầy, chọn môn học, chọn tiến trình học...) học những gì họ cần. Đồng thời với triết lý giáo dục đó, hình thức đào tạo theo học chế TC cũng đòi hỏi ở người học có tinh thần tự giác cao, nỗ lực hết mình mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, trong đó lấy hình thức tự học là chủ đạo [1, tr.47]. Muốn vậy, đòi hỏi người học cần phải có tính kỉ luật học tập. Có thể nói, chưa có những nghiên cứu cụ thể, điển hình về tính KLHT của SV (trong đó có SVCĐSP) trong đào tạo trong học chế TC nhưng cũng đã có nhiều tác giả nêu ra những quan niệm có liên quan và đề cập tới tính KLHT của SV ở trong những hình thức đào tạo gần gũi với hình thức đào tạo theo học chế TC như: Tác giả R. Retxke – người Đức đã đề cập tới tính KLHT của người SV khi cho rằng: học tập ở đại học là một quá trình phát triển của con người, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong các yếu tố đó thì yếu tố bên trong (tính tự giác học tập) đóng vai trò quyết định đến kết quả học tập. Việc hoàn thành có kết quả 12 những nhiệm vụ học tập đặt ra đòi hỏi người học phải đấu tranh với bản thân một cách có phê phán và phải sáng tạo trong quá trình học [68, tr.33]. Ở Mỹ ngay từ những năm 1920 đã có các nghiên cứu chỉ ra phương pháp giáo dục dựa trên việc phát huy vai trò tự học của học sinh. Theo quan điểm này toàn bộ hoạt động học của người học là do họ tự thực hiện theo những công việc mà giáo viên giao. Với cách dạy như vậy, người học được chủ động bộc lộ khả năng hoạt động của bản thân. Trong cuốn “Những vấn đề tự quản trong hệ thống các trường cao đẳng” xuất bản năm 1983 tại trường Đại học Tổng hợp Kazan do N.M.Paysakhov chủ biên đã đề cập tới công tác độc lập tự học trong giờ lên lớp và giờ tự quản ở nhà của SV, trong đó ý thức kỉ luật của SV giữ vai trò quan trọng. Tác giả P.V.Êxipov đã cho rằng: Tự học là việc của học sinh tiến hành khi không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Trong đó người học phải tự giác vươn tới mục đích đề ra. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đưa ra phương hướng để kích thích hoạt động tự học của học sinh là: Trong quá trình dạy học giáo viên có thể nêu lên hàng loạt các vấn đề và yêu cầu học sinh hoàn thành trong một thời gian xác định [27]. Nhưng cách thức hướng dẫn người tự học để hoàn thành những yêu cầu mà giáo viên giao thì tác giả chưa đề cập tới. Theo R.Singh đã đưa ra quan niệm để phân biệt quá trình dạy - học, tuy vẫn khẳng định giáo viên giữ vai trò quan trọng song ông cũng nhấn mạnh: Người học phải tích cực, chủ động trong quá trình học kiến thức và nhận ra tiềm năng của bản thân mình [67]. Năm 1979 trong cuốn “Thuật ngữ giáo dục cho người lớn” do UNESCO xuất bản bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã xác định “Sự giáo dục mà nội dung quá trình tự học được xác định bởi các nhu cầu, mong muốn của người học và họ tích cực tham gia vào việc hình thành và kiểm soát. Sự giáo dục này đã huy động những nguồn lực và kinh nghiệm của người học”. Tác giả Dewey trong “Dân chủ và giáo dục” đã viết: Tất cả những điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, tất cả những lời khuyên nhủ, tất cả những sự giúp đỡ trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan