Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện an dƣơng thành phố...

Tài liệu Giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện an dƣơng thành phố hải phòng

.PDF
147
258
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN PHONG GIÁO DỤC LUẬT LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN Ở CÁC DOANH NGHIỆP HUYỆN AN DƢƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN PHONG GIÁO DỤC LUẬT LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN Ở CÁC DOANH NGHIỆP HUYỆN AN DƢƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Anh Phƣớc HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Phong LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn với những kiến thức đã được học, tham khảo tài liệu và tình hình thực tế, sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội và các bạn bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn của mình. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo TS Hoàng Anh Phước, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng, huyện An Dương, các phòng, ban, ngành, các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở và đại diện công nhân lao động đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành luận văn, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC LUẬT LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP................................. 7 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. .............................................................................. 7 1.1.1. Ở nước ngoài .................................................................................................. 7 1.1.2 .Ở trong nước ................................................................................................... 9 1.2. Giáo dục luật lao động cho công nhân trong doanh nghiệp ....................... 11 1.2.1. Mục đích giáo dục luật lao động cho công nhân ..................................... 11 1.2.2. Ý nghĩa giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp ..... 14 1.2.3. Nội dung giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp .. 15 1.2.4. Đặc thù cơ bản của giáo dục luật động cho công nhân ở các doanh nghiệp........ 17 1.2.5. Chủ thể giáo dục luật lao động cho công nhân ở doanh nghiệp ............ 20 1.2.6. Đối tượng giáo dục luật lao động cho công nhân ở doanh nghiệp........ 21 1.2.7. Hình thức giáo dục luật lao động cho công nhân ................................... 22 1.2.8. Phương pháp giáo dục luật lao động cho công nhân .............................. 27 1.2.9. Các yếu tố tác động đến giáo dục luật lao động cho công nhân ........... 28 1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp ................................................................................................. 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LUẬT LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN Ở CÁC DOANH NGHIỆP HUYỆN AN DƢƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .............................................................................. 38 2.1. Những đặc trưng cơ bản của huyện An Dương và của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng ..................................... 38 2.1.1. Những đặc trưng cơ bản của huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng . 38 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp và công nhân lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng ............ 41 2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 52 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................... 52 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 53 2.3. Thực trạng giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng ................................................ 54 2.3.1. Thực trạng hệ thống luật lao động, chính sách về giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương .............................. 54 2.3.2. Thực trạng giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương – thành phố Hải phòng ...................................... 58 2.4. Những ưu điểm, hạn chế trong giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương trong thời gian qua.................................... 78 2.4.1. Những ưu điểm ............................................................................................. 78 2.4.2. Những hạn chế, khuyết điểm ....................................................................... 79 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế. .......................................................................... 81 2.5. Một số vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết...................................................... 85 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC LUẬT LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN Ở CÁC DOANH NGHIỆP HUYỆN AN DƢƠNG - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................... 86 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 86 3.1.1. Nguyên tắc về mặt pháp lí ........................................................................... 86 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ........................................................ 86 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................ 86 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống............................................................. 87 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả............................................................. 87 3.1.7. Nguyên tắc phối hợp hài hoà các lợi ích ................................................... 87 3.2. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp ............................................... 88 3.3. Các biện pháp đề xuất ..................................................................................... 92 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp; phối hợp các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp. ... 92 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng và đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tư vấn viên luật lao động giỏi về nghiệp vụ và huy động các lực lượng cộng tác viên tham gia vào công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ................................... 95 3.3.3. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp.............................................................................. 97 3.3.4. Biện pháp 4: Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp .................................................................... 100 3.3.5. Biện pháp 5: Phát huy vai trò của các cấp công đoàn; xây dựng và thực thi quy chế phối hợp giữa công đoàn và người sử dụng lao động trong công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp ...................... 106 3.3.6. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện .................. 108 3.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật lao động tại các doanh nghiệp .................................................................................................. 109 3.3.8. Nâng cao trình độ học vấn cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.................................................................................... 110 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................. 111 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ........................ 113 3.5.1. Mục đích của khảo nghiệm ....................................................................... 113 3.5.2. Quy trình khảo nghiệm .............................................................................. 113 3.5.3. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 114 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 120 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 125 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 128 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế của huyện An Dương giai đoạn 2014 –2016 ........... 40 Bảng 2.2. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện An Dương phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2016 .................................................. 41 Bảng 2.3. Số công nhân lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện An Dương - Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2016 ............................ 44 Bảng 2.4. Cơ cấu công nhân trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương theo giới tính giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................................ 47 Bảng 2.5. Cơ cấu công nhân theo trình độ trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương giai đoạn 2014-2016 ..................................................................... 49 Bảng 2.6. Số lượng tài liệu về luật lao động được phát hành giai đoạn 2014 –2016 của huyện An Dương ................................................................................................ 62 Bảng 2.7. Nhận thức về mức độ quan trọng của các nội dung trong giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương ..................................... 71 Bảng 2.8. Sự hiểu biết về luật lao động của công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương ................................................................................................ 72 Bảng 2.9. Thái độ của công nhân trong khi giáo dục luật lao động .......................... 75 Bảng 2.10. Hành vi của công nhân sau khi giáo dục luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương ....................................................................... 76 Bảng 2.11. Nguyên nhân công nhân không thích tham gia giáo dục luật lao động trong doanh nghiệp .................................................................................................... 81 Bảng 2.12. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác giáo dục luật lao động cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp chưa cao thuộc về cán bộ giáo dục ............. 83 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương ............................................ 112 Bảng 3.1. Lựa chọn chuyên gia cho quy trình khảo nghiệm .................................. 113 Bảng 3.2. Trình độ và thời gian công tác của chuyên gia cho quy trình khảo nghiệm. ............... 114 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương ..................................................................................................... 115 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương ................................................................................................................ 117 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện An Dương - Thành Phố Hải Phòng phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016 ..................... 42 Biểu đồ 2.2. Số công nhân lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện An Dương - Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2016 ........................... 45 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu công nhân theo trình độ trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương giai đoạn 2014-2016 ..................................................................... 50 Biểu đồ 2.4: Nhận thức của công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương về mức độ cần thiết của giáo dục luật lao động ...................................... 70 Biểu đồ 2.5. Thái độ của công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương trước khi tham gia giáo dục luật lao động .................................................... 74 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, đã tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của công nhân lao động, từng bước hình thành quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Đạt được kết quả trên là do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về đầu tư và lao động có chuyển biến tích cực, công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp được quan tâm đẩy mạnh. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt là giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan, của người sử dụng lao động, trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn. Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt là công nhân, lao động trong các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức của công nhân tôn trọng và chấp hành pháp luật, trong đó có luật lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Công tác giáo dục luật lao động cho công nhân đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, từng bước phù hợp với thực tiễn của cơ sở, sát nhu cầu của công nhân, đã tập trung hơn vào đối tượng công nhân trong các doanh nghiệp, tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của công nhân. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và thành phố, kinh tế huyện An Dương cũng có sự phát triển đáng kể. Là một huyện ven đô, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, tích cực, theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng kinh tế trong các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ. Trên địa bàn huyện đã và đang hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp lớn với nhiều doanh nghiệp trung ương, địa phương, doanh nghiệp FDI đã tạo và giải quyết 1 được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, giai cấp công nhân của huyện không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển. Những năm gần đây, công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp của các cấp, các ngành đã đi vào thực chất hơn. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, các tổ tư vấn pháp luật lao động và công đoàn, tư vấn viên pháp luật được thành lập, kiện toàn. Các hình thức giáo dục pháp luật phong phú như thông qua kiểm tra, phối hợp kiểm tra gắn với giáo dục luật lao động; giáo dục kết hợp với tư vấn pháp luật lưu động tại các khu nhà trọ công nhân về Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, thông qua các câu lạc bộ công nhân nhà trọ, tổ công nhân tự quản, chương trình hỏi, đáp pháp luật lao động trên Đài phát thanh huyện, xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, sự phối hợp giữa Liên đoàn Lao động – Bảo hiểm xã hội – Phòng LĐTB&XH huyện tổ chức nhiều cuộc đối thoại về chính sách lao động, chế độ bảo hiểm... đã đem đến nhiều kiến thức pháp luật lao động bổ ích cho công nhân. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế về số lượng, chất lượng, phạm vi và hiệu quả. Phương thức giáo dục pháp luật chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo; tài liệu còn thiếu về số lượng, hình thức chưa sinh động; một bộ phận cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng. Nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, lực lượng cán bộ công đoàn mỏng. Công tác giáo dục luật lao động chưa đi vào cuộc sống, nhiều doanh nghiệp chưa triển khai, nếu có triển khai cũng coi đó là trách nhiệm của công đoàn. Tình trạng doanh nghiệp còn né tránh việc thực hiện giáo dục pháp luật cho công nhân, chưa thiện chí hợp tác, chưa tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác giáo dục pháp luật, dù giáo dục luật lao động cho công nhân có phần trách nhiệm lớn của doanh nghiệp. Kinh phí cho công tác giáo dục pháp luật chưa được đầu tư thỏa đáng. Số lượng công nhân đông, thường xuyên biến động, đa phần xuất thân từ nông thôn, có sức lao động, nhưng trình độ học vấn còn thấp, chưa được đào tạo cơ 2 bản và có hệ thống, cường độ lao động căng thẳng, điều kiện sống còn khó khăn, chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến tìm hiểu pháp luật, dẫn đến sự hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. Vì thế khi quyền và lợi ích bị xâm phạm cũng đành chấp nhận để giữ việc làm, không tự bảo vệ được bản thân trong các quan hệ lao động hoặc không nắm vững quy định của pháp luật lao động dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công trái pháp luật xảy ra. Vì vậy, nâng cao kiến thức pháp luật lao động cho công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương, thành phố Hải Phòng” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích và làm rõ cơ sở lý luận chung về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp nói riêng; Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương; Đề ra các phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương. 3.2. Khách thể nghiên cứu Luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương. 4. Giả thuyết khoa học Công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương từng bước đã có sự quan tâm, chú trọng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả 3 đạt được, công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng còn bộc lộ những hạn chế về số lượng, chất lượng, phạm vi và hiệu quả giáo dục. Nếu đề xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp với đặc thù, thực tiễn của địa phương, có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan tổ chức, các lực lượng thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức luật lao động cho công nhân, giúp người công nhân sống và làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và biết tự bảo vệ mình theo quy định của luật lao động, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của họ, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận Nghiên cứu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động nói chung và giáo dục luật lao động cho công nhân trong các doanh nghiệp nói riêng 5.2. Nghiên cứu thực tiễn Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. 5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2016. 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. 6.3. Giới hạn khách thể quan sát. Tác giả tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc được chuẩn bị sẵn gồm 372 người, bao gồm công nhân lao động và cán bộ quản lý thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn An Dương, Thành Phố Hải Phòng. Số lượng mẫu nghiên cứu 4 Đối tƣợng nghiên cứu STT 1 Số lƣợng mẫu Công nhân lao động 302 Cán bộ quản lý doanh nghiệp bao gồm: Lãnh đạo Công Đoàn huyện; Lãnh đạo Công Đoàn cấp cơ sở 2 (doanh nghiệp); Lãnh đạo UBND huyện; Cán bộ, 70 Chuyên viên tư vấn luật; Cán bộ Công Đoàn huyện; Các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp nghiên cứu những tài liệu lý luận, văn bản, sách báo, các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm hiểu quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương về công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: nhằm thu thập thông tin về thực trạng đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng. - Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, bảng hỏi: Đề tài thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về tình hình đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng. - Phương pháp phỏng vấn: Chuẩn bị các câu hỏi để phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi dưới những dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ các thông tin chưa rõ. 5 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua phân tích kế hoạch, báo cáo của địa phương về tình hình giáo dục pháp luật cho người lao động để rút kinh nghiệm trong quá trình làm đề tài. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục luật lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC LUẬT LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục luật lao động cho công nhân nói riêng là một phạm trù pháp lý, là một dạng hoạt động của nhà nước trong tổ chức và thực hiện pháp luật, là biện pháp tăng cường pháp chế, do đó vấn đề này là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học pháp lý quan tâm. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước, hoàn thiện và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thì công tác này còn được quan tâm hơn với nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố. 1.1.1. Ở nước ngoài Giáo dục pháp luật nói chung và luật lao động nói riêng được xem là vấn đề quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách công nhân lao động. Tổng thống Thevdove Roosevelt đã từng nói: “Giáo dục một người về trí não mà không giáo dục về tâm hồn, đạo đức thì coi như giáo dục một kẻ gây họa cho xã hội”. Vì thế, đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Khổng Tử (551 - 479 TCN) - nhà triết gia, nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại cho rằng: thông qua giáo dục để tạo ra lớp người “trị quốc” muốn vậy học phải đi đôi với hành, ông đánh giá cao vai trò của cá nhân trong việc tu dưỡng, học thầy, học bạn, học trong cuộc sống. Ông khẳng định: “Đọc thuộc ba trăm thước kinh thư giỏi, giao cho việc hành chính không làm được, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp học kiểu như vậy chẳng có ích gì” Pétxtalôzi (1746 - 1827) - một nhà giáo dục lớn của Thụy Sĩ và người đương thời gọi ông là “ông thầy của các ông thầy”. Bằng con đường giáo dục thông qua thực nghiệm ông muốn cứu vớt trẻ em mồ côi, con nhà nghèo. Nhân dân dựng tượng ông và ghi dòng chữ: “tất cả cho người khác, không gì cho mình”. Ông dựng ra “trại mới” giúp trẻ vừa học văn hóa, vừa lao động ngoài lớp, ngoài trường học. Ông cho rằng hoạt động ngoài lớp không những tạo ra của cải vật chất mà 7 còn là con đường giáo dục toàn diện cho học sinh. Ông quan niệm giáo dục gia đình đi trước, giáo dục trường học là sự tiếp nối “giờ nào sinh ra trẻ em thì giờ đó bắt đầu sự giáo dục”. C.Mác (1818 - 1883) và F.Anghen (1820 - 1895) đã có nhiều đóng góp lớn cho nền giáo dục hiện đại: cung cấp cho khoa học giáo dục một phương pháp luận vững chắc để xây dựng lý luận giáo dục, vạch ra qui luật tất yếu của xã hội tương lai là đào đạo, giáo dục con người phát triển toàn diện muốn vậy phải kết hợp giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động trong việc thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp, trong hoạt động thực tiễn và hoạt động xã hội. V.I.Lênin (1870 - 1924) là người tiếp tục sự nghiệp của C.Mác và F.Anghen. Ông đề cao vấn đề phát triển toàn diện con người. Việc hình thành con người phát triển toàn diện không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình, đoàn thể, và sự tự rèn luyện của thế hệ trẻ. Trong bài diễn văn tại Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Nga lần thứ III diễn ra tại Mát-cơ-va từ ngày 02/10/1920 đến ngày 10/10/1920, Người đã nói “chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân, với nông dân”. A.X Macarencô (1888 - 1939) là nhà lý luận và thực tiễn xuất sắc của nền giáo dục XHCN, người đã có công làm một cuộc thực nghiệm giáo dục trong gần 20 năm ở “trại lao động Gooki và Dzezinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp. Thành công của cuộc thực nghiệm giáo dục của Macarencô đã chứng minh chân lý giáo dục của học thuyết Mác - Lênin và khái quát thành giáo dục XHCN. - Giáo dục trong hoạt động xã hội. - Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. - Giáo dục trong lao động. - Giáo dục bằng tiền đồ viễn cảnh. Vấn đề giáo dục cũng được nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, … đặc biệt quan tâm. Hiện nay, nếu như nhiều nước trên thế giới quan niệm rằng nội dung giáo dục cần tập trung đào luyện những phẩm chất cơ bản của nhân cách như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác,... thì Nhật 8 Bản hướng đến việc bảo tồn các giá trị xã hội của dân tộc. Triết lý giáo dục của Nhật Bản được nêu trong chương trình khung quốc gia nhằm đào luyện: Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu quý cuộc sống; nhiệt tâm kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống; nhiệt tâm phát triển một đất nước và xã hội dân chủ; ý thức đóng góp cho sự phát triển của một xã hội quốc tế thanh bình; khả năng tự quyết định; ý thức đạo đức. 1.1.2 .Ở trong nước Trong nước có một số công trình tiêu biểu như: + "Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", Luận án Tiến sĩ của Trần Ngọc Đường, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007. + "Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động ở Việt Nam", Luận án Tiến sĩ luật của Nguyễn Đình Lộc, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004. Ở trong nước việc nghiên cứu về phổ biến, giáo dục pháp luật được nhiều tác giả đề cập đến với những khía cạnh, đối tượng nghiên cứu khác nhau thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu, các đề tài luận án, luận văn luật, các bài báo, tạp chí như: + "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội, 1995; + "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1995; + "Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", Đề tài khoa học cấp Nhà nước, do Viện Nhà nước-Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn chủ trì; + "Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam", Luận án Phó Tiến sĩ của Dương Thị Thanh Mai; + "Một số vấn đề về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Đặng Ngọc Hoàng. + " Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk LăkThực trạng và giải pháp", luận văn thạc sĩ của Phạm Hàn Lâm, năm 2001; + "Tìm kiếm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số 9 dân tộc ít người", đề tài khoa học cấp Bộ của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ tư pháp, 1995. + "Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các Trường chính trị ở nước ta hiện nay", đề tài cấp Bộ của khoa Nhà nước và Pháp luật Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. + "Giáo dục pháp luật cho cán bộ và công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định thực trạng và giải pháp", luận văn thạc sĩ luật học của Trần Văn Trầm, 2002. + "Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay", luận văn thạc sĩ luật học của Cao Thị Hà, 2003. + "Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong đào tạo sĩ quan hậu cần hiện nay", luận văn thạc sĩ luật học của Lê Hồng Sơn, 2004. + "Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Hoa, năm 2005. + "Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức của Đài truyền hình Việt Nam hiện nay", luận văn thạc sĩ luật học của Lại Tự Hùng, 2007. + "Giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở Miền Tây Nam Bộ hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thái Vinh, năm 2008. + "Giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên", luận văn thạc sĩ luật học của Đinh Thị Hương, 2008. + "Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên", luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Thị Ngọc Anh, 2009. + "Giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An", luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Duy Lĩnh, 2010. - Một số bài viết trên các báo, tạp chí thời gian gần đây. + "Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật", đăng ngày 26/4/2011 của báo Nhân dân online. + "Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới" của Hồ Viết Hiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2000. + "Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên, quan trọng nhất đưa pháp luật 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất