Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp...

Tài liệu Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp

.DOC
17
2250
52

Mô tả:

MỤC LỤC Trang 2 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Biện pháp nghiên cứu 3 5. Thời gian nghiên cứu 3 Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 4 2. Thực trạng của vấn đề 5 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7 3.1 Nội dung giáo dục kĩ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp 7 3.2 Đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp 8 4. Hiệu quả của sáng kiến 11 Phần III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 14 1. Kết luận 14 2. Kiến nghị đề xuất 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 1 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA GIỜ SINH HOẠT LỚP Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 . Lý do chọn đề tài : Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,... Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan, ít nói... Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên, chương trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học như Giáo dục công dân, Sinh hoạt ngoài giờ, Ngữ văn, Sinh học, Vật lý... hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa cao trong khi môn học kĩ năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình như một môn học chính khóa. Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp” nhằm đóng góp một số kinh nghiệm rút ra được thực tiễn mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp. Nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời kì hội nhập. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho 2 học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững. Đề tài : “ Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp” nhằm: Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường trung học cơ sở theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế nhà trường. Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả trong nhà trường THPT. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong lứa tuổi THPT ở lứa tuổi này: - Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu. - Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí. - Chịu áp lực lớn dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần. - Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình cần đưa ra quyết định đúng đắn. - Thích bộc lộ cái tôi…. 4. Biện pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết Thực nghiệm sư phạm Điều tra Tham khảo ý kiến các giáo viên Chia sẻ kinh nghiệm Thảo luận nhóm Các hoạt động kích thích tưởng tượng và động não Sắm vai Phân tích tình huống Trò chơi, bài hát, nghe nhạc Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa 5. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu: 15/9/2013 Kết thúc: 15/3/2014 3 Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Khái niệm kỹ năng sống: Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. (*) Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”. (*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). (*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại). Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực) Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GDĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THPT vì: Ở lứa tuổi này: - Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu. - Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong quan hệ khác giới. - Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần. 4 - Các em cần lựa chọn nghề nghiêp phù hợp với năng lực của mình cần đưa ra quyết định đúng đắn. - Thích bộc lộ cái tôi…. Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa KNS vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình tức khác nhau. Với HS THPT thì cần rèn luyện kĩ năng gì? 1.2. Kỹ năng cần thiết cho học sinh THPT: Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THPT là: Kỹ năng tự phục vụ bản thân Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân Kỹ năng giao tiếp và ứng xử Kỹ năng hợp tác và chia sẻ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống Kỹ năng đánh giá người khác. Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết. 2. Thực trạng của vấn đề: Trường THPT số 1 Sa Pa là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội . Trong nhiều năm liền, trường THPT số 1 Sa Pa là một trong những đơn vị dẫn đầu của Ngành giáo dục , trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến. Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ. Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có sự quan tâm của nhà trường. Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực… 5 Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Đây là vấn đề được nhà trường rất quan tâm , nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là một việc làm cần thiết. Trường THPT số 1 Sa Pa có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó ngay từ đầu năm học 2008-2009, khi Bộ giáo dục phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường tôi đã áp dụng rộng rãi. Công tác giáo dục kỹ năng sống được triển khai thông qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như: Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Giáo dục công dân, Văn học, Sử học, Sinh học, Thể dục... Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ như: Nói chuyện, thuyết trình, tham luận, thi tìm hiểu... Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện tôi nhận ra rằng, việc giáo dục kỹ năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa được làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngại đưa chương trình kỹ năng sống vào. Ngay từ đầu năm học 2013-2014, trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “...Triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống 6 trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Phổ cập kỹ năng bơi an toàn và chống đuối nước cho học sinh. Ngăn chặn các tác động tiêu cực của Internet, đặc biệt là trò chơi điện tử trực tuyến (game online) đối với học sinh. Có các giải pháp phối hợp tích cực ngăn chặn hiện tượng học sinh đánh nhau. Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhà trường...”. Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo dục, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Ngoài việc truyền tải giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học chính khóa thì hoạt động sinh hoạt lớp là hoạt động nòng cốt trong việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống nhằm thực hiện công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 3.1. Nội dung giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp: Việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đã được đưa ra bàn bạc trước đây và theo như nội dung cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên Bộ GD-ĐT và giới báo chí thì: "Bộ đã triển khai nhiều phong trào vào trường học như sức khỏe, an toàn giao thông, kỹ năng sống... đặc biệt, phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được các thầy cô giáo, học sinh hưởng ứng tích cực đã giảm được phần nào tình trạng trên. Năm học tới Bộ sẽ đưa kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy trong nhà trường." "Để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy trong trường học, Bộ GD-ĐT đã phải xác định, nếu đưa vào giảng dạy đại trà thì kỹ năng sống gồm những nội dung gì? Đưa vào như thế nào? Người dạy và thời gian như thế nào?. Tuy nhiên, về vấn đề đưa như thế nào, trong 3 phương án, thứ 1, là lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà trường; thứ 2 đưa vào thành một môn và dạy giống các môn học khác; thứ 3, đưa vào tất cả các môn, môn nào cũng vận dụng. Bộ đã chọn phương án thứ nhất là lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà trường." Vấn đề là chọn nội dung nào và lồng ghép ra sao thì có vẻ như còn nhiều lúng túng. Đối với Trường THPT bao gồm các nhóm kỹ năng sau : Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân ( Tôi là ai?, Tôi có những điểm mạnh và điểm yếu gì?, Ước mơ của tôi?, Mục đích của cuộc đời tôi?, Người khác đánh giá về tôi như thế nào?, Tư duy tích cực...) Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trường học đường, với bố mẹ, người lớn tuổi). 7 Kỹ năng hợp tác và chia sẻ (kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột trong học đường). Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành vi dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục...). 3.2. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp: Trong những năm học trước, việc thực hiện sinh hoạt chủ nhiệm thường theo một kịch bản cũ: Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi vi phạm của học sinh, chấn chỉnh những sai phạm, cảnh cáo và ghi nhận những trường hợp tái phạm của học sinh. Sau đó là thông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân công học sinh thực hiện theo kế hoạch. Lớp trưởng đọc thông báo chung cho cả lớp và sau đó tổ chức văn nghệ hoặc các nội dung cần làm cho tuần sau. Phần thêm: GVCN kể hoặc đọc những câu chuyện mang tính giáo dục cho cả lớp nghe và từ đó học sinh rút ra được những kiến thức cần thiết. Theo kịch bản như trên chỉ thích hợp với các lớp ngoan, ít vi phạm còn đối với các lớp thường xuyên có vi phạm thì giờ sinh hoạt lớp sẽ nhàm chán năng nề vì học sinh trong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong tuần qua và tâm lý chung sẽ là mắc cỡ, e ngại,... riêng với những em thường xuyên vi phạm thì tình hình còn có thể bi đát hơn: tâm lý bất cần sẽ nảy sinh. GVCN sẽ mất cảm hứng để tiếp tục phần thêm khi lớp có nhiều học sinh vi phạm, Thầy cô sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy và chắc chắn sẽ kéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng. Trước tình hình đó, để lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp,cho tăng tính chủ động của học sinh nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò của giáo viên chủ nhiệm hay 1 lớp trưởng, đội trưởng . Về phân phối chương trình sinh hoạt, Ban giám hiệu đã quy định thời khóa biểu tiết sinh hoạt lớp vào tiết 5 tuần thứ 7 hàng tuần đánh giá công tác chủ nhiệm. Mục đích là biến giờ sinh hoạt lớp thành một buổi vui chơi với nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước. Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng tương ứng cho học sinh. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ yếu với cách làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnh trò của tập thể, để học sinh 8 thấy được và luôn phát huy khả năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung, không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt. Có thể kể ra một số hoạt động, trò chơi được áp dụng trong giờ sinh hoạt của lớp : Trò chơi 1 : Xếp hình Trước buổi sinh hoạt, cắt và chọn ra một số các hình khác nhau, số hình này tương đương với 1/2 số học sinh. Cắt những hình này ra làm đôi. Trong giờ sinh hoạt, phân phát một nửa của hình đó cho mỗi học sinh một cách ngẫu nhiên. Cho các học sinh đi lại quanh phòng và ghép lại với người có nửa hình còn lại phù hợp. Khi mà một học sinh đã tìm ra được người có nửa hình còn lại của mình thì học sinh phải phỏng vấn nhanh người đó. Tìm hiểu về người bạn của mình theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước. (những việc làm tốt và chưa tốt trong tuần qua) Sau khoảng 10 phút, mỗi học sinh sẽ trình bày ngắn gọn về những hoạt động của người có một nửa hình ghép phù hợp với mình cho cả nhóm học sinh hoặc cả lớp. Trò chơi 2: “Mong muốn”- Hy vọng và mối quan tâm về môn học nào đó Yêu cầu các học sinh lấy ra một mảnh giấy và trong một vài phút viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hy vọng sẽ đạt được, và cả những điều mà mình có quan tâm đến. Thu lại tất cả những mảnh giấy này để vào lẫn một hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn / hy vọng/ quan tâm cho cả nhóm học sinh nghe. Thầy, Cô hoặc một học sinh xung phong viết ra những thông tin đó lên giấy khổ lớn.Hoặc Chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 5), phân chia bảng thành các phần tương ứng cho các nhóm và yêu cầu các học sinh cùng nhau quyết định đưa ra những mong muốn, hy vọng và quan tâm đối trong thời gian tới. Sau đó ghi lại những phản hồi của từng cá nhân lên bảng, hoặc là thu lại những mảnh giấy của nhóm nhỏ và dán lên cho mọi người trong phòng đều thấy được. Tổng hợp lại những mong muốn của các học sinh, nêu ra điểm giống nhau về suy nghĩ, mong muốn của học sinh trong lớp. 9 Thông báo cho học sinh biết được những nội dung cần làm trong tuần tới. Nhấn mạnh những việc cần đạt được và học sinh phải được biết rằng mức độ yêu cầu đạt được của mỗi học sinh khác nhau do vậy yêu cầu các em phải phấn đấu để đạt mức cao nhất. Trò chơi 3: Lắng nghe Số lượng: từ 5 em trở lên, có thể chơi trong nhóm nhỏ trước và mở rộng cho cả lớp Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy. Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình, ai ghi nhiều hơn, người đó sẽ thắng. Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Trò chơi 4: 180 độ...xoay! Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 - 8 bạn Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài, tay nắm tay. Sau đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt vào trong hình tròn mà không được chéo tay nhau (trong quá trình đổi vị trí không được buông tay ra). Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các em kĩ năng "giải quyết vấn đề". Lúc đầu, có thể những người tham gia trò chơi này sẽ "bó tay" và cho rằng đây là công việc không thể thực hiện được. Nhưng khi được thảo luận, các bạn sẽ tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành công. "Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ tìm ra được giải pháp tốt"- một bạn học sinh đã nói về "công dụng" của trò chơi mà bạn học được. Trò chơi 5: Chuyền bóng Số lượng: 10 bạn là tốt nhất. Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của nhau. Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn. Khi chuyền bóng cho người nào, bạn phải gọi tên người đó. Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau đó tăng thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền. Trò chơi sẽ kết thúc khi bóng chạm đất. Trò chơi này có thể có 2 - 3 nhóm tham gia, nhóm nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng. Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ dàng. Nhưng khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác. Điều này cho thấy, với những vấn đề đơn giản, bạn có thể giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng 10 với vấn đề phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề thì bạn cần biết ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, tránh để xảy ra tình trạng "ùn tắc", dễ dẫn bạn đến thất bại. Ngoài ra, sự bình tĩnh cũng là điều quan trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy. (Trích từ Báo Tuổi Trẻ và tài liệu tập huấn kỹ năng sống của Unicef) Trò chơi 6: Truyền tin Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khoảng 08 người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác. Giáo dục: Tương trợ nhau, phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động. Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến quản trò nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền lại bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng. Mục đích: Gây bầu không khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin. Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện. Những khó khăn trong việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt và những điểm cần khắc phục Lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên. Ban giám hiệu cần tổ chức tiến hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự. Các trò chơi lặp đi lặp lại gây nhàm chán: giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung sinh hoạt, không hẳn cứ sinh hoạt là chơi trò chơi. 4. Hiệu quả của sáng kiến: Trong quá trình thực hiện, tôi xác định rằng kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian và theo kiểu “mưa dầm thấm đất”, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời gian ngắn. Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống trong giò sinh hoạt lớp tôi đã bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe....Các em đã có ý thức tốt hơn trong hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, lắng nghe, đánh giá…có trách nhiệm, có kỹ 11 năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.... bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơn… Và quan trọng hơn, giáo dục kĩ năng sống thông qua giờ sinh hoạt lớp trở nên phong phú hơn, thu hút được các em nhiều hơn. Đặc biệt, đa số các em đã có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống nhằm tự hoàn thiện mình. Kết quả cụ thể: Vào tháng 11 năm 2013, tháng 3 năm 2014 qua khảo sát 26 học sinh lớp chủ nhiệm tôi đã thu được một số kết quả về nhận thức của các em đối với chương trình như sau: a. Nhận thức về chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ sinh hoạt lớp. - 95 % các em nhận thấy rằng việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường là quan trọng - 78 % các em tự nhận thấy mình còn thiếu kĩ năng sống. - 80 % các em nhận thấy rằng thiếu kỹ năng sống là do chưa được giáo dục nhiều về kỹ năng sống. - 92 % các em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống. - 85 % các em nhận thấy việc tự rèn luyện kỹ năng sống là phương pháp hiệu quả nhất để hình thành kỹ năng sống cho bản thân. - 85 % các em cảm thấy hứng thú khi tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trường. - 72 % các em cảm thấy thích thú với giờ sinh hoạt lớp nội dung kỹ năng sống. - 68 % các em nghĩ rằng mình sẽ thực hành được với những kỹ năng sống đã được học. b. Phần tự nhận thức về bản thân sau khi học kĩ năng sống: - Nhóm kỹ năng phục vụ bản thân : + Biết đánh răng rữa mặt, tắm rửa đúng cách : đạt 100% + Biết quyét nhà, phòng học, sân trường … : đạt 92% - Nhóm Kỹ năng giao tiếp : + Biết chào hỏi khi gặp người quen hay khách đến nhà đạt 95% + Biết thưa gửi khi trả lời mọi người, không nói trống không đạt 86% + Biết giúp đỡ bố mẹ nhường nhịn em bé : đạt 100% + Biết mời khách vào nhà và hỏi chuyện một cách tự tin.. đạt78% - Nhóm “kỹ năng tự vệ” : 12 + Biết can gián khi bạn đánh nhau đạt 71% + Biết báo người lớn hay thầy cô giáo khi bị đe dọa ,, hay có nguy cơ bị vi phạm thân thể (dọa đánh, lấy tư trang, trêu ghẹo …) đạt 90% + Biết ăn uống hợp vệ sinh đạt 87% + Biết xử lý khi thiên nhiên đe dọa (Mưa bão , lũ lụt, điện giật…): đạt 86% - Nhóm kỹ năng hợp tác và chia xẻ + Biết thăm bạn khi ốm đau và đồng cảm khi gặp người bị hoạn nạn đạt 95% + Biết giúp đỡ bạn : đạt 100% + Biết phối hợp trong cá hoạt động chung( Phối hợp làm bài thực hành , tập văn nghệ , lao động) : đạt 88% + Làm kế hoạch nhỏ , Từ thiện …: đạt 100% - Nhóm kỹ năng trong học tập ( Ngoài kiến thức và phương pháp học do giáo viên bộ môn cung cấp ): + Xây dựng được mục đích học tập: đạt 84% Những kết quả trên đây có thể chưa được thuyết phục do còn phải kiểm nghiệm trong quá trình thực hành ở trường và ở lớp của các em, nhưng tôi vẫn thấy được những tín hiệu đáng mừng qua quá trình thực tiễn ở trường và ở ý thức của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi. 13 Phần III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Tuy kết quả của chương trình giáo dục kỹ năng sống vẫn còn được kiểm nghiệm trong những năm học tiếp theo, tuy nhiên, những kết quả đạt được đã khẳng định rằng giáo dục kỹ năng sống là một điều cần thiết, mô hình giáo dục kỹ năng sống cần được tiếp tục phát huy và nhân rộng. Bởi lẽ, mục đích cao nhất của công tác giáo dục cho các em trở thành những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, giúp các em ngày càng hoàn thiện, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. Để chương trình giáo dục kỹ năng sống nói chung đi vào chương trình giáo dục của nhà trường có hiệu quả thì cần phải có sự chỉ đạo cụ thể của Ban giám hiệu nhà trường, sự thống nhất cao của cả Hội đồng Sư phạm và sự hợp tác thực hiện nhịp nhàng của các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường. Để mọi người có thể ủng hộ và tự giác thực hiện việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trường học thì cần thiết phải hiểu đơn giản là chúng ta hãy để cho học sinh được hoạt động trong lớp qua từng giờ học, qua từng buổi sinh hoạt, hãy để cho học sinh cơ hội tự giải quyết vấn đề, cơ hội làm việc theo nhóm, hãy hướng dẫn cho học sinh liên hệ nội dung bài học với cuộc sống thực tế, ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Mục tiêu giáo dục không chỉ là giảng dạy kiến thức cho học sinh mà cần làm thế nào để học sinh có thể tìm kiến thức và tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống, làm thế nào để học sinh biết phát huy sức mạnh nhóm, tăng cường sự hợp tác trong giải quyết vấn đề. Làm như thế là người Thầy đã đưa được “cần câu” cho học sinh chứ không đưa “con cá” cho con em chúng ta. Đối với học sinh, chúng ta phải cho các em hiểu rằng, việc học tập và rèn luyện của các em hôm nay là các em đang hoàn thiện mình để hướng vào tương lai tươi đẹp . Một vài suy nghĩ góp nhặt thiển cận xin được chia sẻ với Thầy Cô, rất mong sự đóng góp thêm cho đề tài này được hoàn thiện hơn nữa nhằm giúp Thầy Cô thêm một lần nghiên cứu về việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phần nào giải quyết được vướng mắc trong việc giáo dục kỹ năng sống cho con em chúng ta. 2. Những kiến nghị đề xuất: Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng,… chắc chắn giáo viên sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ, đức độ 14 giàu lòng nhân ái khoan dung có vai trò như là người cha, người mẹ đúng như câu nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai thử thách”. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của tất cả các quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. 15       TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của Unicef (2004) Kỹ năng sống dành cho bạn trẻ. Những giá trị sống cho Tuổi trẻ (Diane TillMan - NXB TP.HCM 2000) Tài liệu tập huấn về kỹ năng sống cho trẻ em Những bí quyết giao tiếp tốt (Larry King) Các sách báo, tư liệu Internet liên quan đến đề tài. 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng