Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề...

Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

.PDF
142
229
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ---------- BÙI THỊ THU THỦY GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ---------- BÙI THỊ THU THỦY GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Tố Oanh HÀ NỘI, 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ luận văn nào. Tác giả Bùi Thị Thu Thủy ii LỜI CẢM ƠN Luận văn “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Tố Oanh, người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của CBQL, GVMN, các cháu lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non: MN Việt Đan (Thành phố Bắc Ninh-Bắc Ninh), MN Thị trấn Phố Mới (Huyện Quế Võ-Bắc Ninh). Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong Gia đình của tôi đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Bùi Thị Thu Thủy iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II MỤC LỤC ....................................................................................................... III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ VI DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................VII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................... VIII MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo ......................................................................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu về trò chơi đóng vai theo chủ đề ......................... 10 1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................................ 11 1.2. Lí luận về giáo dục kĩ năng sống ............................................................. 12 1.2.1. Lí luận về kĩ năng sống ...................................................................... 12 1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống........................................................................ 16 1.3. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................................... 19 1.3.1. Đặc điểm sinh học .............................................................................. 19 1.3.2. Đặc điểm tâm lí .................................................................................. 19 1.3.3. Đặc điểm phát triển xã hội ................................................................. 21 1.4. Lí luận về trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục mầm non ......... 23 1.4.1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................... 23 1.4.2. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề...................................... 24 1.4.3. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo ........................................................................................... 26 1.4.4. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề ....................................... 27 1.5. Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non ................................................................................................................... 29 iv 1.5.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 29 1.5.2. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ....................................................................... 30 1.5.3. Nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................ 31 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................ 36 1.6.1. Chương trình giáo dục mầm non ....................................................... 36 1.6.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên .................................................. 36 1.6.3. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống ..................................................................................................... 37 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ...... 39 2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong Chương trình giáo dục mầm non hiện hành .......................................... 39 2.1.1. Mục tiêu giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non................ 39 2.1.2. Nội dung giáo dục .............................................................................. 39 2.1.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong Chương trình giáo dục mầm non ....................................................................................................... 41 2.1.4. Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong Chương trình giáo dục mầm non ................................................................. 42 2.1.5. Đánh giá sự phát triển của trẻ ............................................................ 43 2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ....................................................................................... 43 2.2.1. Tổ chức khảo sát ................................................................................ 43 2.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 46 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 71 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ................................. 73 3.1. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................................................................... 73 3.1.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................. 73 3.1.2. Biện pháp 1. Lập kế hoạch tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề theo hướng tăng cường các cơ hội giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ khâu chuẩn bị đến chia sẻ sau khi chơi ............................................................................... 74 3.1.3. Biện pháp 2. Cung cấp tri thức, kinh nghiệm cho trẻ về các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, về các quan hệ xã hội giữa các thành viên trong v gia đình, nhà trường và cộng đồng, về các chuẩn mực xã hội, về các cách thích ứng và giải quyết vấn đề. .................................................................... 77 3.1.4. Biện pháp 3. Khuyến khích trẻ tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, tự lựa chọn góc chơi, vai chơi và thay đổi vai chơi ............................................... 79 3.1.5. Biện pháp 4. Tạo ra các tình huống có vấn đề trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, tạo cơ hội thực hành các kĩ năng sống cho trẻ ........................ 81 3.2. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 82 3.2.1. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................... 82 3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................... 84 3.2.3. Đánh giá kết quả .............................................................................. 100 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 101 1. Kết luận ..................................................................................................... 101 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 102 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................... 102 2.2. Với Ban giám hiệu trường mầm non .................................................. 103 2.2. Với giáo viên mầm non ....................................................................... 103 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN .................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 112 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐC: Đối chứng GD: Giáo dục GV: Giáo viên GVMN: Giáo viên mầm non MN: Mầm non MG: Mẫu giáo KN: Kĩ năng KN1: Kĩ năng giao tiếp KN2: Kĩ năng thương lượng thuyết phục KN3: Kĩ năng tư duy phê phán KNS: Kĩ năng sống TB: Trung bình TCĐVTCĐ: Trò chơi đóng vai theo chủ đề TN: Thực nghiệm TTN: Trước thực nghiệm STN: Sau thực nghiệm XL: Xếp loại vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm GVMN được khảo sát .................................................... 44 Bảng 2.2. Nhận thức của GV về KNS ............................................................ 46 Bảng 2.3. Nhận thức của GV về việc cần thiết GD KNS cho trẻ .................. 47 Bảng 2.4. Nhận thức của GV về vai trò của TCĐVTCĐ trong GD KNS ............. 48 Bảng 2.5. Nhận thức của GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo .......... 49 Bảng 2.6. Hình thức GD KNS cho trẻ mẫu giáo ................................................. 50 Bảng 2.7. Mức độ lồng ghép nội dung GD KNS trong các hoạt động khác .. 51 Bảng 2.8. Nội dung GDKNS qua TCĐVTCĐ ................................................ 51 Bảng 2.9. Thực trạng thiết kế TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ ..................... 52 Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS ............................... 56 Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng ................................................................... 59 Bảng 2.12. Mức độ biểu hiện KNS của trẻ MG 5-6 tuổi ................................ 65 Bảng 3.1. Mức độ biểu hiện KNS của trước thực nghiệm.............................. 84 Bảng 3.2. Biểu hiện các KNS của nhóm TN và ĐC trước TN ....................... 86 Bảng 3.3. Kết quả giáo dục KNS nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm............. 89 Bảng 3.4. Biểu hiện 3 KNS của nhóm TN trước và sau thực nghiệm ............ 92 Bảng 3.5. Biểu hiện 3 KNS của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm............ 97 Bảng 3.6. Biểu hiện từng KNS của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm ...... 98 viii DANH MỤC CÁCBIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả giáo dục KN giao tiếp, KN thương lượng thuyết phục, KN tư duy phê phán của trẻ MG 5-6 tuổi ....................................................... 66 Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá tổng hợp cả 3 KNS của trẻ MG 5-6 tuổi ........ 66 Biểu đồ 3.1. Kết quả biểu hiện KNS ở nhóm TN và ĐC trước TN ................ 85 Biểu đồ 3.2. Độ phân tán điểm số của nhóm TN và ĐC trước TN................. 86 Biểu đồ 3.3. Biểu hiện từng KNS của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN ............ 87 Biểu đồ 3.4. Kết quả giáo dục KNS nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm ........ 90 Biểu đồ 3.5. Độ phân tán điểm số của nhóm TN và ĐC sau TN .................... 92 Biểu đồ 3.6. Biểu hiện các KNS nhóm TN trước và sau thực nghiệm ........... 93 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ nhi đồng (UNICEF), Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học (UNESCO), các nhà giáo dục thế giới đã quan tâm đến việc giáo dục năng lực ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, trong đó có đề cập kĩ năng sống. Xã hội hiện nay luôn biến động, đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người, trong đó có trẻ em không có năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em đang trở thành nhiệm vụ quan trọng giúp mỗi người có thể sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kĩ năng sống, vì đến độ tuổi này ở trẻ đã hình thành phần lớn các giá trị; và gắn với nó là các kĩ năng sống. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. Giáo dục gia đình giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ thích ứng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Muốn vậy, người lớn phải tạo 2 môi trường cho trẻ trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học của trẻ mà không chú ý đến giáo dục các kĩ năng cho trẻ. Gia đình luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác, khó thích ứng hoặc tự bảo vệ mình trong những tình huống luôn biến động hàng ngày. Những năm gần đây, mục tiêu giáo dục trẻ mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng tới việc lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ. Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ như thế nào lại là một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi. Chương trình giáo dục mầm non của nước ta luôn trong tình trạng đổi mới, tuy nhiên nội dung GD KNS trong CT GDMN còn mang tính dàn trải, chưa xác định một cách hệ thống và chính xác những KNS cơ bản cần giáo dục cho trẻ. Với trẻ mầm non, trò chơi đóng vai theo chủ đề (TCĐVTCĐ) giữ vai trò không nhỏ trong sự phát triển nhân cách nói chung, giáo dục kĩ năng sống của trẻ em nói riêng. Qua trò chơi, trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm đáng giá, những hiểu biết về thế giới xung quanh nói chung và các quan hệ xã hội của người lớn nói riêng. Đặc biệt thông qua trò chơi, trẻ được lĩnh hội và rèn luyện những kĩ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú, nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn các hình thức khác. Song trong thực tiễn, ở trường mầm non hiện nay, GD KNS cho trẻ mẫu giáo qua các loại trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề còn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế việc GD KNS cho trẻ còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng GD KNS cho trẻ mẫu giáo. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:“Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường xã hội luôn biến động. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mẫu giáo. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ giữa trò chơi đóng vai theo chủ đề với việc giáo dục kĩ năng sống của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn được thiết kế và tổ chức dựa theo bản chất và đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề, phù hợp với đặc điểm vận động, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo thì có thể nâng cao được kết quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 5.2. Điều tra và đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non tỉnh Bắc Ninh. 5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng sự đúng đắn của những biện pháp đã đề xuất. 4 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung vào việc giáo dục nhóm kĩ năng giải quyết vấn đề (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng, thuyết phục, kĩ năng tư duy phê phán) cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: điều tra thực trạng được tiến hành đối với giáo viên mầm non và trẻ thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại 1 trường mầm non thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu; tiến hành đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa để xây dựng các luận điểm khoa học cho đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên ở một số trường mầm non. - Quan sát những biểu hiện kĩ năng sống của trẻ trong trường mầm non. - Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm đề xuất những biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại Trao đổi với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo và ý nghĩa 5 của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Dùng phiếu điều tra thăm dò nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống, đồng thời tìm hiểu những biện pháp đã sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. 7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm tác động: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp giáo dục đã xây dựng đối với nhóm trẻ thực nghiệm. 7.2.6. Phương pháp xử lý số liệu - Dùng các công thức của toán thống kê để phân tích số liệu thu được. - Dùng các phương tiện kĩ thuật để nghiên cứu (lấy thông tin, lưu giữ thông tin, xử lý thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu…) 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề - Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 6 - Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo Từ cuối những năm 1960, thuật ngữ KNS đã được các nhà tâm lý học thực hành đưa ra và coi đó như một khả năng xã hội quan trọng trong việc phát triển cá nhân. Trong Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (tháng 4-2000), Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 cho rằng: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, đồng thời mục tiêu 6 yêu cầu: “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy có thể thấy chương trình này đã nhấn mạnh việc đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình KNS phù hợp.[6,tr9] Các tổ chức WHO, UNICEF, UNESCO đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về KNS và triển khai giáo dục KNS cho nhiều đối tượng với những vấn đề khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [ 5,6,7] cho rằng kĩ năng sống bao gồm các kĩ năng: - Kĩ năng nhận thức bao gồm những kĩ năng cụ thể như: tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị. 8 - Kĩ năng đương đầu với cảm xúc bao gồm: ý thức trách nhiệm, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh. - Kĩ năng xã hội (kĩ năng tương tác): giao tiếp, tính quyết đoán, từ chối, hợp tác, sự cảm thông, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác. Theo UNESCO [6, tr17] thì 3 nhóm trên được coi là những kĩ năng sống chung, ngoài ra còn có những kĩ năng sống liên quan đến các vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như: - Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng. - Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản. - Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS. - Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma túy. - Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực, rủi ro. - Hòa bình và giải quyết xung đột. - Gia đình và cộng đồng. - Giáo dục công dân. - Bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ. Với mục đích là giúp người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF [6, tr18] đưa ra các loại kĩ năng sống theo các mối quan hệ như sau: - Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình 9 + Kĩ năng tự nhận thức + Lòng tự trọng (self esteem) + Sự kiên định + Đương đầu với cảm xúc + Đương đầu với căng thẳng - Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác: + Kĩ năng quan hệ - tương tác liên nhân cách + Sự thông cảm - thấu cảm (Empathy) + Đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc người khác + Thương lượng + Giao tiếp có hiệu quả - Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: + Tư duy phê phán +Tư duy sáng tạo + Ra quyết định + Giải quyết vấn đề Có thể kể đến các nghiên cứu về KNS của Nguyễn Thanh Bình [6], [7], Hoàng Thị Băng [9], Nguyễn Thị Mai Hà [17], Nguyễn Thị Thanh Hằng [26], Nguyễn Thị Thu Hồng [27], Nguyễn Công Khanh [28], Trần Anh Tuấn [44, 45], Nguyễn Thị Oanh [37], [38], Huỳnh Văn Sơn [39], Nguyễn Trọng Tuân [53], Nguyễn Xuân Thanh [54].. đã nêu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện KNS, kinh nghiệm giáo dục KNS của một số nước trên thế giới... Nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS cho người trưởng thành và học sinh 10 phổ thông khá phong phú: Nguyễn Thanh Bình [7], Nguyễn Đức Thạc [40], Lưu Thu Thủy, Trần Thị Tố Oanh [41]…thông qua các hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khóa. Hiện nay trào lưu giáo dục KNS cho trẻ em ngay từ bậc học MN đang phát triển rất mạnh mẽ. Đã có những nghiên cứu đề cập đến GD KNS của trẻ MN như Lê Bích Ngọc [30,31,32,33] về rèn luyện KNS cho trẻ trong chế độ sinh hoạt, về cách lập kế hoạch GDKNS tích hợp với Chương trình GDMN từ tiếp cận giá trị, Vũ Thị Nhân [35] nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ, Mã Thanh Thủy, Nguyễn Thị Triều Tiên [42] nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Trần Thị Tâm [51] nghiên cứu việc GD KNS qua trò chơi dân gian. Những tác giả khác như Trương Thị Bích Hoa Dung [12], Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Văn Hùng [14,15,16], Nguyễn Thị Thanh Huyền [24], Lê Thị Huyên, Nguyễn Hữu Do [25], Doãn Đăng Thanh, Lê Thị Huyên [55], Nguyễn Thị Minh Trang [52], Nguyễn Thị Hồng Vân [57], Cao Văn Quang [58] cũng đã quan tâm đến các vấn đề khác liên quan đến GDKNS như kĩ năng thiết kế hoạt động GDKNS của GVMN, GD KNS trong Chương trình GDMN. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề GD KNS cho trẻ mầm non đòi hỏi cần phải nghiên cứu tiếp tục, như đặc điểm KNS của trẻ MN, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục KNS cho trẻ MN theo từng lứa tuổi, để có thể đưa ra những câu trả lời sâu sắc và rõ ràng hơn. 1.1.2. Những nghiên cứu về trò chơi đóng vai theo chủ đề Thuật ngữ trò chơi được nhiều tác giả đề cập đến ngay từ thế kỉ XIX như: J.I.Russo, I.G.Pestalôxi, R.Owen, v.v…Tuy nhiên các tác giả chỉ đề cập đến vai trò của trò chơi khi nghiên cứu các vấn đề triết học, xã hội học. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu sâu về trò chơi của trẻ. Nhiều tác giả (J.Piaget [63], L.X.Vưgốtxki[62], Đ.B.Encônhin
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất