Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc vi...

Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc việt nam (qua các môn tự nhiên và xã hội, khoa học)

.PDF
275
446
150

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HẰNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM (QUA CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HẰNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM (QUA CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC) Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỂN THỊ MINH PHƯƠNG 2. TS. LƯƠNG VIỆT THÁI HÀ NỘI - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Cô PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Phương và thầy T.S. Lương Việt Thái đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để luận án được hoàn thành. Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm và các cán bộ giáo viên Khoa Giáo dục Tiểu học- Trường ĐHSP- ĐHTN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và nghiên cứu. Ban Giám hiệu, Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai- Xã Lâm Thượng- Huyện Lục Yên- Yên Bái, Trường Tiểu học Tân Long- Xã Tân Long- Huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên, Trường Tiểu học Hòa Bình- Thị trấn Lộc Bình- Huyện Lộc Bình- Tỉnh Lạng Sơn đã cộng tác, cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu của luận án. Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DTTS Dân tộc thiểu số ĐC Đối chứng ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên GDKNS Giáo dục kĩ năng sống GQVĐ Giải quyết vấn đề HS Học sinh HSTH Học sinh tiểu học KN Kĩ năng KNS Kĩ năng sống KHGDVN Khoa học Giáo dục Việt Nam TN Thực nghiệm TB Trung bình UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNESCO Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa quốc tế UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc PDI Tổ chức Dân số và Phát triển quốc tế WHO Tổ chức Y tế thế giới iv MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cam đoan I Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ cái viết tắt iii Mục lục iv Danh mục các bảng v Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................4 8. Những luận điểm bảo vệ................................................................................................5 9. Những điểm mới của đề tài............................................................................................5 10. Cấu trúc của luận án.....................................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC ..........................7 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ............................................ 7 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học......................................................................................................... 12 1.2. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống.....................................................................16 1.2.1. Kĩ năng sống.......................................................................................................... 16 1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống ........................................................................................... 22 v 1.3. Dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ............................................................................................31 1.3.1. Khái quát mục tiêu, nội dung các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học .................. 31 1.3.2. Khái quát phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ............. 33 1.3.3. Khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học................................................................................. 37 1.4. Đặc điểm về môi trường sống, tâm lí và học tập của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc ...........................................................................39 1.4.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................. 39 1.4.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội ..................................................................................... 39 1.4.3. Đặc điểm giao tiếp và tâm lí .................................................................................. 40 1.4.4. Điều kiện và chất lượng học tập............................................................................. 42 1.5. Thực trạng kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc ....................................................................45 1.5.1. Tổ chức điều tra thực trạng .................................................................................... 45 1.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng.................................................................................... 51 1.6. Kết luận chương 1.....................................................................................................60 Chương 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC ...........................................62 2.1. Khai thác nội dung và lựa chọn các bài học phù hợp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ...................................................................63 2.1.1. Khai thác nội dung giáo dục kĩ năng sống ............................................................. 63 2.1.2. Lựa chọn các bài học phù hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học để giáo dục kĩ năng sống.............................................................................................................. 68 2.2. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực để giáo dục kĩ năng sống.........................................................................................................................84 2.2.1. Nghiên cứu tình huống (thông qua múa rối) ............................................................. 86 2.2.2. Quan sát kết hợp thảo luận nhóm ở trên lớp........................................................... 96 2.2.3. Đóng vai trong tiến trình bài học.......................................................................... 103 vi 2.2.4. Tổ chức trò chơi học tập (thi nói theo chủ đề bài học) ......................................... 108 2.2.5. Rèn luyện sau giờ học.......................................................................................... 112 2.3. Kết luận chương 2................................................................................................... 116 Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...... 118 3.1. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp GDKNS bằng phương pháp chuyên gia..................................................................................................................... 118 3.1.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................................ 118 3.1.2. Thành phần chuyên gia........................................................................................ 118 3.1.3. Các phương pháp và kĩ thuật tiến hành ............................................................... 118 3.1.4. Kết quả khảo nghiệm........................................................................................... 121 3.2. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................................123 3.2.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm..................................................................... 123 3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm............................................................................. 134 3.3. Kết luận chương 3...................................................................................................157 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 159 1. Kết luận .....................................................................................................................159 2. Khuyến nghị ..............................................................................................................160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ................................................................................. 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 164 PHỤ LỤC............................................................................................................ 170 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ....................................................................171 PHỤ LỤC 2 CÁC MẪU BIÊN BẢN QUAN SÁT VÀ PHỎNG VẤN HỌC SINH ...176 PHỤ LỤC 3 MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VÀ CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ KHẢO NGHIỆM ....................................................................180 PHỤ LỤC 4 PHIẾU ĐO ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA SAU THỰC NGHIỆM ...............197 PHỤ LỤC 5 CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ THỰC NGHIỆM 216 PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM ................................................265 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tổng hợp đánh giá các KNS của HSTH người DTTS.....................52 Bảng 1.2. Đánh giá mức độ thực hiện GDKNS qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ..............................................................................57 Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GDKNS cho HSTH người DTTS...59 Bảng 2.1. Hệ thống bài học và nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS ....70 Bảng 3.1. Kế hoạch dạy khảo nghiệm...........................................................119 Bảng 3.2. Kết quả tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các biện pháp...........121 Bảng 3.3. Bảng chọn mẫu thực nghiệm ........................................................124 Bảng 3.4. Kế hoạch thực nghiệm ..................................................................125 Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá KNS của HSTH người DTTS qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ...................................................132 Bảng 3.6. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học của nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ...........................................136 Bảng 3.7. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học trước và sau TN của nhóm đối chứng...........................................138 Bảng 3.8. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học trước và sau TN của nhóm TN .....................................................139 Bảng 3.9. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ..............................................140 Bảng 3.10. KNS của HS nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ..........................143 Bảng 3.11. KNS của nhóm ĐC trước và sau TN..........................................147 Bảng 3.12. KNS của nhóm TN trước và sau TN ...........................................149 Bảng 3.13. KNS của HS nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ..............................151 Bảng 3.14 . Kết quả bày tỏ thái độ của HS khi học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học....................................................................156 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Biểu đồ 3.1. So sánh điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của lớp TN và lớp ĐC trước TN....................................................136 Biểu đồ 3.2. So sánh điểm kiểm tra môn Khoa học lớp 5 của lớp TN và lớp ĐC trước TN ....................................................................137 Biểu đồ 3.3. So sánh điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ...............................................141 Biểu đồ 3.4. So sánh điểm kiểm tra môn Khoa học lớp 5 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN....................................................................141 Biểu đồ 3.5. KNS của nhóm TN và nhóm ĐC trước TN .............................144 Biểu đồ 3.6. KNS của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN.................................153 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát triển kinh tế xã hội, của khoa học kĩ thuật ở trình độ cao. Con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có tri thức, sức khoẻ, kĩ năng nghề nghiệp, mà cần phải có những giá trị đạo đức, thẩm mĩ, nhân văn đúng đắn và những KNS nhất định. Do đó, giáo dục trở thành nhân tố được quan tâm hàng đầu. Nó có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội đương đại và được xem là yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, xã hội đương đại cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động trực tiếp tới đạo đức, phẩm chất, nhân cách, lối sống của con người, trong đó có giới trẻ. Bạo lực gia tăng, tình trạng mang thai, phạm pháp, nghiện hút, tự tử, nhiễm HIV,… ngày càng có xu hướng lan rộng ở thanh thiếu niên. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này là do lớp trẻ thiếu các KNS. Do đó, GDKNS trong xã hội hiện đại có vai trò quan trọng, GDKNS sẽ tác động tới hành vi của con người và góp phần tạo ra lối sống lành mạnh. Chính vì vậy, giáo dục trong xã hội đương đại vừa phải hướng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, vừa phải GDKNS cho các thành viên trong xã hội để họ có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và có được cuộc sống lành mạnh. 1.2. Lứa tuổi HSTH là lứa tuổi tạo nền tảng cho cuộc đời con người, cho sự hình thành và phát triển về trí tuệ, nhân cách, hành vi của mỗi con người. Do đó, việc GDKNS cho các em có vai trò rất quan trọng. GDKNS sẽ giúp các em có được kiến thức và kĩ năng cần thiết để rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng; có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép cuộc sống và sự lôi kéo của bạn bè cùng trang lứa; biết ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống. Nó giúp tăng cường khả năng xã hội của các em, giúp các em sống an toàn, khoẻ mạnh. GDKNS sẽ góp phần tạo ra sự phát triển hài hoà và cân bằng ở trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách của các em trong tương lai. 2 1.3. Các DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu sinh sống ở những vùng núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí còn rất thấp. HSTH ở vùng núi, ngoài việc đến trường thì các em còn phải phụ giúp gia đình để kiếm sống. Chính những yếu tố như: môi trường sinh sống, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán…đã và đang tạo ra những nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển của các em. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những nhóm KNS đặc thù, phù hợp để sống khoẻ mạnh có ý nghĩa to lớn. Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, việc mở rộng, tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, các khu vực cũng tác động không nhỏ đến học sinh DTTS miền núi. Do có những hạn chế về môi trường giao tiếp, nên khi học sinh tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài thường thiếu tự tin, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực. Chính vì vậy, việc giáo dục KNS cho HSTH người DTTS là việc rất quan trọng và cần thiết. 1.4. GDKNS trong nhà trường tiểu học không được tiến hành như một môn học hay một hoạt động giáo dục cụ thể mà được triển khai bằng phương thức tích hợp vào một số môn học có tiềm năng. Tuy nhiên, việc triển khai GDKNS trong các nhà trường tiểu học ở nước ta hiện đang mới ở giai đoạn bắt đầu. Các tài liệu hướng dẫn GDKNS cho HSTH hiện mới đưa ra những chỉ dẫn chung cho mọi đối tượng HSTH. Đến nay, chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào chỉ ra những đặc điểm riêng, đặc thù trong việc GDKNS cho các đối tượng ở các vùng miền, khu vực khác nhau, trong đó có HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc. 1.5. Kết quả khảo sát thực tiễn quá trình dạy học trong các trường tiểu học có học sinh DTTS tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc GDKNS cho học sinh, quá trình thực hiện GDKNS ở nhà trường tiểu học còn mang tính chất đối phó, chưa thường xuyên, liên tục. Đặc biệt quá trình này còn gặp rất nhiều khó khăn do những đặc điểm đặc thù về văn hóa, lối sống, nhất là các vấn đề về rào cản ngôn ngữ, hứng thú, động cơ học tập. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tìm những biện pháp đặc thù để có thể GDKNS hiệu quả cho đối tượng này. 1.6. Hiện nay, việc GDKNS trong nhà trường tiểu học được thực hiện qua hai con đường cơ bản: (1) tích hợp thông qua dạy học các môn học trong chương trình giáo 3 dục cấp học; (2) thực hiện GDKNS qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Kết quả điều tra thực tiễn bước đầu cho thấy, có rất nhiều GV lựa chọn GDKNS qua dạy học các môn học phù hợp, trong đó có các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. Tuy nhiên, việc thực hiện GDKNS cho HSTH thông qua dạy học các môn học này ở các trường tiểu học miền núi phía Bắc vẫn chưa thực sự được quan tâm và tiến hành chưa hiệu quả. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học nhằm tạo cơ hội và kích thích học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, nâng cao KNS, đồng thời cải thiện chất lượng giáo dục KNS trong dạy học các môn học này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDKNS cho HSTH. - Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc thông qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học tuân thủ các nguyên tắc của GDKNS, phù hợp đặc điểm môn học và thích ứng với đặc điểm văn hóa của HSTH người DTTS vùng núi phía Bắc thì chúng sẽ tác động tích cực đến kết quả dạy học môn học và kết quả GDKNS cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GDKNS cho HSTH người DTTS miền núi phía Bắc qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học. - Khảo sát và phân tích thực trạng KNS và quá trình GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc nói chung và qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học nói riêng. 4 - Đề xuất biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận án. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng HSTH người DTTS, nghiên cứu quá trình giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng này thông qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. - Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát giáo viên tại 6 tỉnh: Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình và tiến hành thực nghiệm triển khai tại 3 trường tiểu học: Nguyễn Thị Minh Khai- Xã Lâm ThượngHuyện Lục Yên- Yên Bái; Trường Tiểu học Tân Long- Xã Tân Long- Huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên; Trường Tiểu học Hòa Bình- Thị trấn Lộc Bình- Huyện Lộc BìnhTỉnh Lạng Sơn 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập thông tin khoa học qua sách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan, từ đó phân tích, so sánh, tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát hoạt động của HSTH người DTTS ở một số trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc và ghi lại bằng biên bản quan sát để rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm tâm lí, giao tiếp nói chung và đặc điểm các KNS của đối tượng nói riêng. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: khảo sát giáo viên và HSTH người DTTS ở một số khu vực miền núi phía Bắc thông qua phiếu hỏi để xác định những nhóm KNS đặc thù; đồng thời tìm hiểu nhận thức, thái độ và thực trạng thực hiện GDKNS cho HSTH người DTTS ở khu vực này. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm bổ sung các thông tin cần thiết cho bảng hỏi và kết quả 5 quan sát, xác định rõ hơn biểu hiện của KN giao tiếp, KN tự nhận thức và KN giải quyết vấn đề của học sinh, đồng thời khai thác sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến KNS và GDKNS cho HSTH người DTTS. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đặc điểm văn hoá, phong tục, lối sống của DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc; nhận định thực trạng GDKNS cho học sinh DTTS trong nhà trường tiểu học; thu thập ý kiến đề xuất về các KNS và những biện pháp GDKNS cho đối tượng học sinh này. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: để kiểm định tính khả thi của các biện pháp, từ đó xác định các điều kiện cần lưu ý khi thực hiện các biện pháp. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục: Sử dụng các công thức toán học với phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để mô tả giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm, hệ số tương quan, kiểm tra độ tin cậy của các số %... và trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ. Từ đó phân tích, so sánh để có những kết quả định lượng trong điều tra và thực nghiệm sư phạm. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. GDKNS cho HSTH nói chung và HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc nói riêng rất quan trọng và cần thiết. 8.2. KNS của HSTH chỉ được hình thành và rèn luyện thông qua các hoạt động tương tác và trải nghiệm gắn với những vấn đề cụ thể liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chính các em. 8.3. GDKNS qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học thông qua việc khai thác nội dung và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực là con đường phù hợp và mang lại hiệu quả đối với việc rèn luyện KNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc. 9. Những điểm mới của đề tài - Đánh giá được một số mặt trong hoàn cảnh sống tác động tới KNS và thực trạng GDKNS của HSTH người DTTS ở miền núi phía Bắc Việt Nam. - Đề xuất được cách tiếp cận mang ý tưởng mới trong GDKNS theo hướng kết hợp cả hai cách: khai thác nội dung môn học để giáo dục các KNS riêng gắn với 6 ngữ cảnh cụ thể của HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc và sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực để giáo dục các KNS chung. - Xây dựng được hai nhóm biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc thông qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học theo hai cách tiếp cận trên. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Danh mục tài liệu tham khảo”, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh DTTS khu vực miền núi phía Bắc qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học Chương 2: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh DTTS khu vực miền núi phía Bắc qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu 7 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống 1.1.1.1. Ở ngoài nước Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ KNS được đưa ra bởi những nhà tâm lí học thực hành, coi đó như một khả năng xã hội rất quan trọng trong việc phát triển cá nhân.[5];[65]. Năm 1979, Tiến sĩ người Mỹ, Gilbert Botvin- nhà khoa học hành vi và giáo sư tâm thần học- đã nghiên cứu và đưa ra một chương trình đào tạo KNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7 tới lớp 9. Thông qua các môđun tương tác, chương trình của ông đã tạo cơ hội cho người học được tiếp cận với những kĩ năng xã hội như: quyết đoán, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề để thể hiện sự từ chối sử dụng các chất gây nghiện. Chương trình đào tạo KNS của Botvin đã được triển khai trong nhiều trường học khác nhau, từ các trường công lập đến các trung tâm tạm giam người chưa thành niên và đã thu được nhiều kết quả ấn tượng. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa hút thuốc trong thanh thiếu niên mà còn giúp tăng thêm giá trị trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, tăng kết quả học tập và sự quan tâm của nhà trường [81]. Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như: UNICEF, UNESCO, UNFPA, WHO, chương trình GDKNS đã được phát triển rộng khắp. Thông qua mạng lưới toàn cầu, các tổ chức đã mở các cuộc hội thảo, cung cấp tài liệu, đồng thời phối hợp với nhau để đẩy mạnh hoạt động GDKNS trong thanh thiếu niên thông qua các cách tiếp cận khác nhau. Chương trình này đã được thực hiện và phát triển mạnh trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe (bao gồm: Chile, Colombia, Mexico, Peru, Venezuela, Uruguay, Brazil, Costa Rica và vùng Caribe), khu vực Nam Phi và Botswana, khu vực Châu Á (Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Nepal, Srilanka, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philipines, Thái Lan, Việt Nam). [75];[81];[56];[58];[68];[50];[51];[55];[63]. 8 Tại Mỹ Latinh, năm 1996, một cuộc hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩy mạnh giáo dục sức khoẻ thông qua giáo dục kĩ năng sống trong các trường học và coi đó như một trong những ưu tiên của mạng lưới y tế tại đây. [81]; Tại vùng biển Caribe, các cơ quan Liên Hiệp Quốc phối hợp với Đại học Tây Ấn, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và đưa chương trình giảng dạy KNS vào các bậc học: mẫu giáo, tiểu học và trung học trên toàn vùng Caribe thông qua cách tiếp cận giáo dục sức khoẻ và cuộc sống gia đình. [81] Tại Botswana và Nam Phi, bắt đầu từ năm 1996, được sự hỗ trợ bởi Trung tâm Chính sách quốc tế về rượu (ICAP), chương trình “Growing Up” (1996-1999) được ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường tiểu học ở khu vực này. Chương trình “Growing Up” được thiết kế để giúp người học tìm hiểu một số kĩ năng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các em, bao gồm 7 chủ đề rộng: (1) Xây dựng một lớp học chia sẻ; (2) học tập hợp tác, làm việc nhóm, giao tiếp, lắng nghe và kết bạn; (3) đối phó với tình cảm và cảm xúc; (4) Ra quyết định; (5) lớn lên khoẻ mạnh; (6) giúp đỡ để trường học và gia đình trở thành nơi an toàn hơn; (7) mỗi cá nhân là một người đặc biệt. Chương trình này đã đạt được nhiều thành công lớn và càng được mở rộng với sự nhấn mạnh thêm về HIV/AIDS. [56] Tại khu vực Châu Á, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNICEF, UNESCO, UNFPA, các nội dung về GDKNS đã được nghiên cứu và triển khai rộng khắp ở cả Nam Á (Bangladesh, Bhutan, ấn Độ, Nepal, Sri Lanka), Đông Á (Trung Quốc), Trung Á (Mông Cổ), Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philipin, Thái Lan, Đông Timor, Việt Nam). [75]; [67]; [68] Tại khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu về giáo dục dựa trên KNS xuất hiện ở các quốc gia chủ yếu vào 5 năm cuối của thế kỉ XX [75]; [68]. Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau qua từng lĩnh vực cụ thể, các quốc gia đã từng bước triển khai để đưa KNS vào giáo dục ở trong và ngoài nhà trường. KNS được coi như một phương tiện hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng trong thanh thiếu niên để có thể lựa chọn lối sống lành mạnh và tối ưu về mặt thể chất, xã hội và tâm lí. Ở Thái Lan, năm 1996, GDKNS được nghiên cứu và triển khai cùng chương trình ngăn chặn AIDS. Chương trình được thực hiện ở cả ba bậc học phổ 9 thông, chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khoá. Hiện nay, Thái Lan đang trong giai đoạn duy trì và mở rộng phát triển GDKNS trên nhiều lĩnh vực khác nhau và coi đó như là nội dung bắt buộc phải đưa vào giảng dạy trong chương trình của nhà trường ở tất cả các cấp học. [75]; [68] Ở Indonesia, năm 1997, GDKNS được đưa ra qua chương trình GDKNS cho cuộc sống khoẻ mạnh, thực hiện trong cấp tiểu học. Từ năm 2001, chính phủ Indonesia đã nỗ lực đưa KNS vào trong chương trình giảng dạy của giáo dục cơ bản. Nội dung GDKNS bao gồm: GDKNS cho sống khoẻ mạnh (dinh dưỡng, giáo dục vệ sinh, trẻ em/ nhân quyền); GDKNS cho phòng chống HIV/AIDS.[75];[68]. Ở Philippin, KNS bắt đầu được tích hợp giảng dạy vào trong chương trình giáo dục cơ bản từ năm 2001. Bên cạnh các chương trình tiếp cận KNS trong giáo dục, Philippin còn triển khai GDKNS trong quân sự, nhằm lồng ghép đưa 11 KNS cốt lõi (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tự nhận thức, đối phó với cảm xúc, đối phó với căng thẳng, đồng cảm, giao tiếp hiệu quả, kĩ năng quan hệ tích cực, kĩ năng sản xuất kinh doanh) vào chương trình giảng dạy. [75]; [54]; [68] Ở Lào, năm 1998, các nghiên cứu về KNS bắt đầu phát triển. Nhìn chung, GDKNS ở Lào được thực hiện thông qua các nội dung cơ bản: phòng chống HIV/AIDS; phòng chống ma tuý và sử dụng rượu, thuốc lá; phòng chống dịch bệnh; sức khoẻ sinh sản; vấn đề giới; vệ sinh; giáo dục dân số; bảo vệ môi trường; các mối quan hệ với gia đình và bạn bè; trách nhiệm công dân. Các nội dung này được đưa vào trong chương trình giảng dạy của 5 môn học: Thế giới xung quanh ta (ở tiểu học); Sinh học, Công dân, Địa lí, Khoa học tự nhiên (ở trung học).[75]; [68] Ở Myanmar, năm 1998, dự án “Chương trình giáo dục sống khoẻ mạnh và phòng chống HIV/AIDS dựa vào trường học” (School-based healthy living and HIV/AIDS preventive education) (SHAPE) được bắt đầu. Dự án này là sự hợp tác giữa chính phủ Myanmar và tổ chức UNICEF nhằm đưa KNS vào trong giáo dục để thúc đẩy lối sống lành mạnh và ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Nội dung của dự án tập trung vào các vấn đề y tế và xã hội liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên và đã có tác động rộng lớn trên cả quốc gia Myanmar. [75]; [58]; [74]; [68] 10 Ở Campuchia, năm 2001, chương trình GDKNS được phát triển bởi một nhóm liên ngành của Bộ Giáo dục, thanh niên và thể thao (MoEYS). Chương trình này là một phần của kế hoạch quốc gia “Giáo dục cho mọi người”, được thực hiện ở cả chính khoá và ngoại khoá trong cả hai cấp học: tiểu học và trung học. Một số dự án thí điểm đã được thực hiện bởi MoEYS cùng với sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ để phát triển các KNS, cùng với nó là phát triển các tập sách về KNS (tập trung vào nông nghiệp, chăn nuôi và vệ sinh).[75]; [68] Đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình, dự án nghiên cứu về KNS và GDKNS. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng rất phong phú, đa dạng cả trong lĩnh vực chính quy và không chính quy, trong đó số lượng các công trình nghiên cứu về GDKNS cho trẻ em và vị thành niên chiếm ưu thế hơn. Nhìn chung, trong các nghiên cứu này, KNS và GDKNS đã được chỉ ra khá rõ về vai trò, khái niệm, cách phân loại, các nguyên tắc, lí thuyết nền tảng làm cơ sở cho việc tiếp cận GDKNS. Việc triển khai GDKNS cũng được áp dụng mạnh mẽ vào trong giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. Trong hệ thống giáo dục chính quy, việc đưa các KNS lồng ghép, tích hợp vào các môn học được giảng dạy ở nhà trường là biện pháp được nhiều quốc gia lựa chọn và đã đạt được nhiều kết quả tốt. 1.1.1.2. Ở trong nước Từ những năm 1995- 1996, thuật ngữ “kĩ năng sống” bắt đầu được biết đến ở Việt Nam qua dự án của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện chương trình: “GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Chương trình này được tập huấn dưới sự dẫn dắt bởi các chuyên gia Australia. Thông qua dự án này, UNICEF đã giới thiệu tại Việt Nam các KNS cơ bản như: Tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, ra quyết định, kiên định và thiết lập mục tiêu nhằm vào các chủ đề giáo dục sức khoẻ. [43]; [44]. Năm 2003, hội thảo “Chất lượng giáo dục và KNS” do UNESCO phối hợp với Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục tổ chức từ 23- 25 tháng 10 tại Hà Nội đã làm rõ hơn, đầy đủ hơn về khái niệm KNS. KNS được tiếp cận dựa trên bốn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất