Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư phư...

Tài liệu Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư phường quang trung, quận hồng bàng, thành phố hải phòng

.PDF
109
377
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THANH PHƯỢNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CHO THIẾU NIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG, QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã ngành: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Giáng Thiên Hương HÀ NỘI - 2017 LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Giáng Thiên Hương Phản biện 1: PGS TS. Nguyễn Thị Yến Phương Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Nhân Ái Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi: 10h 30 ngày 27 tháng 6 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện trường ĐHSP Hà Nội - Thư viện Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận án Đỗ Thanh Phượng 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2 GDGTGĐTT: Giáo dục giá trị gia đình truyền thống GD: Giáo dục PHHS: Phụ huynh học sinh ANAT: An ninh an toàn VSMT: Vệ sinh mội trường ATXH: An toàn xã hội DS-KHHGĐ: Dân số- Kế hoạch hóa gia đình CSTE: Chăm sóc trẻ em CLB: Câu lạc bộ HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo ĐTB: Điểm trung bình NCT: Người cao tuổi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhn của xã hội là gia đình”. Theo lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng có ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn: “Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Cũng trong Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (1989) cũng có viết: “Việc giáo dục trẻ em (trong gia đình) phải được hướng tới phát triển tối đa nhân cách”. Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... đó được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Gắn với Cuộc vận động “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình” chuyển tải thông điệp mỗi người Việt Nam hãy trân trọng hơn những giây phút sum họp bên bữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm, đồng thời nêu cao các giá trị vô giá của gia đình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ, con 3 cháu, vợ chồng, anh em cùng lòng tôn kính các bậc sinh thành, tình yêu thương con trẻ. Không chỉ vậy, gia đình cũng góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của người Việt được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử. Hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá, giá trị gia đình truyền thống đang có nhiều vận động và biến đổi. Bên cạnh sự hình thành những giá trị mới phù hợp với xã hội hiện đại, một số giá trị truyền thống tốt đẹp đó bị xâm hại và có nguy cơ bị mai một đi. Phường Quang Trung nằm ở khu vực trung tâm của quận Hồng Bàng được thành lập từ tháng 4/1988 với diện tích 13,4 ha bao gồm 7 tuyến phố Quang Trung, Phan Bội Châu, Kỳ Đồng, Trần Quang Khải, Lý Thường Kiệt, Phạm Bá Trực và Tam Bạc; trong đó có một tuyến đường mẫu của Thành phố và Quận (đường Quang Trung). Trên địa bàn phường, phía Bắc tiếp giáp Phường Minh Khai; phía nam giáp phường An Biên (quận Lê Chân), phía Đông giáp phường hoàng Văn Thụ, phía Tây giáp phường Hạ Lý. Toàn phường có 1.424 hộ dân với tổng số 6.152 nhân khẩu phân bổ tại 11 tổ dân phố. Từ điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho thấy vấn đề giáo dục giá trị truyền thống gia đình ở phường Quang Trung cần hết sức chú trọng và quan tâm. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về việc giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên tại một khu dân cư cụ thể. Ở một cồng đồng dân cư gần gũi, các gia đình thường có sự ảnh hưởng nhau về lối sống và cách giáo dục con cái. Từ đó chúng ta có thêm một cái nhìn về vai trò của gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung trong giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống. Vì vậy, việc đi tìm hiểu giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư tại cụm phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng là một việc làm cần thiết. Ý thức được tầm quan trọng của gia đình trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, góp phần nâng cao vai trò của giáo dục đối với việc xây dựng và giữ gìn văn hóa gia đình, 4 nền tảng của văn hóa dân tộc, tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư ở phường Quang trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng nhằm đề xuất các biện pháp giáo dục và gìn giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng gia đình văn hóa và xã hội văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về giáo dục giá trị gia đình truyền thống Việt Nam. - Phân tích thực trạng giáo dục giá trị gia đình truyền thống ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục giá trị gia đình truyền thống ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục giá trị gia đình truyền thống ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 4.2. Khách thể: Quá trình giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên. 5. Giả thuyết nghiên cứu. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa và WTO, vấn đề giáo dục giá trị truyền thống gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên chưa được quan tâm đúng mức nên một số giá trị truyền thống tốt đẹp đó bị xâm hại và có nguy cơ bị mai một. Nếu đề xuất được một số biện pháp phù hợp với đặc điểm cộng đồng, văn hóa cộng đồng…giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì sẽ góp phần xây dựng cộng đồng gia đình văn hóa ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 5 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Giáo dục giá trị gia đình truyền thống. - Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài triển khai ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 7. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau: 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 7.2.1 Phương pháp quan sát. 7.2.2 Phương pháp thống kê xã hội học. 7.2.3 Phương pháp phỏng vấn. 7.2.4 phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ. Sử dụng phần toán học SPSS 18.0 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư. Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Một số biện pháp giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CHO THIẾU NIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Các hình thức tổ chức các gia đình đã biến dạng theo lịch sử, và vì thế người ta không dễ gì đồng ý với nhau về định nghĩa của gia đình, ngay cả định nghĩa của George Murdock, một chuyên gia Hoa Kỳ về lịch sử xã hội. Murdock định nghĩa gia đình là một nhóm xã hội được xác định bởi một nơi cư trú chung có sự cộng tác và tái sản xuất về kinh tế, bao gồm những người trưởng thành của hai giới, trong đó có ít nhất là hai người duy trì mối quan hệ tình dục được xã hội công nhận và một hoặc nhiều đứa trẻ, là con đẻ hay con nuôi của những người trưởng thành có mối quan hệ như vợ chồng với nhau.[18,54] Theo định nghĩa này, gia đình được tạo thành từ những người sống chung với nhau trong một thời gian kéo dài. Họ được gắn kết bởi những thỏa thuận pháp lý hay những cam kết tình cảm, hoặc cả hai. Và cuối cùng, họ có thể chăm sóc cho một hoặc nhiều hơn các thân quyến phụ thuộc là trẻ con, người tàn tật hay già cả. Định nghĩa trên đã bỏ qua nhiều vai trò và chức năng căn bản của gia đình, cũng như không cho thấy sự phân công trách nhiệm vốn là thực tế trong các gia đình, vì do đó, mà nảy sinh ra trong lịch sử các chế độ mẫu hệ, phụ hệ và gia trưởng. Quan trọng hơn, định nghĩa trên không chứng tỏ đươc tính chất nòng cốt của gia đình vốn mang trong chính nó mối tương quan hòa thuận và gia giáo, thông qua giáo dục. Dầu sao ý tưởng chính vẫn là sự gắn kết trong cuộc sống vật chất và tinh thần, nhờ sự gắn kết này mà các quyền lợi của cá nhân và gia đình được bảo đảm.Tình yêu và trách nhiệm trong hôn nhân là phẩm chất chính yếu và tốt đẹp nhất của đời sống gia đình. Nhưng với Trost, tác giả của tác phẩm Married and Unmarried Cohabitation đã cho ta một nhận định khác về hai quan hệ chủ yếu nhất “quan hệ vợ chồng” và “quan hệ bố mẹ - con cái.”[dẫn theo 39, 44] Theo Trost, khi nói về 7 gia đình người ta thường nghĩ tới một nhóm người sống chung một mái nhà, có mối quan hệ huyết thống qua hôn nhân hay cam kết. Ta cũng nghĩ tới gia đình như một tập thể có mục đích chung là nuôi nấng dậy dỗ, kế thừa truyền thống, giá trị và trách nhiệm đối với hạnh phúc của các thành viên gia đình. Sự gắn bó với nhau và chung lưng đấu cật là để phong phú hóa cuộc sống của gia đình và của mỗi thành viên. Tiến sĩ Mortimer J. Adler, trong tác phẩm Great ideas from the great books đã thừa nhận rằng từ thế chiến thứ II, cuộc sống gia đình có một tầm quan trọng rất lớn, ngay cả những người trí thức và bọn trẻ con cũng muốn có một cuộc sống gia đình lành mạnh. Trong các thời đại và những nơi chốn khác nhau thì gia đình có khác nhau về tổ chức, điều hành và vai trò xã hội, nhưng luôn luôn có chức năng căn bản là sinh sản và nuôi dưỡng. Đây là mục đích tự nhiên của gia đình.[dẫn theo 39, 62] Chúng ta có lẽ dễ đồng thuận hơn khi hiểu gia đình là một nhóm căn bản xã hội, hình thành qua một nghi lễ được xã hội hay truyền thống thừa nhận. Như thế gia đình có mục đích thực hiện một số chức năng mà xã hội ấn định như [39, 299] : Chức năng truyền sinh: lưu truyền sự sống thông qua mối liên hệ trong hôn nhân; Chức năng giáo dục (Xã hội hóa), giáo dục và truyền ban những giá trị được gia đình, gia tộc hay cộng đồng xã hội thừa nhận; Chức năng lao động: nuôi sống mọi người trong gia đình bằng đóng góp công và sức lao động. Chức năng tôn giáo, tín ngưỡng: gia đình là nơi tôn kính, thờ tự, (đặc biệt trong các gia đình theo đạo thờ kính ông bà), bảo tồn và lưu truyền niềm tin tín ngưỡng cho các thế hệ kế tục. Những giá trị của gia đình trên, dĩ nhiên chưa phải là tất cả nếu nhìn dưới góc độ giá trị của cộng đoàn nhân vị, sự sống và dâng hiến phục vụ, dầu sao, cũng đã kết thành ý nghĩa phổ quát của cơ cấu gia đình; chính những giá trị nầy làm nên nét đặc trưng của hôn nhân và gia đình 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Cho đến nay đó có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về gia đình dưới nhiều góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài của luận văn có thể phân chia các công trình này thành các nhóm cơ bản sau: 8 Nhóm nghiên cứu về giáo dục giá trị truyền thống 1. Trần Văn Giàu (1980), “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Trọng Đệ chủ biên (1994), “Giáo dục gia đình”, Hội Tâm lý - Giáo dục học Nghệ An xuất bản. 3. Đỗ Lai Thuý (1996) đã đề cập: Sự phát triển của ý thức cá nhân qua mẫu người văn hoá, trong sách "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, tập II, đề tài KX-07-02, Hà Nội. 4. Nguyễn Hồng Hà (2001), “Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ”, Viện Văn hoá (thuộc Trường Đại học Văn hoá), Nxb Văn hoá - thông tin, Hà Nội. 5. Mai Quỳnh Nam chủ biên (2002) “Gia đình trong tấm gương xã hội học”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, đã tập hợp những nghiên cứu của các tác giả trongViện Xã hội học và các cộng tác viên của Viện về gia đình. Cuốn sách này gồm có 5 phần và trong đó có 2 phần là: Gia đình và các ảnh hưởng văn hoá, sự biến đổi và các quan hệ trong gia đình đã đề cập rất sâu về giáo dục gia đình và vai trò của trẻ em trong gia đình hiện nay. Đây thực sự là một tài liệu quý báu định hướng cho tôi chọn đề tài trên làm luận văn của mình. Ngoài ra còn rất nhiều các tác giả khác nghiên cứu về vấn đề giáo dục gia đình như: Nguyễn Lan Phương với bài “Nhận xét về sự chuyển đổi giá trị của đứa con sau mười năm ở một xã”, Tạp chí Xã hội học số 2 (50), 1995; Phan Đại Doãn với bài “Chữ hiếu trong quan hệ gia đình, làng xã người Việt truyền thống”, Tạp chí Dân tộc học số 2, 1992… Nhóm vấn đề chung về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam có một số công trình như: “Gia đình Việt Nam ngày nay” Nxb. Khoa học xã hội, 1996; “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của GS. Lê Thi, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; “Suy nghĩ về việc xây dựng chiến lược phát triển gia đình hiện nay” của Lê Thị Quý, Tạp chí Cộng sản, số 30-2003; “Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay” của GS. Lê Thi, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; “Gia đình học” của Đặng Cảnh 9 Khanh - Lê Thị Quý, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009; “Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới”, Nhiều tác giả, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010; “Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam: Một số kết quả phân tích sâu Điều tra gia đình Việt Nam 2006”, Viện Gia đình và Giới, Nxb. Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, Viện Gia đình và Giới, UNICEF Việt Nam, Hà Nội, 2011… Qua các công trình này, các tác giả đó khái quát một cách có hệ thống về sự biến đổi quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Hôn nhân và gia đình đến nay đối với người Việt Nam vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, gia đình Việt Nam đó có những thay đổi về cấu trúc, quy mô, về việc thực hiện các chức năng của gia đình. Nhiều khó khăn phức tạp đó nảy sinh trong hoàn cảnh mới, xu hướng ly hôn đang tăng lên, lối sống thực dụng, thế lực đồng tiền len lỏi trong nội bộ các gia đình, sự suy thoái về đạo đức, sự phân biệt đối xử với phụ nữ, với trẻ em, nạn bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại và diễn biến phức tạp trong các gia đình… Những điều đó đó gây nhức nhối và cản trở sự tiến bộ của các thành viên, phá vỡ hạnh phúc gia đình và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở xác định thực trạng gia đình Việt Nam, các tác giả đều tập trung vào việc đề ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, cần có sự kế thừa những gía trị đạo đức của gia đình truyền thống và tiếp thu những giá trị đạo đức của gia đình hiện đại. Vun đắp mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, không chỉ đòi hỏi chúng ta phải có cái tâm, có thiện ý, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của mỗi người mà cũng phải có những kiến thức khoa học về tâm sinh lý, về cách tổ chức đời sống gia đình trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. Nhóm vấn đề quan hệ giới và sự bất bình đẳng, bạo lực gia đình có một số công trình như: “Một số vấn đề về bạo lực gia đình hiện nay” của Lê Thị Quý, Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, số 4 - 1991; “Bất bình đẳng nam nữ nhìn từ góc độ lịch sử” của Lê Thị Quý, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 32-1998; “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới Việt Nam”, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1998; 10 “Bạo lực gia đình - Bất bình đẳng trong quan hệ giới” của Lê Thị Quý, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 42 - 2000; “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; “Bình đẳng giới ở Việt Nam: Phân tích số liệu điều tra”, Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008; “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: Thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân”, Nguyễn Hữu Minh; Trần Thị Vân Anh (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009… Qua các công trình này, các tác giả đó chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và hậu quả của sự bất bình đẳng giữa các thành viên, nạn bạo lực gia đình đang diễn biến nghiêm trọng, tác động xấu đến gia đình và xã hội ở nước ta hiện nay. Nhóm vấn đề tiếp cận và nghiên cứu gia đình dưới góc độ văn hóa và đạo đức gia đình. Dưới góc độ văn hoá có một số công trình như: “Nho giáo và gia đình”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995; “Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; “Gia đình và Phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn” của Nguyễn Linh Khiếu, Nxb. Khoa học xã hội, 2001; “Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống”, Đặng Cảnh Khanh: Biên soạn, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội, 2003; “Văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của Ths. Trần Thị Tuyết Mai, Tạp chí Cộng sản, số 161-2008… Qua các công trình này, các tác giả đó khái quát được những giá trị văn hoá của gia đình, chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng văn hoá gia đình và gia đình văn hoá ở Việt Nam hiện nay. Dưới góc độ đạo đức gia đình có một số công trình như:“Đạo đức mới” của Vũ Khiêu (Chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974;“Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay” của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, số 6, 1992; “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức” của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 1-1987; “Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” của Thái Duy Tuyên, Hà Nội, 1994; “Những vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” của Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; 11 “Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường” của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 5, 1996; “Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” của Lê Thi, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1997;“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của Thành Duy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; “Văn hoá đạo đức Hồ Chí Minh” của Hoàng Chí Bảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009… Qua các công trình này, các tác giả đó khái quát thực trạng đạo đức của xã hội và gia đình Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về đạo đức và lối sống của giới trẻ hiện nay. Từ đó, nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà trường, cộng đồng, xã hội và đặc biệt là vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống và hành thành nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay. Ngoài một số công trình nêu trên cũng có các luận văn, luận văn nghiên cứu về gia đình, về đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình như: Luận văn thạc sĩ Triết học “Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến đạo đức gia đình truyền thống ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thọ; Luận án tiến sĩ Triết học “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” của Nghiêm Sĩ Liêm, 2000; “Gia đình trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Tiến Vững, 2005; Luận án tiến sĩ tâm lý học “Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị cuộc sống của thế hệ trẻ” của Cấn Hữu Hải, 2001…. Các công trình nghiên cứu ngày đã góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lí luận cũng như thực tiễn tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác xây dựng gia đình hiện nay. Bên cạnh đó, có một số đề tài, công trình cũng đề cập đến vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam trong công tác xây dựng gia đình những năm gần đây. Nhưng do mục đích và nhiệm vụ đặt ra khác nhau, vì vậy chưa có công trình nào nghiên cứu về giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên tại một khu dân cư cụ thể. Ở một cồng đồng dân cư gần gũi, các gia đình thường có sự ảnh hưởng nhau về lối 12 sống và cách giáo dục con cái. Từ đó chúng ta có thêm một cái nhìn về vai trò của gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung trong giáo dục các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, việc đi tìm hiểu giáo dục các giá trị gia đình truyền thống trong thiếu niên hiện nay qua việc khảo sát tại khu dân cư Quang Trung là một việc làm cần thiết. Các công trình và bài viết của các tác giả trên chính là sự gợi mở, là chìa khoá và thực sự là những tài liệu quý để chúng tôi vận dụng vào trong nghiên cứu của mình. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Gia đình và gia đình truyền thống 1.2.1.1. Gia đình. Trong xã hội, có thể nói, không có một điều gì rõ ràng, gần gũi với con người như gia đình. Bởi lẽ, đó là khái niệm liên quan đến mỗi con người. Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội, gia đình cũng là tế bào quan trọng nhất - nơi con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành, đồng thời đây cũng là vấn đề được nhiều nhà tư tưởng, nhiều tố chức nghiên cứu vơi những cách tiếp cận phong phúc và đa dạng. Tuy nhiên, ở mỗi một hình thái kinh tế- xã hội lại có một phương thức tổ chức xã hội đặc thù và vì vậy phương thức tồn tại của gia đình cũng khác nhau. Từ sự khác nhau đó mà cách nhận thức về gia đình của mỗi xã hội cũng không phải là nhất thành bất biến. Có thể nói khái niệm “ gia đình” là một khái niệm động và nó không ngừng thay đổi cùng với sự vận động của điều kiện kinh tế - xã hội. Từ những năm 500 trước Công Nguyên, các nhà kinh điển của Nho giáo đã cho rằng: nhà là mắt xích quan trọng nhất nối kết con người với đất nước và thế giới. Tư tưởng này đã được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm của hai thời kì Nho giáo nguyên thủy và Hậu Nho giáo với các đại biểu nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử, ...và đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về gia đình ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Nho giáo có Tam cương (vua tôi, cha con, vợ chồng) thì đã có hai cương nói về gia đình, Năm luân (vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè) thì có ba 13 luân nói về gia đình. Chính vì vậy trong Nho giáo, gia đình có một vị trí hết sức quan trọng giống như một nước cần có kỷ cương và trật tự nhưng kỷ cương và trật tự ấy chỉ có được khi nó được xây dựng từ trong gia đình. Định nghĩa đương đại về gia đình có rất nhiều: Mác và Ăng-ghen cho gia đình là mối quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái [5]. Tuyên bố về tiến bộ xã hội trong phát triển của Liên Hiệp Quốc định nghĩa “Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em” [46,147]. Dưới đây là một số định nghĩa khác của các nhà nghiên cứu tâm lý học - xã hội học cho phép nhìn nhận các khía cạnh của gia đình được rõ hơn. Các Mác đã tiếp cận gia đình qua chức năng cơ bản và quan trọng của nó, đó là chức năng tái tạo ra con người hay duy trì nòi giống. Đồng thời, C.Mác nhấn mạnh những mối quan hệ tình cảm ruột thịt, thiêng liêng trong gia đình như: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884) Ph. Ăngghen đã làm rõ về vấn đề nguồn gốc của gia đình - đó là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài và đầy mâu thuẫn của lịch sử gắn liền với sự hình thành của chế độ tư hữu và nhà nước. Ông đã làm rõ những khái niệm cơ bản về “hôn nhân”, “gia đình” mà đặc biệt là khái niệm “gia đình”. Theo Ph.Ăngghen, “gia đình” thường gắn với hôn nhân và là khái niệm phát sinh từ chính hôn nhân, tuy nhiên không thể chỉ quy trực tiếp vào hôn nhân. Gia đình đòi hỏi phải có hành động tương hỗ giữa các cá thể trong quá trình thoả mãn không chỉ các nhu cầu sinh dục, mà bên cạnh đó còn có cả các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, giáo dục và tình cảm nữa. Đồng thời nó cũng bao gồm cả việc làm kinh tế chung, sinh con đẻ cái và giáo dục chúng... Có thể nói đây là những quan điểm có tính chất nền tảng cho các trào lưu nghiên cứu về gia đình sau này. Nhà xã hội học người Nga T.A-pha-na-xê-va cho rằng có ba cách định nghĩa gia đình. Một là, “gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, liên kết với nhau bằng một chỗ ở, bằng một ngân sách chung, và bằng các mối quan hệ ruột thịt”. Hai là, “gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, liên kết với nhau trong một nhà, bằng một 14 ngân sách chung, và bằng các mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở tình cảm và trách nhiệm”. Ba là, “Gia đình hiện đại là một nhóm xã hội bao gồm bố mẹ, con cái của một vài thế hệ; các thành viên gia đình có quan hệ ràng buộc về vật chất và tinh thần, theo những mục đích sống có tính nguyên tắc giống nhau về các vấn đề chủ yếu” [dẫn theo 35,46]. Định nghĩa được trích dẫn nhiều nhất trong các sách báo là của hai nhà xã hội học E.Bơ-getx và H.Lốc-cơ: “Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi các quan hệ hôn nhân, máu mủ, hay bằng nhận con nuôi, tạo thành một hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội của từng người: là chồng, là vợ, là bố, là mẹ, là con, là anh chị em,... Tạo nên một nền văn hoá chung” [5,17]. Định nghĩa này vừa nói được cấu trúc của gia đình, vừa chỉ ra mối quan hệ và quan trọng nhất là đã chỉ ra rằng: tổng hoà các thành viên của gia đình bằng giao tiếp và tác động qua lại, đã tạo ra một nền văn hoá. Tuy nhiên, những biến đổi thật sự to lớn và những nhận thức khoa học về gia đình bắt đầu đuợc đánh dấu từ giữa thế kỉ XX và ngày càng được phát triển cho đến nay. Nếu như trước đây, khái niệm “gia đình” chỉ được hiểu là sự bao hàm của hai người nam nữ khi họ đã cưới nhau và chung sống với con cái, trong đó người chồng là người trụ cột gia đình và người vợ là người chu toàn công việc gia đình và chăm sóc con cái. Song, đến những năm 50 của thế kỉ XX, quan niệm đó đã thay đổi mà xuất hiện những định nghĩa khái quát hơn. Gia đình được hiểu là một nhóm xã hội gồm hai hoặc nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận con nuôi nhằm thỏa mãn nhu cầu về xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác và tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, hình thức gia đình cũng đa dạng và phức tạp hơn thì định nghĩa trên dường như cũng trở nên cứng nhắc và chật chội. Như vậy, chính sự thay đổi của hình thức gia đình đã dẫn tới sự biến đổi không ngừng trong những định nghĩa về gia đình. Vì vậy, “gia đình” là một khái niệm động, luôn luôn vận động, và biến đổi. Và trước những thách thức của thời đại hiện nay, việc lựa chọn một định hướng chiến lược phát triển cho gia đình là vấn đề đặt ra cho cả nhân loại. 15 Ở Việt Nam, ngay từ rất sớm, những khảo luận và phân tích về gia đình đã được quan tâm và đặc biệt chú ý. Từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã viết “Gia huấn ca” với rất nhiều những nguyên tắc xây dựng gia đình và giáo dục gia đình vừa theo quan điểm của Nho giáo vừa thấm nhuần những giá trị truyền thống của dân tộc. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề gia đình. Trong những bài viết, tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định rất rõ vai trò của gia đình đối với con người và xã hội. Theo Người, gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi con người xây dựng mối quan hệ yêu thương, bình đẳng và hòa thuận. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng đó, trong những năm trở lại đây, xuất hiện khá nhiều các nghiên cứu, công trình khoa học về gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, sử học, dân tộc học, văn học, xã hội học, dân số học, tâm lý học, giáo dục học... Điều đó cho thấy, gia đình vẫn là một đề tài khá mới mẻ và giàu giá trị nghiên cứu. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái [7, tr.719]. Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000), khẳng định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định” (Điều 8) [24, tr.15-16]. Từ góc độ Tâm lý học, trong cuốn “Tâm lý gia đình”, tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra định nghĩa: “Gia đình, đó là sự chung sống giữa hai nhóm người, cha mẹ, con cái, nó cùng một mối quan hệ là những người sinh ra và những người nối dõi [46, tr.20]. Từ góc độ Triết học, Giáo sư Lê Thi quan niệm rằng: "Gia đình" là một khái niệm dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống. Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi 16 dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó nhau về trách nhiệm và quyền lợi... [40, tr.42]. Như vậy, dưới những góc độ khác nhau, quan niệm về gia đình cũng khác nhau và sẽ không có một định nghĩa duy nhất về gia đình cho mọi nền văn hóa. Tuy nhiên, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời kế thừa quan điểm của những nhà nghiên trước, theo tác giả luận văn: Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, được hình thành, phát triển và củng cố bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Trong gỉa đình, các thành viên có quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng thực hiện mục tiều phát triển kinh tế, nuôi dưỡng các thành viên và xây dựng gia đình bền chặt. Dù cách nhận thức và lí giải về khái niệm gia đình có khác nhau và sẽ luôn vận động, nhưng nói một cách chung nhất chúng ta có thể thấy rằng gia đình Việt Nam thời kì nào cũng vậy đều có vai trò quan trọng đối với mỗi con người cũng như xã hội. Từ lúc hình thành cho đến ngày nay, gia đình Việt Nam dù là truyền thống hay hiện đại thì đều được dựng xây trên cơ sở của mối quan hệ hôn nhân và huyết thống. Đồng thời, vị trí và vai trò của gia đình vẫn không hề thay đổi, gia đình vẫn là tổ ấm mang lại những giá trị hài hòa trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi con người. Tuy nhiên, trước những dấu hiệu của sự khủng hoảng gia đình trong xã hội hiện đại, trở về với các giá trị gia đình truyền thống đang được coi là một trong những phương thức tốt nhất để hướng tới tương lai. 1.2.1.2. Gia đình truyền thống Như chúng ta đã biết, gia đình giống như là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ những quan hệ như: quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa... Tuy nhiên hiện nay, những biến chuyển của kinh tế - xã hội đã và đang tác động dữ dội vào gia đình trên nhiều phương diện và đưa đến những hệ quả có tính đa chiều. Trước những biến đổi đó, đặc biệt là những dấu hiệu của sự khủng hoảng gia đình trong xã hội hiện đại, thực tiễn đang vang lên những lời kêu gọi chúng ta phải trở về với các giá trị của gia đình truyền thống. 17 Cho đến nay, với rất nhiều những nghiên cứu và công trình khoa học về gia đình, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về gia đình truyền thống tại Việt Nam và chính vì vậy cũng chưa thể nhận diện một cách đầy đủ và sâu sắc về nó. Trong lịch sử nghiên cứu về gia đình, chúng ta thường tiếp cận với hai khái niệm được phân tách rõ ràng : gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế sự phân tách này chỉ có ý nghĩa tương đối dựa trên sự khác nhau về cấu trúc, quy mô, hình thức tổ chức gia đình cũng như quan niệm sống. Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là kiểu gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay. Truyền thống là tập hợp những thói quen trong tư duy lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có ba đặc tính cơ bản là tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Gia đình Việt Nam truyền thống cũng mang những đặc trưng cơ bản đó. Kiểu gia đình này ra đời từ cái nôi của nền văn hóa bản địa và được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, có thể hiểu gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại chủ yếu trên địa bàn nông thôn. Chính vì vậy có thế nói, tính chất nông nghiệp, nông thôn và Nho giáo là những đặc trưng cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống. Thứ nhất, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của xã hội nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với xã hội nông thôn - nông nghiệp, vì vậy, nó tương đối ổn định và ít có sự biến đổi trước những biến thiên của lịch sử. Ra đời trong nền nông nghiệp sản xuất lúa nước, với những công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu lại phải đối mặt với nhiều thiên tai, địch họa nên gia đình Việt Nam truyền thống rất coi trọng sức mạnh cộng đồng. Trước hết là cộng đồng gia đình, một cộng đồng tự nhiên bắt nguồn từ những quan hệ gần gũi nhất. Trong cộng đồng đó, những con người gắn bó với nhau bằng tất cả những mối liên hệ vật chất cũng như tinh thần. Đó là sự gắn bó thủy chung giữa chồng và vợ, là tình yêu thương của cha mẹ với con cái, là sự kính trọng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng