Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục gia đình nhật bản giai đoạn 1990-2010-ngành châu á học...

Tài liệu Giáo dục gia đình nhật bản giai đoạn 1990-2010-ngành châu á học

.PDF
107
481
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================================= NGUYỄN THỊ THANH TÚ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, 2013. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================================= NGUYỄN THỊ THANH TÚ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN HẢI LINH Hà Nội, 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn “Giáo dục gia đình Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Hải Linh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những cam kết cá nhân này. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Thanh Tú LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo thuộc các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Tác giả đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn tới TS Phan Hải Linh, Chủ nhiệm Bộ môn Nhật Bản Học, Khoa Đông Phương Học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin Thư viện đại học Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam là những người có nhiệt tình giúp tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2013 Nguyễn Thị Thanh Tú MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn....................................................... 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 6 6. Kết cấu luận văn........................................................................................................................ 6 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC- GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 - 2010. ................... 8 1.1. Một số lý luận về giáo dục và giáo dục gia đình ............................................................ 8 1.1.1. Khái niệm giáo dục, giáo dục gia đình và một số học thuyết liên quan ................ 8 1.1.1.1. Khái niệm giáo dục ............................................................................................................ 8 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục gia đình ........................................................................................... 9 1.1.1.3. Một số học thuyết về giáo dục gia đình...................................................................... 12 1.1.1.4. Các mô hình giáo dục gia đình phổ biến .................................................................. 13 1.1.1.5. Vai trò của giáo dục gia đình ........................................................................................ 14 1.2. Khái quát tình hình giáo dục Nhật Bản giai đoạn 1990-2010 ................................ 19 1.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ....................................................................................................... 19 1.2.2. Chính sách và thực trạng giáo dục Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010 ................. 20 1.2.2.1. Khái quát về giáo dục Nhật Bản .................................................................................. 20 1.2.2.2. Chính sách giáo dục Nhật Bản giai đoạn từ 1990 đến 2010. ............................. 22 1.2.2.3. Thực trạng giáo dục Nhật Bản giai đoạn 1990 đến 2010 .................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 .......................................................... 30 2.1. Đặc điểm mô hình giáo dục gia đình Nhật Bản........................................................... 30 2.2. Các nhân tố xã hội ................................................................................................................. 37 2.2.1 Hệ quả của thập kỷ mất mát.............................................................................................. 37 2.2.2. Vấn đề việc làm của các bà mẹ ........................................................................................ 42 2.2.3. Chi phí giáo dục .................................................................................................................. 45 2.2.4.Tác động phương tiện truyền thông đến giáo dục gia đình 51 2.3. Nhân tố gia đình 51 2.3.1. Mối quan hệ trong đại gia đình (ông bà, cha mẹ đối với con cái)......................... 51 2.3.1.1. Mối quan hệ giữa ông bà và con cháu ...................................................................... 54 2.3.1.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.......................................................................... 58 2.3.2. Mối quan hệ trong gia đình đơn thân (mẹ và con cái, bố và con cái )................. 62 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................................... 63 CHƢƠNG 3 CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010. ......................................................... 65 3.1. Những định hƣớng cơ bản và chính sách đối với giáo dục gia đình Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010. ................................................................................................................... 65 3.1.1. Những định hướng cơ bản ............................................................................................... 65 3.1.2. Chính sách đối với giáo dục gia đình ........................................................................... 67 3.1.2.1. Tăng cường cơ hội học tập cho cha mẹ..................................................................... 67 3.1.2.2. Đa dạng hóa các hoạt động........................................................................................... 70 3.1.2.3. Xây dựng một thói quen sinh hoạt từ người lớn đến trẻ em ............................... 71 3.2. Các giải pháp bổ sung cho chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục gia đình 1990 – 2010. ............................................................................................................................ 72 3.2.1. Xúc tiến hoạt động hợp tác gia đình và địa phương ................................................. 72 3.2.2. Xúc tiến hoạt động liên quan đến gia đình, trường học, địa phương.................. 72 3.2.3. Kết hợp vai trò cơ quan địa phương và đất nước ....................................................... 77 3.3. Kết quả của các chính sách và giải pháp ....................................................................... 79 3.4. Một số kinh nghiệm cho giáo dục gia đình ở Việt Nam ........................................... 81 3.4.1. Thực trạng giáo dục gia đình của Việt Nam ............................................................... 81 3.4.2. Một số bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cho giáo dục gia đình Việt Nam...... 83 Tiểu kết chƣơng ba ........................................................................................................................ 89 KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 94 Phụ Lục ........................................................................................................................................... 100 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là vấn đề trọng yếu của mọi dân tộc và thời đại. Những năm gần đây vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm được chính phủ, giới nghiên cứu và các tổ chức xã hội đặc biệt quan tâm. Ở Châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hoá gia đình như một giải pháp ngăn chặn sự xâm nhập ngày càng ồ ạt của văn hoá và lối sống phương Tây. Vì vậy, gia đình và giáo dục gia đình đã được bàn luận nhiều, là đề tài được chú ý trong nghiên cứu khoa học cũng như đường lối phát triển giáo dục ở nhiều quốc gia châu Á. Nhật Bản là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, có nền kinh tế và địa vị chính trị vững chắc trên trường quốc tế, có nền giáo dục tiên tiến. Từ một đất nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và chịu thất bại nặng nề sau chiến tranh, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc, khiến cả thế giới kinh ngạc. Trong thành công đó, giáo dục đã đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tại Nhật Bản, giáo dục luôn đi trước một bước so với các chính sách xã hội khác. Chính phủ Nhật Bản luôn ý thức tạo điều kiện để giáo dục phát triển hàng đầu, tập trung đầu tư của toàn xã hội cho phát triển giáo dục. Nền giáo dục của Nhật Bản được chú trọng phát triển trên rất nhiều phương diện, trong đó giáo dục gia đình là một lĩnh vực được coi trọng. Trong thời đại toàn cầu hóa, tất cả các nước đều phải đối mặt với vấn đề vừa hội nhập vừa gìn giữ bản sắc, vừa tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và tự bảo vệ… Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngoài ra, Nhật Bản còn phải đối mặt với các vấn đề xã hội của một nước phát triển như cải cách chế độ phúc lợi xã hội phù hợp với tình trạng già hóa dân số và tỉ lệ sinh giảm, đề cao giáo dục ý thức cộng đồng trong một xã hội đang vô cảm hóa, chính sách đối với hộ độc thân… Các vấn đề này tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm cả giáo dục. Ngày nay, dưới ảnh hưởng của nhiều tác nhân bên ngoài như xã hội, chính sách của nhà nước, sự thay đổi nhận thức của các 1 cá nhân…, giáo dục gia đình hiện đại đã biến đổi quá xa so với giáo dục gia đình truyền thống. Thập niên 1990 – 2010 là giai đoạn đầy sôi động, đổi thay trong kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Cuối những năm 1990, giống như các nước trong khu vực, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng nề mà ảnh hưởng của nó kéo dài sang thập kỉ đầu thế kỉ XXI. Trong giai đoạn này, giáo dục gia đình Nhật Bản đã có không ít thay đổi. Từ một quốc gia có nền giáo dục truyền thống từng được thế giới khâm phục, có phương pháp giáo dục được đánh giá là toàn diện với hệ thống giáo dục tiên tiến và thống nhất từ hệ mẫu giáo, phổ thông lên đến đại học và sau đại học, Nhật Bản phải đối mặt với các chỉ trích trong và ngoài nước về khả năng thích ứng của giáo dục trong thời đại mới. Vậy cụ thể giáo dục Nhật Bản đã có những thay đổi gì? So với trước đây, giáo dục gia đình của Nhật Bản có gì mới? Vấn đề nào được bảo lưu? Yếu tố nào được thay đổi và hệ quả ra sao?. Thế hệ trẻ được tiếp thu nền giáo dục như thế nào từ 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội?... Luận văn mong muốn tìm ra những câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi trên, đồng thời thông qua kinh nghiệm của Nhật Bản bước đầu đưa ra được một vài đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục gia đình ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: là cung cấp bức tranh toàn cảnh về mô hình giáo dục gia đình Nhật Bản, từ đó bước đầu rút ra một số bài học cho giáo dục gia đình của chúng ta hiện nay vốn đang có nhiều bất cập. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục gia đình được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều công trình, bài viết, các hội thảo về vai trò của gia đình đối với sự hình thành, phát triển của trẻ đã được công bố. Đặc biệt, đối với một nước vốn coi trọng giáo dục như Nhật Bản thì số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này khá đồ sộ. Trước hết, phải kể đến nghiên cứu của Tago Akira, Tập quán giáo dục gia đình quyết định tính cách của trẻ (図解子どもの生活を決める躾の習慣, Nhà xuất bản PHP. 2005). Là một nhà nghiên cứu giáo dục, Tago Akira đã chứng minh giáo dục gia đình ảnh hưởng rất lớn đế tính cách giới trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ của cha mẹ sử 2 dụng khi chỉ dạy cho trẻ. Tiếp đó, phải kể đến nghiên cứu của Ayano Chikara, Năng lực của cha mẹ có thể quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ (親で力で決まる子 供を伸ばすために親にできること, Nhà xuất bản: Takarajimasha, 2005). Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về vai trò của cha mẹ trong việc giúp trẻ tạo lập năng lực học tập và tính cách độc lập. Đây có thể coi là cẩm nang giáo dục của một người có 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Phương pháp truyền đạt của Ayako Chikara đơn giản, và có tính hiệu quả cao. Ngoài ra phải kể đến tuyển tập của tập thể tác giả nhà xuất bản Honnoki, Thói quen sinh hoạt và những quy tắc trong gia đình việc cần làm và không nên làm để giúp trẻ hướng tới một tương lai tươi đẹp (子供たちの幸せな未来ー子供を伸ばかいてのルール、生活習慣始めること、や めること. Nhà xuất bản Honnoki, 2005). Đây là một công trình khoa học dày công của 14 chuyên gia đầu ngành ở Nhật Bản. Họ giúp các bậc cha mẹ có thể chỉ cho trẻ khả năng tự bảo vệ trước các nguy hiểm của xã hội, hướng dẫn về các vấn đề khác như tầm quan trọng của cuộc sống, tính giáo dục, an toàn thực phẩm, cách phòng chống và năng lực phòng chống truyền thông bẩn, giáo dục ở thời kỳ đầu của trẻ… Nghiên cứu của Hirota Teruyuki, Giáo dục gia đình của người Nhật Bản đã thoái trào (日本人の躾は衰退したか Nhà xuất bản Kodasha, 1999). Đây có thể coi là sự hồi niệm về quá khứ đầy hào quang của giáo dục gia đình Nhật Bản thập niên 1960 – 1970, với những lý giải thích về nguyên nhân, thực trạng của sự suy thoái trong giáo dục gia đình Nhật Bản đương đại. Đồng thời sách cũng chỉ ra vai trò của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại, trong bối cảnh tội phạm vị thành niên bạo lực gia đình đang gia tăng, mối quan hệ giữa giáo dục gia đình, trường học, xã hội là gì. Cũng cùng chủ để đó Yamazoe Tadashi trong Trợ giúp việc phát triển tự nhiên của người Nhật và nhìn lại giáo dục gia đình (躾を見直し大人のたて直し日本人 の自我発達の援助, Nhà xuất bản: Buren, 1999), giúp chúng ta hiểu rõ được thực trạng giáo dục gia đình Nhật Bản ngày nay trong bối cảnh Hikikomori (trẻ tự kỷ, thiếu kỹ năng giao tiếp) bỏ học, trốn học, bỏ học gia tăng quá nhanh. Tác giả thông qua đó cũng đã đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình trong phương án “Người lớn giáo dục cho trẻ nhỏ và khóa học đặc biệt về kỹ năng phòng vệ cho trẻ” [57]. 3 Thực sự sẽ là thiếu sót lớn nếu không điểm đến những công trình nghiên cứu của Sugihara Yoshiaki [46], như cuốn sách viết về quan điểm đa chiều trong quy tắc, chuẩn mực giáo dục trẻ, sự khác biệt thế hệ và dung hòa thế hệ trong nuôi dạy trẻ với nhan đề Nghĩ về giáo dục gia đình hiện đại, tại sao lại không thể như trước kia (現在 躾考えなぜ当たり前ができないのか, Nhà xuất bản: Thời báo kinh tế Nhật Bản, 2005). Tác phẩm Vì không có lời dạy của mẹ (お母さんは躾をしないで Nhà xuất bản Soshishabunko, 2005) [25] của Hasegawa Hirokazu cũng là một công trình nghiên cứu về vấn đề của hậu giáo dục gia đình, là một công trình phản ánh giải thích cho vấn đề xã hội đã được đề cập đến trong nghiên cứu của Hirota Teruyuki và Yamazoe Tadashi ở trên. Trên đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận văn. Ở Việt Nam, đề tài này chưa được nghiên cứu chính thức dưới hình thức sách hay luận văn nhưng đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu như: Ngô Hương Lan, Giáo dục nhà trường và gia đình Nhật Bản, Tạp chí Đông Bắc Á, Số 3, 2001; Ngô Hương Lan, Tình hình giáo dục Nhật Bản, Tạp chí Đông Bắc Á, Số 4, 2001; Trong nghiên cứu của mình, Thạc sỹ Ngô Hương Lan đã phân tích tình hình, thực trạng và nêu rõ những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với nền giáo dục Nhật Bản hiện tại. Mohammad Reza Sarkar Aranil và Keisuke Fukaya. Cải cách chuẩn chương trình giáo dục quốc gia Nhật Bản học tập tích hợp và những thách thức, Viện khoa học giáo dục, 2012. Thông tin giáo dục quốc tế Số 4 tháng 5 năm 2012, Tài liệu lưu hành nội bộ. Đây là một công trình nghiên cứu công phu bài bản đã được dịch ra tiếng Việt. Những chương trình cải cách giáo dục có tính quốc gia của Nhật Bản đã được Mohammad Reza Sarkar Arail và Keisuke Fukaya phân tích cụ thể, qua đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho quốc gia nào đang tiến hành cải cách, đổi mới giáo dục trong đó có Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tú, Về giáo dục trong gia đình ở Nhật Bản, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 9 (369), 2013. Đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả trong đó nêu khái quát bức tranh chung về tình hình giáo dục gia đình Nhật Bản, những vấn đề và thách thức đặt ra, những phương pháp, chính sách mà chính phủ Nhật Bản đã áp dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục gia đình ở Nhật Bản. 4 Điểm mới và dự kiến đóng góp của luận văn: Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, tác giả luận văn mong muốn đưa ra một cách nhìn nhận tổng hợp và khách quan về tình hình giáo dục gia đình ở Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010. Luận văn là khảo cứu chuyên sâu về quá trình chuyển hóa và tư duy giáo dục của chính quyền và xã hội Nhật Bản trong giáo dục gia đình. Qua đó tác giả cũng mong muốn làm rõ những tác động nhiều mặt của một “xã hội học tập suốt đời” và nhu cầu ngày càng đa dạng, phức tạp của xã hội với giáo dục gia đình. Đặc biệt luận văn muốn rút ra những bài học từ những kinh nghiệm của Nhật Bản bao gồm cả những bài học thành công và thất bại, từ đó giúp độc giả đánh giá một cách chính xác về giáo dục Nhật Bản và tìm ra những kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn tình hình giáo dục gia đình của Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Như đã trình bày trên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tôi mong muốn đưa ra một cách nhìn tổng hợp và khách quan về tình hình giáo dục gia đình Nhật Bản trong hai thập niên vừa qua, bao gồm các vấn đề chính sau: - Tình hình nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản nói chung và giáo dục gia đình Nhật Bản nói riêng, các lý thuyết và quan điểm cơ bản. - Khái quát chính sách giáo dục của Nhật Bản, đặc biệt tập trung vào chính sách giáo dục gia đình . - Các nhân tố chính tác động đến giáo dục gia đình Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2010. - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục gia đình được thực hiện ở Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2010. - Một số đề xuất về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt là trong phạm vi giáo dục gia đình.  Khái niệm “xã hội học tập suốt đời” ở Nhật Bản được đưa ra từ thập niên 1980. Theo khái niệm này “học tập suốt đời” có ý nghĩa là toàn bộ những hoạt động học tập trong suốt cuộc đời của một con người, bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, các hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt động ngoại khóa nhằm giải tỏa căng thẳng (recreation), các hoạt động tình nguyện, hoạt động đào tạo trong công ty, xí nghiệp và các hoạt động học tập khác được tiến hành theo sở thích và tại các địa điểm đa dạng. Còn “xã hội học tập suốt đời” được quan niệm là xã hội mà “mọi người có thể tự do lựa chọn cơ hội học tập ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, và thành quả học tập đó được công nhận một cách thích đáng. 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là giáo dục gia đình ở Nhật Bản, đặc biệt là giáo dục, nuôi dưỡng trẻ em trong lứa tuổi từ 0 đến tiểu học - lứa tuổi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ giáo dục gia đình. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về giáo dục gia đình Nhật Bản trong phạm vi thời gian khoảng 1990-2010, đặc biệt nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của giáo dục gia đình trong việc hình thành nhân cách, tính nết thói quen của trẻ em Nhật Bản, thực trạng và ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với nền giáo dục của Nhật Bản trong giai đoạn có nhiều biến động nhất đối với nước Nhật, đặc biệt là sau thập niên mất mát. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu truyền thống như tổng hợp, phân tích, so sánh với các phương pháp liên ngành như xã hội học, sử học… Để thực hiện luận văn, tác giả đã thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu chủ yếu của Nhật Bản, bao gồm sách nghiên cứu, bài tạp chí, thống kê… , và một số buổi học tập và trao đổi ý kiến với các giáo sư Nhật Bản trong thời gian thực tập ở Nhật Bản. Các thông tin này được xử lý bằng phương pháp tổng hợp, thống kê, và phân tích. Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, bao gồm đối chiếu giữa lý luận về giáo dục với thực tiễn, giữa chính sách đề ra với hiệu quả thực hiện, đồng thời đối chiếu quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau về cùng một vấn đề...v.v, nhằm nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ và khách quan. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương chính sau: Chương 1: Lý luận về giáo dục gia đình và khái quát tình hình giáo dục gia đình Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010. Chương này trước hết giới thiệu một số lý luận cơ bản về giáo dục gia đình, một số học thuyết có liên quan, vai trò của giáo dục gia đình đối với trẻ… 6 Chương 2: Các nhân tố tác động đến giáo dục gia đình Nhật Bản giai đoạn từ 1990 – 2010. Giới thiệu một các khái quát các nhân tố tác động đến tình hình giáo dục gia đình như nhân tố xã hội, nhân tố trong gia đình, ảnh hưởng từ các tổ chức xã hội...v.v. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục gia đình Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những biện pháp chủ yếu như giải pháp đối với gia đình (tăng cường cung cấp cơ hội học tập cho mẹ, đa dạng hóa hoạt động...), giải pháp xã hội như (xúc tiến giữa các cơ quan địa phương với gia đình, địa phương, gia đình và xã hội...) trên cơ sở đó tác giả đã rút ra một số bài học từ lý luận đến thực tiễn dùng áp dụng cho giáo dục gia đình của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tác giả luận văn đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục tiếng Nhật và đã có nhiều năm say sưa với đề tài. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện đi du học lâu ở Nhật Bản và trực tiếp điều tra phỏng vấn các gia đình Nhật Bản về đề tài này nên chắc chắn luận văn còn nhiều hạn chế. Tác giả chân thành mong muốn nhận được sự đóng góp hướng dẫn của các thày cô, đọc giả và bạn bè để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài. 7 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC- GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 2010. 1.1. Một số lý luận về giáo dục và giáo dục gia đình 1.1.1. Khái niệm giáo dục, giáo dục gia đình và một số học thuyết liên quan 1.1.1.1. Khái niệm giáo dục Về cơ bản, giáo trình giáo dục học của Việt Nam định nghĩa “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người... [13; 9],”. Như vậy định nghĩa trên nhấn mạnh đến sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không nói đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó là gì?. John Dewey, một nhà giáo dục học nổi tiếng cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông đã nói rõ hơn mục đích cuối cùng của việc truyền đạt, việc dạy. Theo John Dewey cá nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên tồn tại xã hội là đòi hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là khả năng của loài người để đảm bảo tồn tại của xã hội. Hơn nữa, John Dewey cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại trong chính quá trình truyền dạy đó [ 5; 17 - 26]. Tuy nhiên cả hai cách hiểu hay định nghĩa trên về giáo dục đều chú trọng đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn, còn con người chúng ta thì sao? Và giáo dục có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người, với một cá nhân thì cách hiểu trên chưa thỏa mãn cho chúng ta. Từ giáo dục trong tiếng Anh là “Education” (tương ứng tiếng Nhật là “Kyōiku”). Đây là một từ có gốc Latinh ghép bởi hai từ ex và ducere, có nghĩa là 8 dẫn dắt ai đó vượt ra khỏi cái hiện tại ex của họ mà vươn tới cái hoàn hảo, hoàn thiện và tốt hơn. Cách định nghĩa này có cách nhìn căn bản hơn, nhấn mạnh sự hoàn thiện của mỗi cá nhân là mục tiêu sâu xa của giáo dục. Người giáo dục (ở đây là thế hệ trước) có nghĩa vụ phải hướng dẫn, truyền tải cho người được giáo dục (thế hệ sau) tất cả những gì để phát triển và hạnh phúc. Mục đích này lại được Từ điển giáo dục học định nghĩa như sau “nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội [12; 26]. Tác giả luận văn đặc biệt tâm đắc với quan niệm của John Dewey và xin khái quát lại khái niệm giáo dục theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng giáo dục được hiểu là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và đây là việc giáo dục giữa người được giáo dục và người giáo dục là nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh, học hỏi được kinh nghiệm xã hội và tri thức của loài người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, của niềm tin, lý tưởng, tình cảm, thái độ, tính cách, những hành vi thói quen và cách ứng xử trong cuộc sống kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực. 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục gia đình Trước khi tìm hiểu khái niệm giáo dục gia đình, chúng ta cần tìm hiểu một khái niệm khác có liên quan đó là khái niệm gia đình bởi vì đây là một nhân tố quan trọng cùng với giáo dục để đi tới lý giải thế nào là giáo dục gia đình. Khái niệm gia đình Hiện nay có rất nhiều khái niệm về gia đình, mỗi khái niệm đều nhằm mục đích khái quát những yếu tố cơ bản, đặc thù của gia đình, nhưng chưa có một khái niệm nào thật đầy đủ mà ngắn gọn. Dưới đây là một số khái niệm cơ bản về gia đình được lựa chọn theo ý chủ quan của tác giả luận văn. 9 Trước hết, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (năm 2010) đưa ra định nghĩa: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này” [62]. Theo định nghĩa này, gia đình được hiểu là tập hợp những người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu (thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái) và gia đình là nhóm người chung sống với nhau dưới một mái nhà, có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nền kinh tế chung. Nhà nghiên cứu nhân chủng học người Pháp Claude Lévi-Strauss cho rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bật là: bắt nguồn từ hôn nhân, bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ sự hôn phối của đôi nam nữ; tuy nhiên trong gia đình có mặt của những người họ hàng, bà con hoặc con nuôi. Họ gắn bó với nhau bởi các nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế và về sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên”. Một học giả khác, P. Durning lại định nghĩa về gia đình một cách đơn giản như sau: “Gia đình là một nhóm người thường gồm vợ chồng và con cái có đặc điểm là sống cùng nhà, có quan hệ vợ chồng, có sự hiện diện của con cái” [14; 160 162]. Đến đây tác giả xin tổng kết lại khái niệm gia đình là một nhóm xã hội gắn bó với nhau trước hết bởi quan hệ hôn phối, huyết thống và có các quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế, xã hội. Gia đình có tối thiểu là 1 thế hệ và có thể có nhiều thế hệ trong các đại gia đình. Khái niệm giáo dục gia đình Xung quanh khái niệm giáo dục gia đình hiện có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa thống nhất. Trong luận văn này, tôi xin đưa ra một số quan điểm giáo dục gia đình của một số học giả tiêu biểu của Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời trên cơ  Claude Lévi-Strauss (1908 – 2009) là một nhà nhân chủng học và dân tộc học, triết gia người Pháp, và thường được gọi cùng vớ i James George Frazer là "cha đẻ nhân chủng học hiện đại" và định nghĩa này của tác giả này được sử dụng một cách rộng rãi. 10 sở lý thuyết ấy tìm hiểu vai trò, cũng như ý nghĩa của giáo dục gia đình Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010. Tiến sỹ Nguyễn Mai Khanh viết: “Giáo dục gia đình được hiểu là hoạt động nuôi dạy con cái của cha mẹ, hay người lớn chịu trách nhiệm về đứa trẻ. Giáo dục gia đình hiểu theo nghĩa rộng, là một mảng kiến thức bao gồm những can thiệp xã hội nhằm chuẩn bị, giúp đỡ, thay thế (cha mẹ) trong giáo dục con cái của họ” [7; 24 - 25]. Trong Từ điển xã hội học, tác giả người Nhật, Hirota Teruyuki định nghĩa về giáo dục gia đình là: đây là một từ được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày, một cách cụ thể nhất đó là việc chỉ ra được vai trò cũng như ý nghĩa của gia đình trong việc giáo dục cho cá nhân như thế nào [27, 88]. Giáo dục gia đình được một nhà nghiên cứu người Nhật khác, ông Hamushima Aki định nghĩa như sau: “Giáo dục gia đình là một hình thức xã hội hóa; là việc dạy cho trẻ những hiểu biết về cách thức hành động, thái độ, tập quán, thói quen cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày và bao gồm cả những quan điểm giá trị không thể thay đổi” [24; 77]. Đồng quan điểm trên, học giả Yamamura Yoshiaki đã có cái nhìn tương đối giống Hamushima Aki trong việc tìm ra một chuẩn chung về giáo dục gia đình: “Nhìn chung giáo dục gia đình được hiểu là một sự việc được xã hội hóa, và là một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày về việc chỉ dạy cho trẻ những thói quen, cách thức hành động cơ bản trong cuộc sống sinh hoạt [24; 55 - 56]. Cuối cùng, theo Akiko Chiba, giáo dục gia đình là những hành động có tính chất xã hội ở đó người lớn phải hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em và trang bị cho chúng những tri thức, hiểu biết về: cách thức hành động, cách thức phòng bị trong cuộc sống, những tri thức cơ bản sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, những hành động do giáo dục mà có…, đây đều là những tri thức không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày [58; 3]. Qua đó có thể thấy, giáo dục gia đình là một lĩnh vực không mới, nhưng được các học giả rất quan tâm, đặc biệt là Nhật Bản. Tuy nhiên, ở đây có sự phân 11 biệt rõ ràng, nó là một lĩnh vực riêng biệt, khác với tâm lý học, xã hội học, hay giáo dục học…. Ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục gia đình, nhưng phần lớn mới dừng lại ở khía cạnh lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao. Có thể nói đây là ngành khoa học khá mới ở Việt Nam, cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục gia đình nên tác giả luận văn xin phân chia các quan điểm đó thành một số khuynh hướng chủ yếu sau: Thứ nhất là quan điểm truyền thống, mà tiêu biểu là các học giả Yamamura Yoshiaki và Hamushima Aki cùng với Shibano Shozan [45; 33 - 66]. Quan điểm này cho rằng: Giáo dục gia đình Nhật Bản chủ trương coi trọng cái hình thức bên ngoài (ngoại): loại hình, hình dạng, cách thức giáo dục trẻ của cha mẹ, sau đó mới tập trung nội dung bên trong (nội hàm): tập trung vào làm thế nào có thể giúp trẻ lĩnh hội được lời chỉ bảo của cha mẹ, và sự lĩnh hội đó được thể hiện như thế nào thông qua các hành động thực tế của trẻ. Đây là vấn đề quan trọng nhất của giáo dục gia đình. Thứ hai là quan điểm hiện đại với Akiko Chiba là tiêu biểu. Quan điểm này coi giáo dục gia đình là những hành động có tính chất xã hội mà người lớn phải hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em và trang bị cho chúng những tri thức, hiểu biết về: cách thức hành động, cách thức phòng bị trong cuộc sống, những tri thức cơ bản sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, những hành động do giáo dục mà có…, đây đều là những tri thức không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, giáo dục gia đình nhìn chung là đã thâm nhập và trở thành một vai trò bắt buộc đối với mỗi người lớn chúng ta, ăn sâu vào trong hệ ý thức. Nó trở thành một yêu cầu cần thiết, bắt chúng ta tập trung vào giải quyết những thay đổi, những vấn đề mới phát sinh ra trong bối cảnh hiện nay. Từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo dục gia đình trong vấn đề giáo dục cho các công dân trẻ - thế hệ chủ nhân tương lai của thế giới. Như vậy, dù theo quan điểm hẹp hay rộng thì giáo dục gia đình là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với mỗi một cá nhân trong xã hội. 12 1.1.1.3. Một số học thuyết về giáo dục gia đình Giáo dục gia đình tập trung vào quá trình giáo dục trong gia đình dành cho trẻ và được xem như một ngành của giáo dục học. Hiện nay đã có nhiều trường phái, học thuyết nghiên cứu về nó. Các học thuyết chủ yếu tìm hiểu vai trò, kết quả hành động, phương pháp dạy của cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Về cơ bản có một số học thuyết như sau: Thuyết học tập xã hội (Social learing theory) của Albert Bandura (1925 ?). Thuyết này cho rằng trẻ sẽ học được mọi việc, mọi kỹ năng của cuộc sống trong môi trường xã hội và học từ người bên cạnh, trẻ học qua quan sát các hành vi của người khác. Trẻ luôn bắt chiếc cha mẹ và cần một hình mẫu để học tập, cha mẹ và người gần gũi yêu thương bé chính là hình mẫu để trẻ học tập theo [14; 72 - 73]. Thuyết viện dẫn (Attribution theory) của Fritz Heidez (1896 – 1988) thuyết này giải thích về các sự vật hiện tượng theo hai cách: từ những lý do, nguyên nhân bên ngoài đến những lý do và nguyên nhân bên trong. Thuyết viện dẫn ứng dụng vào quá trình trẻ vận dụng, tiếp thu các giá trị mà chúng học được từ cha mẹ [79]. Thuyết tương tác (Interaction theory) của James Baldwin (1861 -1934) cho rằng, trẻ cũng là một thành viên tham gia tích cực trong việc học tập từ cha mẹ và chúng có ảnh hưởng lớn tới phương pháp giáo dục của cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ cũng tác động đến việc trẻ học tập như thế nào từ cha mẹ. Đây chính là mối qua hệ tương tác, qua lại lẫn nhau [65]. 1.1.1.4. Các mô hình giáo dục gia đình phổ biến Mỗi một học giả nghiên cứu về giáo dục gia đình, tùy theo trường phái và quan điểm cá nhân đã đưa ra mô hình khác nhau về giáo dục gia đình. Dưới đây xin đơn cử một số mô hình của Diana Baumrind (1927 –?) . Mô hình độc đoán: Quyền lực thuộc về cha mẹ, con cái không được cãi cha mẹ. Mô hình này sử dụng hình phạt khi con không vâng lời, không đáp ứng tất cả nhu cầu khi trẻ đòi hỏi. Nhược điểm của mô hình này là trẻ thiếu năng lực xã hội, có xu hướng rút lui, thiếu tính khởi phát tự sướng, kém về ý thức lương tâm, xu hướng tại ngoại… 13 Mô hình dân chủ nghiêm minh: là mô hình giáo dục cha mẹ luôn mong trẻ học được các cư xử với những quy tắc chuẩn mực rõ ràng. Họ cương quyết, tôn trọng các quy tắc đã được đề ra, đặt ra mức kỷ luật, giới hạn cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tính độc lập, tính cá nhân. Cha mẹ luôn trao đổi cởi mở với con cái, tôn trọng quan điểm của trẻ, nhìn nhận quyền lợi của cả cha mẹ và con cái. Kết quả là con cái phát triển tâm lý tốt, có năng lực xã hội, có khả năng tự kiểm soát, tự quyết định, làm việc độc lập, có tinh thần trách nhiệm và có lòng tự trọng cao. Ngoài ra, trẻ còn có sức mạnh về thể xác lẫn tinh thần, không lo lắng thái quá, không căng thẳng hay trầm cảm. Mô hình dễ dãi nuông chiều: là mô hình cha mẹ dễ dãi chiều theo ý muốn của trẻ, ít hình phạt, không thể hiện uy quyền hay kiểm soát trẻ chặt chẽ. Họ cũng ít đòi hỏi trẻ phải có hành xử đúng đắn, ít có luật lệ quy định trong gia đình bắt trẻ phải tuân theo, cho phép trẻ làm theo ý muốn. Hậu quả là con cái thiếu tự tin, thiếu chín chắn, thiếu trách nhiệm, khó kiểm soát... Mô hình thờ ơ không quan tâm: Là mô hình cha mẹ ít đòi hỏi, bắt buộc trẻ, họ lơ là thậm chí chối bỏ nhiệm vụ, trách nhiệm làm cha mẹ; tránh sự phiền toái từ trẻ. Hậu quả là làm cho trẻ bất ổn về mặt tâm lý; ảnh hưởng đến quá trình phát triển, hình thành nhân cách và bản ngã. Khả năng kiểm soát bản thân ở trẻ rất thấp, định hướng học tập bấp bênh, tình cảm bất ổn định, dễ dẫn đến các hành vi có vấn đề, vi phạm pháp luật [69]. 1.1.1.5. Vai trò của giáo dục gia đình Gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung và sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng. Gia đình, là môi trường xã hội hóa đầu tiên đối với trẻ em, môi trường giáo dục suốt đời đối với quá trình hình thành nhân cách, cũng như tính cách của một cá nhân. Từ khi chào đời, trẻ đã được thừa hưởng văn hóa gia đình qua sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, ông bà và những người sống xung quanh. Trẻ em được giáo dục bằng tình cảm và mối quan hệ giữa cá nhân trong gia đình. Đó là sự yêu thương của người mẹ, uy quyền của cha, sự yêu quý của ông bà, sự ganh ghét của anh chị em… tất cả trở 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan