Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo...

Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo định hướng phát triển năng lực

.PDF
27
612
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI _________________________ VƯƠNG THỊ PHƯƠNG HẠNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA WEBSITE THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn Địa lí Mã số : 62 14 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc TS. Nguyễn Việt Tiến Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đức Tuấn - Nhà xuất bản giáo dục Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Quang Sơn - Viện Dân tộc học Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga - Viện KHGD Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ....giờ…. ngày … tháng… ..năm….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Vương Thị Phương Hạnh (2009), “Sử dụng thiết bị dạy học môn Địa lí trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 46, tr. 25 - 27. 2. Vương Thị Phương Hạnh (2009), “Sử dụng bản đồ trống trong dạy học Địa lí”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số Chuyên đề thiết bị dạy học, tr. 38 - 40. 3. Vương Thị Phương Hạnh (2011), “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 70, tr. 32 - 34. 4. Vương Thị Phương Hạnh (Đồng tác giả) (2011), Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Vương Thị Phương Hạnh (Đồng tác giả), (2011), Phương tiện dạy học – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Vương Thị Phương Hạnh (Đồng tác giả), (2012), Phần mềm di tích quốc gia hỗ trợ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Tài liệu triển khai điểm, Dự án phát triển giáo dục THCS II. 7. Vương Thị Phương Hạnh (Đồng tác giả), (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam. 8. Vương Thị Phương Hạnh (2013), “Tìm kiếm thông tin giáo dục bảo vệ môi trường qua mạng Internet hỗ trợ dạy học môn Địa lí”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 92, tr. 34 - 36. 9. Vương Thị Phương Hạnh (2014), “Thiết kế bài học ở trường phổ thông theo quan điểm công nghệ dạy học”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 108, tr. 32 - 34. 10. Vương Thị Phương Hạnh (Đồng tác giả), (2015), “Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học Địa lí”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 48, tr. 44 - 46. 11. Vương Thị Phương Hạnh (2015), “Vai trò của Website với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 50, tr. 28 - 30. 12. Vương Thị Phương Hạnh (2015), “Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo định hướng phát triển năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số đặc biệt tháng 12 về thiết bị dạy học, tr. 12 - 13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mục đích của việc đưa giáo dục BVMT vào trong nhà trường thông qua các môn học, trong đó có môn Địa lí là nhằm giúp HS có được những kiến thức cơ bản về MT, biết được hiện trạng, nguyên nhân và những hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm MT…Từ đó hình thành cho học sinh (HS) có thái độ, hành vi ứng xử thân thiện, quan tâm đến MT, gắn với những hành động cụ thể dù nhỏ nhưng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi các em, góp phần cải thiện MT xung quanh và tạo thói quen ứng xử đúng đắn với MT. Thực tiễn triển khai hoạt động giáo dục BVMT ở nước ta trong những năm qua cho thấy giáo dục BVMT đã được thực hiện tại các trường học ở các cấp, bậc học tuy nhiên chất lượng và hiệu quả giáo dục BVMT chưa thực sự đạt được như mong muốn do giáo dục BVMT trong trường phổ thông chưa có môn học riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, nội dung còn nặng về cung cấp kiến thức và lý thuyết nên chưa tạo nhiều điều kiện để HS tích cực tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo với các vấn đề về MT và BVMT. Đây là một trong những đặc điểm của Chương trình giáo dục hiện hành nhưng sẽ được điều chỉnh và thay đổi bởi Chương trình giáo dục phổ thông mới - thay vì quan tâm đến việc HS học được cái gì sang tập trung việc HS vận dụng được gì qua việc học, chuyển từ phương pháp dạy học (PPDH) theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải có sự đổi mới đồng bộ về PPDH, hình thức dạy học, phương tiện, thiết bị dạy học - đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật hiện đại, có ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá. Chúng ta ngày nay đang được hưởng thụ những thành quả lớn lao mà CNTT và truyền thông đã mang lại nên giáo viên (GV) không còn là người độc quyền về kiến thức mà mọi HS đều có cơ hội được sở hữu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại. Do đó, một trong những nội dung quan trọng cần đào tạo cho thế hệ HS là hình thành và phát triển ở họ những kĩ năng sàng lọc, tìm kiếm thông tin, tránh sự tụt hậu về văn hóa số, thích ứng nhanh chóng và có thể đón đầu với sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu ứng dụng ICT nói chung và Website trong giáo dục nói riêng là một trong những con đường để đi đến sự hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa ở nhiều lĩnh vực. Với những lí do trên, nghiên cứu về “Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo định hướng phát triển năng lực” là cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT ở trường phổ thông. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số hoạt động dạy học qua Website nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí THCS và định hướng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. - Nghiên cứu tiến trình xây dựng và sử dụng Website giáo dục BVMT trong dạy học. - Đề xuất một số hoạt động giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí THCS theo định hướng phát triển năng lực thông qua Website. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài nghiên cứu và hoàn thiện Website. 4. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động giáo dục BVMT trong dạy học môn Địa lí ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung giáo dục BVMT trong Chương trình, SGK Địa lí THCS. - Nội dung của Website nhằm cung cấp thông tin, học liệu điện tử hỗ trợ dạy học giáo dục BVMT. - Tổ chức sử dụng Website giáo dục BVMT trong dạy học nội khóa và một số hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển năng lực. - Thực nghiệm được tiến hành ở 06 trường THCS thuộc các tỉnh/thành phố: Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Bắc Giang; Hà Nội trong năm học 2014 - 2015. 6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6.1. Trên thế giới Kinh nghiệm giáo dục BVMT của nhiều nước là: coi giáo dục là công cụ để thay đổi xã hội, trong đó gia đình, cộng đồng và nhà trường là ba phạm vi cơ bản của giáo dục BVMT. Giáo dục BVMT phải bắt đầu từ gia đình đứa trẻ và hàng xóm xung quanh. Đồng thời cũng cho thấy vai trò của cô giáo, thầy giáo là hết sức quan trọng trong việc giáo dục BVMT ở tất cả các bậc học. 6.2. Ở Việt Nam Vấn đề MT ở Việt Nam bắt đầu được chú ý nhiều từ thập niên 80. Qua nghiên cứu một số tài liệu chúng tôi nhận thấy: Các công trình nghiên cứu đều đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục BVMT cho tất cả mọi đối tượng, trong đó có HS cấp THCS. Các nghiên cứu đề cập những vấn đề về phương pháp luận và lí luận về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục MT trong nhà trường. Nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể đến từng bài trong SGK. Tuy nhiên, có những nội dung trong tài liệu còn nặng về lí thuyết, giới hạn trong giờ học trên lớp, chưa thực sự đáp ứng được tính trực quan và cập nhật thông tin. Trong khi các vấn đề về MT thì luôn biến động mà giáo dục BVMT thì không đơn thuần là thông qua sách vở, qua những bài mẫu rập khuôn...nên việc giáo dục BVMT cũng cần cập nhật và thích nghi với thời đại công nghệ thông tin (CNTT) để có sự liên kết vùng miền, quốc gia, khu vực; cập nhật về thông tin (kênh hình, kênh chữ) một cách hiệu quả và kinh tế. Giáo dục BVMT trong trường phổ thông là vấn đề không mới nhưng rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người và đáp ứng được những yêu cầu mà thực tế đặt ra. Do đó, vẫn còn những “khoảng trống” mà chúng ta có thể nghiên cứu và khai thác. Việc giáo dục BVMT qua Website trong dạy học Địa lí THCS theo định hướng phát triển NL không chỉ có ý nghĩa lí luận mà có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT, đổi mới PPDH môn Địa lí ở trường phổ thông và góp phần hoàn thiện phẩm chất, NL cho HS phổ thông. 7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm nghiên cứu Những quan điểm nghiên cứu được sử dụng trong Luận án bao gồm: - Quan điểm hệ thống - cấu trúc. - Quan điểm hoạt động. - Quan điểm thực tiễn. - Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. - Quan điểm công nghệ dạy học. - Quan điểm phát triển năng lực người học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 8. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức giáo dục BVMT qua Website theo định hướng phát triển NL như nghiên cứu đề xuất và phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần đổi mới PPDH và tăng cường hiệu quả giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí ở trường THCS. 9. Những đóng góp của luận án - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục BVMT trong môn Địa lí THCS theo định hướng phát triển NL. - Nghiên cứu và xây dựng Website có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với giáo dục BVMT và khả năng nhận thức của HS ở trường phổ thông. - Hướng dẫn sử dụng Website trong dạy học nội khóa và một số hoạt động ngoại khóa giáo dục BVMT trong môn Địa lí THCS đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển NL. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.1. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở 1.1.1. Một số khái niệm - Môi trường. - Bảo vệ môi trường. - Giáo dục bảo vệ môi trường. 1.1.2. Ý nghĩa của giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước. Giáo dục BVMT giúp cho mỗi HS có nhận thức về MT thông qua kiến thức về MT (khái niệm, mối liên hệ, quy luật...), tạo cho các em có ý thức, thái độ đối với MT (biết yêu quý thiên nhiên, biết “sống xanh”, sống tiết kiệm, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và MT xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động về MT...); trang bị các kĩ năng thực hành (phân loại rác, trồng và chăm sóc cây...). Kết quả là HS có ý thức trách nhiệm với MT, có hành động thích hợp để BVMT, ứng xử thân thiện với MT, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần BVMT. 1.1.3. Mục tiêu giáo dục BVMT trong môn Địa lí Trung học cơ sở * Kiến thức: HS cần trình bày được các vấn đề: - Trái đất và các thành phần tự nhiên của Trái đất; vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ các thành phần của tự nhiên và tài nguyên (TN) thiên nhiên. - Mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số, đô thị hóa...) và MT. - Một số vấn đề cơ bản về MT cần phải quan tâm trong từng MT địa lí (đốt nương làm rẫy ở đới nóng, ô nhiễm không khí, nước ở đới ôn hòa...). - Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và BVMT trong quá trình phát triển kinh tế ở từng châu lục. - Các vấn đề MT ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và địa phương trên cả nước nói riêng. * Kĩ năng: HS có thể: - Phát hiện các vấn đề về MT và nguyên nhân của nó. - Có biện pháp, hành động cụ thể, tích cực góp phần giải quyết các vấn đề của MT và BVMT (giữ gìn vệ sinh MT, sống tiết kiệm, tuyên truyền vận động người khác cùng tham gia BVMT...) * Thái độ, hành vi: - Tôn trọng, yêu quý thiên nhiên. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các thành phần của MT tự nhiên. - Ủng hộ các hoạt động, các chính sách BVMT, phê phán các hoạt động, hành vi làm ảnh hưởng xấu đến MT. 1.1.4. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong các bài Địa lí THCS ở 3 mức độ khác nhau (Toàn phần, Bộ phận, Liên hệ) và được phân bố không đồng đều trong nhiều bài ở nhiều lớp do đó không phải bài học nào, nội dung nào cũng tích hợp yếu tố giáo dục BVMT và nhiệm vụ quan trọng của người GV là phải xác định được những kiến thức giáo dục BVMT được tích hợp trong bài học địa lí một cách rõ ràng hoặc ẩn chứa để khai thác và lựa chọn hình thức khai thác phù hợp. Tuy nhiên, nếu dạy học theo bài như hiện nay thì những bài tích hợp giáo dục BVMT toàn phần hoặc bộ phận là tương đối rõ ràng nhưng những nội dung tích hợp ở mức độ liên hệ rất dễ bị bỏ qua, do đó để thuận lợi cho GV trong quá trình dạy học tích hợp giáo dục BVMT và hạn chế nội dung bị bỏ sót, lướt qua, chúng tôi đã xác định nội dung giáo dục BVMT trong môn Địa lí THCS theo một số chủ đề như: Dân số - TN – MT; Đô thị hóa và MT; Ô nhiễm MT nước, không khí; Suy giảm tính đa dạng sinh học...Khi thực hiện Chương trình giáo dục mới với nhiều bộ SGK, dù dạy hay không dạy học theo bài hoặc nội dung có điều chỉnh thì những chủ đề về giáo dục BVMT theo SGK hiện hành vẫn có giá trị nhất định. Bảng 1.1 của luận án đã liệt kê nội dung giáo dục BVMT có thể khai thác từ SGK Địa lí THCS theo một số chủ đề khác nhau, không áp đặt theo bài mà GV có thể vận dụng linh hoạt khi dạy học. Bảng 1.2 gồm nội dung về các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, hành vi mà HS cần đạt với các mức độ: Nhận biết (với các động từ Nêu, Liệt kê, Kể lại...); Hiểu (với các động từ Trình bày,Giải thích, Vì sao nói...); Áp dụng (với các động từ Xác định được, Nhận biết được... ); Vận dụng (với các động từ Thiết lập liên hệ, Chứng minh, Phân tích...); Sáng tạo (với các động từ Bình luận, Liên hệ với thực tiễn, Tham gia, Ủng hộ, Rút ra bài học..)..Ví dụ: Chủ đề Ô nhiễm môi trường không khí Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Kiến thức Kĩ năng - Trình bày được vai trò của lớp vỏ khí - Nhận biết hiện đối với cuộc sống của sinh vật trên tượng ô nhiễm MT Trái đất và giải thích được nguyên không khí qua nhân làm ô nhiễm không khí và hậu tranh ảnh và trong quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ thực tế. lớp vỏ khí, ôzôn. - Phân tích ảnh, - Nêu được nội dung chính của Nghị video về ô nhiễm định thư Kiôtô. không khí ở đới ôn - Giải thích được lượng khí thải CO2 hòa. tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho - Vẽ biểu đồ về sự Trái đất nóng lên, lượng CO2 trong gia tăng lượng CO2 không khí không ngừng tăng và trong không khí. nguyên nhân của sự gia tăng đó. Thái độ, hành vi - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn. - Ủng hộ các biện pháp bảo vệ MT, chống ô nhiễm không khí. - Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến MT không khí. 1.1.5. Phương pháp giáo dục BVMT trong môn Địa lí Trung học cơ sở Với tính chất là lĩnh vực giáo dục liên môn, giáo dục BVMT bên cạnh phương pháp đặc thù, có sử dụng PPDH bộ môn và chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng của bộ môn đó. Một số PPDH thường được GV sử dụng trong giáo dục BVMT qua môn Địa lí ở trường phổ thông nói chung, có thể áp dụng linh hoạt và mềm dẻo với cấp THCS như: Phương pháp hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh; Phương pháp đóng vai; Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa... 1.2. Một số vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục phổ thông 1.2.1. Một số khái niệm - Năng lực. - Phát triển năng lực 1.2.2. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục cấp THCS nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp Tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành NL tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động. Trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ, giáo dục phổ thông hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển cho HS phổ thông 03 phẩm chất chính và 08 NL chung (xem hình dưới đây). Từng cấp học, lớp học đều có những yêu cầu riêng, cao hơn và bao gồm cả những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó về từng thành tố của các phẩm chất, NL. Hình 1.2: Các biểu hiện phẩm chất cần đạt của học sinh Cùng với yêu cầu về phẩm chất, các NL chung cho HS được các nhà nghiên cứu giáo dục đề ra đối với HS phổ thông như sau: Hình 1.3: Các năng lực chung cần đạt của học sinh Cùng với các NL chung, khi học môn Địa lí ở trường phổ thông HS cần có các NL chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Học tập tại thực địa, Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video..., Sử dụng bản đồ, Sử dụng số liệu thống kê với các biểu hiện theo các mức độ khác nhau. Các NL chuyên biệt của môn Địa lí được mô tả theo mức độ nhận thức của Bloom, không chỉ yêu cầu HS "Nhận biết", "Xác định" hay "Quan sát" mà cần phải "Phân tích", "Giải thích" và "Đánh giá" được sự vật, hiện tượng Địa lí thông qua việc sử dụng số liệu thống kê, bản đồ, tranh ảnh, video...Như vậy có thể thấy, việc sử dụng và khai thác phương tiện, TBDH vẫn luôn được coi trọng nhất là trong đổi mới giáo dục định hướng phát triển NL. Riêng môn Địa lí, trong 5 NL chuyên biệt thì có 3 NL liên quan trực tiếp đến việc sử dụng phương tiện, TBDH bao gồm: NL sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…; NL sử dụng bản đồ và NL sử dụng số liệu thống kê. 1.2.3. Sử dụng phương tiện, TBDH theo quan điểm đổi mới Sử dụng phương tiện, TBDH theo quan điểm đổi mới giáo dục chú ý đến việc tăng cường các hoạt động trí tuệ của người học; rèn luyện NL giải quyết vấn đề gắn với những hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực tiễn; chú ý đến việc học tập, hoạt động trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển NL xã hội. GV có thể chọn lựa một cách linh hoạt các PPDH chung và phương pháp đặc thù của môn học, cấp học để thực hiện hoạt động dạy học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. 1.3. ICT với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí 1.3.1. Vai trò của ICT trong dạy học Địa lí Các sự vật hiện tượng và các quá trình địa lí xảy ra ở khắp nơi trong lớp vỏ Trái Đất, trên một không gian hết sức rộng lớn, HS không thể quan sát trực tiếp được, phải nhờ đến sự quan sát gián tiếp qua các dụng cụ trực quan. Tuy nhiên, nhiều phương tiện, TBDH Địa lí truyền thống như mô hình, bản đồ chưa thể truyền tải hết nội dung kiến thức nên cần đến sự hỗ trợ của máy vi tính, phần mềm dạy học, video, tranh ảnh...sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý và tăng sự phấn khích, hào hứng cùng với sự chờ đợi ở HS. Các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi hơn và tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức. 1.3.2. Vai trò của Website với giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí Website dạy học là nơi lưu trữ thông tin, cập nhật kiến thức, trình bày có hệ thống nội dung kiến thức chương trình và liên kết đến các tài liệu liên quan đến nội dung, chương trình học tập của HS và tài liệu tham khảo cho GV. Website dạy học có vai trò cơ bản như sau: - Website hỗ trợ hoạt động dạy và học. - Website là phương tiện dạy học trực quan. - Website cung cấp kiến thức về môi trường. - Website tạo môi trường học tập hiện đại. - Website hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống. - Website góp phần hình thành và phát triển năng lực cho người học. 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Trung học cơ sở HS cấp THCS từ 11 – 15 tuổi là lứa tuổi thiếu niên. Ngoài những đặc điểm tâm sinh lí chung mang tính đặc trưng của lứa tuổi như sự phát triển về tâm lí, sinh lí; hệ thần kinh…đây là lứa tuổi ở giai đoạn dậy thì của con người với những biến động nhanh, mạnh và đột ngột, có sự đảo lộn cơ bản về các mặt của đời sống tâm lí (nhận thức – tình cảm – hành vi). Chính những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổi này, trong đó đặc biệt là đặc điểm nhận thức là một trong những cơ sở định hướng cho chúng tôi khi chọn bậc THCS làm đối tượng trong quá trình nghiên cứu. Cùng với sức mạnh của CNTT và khả năng sử dụng nhạy bén, sáng tạo còn giúp HS dễ dàng tìm kiếm, tìm hiểu những kiến thức chung của nhân loại, biến chúng thành kiến thức bản thân, tăng cường khả năng thuyết trình trước các bạn và thầy cô giáo, góp phần hình thành và phát triển NL cho các em. 1.5. Tình hình giáo dục BVMT trong môn Địa lí Trung học cơ sở Thông qua việc tìm hiểu thực tiễn tại một số trường THCS chúng tôi nhận thấy hầu hết các trường đã có được sự quan tâm trong công tác giáo dục BVMT, tuy nhiên nhiều hoạt động còn mang tính bề nổi, chưa đảm bảo chiều sâu và hiệu quả giáo dục. Vẫn còn hiện tượng HS ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, vệ sinh lớp học và cảnh quan MT nhà trường chưa thực sự “xanh – sạch – đẹp”...Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, cả về phía quản lí, GV hay ý thức của HS. GV thì gặp khó khăn trong việc lựa chọn và xác định mục tiêu đúng, phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với điều kiện thực hiện, vì vậy họ tỏ ra lúng túng khi thiết kế chương trình và kế hoạch hoạt động cũng như thực hiện các hoạt động đó. Một phần do quỹ thời gian trên lớp, thiếu tài liệu, thiếu phương tiện, kinh phí...một phần do nhận thức, ý thức, khả năng của GV nên giáo dục BVMT còn mang tính hình thức, chưa gắn lí thuyết với thực hành nên chưa tác động sâu sắc tới thái độ, hành vi của HS. Do đó, ngoài việc cung cấp thêm thông tin, tư liệu, phương tiện cho GV cần có những hướng dẫn tổ chức dạy học mang tính “cầm tay chỉ việc” để GV biết mình phải làm gì, làm như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục BVMT trong dạy học, vừa phù hợp với trình độ của GV, phù hợp với điều kiện trường lớp, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Xây dựng Website giáo dục BVMT Với thông điệp “Chung tay góp sức bảo vệ môi trường”, chúng tôi mong muốn xây dựng một Website về MT nhằm hỗ trợ hoạt động giáo dục BVMT tại các trường phổ thông nói chung, trong dạy học môn Địa lí nói riêng; góp phần thay đổi nhận thức, hành động, thái độ và của GV, các em HS bằng những việc làm cụ thể và thiết thực vì MT sống xung quanh chúng ta. 2.1.1. Một số lưu ý khi xây dựng Website giáo dục BVMT Để một Website phát huy được những ưu điểm và đáp ứng được những yêu cầu của quá trình dạy học, thì việc xây dựng Website dạy học nói chung và Website giáo dục BVMT cần một số lưu ý cơ bản dưới đây: - Đảm bảo tính sư phạm. - Đảm bảo tính hiệu quả. - Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng. - Đảm bảo tính cập nhật đối với các công cụ thiết kế Website. - Đảm bảo tính bảo mật và duy trì Website. 2.1.2. Tiến trình xây dựng Website giáo dục bảo vệ môi trường Các Website của cá nhân hay tổ chức dùng để giải trí, thương mại hay dạy học...dù khác nhau ở mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng Web nhưng vẫn cần tuân thủ theo tiến trình xây dựng và Website giáo dục BVMT cũng không nằm ngoài tiến trình chung đó qua 4 bước như sau: Chuẩn bị, lập kế hoạch  Thu thập và xử lí thông tin  Xây dựng Website  Thực nghiệm, đánh giá Website 2.1.3. Cấu trúc của Website giáo dục bảo vệ môi trường Website giáo dục BVMT tại địa chỉ http://baovemoitruong.edu.vn có hệ thống cấu trúc như sau: Hình 2.3: Hệ thống cấu trúc của Website giáo dục bảo vệ môi trường 2.2. Sử dụng Website giáo dục BVMT trong môn Địa lí Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực Hiệu quả của giáo dục BVMT qua việc sử dụng phương tiện, TBDH (nói chung) và Website baovemoitruong.edu.vn (nói riêng) trong dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng một trong những yếu tố quyết định là việc tổ chức sử dụng của GV. Tùy vào mục tiêu bài học, hoạt động dạy học, cách thức sử dụng Website, trình độ đối tượng nhận thức...để GV hướng tới việc hình thành và phát triển NL nào đó cho HS như NL sử dụng bản đồ, video, tranh ảnh, số liệu thống kê; NL tự học; NL hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL về BVMT... 2.2.1. Một số lưu ý khi sử dụng Website giáo dục BVMT Để việc sử dụng Website giáo dục BVMT một cách có hiệu quả theo định hướng phát triển NL, cần một số lưu ý dưới đây: - Website là phương tiện hỗ trợ giáo viên trong dạy học. - Sử dụng Website tập trung vào người học. - Kết hợp sử dụng Website với các phương tiện, TBDH khác. - Sử dụng Website hỗ trợ giáo dục kĩ năng sống. 2.2.2. Tiến trình sử dụng Website giáo dục BVMT Qua nhiều nghiên cứu về phương tiện, TBDH đã cho thấy đối với mỗi loại hình thiết bị sẽ có tiến trình sử dụng riêng. Tiến trình này giúp người sử dụng biết cách khai thác nội dung kiến thức có trong phương tiện, TBDH theo các bước đã định sẵn. Tuy nhiên không vì thế mà áp đặt người sử dụng phải làm theo tất cả các bước mà có thể vận dụng cho linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn và trong mỗi bước lại có thể linh hoạt thay thế, bổ sung hoặc nhấn mạnh hoạt động nào đó...Do đó, tiến trình sử dụng phương tiện, TBDH nói chung và Website nói riêng trong dạy học chỉ mang tính định hướng chung còn hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào mục đích, nhu cầu, trình độ, sự sáng tạo...của người sử dụng. Tác giả luận án đề xuất tiến trình sử dụng Website trong dạy học với các bước như sau: Tìm hiểu nội dung bài học  Xác định mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện  Thiết kế giáo án  Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học - Website  Tiến hành tổ chức dạy học  Củng cố, vận dụng kiến thức bài học  Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh 2.2.3. Sử dụng Website trong dạy học nội khóa Dạy học nội khoá là thuật ngữ để chỉ những bài học, những hoạt động được ghi cụ thể trong chương trình, trong kế hoạch giảng dạy và có tính chất bắt buộc đối với HS. Trong giờ học nội khóa, GV có thể sử dụng và khai thác nội dung Website baovemoitruong.edu.vn trong các hoạt động như sau: - Sử dụng Website để mở bài. - Sử dụng Website để vào bài mới. - Sử dụng Website để củng cố kiến thức. 2.2.4. Sử dụng Website trong các hoạt động ngoại khóa Chúng tôi gợi ý một số hoạt động ngoại khóa giáo dục BVMT cho HS thông qua việc khai thác Website http://baovemoitruong.edu.vn như sau: Tổ chức các cuộc thi; các câu lạc bộ; các chiến dịch MT; các dự án học tập về MT. 2.2.5. Giáo án minh họa Luận án đã trình bày minh họa 02 giáo án, gồm 01 giáo án nội khóa (Bài 10 – Địa 7: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng) và 01 giáo án ngoại khóa (Địa lí 9: Biển đảo Việt nam). Dưới đây là minh họa của giáo án nội khóa có tích hợp nội dung giáo dục BVMT và có sử dụng, khai thác Website baovemoitruong.edu.vn để hỗ trợ dạy học nội dung này. BÀI 10 (Địa lí 7): 01 tiết theo phân phối chương trình DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết đới nóng vừa đông dân vừa có sự bùng nổ dân số. - Xác định được những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và tài nguyên MT. - Trình bày được một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đối với tài nguyên và MT đới nóng. 2. Kĩ năng: - Sử dụng tranh ảnh, video để nhận biết được đặc điểm của đối tượng - Đọc bảng số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ. - Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số quá nhanh với vấn đề lương thực; giữa dân số với tài nguyên và môi trường ở đới nóng. 3. Thái độ, hành vi: - Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. - Sẵn sàng tham gia lao động, vệ sinh...góp phần BVMT.  Định hướng phát triển năng lực cho HS: - Năng lực chung: Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, video; bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GV sử dụng linh hoạt các PPDH như Đàm thoại vấn đáp, Nêu và giải quyết vấn đề, Thảo luận, Sử dụng các phương tiện trực quan – trong đó có Website baovemoitruong.edu.vn III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên chuẩn bị - Bản đồ phân bố dân cư thế giới; Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực châu Phi; Gia tăng tự nhiên của các nước đang phát triển. - Tranh, ảnh, video...về những tác động của dân số đông tới tài nguyên, môi trường qua Website baovemoitruong.edu.vn. 2. Học sinh chuẩn bị: Dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH 1. Hoạt động khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ. Nội dung ô chữ được GV tham khảo từ Website baovemoitruong.edu.vn. NỘI DUNG CÂU HỎI 1) Đường vĩ tuyến dài nhất là...? 2) Khu vực địa lí nào nằm trong khoảng có đường ranh giới là hai đường chí tuyến? 3) Sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn được gọi là gì? 4) Khu vực tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn ở châu Á? 5) Mức sống dưới các yêu cầu tối thiểu của người dân ở nhiều nước đang phát triển? 6) Vùng đất có lượng mưa rất ít, dưới 250mm/năm? 7) Hiện tượng ô nhiễm nào thường tập trung ở các đô thị? THÔNG TIN Ô CHỮ X Í C H Ạ O Đ N H I Ệ T Đ I Ớ D D Â N I T Â Y A M Á N Đ I N G H È O Ó H O A G M Ạ C N K H Ô N K H Í G - HS xác định được từ khóa: ĐỚI NÓNG. - GV dẫn dắt: Đới nóng là nơi sinh sống của gần một nửa dân số thế giới. Dân số đông, tập trung, gia tăng nhanh đã tác động tiêu cực tới nhiều mặt về kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường sống. 2. Nội dung học tập mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số ở đới nóng Bước 1: GV treo Bản đồ phân bố dân cư thế giới. Cho HS làm việc theo cặp để hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP * Yêu cầu 1: HS dựa vào Bản đồ phân bố dân cư thế giới và lược đồ trong SGK, xác định dân cư ở đới nóng tập trung chủ yếu ở những khu vực nào? Nhận xét mật độ dân số ở đới nóng so với các đới khác? Thông tin hỗ trợ HS: 50% dân số thế giới sống ở đới nóng nhưng lại tập trung quá đông ở một vài khu vực: Đông Nam Á , Nam Á , Tây Phi…. * Yêu cầu 2: Quan sát biểu đồ trong SGK cho biết tình trạng gia tăng dân số tự nhiên hiện nay của đới nóng như thế nào? Hậu quả của sự gia tăng đó? Thông tin hỗ trợ HS: Gia tăng dân số quá nhanh quá nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Việc kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia ở đới nóng bởi hầu hết là các nước có nền kinh tế chậm phát triển, việc đông dân, gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã gây nên những tác động xấu đến tài nguyên, môi trường... * Bước 2: GV yêu cầu 1 HS lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực tập trung dân cư đới nóng và nêu nhận xét về đặc điểm dân số đới nóng. * Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. * Bước 4: GV cung cấp một số hình ảnh cho thấy việc đông dân, gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã gây nên những tác động xấu đến tài nguyên, môi trường đới nóng. THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINH * Bước 5: GV đưa ra kết luận chung. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. Dân số - Dân số đới nóng đông nhưng chỉ sống tập trung trong một số khu vực. - Gia tăng dân số nhanh và vẫn còn trong tình trạng bùng nổ dân số.  Khi nền kinh tế còn đang phát triển thì 2 đặc điểm trên của dân số sẽ gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống người dân và cho tài nguyên, môi trường. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ dân số với tài nguyên, MT Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm chẵn, 2 nhóm lẻ), thảo luận về nội dung trong phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP NHÓM * Yêu cầu nhóm chẵn (nhóm 2 và nhóm 4): - Quan sát và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số với lương thực của châu Phi từ năm 1975 đến 1990. - So sánh sự gia tăng của lương thực với gia tăng dân số. - Xác định nguyên nhân làm cho bình quân lương thực sụt giảm và tìm biện pháp nâng mức bình quân lương thực/người lên. Thông tin hỗ trợ HS: Biểu đồ trên có 3 đại lượng biểu thị 3 mẫu, lấy mốc 1975 = 100% vì 3 đại lượng có giá trị không đồng nhất. Sản lượng lương thực tăng từ 100% lên hơn 110%. Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100% lên gần 160%. Qua đó cho thấy sản lượng lương thực tăng không kịp đà với gia tăng dân số nên bình quân lương thực đàu người giảm từ 100% xuống còn 80%  Chất lượng cuộc sống giảm. Để nâng bình quân lương thực/đầu người cần giảm tốc độ tăng dân số, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng sản lượng lương thực, phát triển kinh tế xã hội... * Yêu cầu nhóm lẻ (nhóm 1 và nhóm 3): - Quan sát và phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á. - Nhận xét mối tương quan giữa dân số và diện tích rừng. - Xác định nguyên nhân giảm diện tích rừng và nêu một số hậu quả của việc khai thác rừng quá mức? Thông tin hỗ trợ HS: Bảng số liệu cho thấy từ năm 1980 đến 1990, dân số khu vực Đông Nam Á tăng từ 360 lên 442 triệu người trong khi đó diện tích rừng giảm từ 240,2 xuống 208,6 triệu ha  Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm. Nguyên nhân: phá rừng lấy đất canh tác, xây dựng nhà máy, lấy củi đun nấu, lấy gỗ...Khi khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường và đời sống con người như: Nguồn: http://baovemoitruong.edu.vn/article/48/rung-o-viet-nam.html * Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, có sử dụng thêm tư liệu minh họa đã chuẩn bị từ nhà theo yêu cầu của GV. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. * Bước 3: GV cung cấp thêm một số hình ảnh và video cho thấy những tác động của sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Nguồn: http://baovemoitruong.edu.vn/video.html GV yêu cầu HS trao đổi nhanh với bạn suy nghĩ, nhận xét của mình sau khi xem những hình ảnh đó, đồng thời thảo luận và thống nhất với nhau một số biện pháp nhằm hạn chế tác động của sức ép dân số tới tài nguyên, MT và chất lượng cuộc sống của người dân. Liên hệ với bản thân: là HS, em sẽ làm gì để góp phần BVMT? GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời trước lớp. GV nhận xét, nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao ý thức, hành vi của con người trong việc BVMT sống. * Bước 4: GV đưa ra kết luận chung. THÔNG TIN PHẢN HỒI 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường - Chất lượng cuộc sống của người dân thấp (bình quân lương thực thấp) - Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt (diện tích rừng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch…). - Môi trường bị ô nhiễm (rác thải, khói bụi...)  Biện pháp: + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. + Phân bố lại dân cư. + Phát triển kinh tế. + Giáo dục ý thức BVMT. + Nâng cao đời sống người dân IV. CỦNG CỐ KIẾN THỨC GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK, nội dung đã thảo luận và nghe báo cáo của các nhóm để tự lập sơ đồ các mối quan hệ nhân quả giữa gia tăng dân số quá nhanh với vấn đề lương thực; giữa dân số với tài nguyên và môi trường ở đới nóng. * Kết quả mong muốn đối với mọi trình độ HS: * Mở rộng kiến thức: Nguồn: http://baovemoitruong.edu.vn/article V. DẶN DÒ: HS chuẩn bị bài 11: Di dân và bùng nổ đô thị ở đới nóng. 2.3. Một số điều kiện cần khi giáo dục BVMT qua Website Để Website baovemoitruong.edu.vn có thể đi vào thực tiễn, hỗ trợ cho hoạt động dạy học và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường phổ thông, luận án đã xác định một số điều kiện cần thiết về quản lí, về cơ sở vật chất và con người. Việc đưa ra các điều kiện cần thiết về quản lí, cơ sở vật chất và con người khi giáo dục BVMT qua việc sử dụng Website trong dạy học sẽ giúp các nhà quản lí nhìn nhận vấn đề giáo dục BVMT và ứng dụng CNTT trong dạy học một cách toàn diện, đồng thời giúp GV và HS có sự chuẩn bị một cách chủ động để việc khai thác kiến thức, lựa chọn phương pháp, tổ chức giáo dục BVMT...một cách phù hợp và hiệu quả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất