Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án word

.DOC
53
146
75

Mô tả:

Liên môn địa lí- khí quyển
GIÁO ÁN Tiết 1. KHÍ QUYỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Trình bày khái niệm, thành phần của không khí và cấu trúc của khí quyển. - Hiểu rõ về các khối khí và tính chất của chúng. - Hiểu về các front, sự di chuyển của front và tác động của chúng. - Học sinh hiểu rõ hơn về hiện tượng đối lưu, bình lưu trong khí quyển. (Hiện tượng “Đối lưu”_ Vật lí 8_Bài 23). Giải thích được vì sao ở tầng đối lưu không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng còn ở tầng bình lưu không khí chuyển động theo chiều ngang. Tại sao các hiện tượng thời tiết như mây, mưa…lại xảy ra trong tầng đối lưu. - Học sinh biết giải thích sự khác nhau về các khối khí ở tầng đối lưu theo vĩ độ là do ảnh hưởng của dạng hình cầu của Trái Đất đến sự thay đổi của góc chiếu sang , từ đó ảnh hưởng đến lượng nhiệt mà Trái Đất nhận được. 2. Về kĩ năng Phân tích hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ…để biết được cấu tạo của khí quyển, sự phân bố nhiệt và giải thích sự phân bố đó. 3. Thái độ hành vi Hiểu được vai trò của khí quyển, từ đó có ý thức, trách nhiệm và các biện pháp cụ thể để bảo vệ bầu khí quyển như chống ô nhiễm không khí, bảo vệ tầng ozon… II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sơ đồ các tầng khí quyển. - Các bản đồ: nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới, tự nhiên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2 Bài mới: Mở bài: GV hỏi HS: ở lớp 6 chúng ta đã dược học về khí quyển, các khối khí, frông. Bạn nào còn nhớ được khí quyển gồm những tầng nào? Trên Trái Đất có 1 những khối khí nào? Sau khi HS trả lời, GV nói: Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên đồng thời còn giúp các em biết được nhiệt độ không khí trên Trái Đất thay đổi theo những nhân tố nào? Hoạt động 1: Cá nhân TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức lớp 6 để trả lời câu hỏi: 1.Khí quyển là gì? 2.Các thành phần của khí quyển - Sau khi HS trả lời xong, GV củng cố. - GV chia lớp thành các cặp đôi để tìm hiểu về cấu trúc của khí quyển. GV đặt câu hỏi cho HS:HS đọc nội dung SGK, quan sát hình 11.1 kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu học tập. - Sau khi HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức của phiếu học tập. ( phụ lục). - GV đặt câu hỏi củng cố: + Tại sao không khí ở tầng đối lưu lại chuyển động theo chiều thẳng đứng? *GV sử dụng kiến thức Hoạt động của HS - HS làm việc cá nhân. - HS trả lời: +Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. + Các thành phần không khí gồm các chất khí như nito, oxi, các chất khí khác, hơi nước, tro, bụi.... - HS khác bổ sung. * HS làm việc theo cặp. - HS trả lời. - HS khác bổ sung Kiến thức cơ bản I. Khí quyển: * Khái niệm: * Thành phần không khí: Gồm các chất khí như: Ni-tơ (78%) Ô-xi (21%) các chất khí khác 3% và hơi nước, bụi, tro. 1. Cấu trúc của khí quyển: - Gồm 5 tầng: Đối lưu, bình lưu, khí quyển giữa, tầng không khí cao, tầng khí quyển ngoài. - Các tầng có đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần.. + HS nhớ lại kiến thức Vật lí 8 về hiện tượng đối lưu để trả lời: Lớp không khí ở dưới nóng 2 liên môn với môn Vật lí 8. lên trước do nhận được Bài 23. Đối lưu và bức xạ nhiệt trước, nở ra, nhiệt trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn + Tại sao trên tầng đối lưu trọng lượng riêng của được gọi là tầng bình lưu, lớp không khí lạnh ở ở tầng bình lưu không khí trên. Do đó lớp không chuyển động theo chiều khí nóng đi lên còn lớp ngang vì sao? không khí lạnh chìm *HS sử dụng kiến thức xuống dưới tạo thành môn Vật lí để trả lời câu dòng đối lưu. hỏi Chuyển động ngang của không khí được gọi là bình lưu. Sự chuyển động này là do sự chênh lệch áp suất, sự chênh lệch này tạo ra các cơn gió đẩy các khối khí từ vị trí này sang vị trí khác mà không làm thay đổi đặc tính ban đầu của nó, bao gồm cả nhiệt độ. Hoạt động 2. Cá nhân/Cặp TÌM HIỂU VỀ CÁC KHỐI KHÍ Hoạt động của GV Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục III trong SGK: + Nêu tên và xác định vị trí, đặc điểm các khối khí trong tầng đối lưu? + Nhận xét và giải thích đặc điểm các khối khí. Nêu ví dụ về tính chất khối khí Hoạt động của HS - HS dựa vào kiến thức hiểu biết và SGK để trình bày và xác định trên bản đồ vị trí hình thành các khối khí ở lục địa, hải dương, ở vĩ độ thấp, vĩ độ cao, ghi kí hiệu và nêu đặc điểm Kiến thức cơ bản 2. Các khối khí - Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: Khối khí địa cực, ôn đới, chí tuyến, khối khí xích đạo. - Mỗi khối khí lại chia thành 2 kiểu: 3 ôn đới lục địa (Pc), xuất của chúng. phát từ Xibia tác động tới châu á và Việt nam. + Kiểu lục địa (c): khô. + Kiểu hải dương (m): ẩm. + Tại sao lại có sự hình thành các khối khí có tính chất khác nhau? GV chuẩn kiến thức: các khối khí thường xuyên di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Hơn nữa, bản thân các khối khí trên đường di chuyển cũng bị biến tính. Các khối khí luôn di chuyển, sự gặp gỡ giữa các khối khí gọi là gì? - Riêng khối khí Xích đạo chỉ có kiểu hải dương, kí hiệu Em. - HS giải thích: Do TĐ hình cầu + sự phân bố lục địa và đại dương, nên tại các vĩ độ khác nhau thì lượng nhiệt nhận được khác nhau và do mỗi khối khí xuất phát ở các vùng khác nhau nên tính chất ẩm cũng khác nhau. - Đặc điểm: Khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, bị biến tính. Hoạt động 3. Cả lớp TÌM HIỂU VỀ FRONT VÀ DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản GV đặt câu hỏi: Front là - HS đọc mục IV để 3. Front – Dải hội tụ gì? Trên mỗi bán cầu có trả lời câu hỏi. nhiệt đới mấy front cơ bản? Đó là a. Front (F): các front nào? - Khái niệm: Là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau. - Trên mỗi bán cầu có 2 front cơ bản: + Front địa cực (FA) + Front ôn đới (FP) - HS trả lời: do 2 khối - Giữa khối khí chí tuyến - Tại sao giữa hai khối khí khí này đều nóng và và xích đạo không tạo nên chí tuyến và xích đạo thường xuyên có cùng front thường xuyên và 4 không tạo nên front thường xuyên và liên tục? - Vậy mặt ngăn cách giữa 2 khối khí xích đạo của 2 bán cầu gọi là gì? Tại sao không gọi là front? chế độ gió. liên tục. - HS trả lời: Dải hội tụ nhiệt đới, bởi 2 khối khí Xích đạo đều nóng, ẩm chỉ khác nhau về hướng. b. Dải hội tụ nhiệt đới (FIT) - Khái niệm: Là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí xích đạo của 2 bán cầu. - Đối với HS khá, giỏi, GV có thể yêu cầu học sinh so sánh front và dải hội tụ nhiệt đới. - GV đặt câu hỏi: em hãy - HS trả lời cho biết những nơi có front và dải hội tụ nhiệt đới thời tiết thay đổi như thế nào? GV củng cố và liên hệ với Việt Nam để học sinh hiểu sâu về tác động của dải hội tụ nhiệt đới và front đến thời tiết và khí hậu của các vùng miền. c. Tác động của front và dải hội tụ nhiệt đới tới thời tiết và khí hậu: - Sự hoạt động của front và dải hội tụ nhiệt đới => nhiễu loạn thời tiết => Mưa. IV. CỦNG CỐ 1. Câu hỏi Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp A. Tầng khí quyển 1. Đối lưu 2. Bình lưu 3. Tầng giữa 4. Tầng không khí trên cao 5. Tầng khí quyển ngoài B. Đặc điểm chủ yếu a. Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao b. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng c. Không khí rất loãng d. Không khí chứa nhiều ion e. Không khí chuyển động theo chiều ngang 2. Bài tập về nhà: Trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc trước bài mới. 5 V. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP Dựa vào hình 11.1 và nội dung SGK hãy so sánh và nhận xét các tầng khí quyển theo bảng sau: Các tầng khí Vị trí, độ dày Đặc điểm Vai trò quyển Đối lưu Bình lưu Khí quyển giữa Không khí cao Khí quyển ngoài Tiết 2. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức: 6 - Hiểu rõ nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời cung cấp. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất: vĩ độ (dạng hình cầu của Trái Đất), lục địa và đại dương, địa hình. - Học sinh biết vận dụng kiến thức môn Toán để giải thích sự thay đổi của góc chiếu sáng , dẫn đến sự thay đổi của nhiệt độ từ xích đạo về 2 cực do dạng hình cầu của Trái Đất. - Học sinh biết vận dụng kiến thức Vật lí 8 về nhiệt dung riêng để giải thích vì sao lục địa có biên độ nhiệt cao hơn ở đại dương. 2. Về kĩ năng: Nhận biết được nội dung kiến thức qua: hình ảnh, số liệu thống kê, bản đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Phóng to bảng thống kê trong SGK. - Sử dụng các hình ảnh trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài: GV đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ và trả lời: - Tại sao cùng là các khối khí nhưng các khối khí xuất phát ở lục địa vào mùa đông thường lạnh và khô hơn? - Tại sao khối khí cực đới lại lạnh còn khối khí nhiệt đới lại nóng? GV dẫn vào bào: Do chúng xuất phát ở các vĩ độ và bề mặt đệm khác nhau nên khả năng hấp thụ nhiệt và lượng nhiệt nhận được khác nhau. Vậy nhiệt độ không khí do đâu mà có => Vào bài mới. GV nêu nội dung chính của bài. Hoạt động 1. Cá nhân/ Cả lớp TÌM HIỂU BỨC XẠ VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản - GV giải thích cho học sinh hiểu I. BỨC XẠ VÀ 7 được khái niệm bức xạ Mặt Trời: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời, đó là các dòng vật chất và năng lượng của MT tới Trái Đất, chủ yếu là sóng điện từ -các tia nhìn thấy và không nhìn thấy. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào hình 14.1, em hãy cho biết bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất được phân phối như thế nào? NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ - Bức xạ Mặt Trời là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt - HS nêu được: Trời tới Trái Đất. + 47% được mặt - Bức xạ MT tới TĐ đất hấp thụ. được Trái Đất hấp thụ + 30% tới khí 47%. quyển lại bị phản hồi vào không gian. - Nhiệt độ không khí + 19% được khí ở tầng đối lưu chủ quyển hấp thụ yếu do nhiệt của bề +4% tới mặt đất mặt Trái Đất được lại bị phản hồi trở MT đốt nóng. lại. - Nhiệt lượng do MT mang đến bề mặt Trái - GV đặt câu hỏi: Góc chiếu sáng sẽ Đất luôn thay đổi theo thay đổi như thế nào khi đi từ xích - HS biết vận góc chiếu của tia đạo về cực? Tại sao? dụng kiến thức về BXMT: mặt cầu (Hình + Góc chiếu càng lớn học 12_ Ban cơ thì nhiệt lượng càng bản_ Bài 2. Mặt cao. cầu và các khái + Góc chiếu càng nhỏ niệm liên quan) để thì nhiệt nhận được trả lời: do Trái càng ít. Đất có dạng hình => Góc chiếu sang cầu nên góc chiếu trong năm giảm dần sáng trong năm từ xích đạo về cực giảm dần từ xích nên càng về gần cực - Sau khi HS trả lời, GV củng cố. đạo về cực. nhiệt độ càng giảm và càng về gần xích đạo nhiệt độ càng tăng. 8 Chuyển ý: Do sự thay đổi góc chiếu sáng nên nhiệt độ trên Trái Đất có sự thay đổi khi đi từ xích đạo về cực. Ngoài ra, nhiệt độ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như địa hình, dòng biển, lục địa đại dương…. Hoạt động 2. Nhóm TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT Hoạt động của GV - GV chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm cùng tìm hiểu một vấn đề: + Nhóm 1,2: tìm hiểu về sự phân bố của nhiệt độ theo vĩ độ theo gợi ý phiếu học tập số 1. + Nhóm 3,4: tìm hiểu về sự phân bố của nhiệt độ theo lục địa và đại dương theo gợi ý phiếu học tập số 2. + Nhóm 5,6: tìm hiểu về sự phân bố của nhiệt độ theo địa hình theo gợi ý của phiếu học tập số 3. - Sau khi các nhóm trình bày và bổ sung. GV củng cố. Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản II. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI - HS làm việc theo ĐẤT nhóm. 1. Phân bố theo vĩ độ - Đại diện các nhóm địa lí trình bày. Phiếu học tập - Các nhóm khác bổ sung. *GV đặt câu hỏi bổ sung: 1. Tại sao nhiệt độ có sự thay đổi theo vĩ độ? (Tính chất mặt cầu_Hình học 12_Bài 2. Mặt cầu và các khái niệm liên quan) 2. Tại sao nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều trên lục địa? Biên độ nhiệt lục địa cao hơn so với biên độ nhiệt đại dương? (Vật lí 8_ Ban cơ bản_ Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng (khái niệm nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng vần 3. Phân bố theo địa - HS suy nghĩ và trả hình lời câu hỏi: Phiếu học tập 1. Do Trái Đất hình cầu nên góc nhập xạ giảm dần từ xích đạo về cực nên lượng bức xạ MT giảm dần. 2. Do nhiệt dung riêng của đất nhỏ hơn nước nên mùa hạ đất nóng nhanh hơn so với nước, còn mùa đông 2. Phân bố theo lục địa và đại dương Phiếu học tập 9 truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt đất mất nhiệt nhanh độ tăng thêm 10C.) hơn nên lạnh hơn so với nước.Hơn nữa do sự dịch chuyển của bề mặt nước biển khiến cho bức xạ mặt trời có thể thâm nhập dễ dàng vào sâu bên trong, trong khi việc xâm nhập vào sâu bên trong bề mặt đất là rất khó vì đất là chất dẫn nhiệt kém. 3. Tại sao cùng 1 đại dương 3. Do ảnh hưởng của nhưng nhiệt độ 2 bờ có thể khác dòng biển chảy ven nhau? bờ, bờ nào có dòng biển nóng đi qua sẽ có nhiệt độ cao hơn so với bờ có dòng biển lạnh đi qua. 4. Tại sao càng lên cao nhiệt độ 4. Do càng lên cao càng giảm? mật độ không khí càng * GV yêu cầu học sinh vận dụng loãng, bức xạ mặt đất kiến thức liên môn để trả lời câu càng yếu. hỏi. IV. CỦNG CỐ Hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Cho biết lượng bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất phụ thuộc vào các yếu tố nào? 2. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ và biên độ nhiệt của không khí theo vĩ độ, theo lục địa và địa dương và theo địa hình? Bài tập về nhà: BT 1, 2 SGK NC trang 53. V. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 10 Tìm hiểu về sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ Sự phân bố nhiệt Biểu hiện độ không khí 1. Phân bố theo - Quan sát bảng 14.1 (SGK_tr 51), hãy nhận xét và giải thích: vĩ độ + Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. + Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương Sự phân bố nhiệt Biểu hiện độ không khí 2. Phân bố theo - Dựa vào SGK và quan sát hình 14.2 (SGK_tr 52), hãy nhận lục địa và đại xét và giải thích: dương + Nơi có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất ở lục địa hay đại dương? Tại sao? + Nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt năm ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B? Giải thích? + Tại sao cùng 1 đại dương nhưng nhiệt độ của bờ Đông và bờ Tây có sự khác nhau? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình Sự phân bố nhiệt Biểu hiện độ không khí 2. Phân bố theo Dựa vào SGK và quan sát hình 14.3 (SGK_tr 53), hãy cho biết: địa hình - Địa hình ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ qua các yếu tố nào? - Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao, hướng sườn? - Hãy cho biết chân núi và đỉnh núi của sườn đón gió nhiệt độ chênh lệch bao nhiêu nếu núi có độ cao 1500m? Phụ lục Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Tiêu chí Biểu hiện Giải thích 11 1. Phân bố - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần theo vĩ độ từ vĩ độ thấp nên vĩ độ cao. + Vĩ độ thấp nhiệt độ cao. + Vĩ độ cao nhiệt độ thấp. - Biên độ nhiệt năm tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. 2. Phân bố theo lục địa và đại dương 3. Phân bố theo địa hình - Do TĐ hình câu nên góc chiếu sang trong năm giảm dần từ Xích đạo về 2 cực. - Do sự chênh lệch về góc chiếu sang và thời gian chiếu sang giữa các mùa trong năm càng lớn khi về 2 cực. - Nhiệt độ trung bình năm cao nhất - Do tính chất hấp thụ nhiệt của và thấp nhất đều ở lục địa. đất khác nước. - Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. - Càng vào sâu trong lục địa, biên độ nhiệt càng cao và càng gần đại dương biên độ nhiệt càng nhỏ. - Ngoài ra, nhiệt độ bờ Đông, bờ - Do ảnh hưởng của dòng biển Tây của các đại dương có thể khác đến nhiệt độ ven bờ. nhau do ảnh hưởng của các dòng biển ven bờ. - Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. - Do càng lên cao mật độ không Trong tầng đối lưu, trung bình cứ khí càng loãng, bức xạ mặt đất lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. càng yếu. - Độ dốc và hướng sườn: Cùng 1 - Do ảnh hưởng của sự thay đổi ngọn núi: góc chiếu sáng với hướng sườn. + Sườn đón nắng có độ dốc càng lớn thì nhiệt độ nhận được càng cao. + Sườn khuất nắng có độ dốc càng lớn thì nhiệt độ nhận được càng ít. 12 Tiết 3. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP, MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh cần: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp và đặc điểm sự phân bố khí áp trên Trái Đất. - Đối với HS khá, giỏi cần giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất. - Trình bày nguồn gốc, nguyên nhân, đặc điểm của một số loại gió chính và ảnh hưởng của chúng đến các đặc điểm thời tiết và khí hậu của địa phương. - Liên hệ với Việt Nam để biết được Việt Nam chịu tác động của những loại gió nào và nó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và thời tiết. 13 - Học sinh được nhắc lại kiến thức Vật lí 8_bài 9. Áp suất khí quyển. Sự nở vì nhiệt của chất khí… 2. Về kĩ năng: -Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về khí áp, gió. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ khí áp và gió trên thế giới. - Tranh ảnh mô tả về một số loại gió địa phương. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định trật tự lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Khởi động: GV nói: Ở lớp 6 và các lớp 7, 8 các em đã được học về khí áp và gió. Bạn nào có thể cho biết khí áp là gì? Trên Trái Đất có những đai khí áp và gió thường xuyên nào? Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động 1. Cả lớp TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP TRÊN TRÁI ĐẤT Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK kết hợp với kiến thức đã học ở lớp 6 và kiến thức về áp suất khí quyển (Vật lí 8. Bài 9. Áp suất khí quyển) nhắc lại khái niệm về khí áp, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp? - Sau khi HS trả lời,GV có thể sử dụng hình vẽ thể hiện độ cao,độ dày… của cột không khí, tạo sức ép lên bề mặt Trái Đất. Hoạt động của HS - HS đọc SGK, nhớ lại kiến thức đã học nêu được khái niệm và các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp. + Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp là độ cao, nhiệt độ Nội dung chính I. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất. 1. Nguyên nhân thay đổi của khí áp: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp: độ cao, độ ẩm và nhiệt độ. * Thay đổi theo độ cao: càng lên caokhông khí càng loãng, sức nén càng nhỏ => khí áp giảm. 14 và độ ẩm. (Vật lí 8. Bài 9. Áp suất khí quyển) Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển. Áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng cột thủy ngân cao 76 cm. P= h.d= 0,76m . 136000N/m3= 103360N/m2. - GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 và 15.2 kết hợp với kiến thức đã học, cho biết: +Trên bề mặt Trái Đất khí áp được phân bố như thế nào? +Các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến cực có liên tục không ? Tại sao có chia cắt như vậy? *Kết luận: - Càng lên cao, không khí càng loãng, sức ép càng nhỏ, khí áp càng giảm. - Những nơi có nhiệt độ cao, không khí nở ra, tỷ trọng giảm đi, khí áp hạ. Những nơi có nhiệt độ thấp, không khi co lại, tỷ trọng - HS nêu được đặc điểm phân bố khí áp trên Trái Đất: + Các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. + Thực tế các đai khí áp bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt. * Thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ tăng không khí nở, tỉ trọng giảm => khí áp giảm và ngược lại. * Thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa nhiều hơi nước => khí áp giảm. 2. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất: - Các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. - Thực tế các đai khí áp bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt. 15 tăng lên, khí áp tăng. - Không khí có chứa nhiều hơi nước khí áp cũng hạ vì trọng lượng riêng của không khí ẩm nhỏ hơn không khí khô. Ở những vùng có nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều, chiếm dần chổ của không khí khô làm giảm khí áp đi. - Dọc xích đạo là đai áp thấp. Hai đai áp cao ở cận chí tuyến ở khoảng 2 vĩ tuyến 300B và N. Hai đai áp thấp ở khoảng 2 vĩ tuyến 600B và N. Hai áp cao ở 2 cực Bắc và Nam. - Thực tế , chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp không lên tục mà chia cắt thành những khu khí áp riêng biệt. Hoạt động 2. Cả lớp/ Nhóm TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH Hoạt động của GV Bước 1:GV sử dụng sơ đồ các đai gió để gợi ý và yêu cầu HS nhắc lại khái quát kiến thức cũ về khái niệm gió, nguyên nhân sinh ra gió, lực Cô-ri-ô-lit làm lệch hướng chuyển động của gió. - GV củng cố: Các vành đai áp là những tâm hoạt động điều khiển các hoạt động chung của Hoạt động của HS HS chú ý các đại diện HS phát biểu để nắm kiến thức và bổ sung các ý kiến cần thiết làm cơ sở tiếp thu các nội dung tiếp theo. Nội dung chính II. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH: 1. Gió Tây ôn đới: - Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp ôn đới. -Thời gian hoạt động: quanh năm. -Hướng Tây (BBC hướng 16 khí quyển làm sinh ra các loại gió có tính chất vành đai như gió Mậu dịch, gió Tây, gió Đông cực… Tây nam, NBC hướng Tây bắc). -Tính chất: ẩm, mưa nhiều. Bước 2: HS làm việc theo nhóm. - GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1,2 tìm hiểu về gió mậu dịch và gió Tây ôn đới theo phiếu học tập số 1. + Nhóm 3,4 tìm hiểu về gió mùa theo phiếu học tập số 2. + Nhóm 5,6 tìm hiểu về các loại gió địa phương theo phiếu học tập số 3. GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức môn Vật lí để trả lời câu hỏi: - Nguyên nhân sinh ra gió?Gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch? - Nguyên nhân sinh ra gió mùa, gió đất gió biển Bước 3: Sau khi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. -Nhìn chung, gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới luôn thổi thường xuyên, theo một hướng không đổi. Gió này xuất phát từ các áp cao cận chí tuyến, không khí khô, không cho mưa. - Gió mùa: Mùa đông , trên lục 2. Gió mậu dịch: - Phạm vi hoạt động: Thổi từ hai cao áp cận chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo. - Thời gian hoạt động : quanh năm - Hướng: Đông (BBC hướng Đông bắc, NBC hướng Đông nam) - Tính chất: Khô, ít mưa - HS làm việc theo nhóm đã được phân công: - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. HS nêu được nguyên nhân sinh ra gió là do ảnh hưởng của sự chênh lệch khí áp. - Gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch là do sự chênh lệch về khí áp giữa khí áp cao cận chí tuyến với khí áp thấp ôn đới và khí áp cao cận chí tuyến và áp thấp xích đạo. - Nguyên nhân sinh ra gió mùa do sự chênh lệch 3. Gió mùa - Gió thổi theo mùa, hướng gió hai mùa ngược chiều nhau. -Thường có ở đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình -Nguyên nhân: + Sự chênh lệch 17 địa hình thành khu áp cao như áp cao Xi-bi-a trên lục địa Á-âu…, gió thổi từ lục địa ra đại dương mang theo không khí khô. Mùa hạ rất nóng, trên lục đại lại hình thành áp thấp như áp thấp Iran…, gió thổi từ đại dương vào lục địa mang theo không khí ẩm, gây mưa. Ở vùng nhiệt đới, hai bán cầu lúc nào cũng ở vào hai mùa trái ngược nhau, có sự luân phiên bị đốt nóng. Mùa đông bán cầu Bắc (bán cầu Nam là mùa hạ): Những luồn lớn không khí chuyển động từ các cao áp bán cầu Bắc sang các cao áp bán cầu Nam. Hướng gió chủ yếu là đông bắc –Tây Nam, cùng hướng với gió Mậu dịch Bắc bán cầu. Khi vượt qua xích đạo. Gío chuyển hướng thành tây bắc – đông nam. Loại gió này khô , nhiệt độ thấp. - Ngược lại, vào mùa hạ của bán cầu Bắc (mùa đông của bán cầu Nam): Trên các lục địa bán cầu Bắc khí áp xuống rất thấp. Các áp thấp này liền với áp thấp xích đạo. Các áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu bành trướng rất rộng, không khí chuyển động từ các á cao này lên các áp thấp Bắc bán cầu theo hướng đông nam, cùng hướng gió với gió mậu dịch khí áp giữa lục địa và đại dương, giữa 2 bán cầu. - Nguyên nhân sinh ra gió đất, gió biển là do sự chênh lệch về khí áp giữa đất và nước do nhiệt dung của đất và nước khác nhau. nhiều về nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa. + Do chênh lệch về nhiệt và khí áp giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam. 4.Gió địa phương : a. Gió đất, gió biển: - Hình thành ở vùng bờ biển -Thay đổi hướng theo ngày và đêm: Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ngược lại. b. Gió fơn (phơn) : - Gió thổi vượt qua một dãy núi - Sườn đón gió hơi nước ngưng tụ, gây mưa. - Sườn khuất gió có gió khô, rất nóng. 18 Nam bán cầu, vượt qua xích đạo gió chuyển hướng thành Tây nam. + Gió đất – gió biển: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và nước ở các vùng ven biển làm sinh ra gió đất và gió biển. Ban ngày, mặt đất nóng nhanh hơn, nhiệt độ lên cao, không khí nở ra trở thành khu áp thấp. Nước biển nóng chậm hơn mặt Đất, nước vẫn còn lạnh , không khí trên mặt trở thành khu áp cao sinh ra gió thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại, nên có gió thổi từ đất ra biển. Ở ven sông, hồ lớn cũng có loại gió này. - Gió phơn: Ở những nơi có địa hình cao, chặn không khí ẩm tới, đẩy lên cao theo sườn núi. Đến một độ cao nào đó, nhiệt độ hạ thấp, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành gây mưa bên sườn đón gió. Khi gío vượt núi sang sườn bên kia và di chuyển xuống, hơi nước giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên (trung bình 100m tăng 10C) nên gió này rất khô và nóng. - Những nơi có gió này như các vùng thung lũng Thụy Sĩ, các mạch núi phía Tây, Bắc Mỹ… Ở nước ta, gió này thổi từ phía Tây rồi vượt dãy núi Trường Sơn vào nước ta trong mùa hạ nên rất khô, 19 nóng. Nhân dân ta quen gọi là gió Lào hay gió fơn Tây Nam. IV. ĐÁNH GIÁ 1. Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. A .Gió B. Phạm vi hoạt động 1. Gió Tây ôn đới a.Thổi từ áp cao địa cực về áp thấp ôn đới 2. Gió mậu dịch b. Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới 3. Gió đông cực c.Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo d. Thổi từ áp cao địa cực về áp thấp xích đạo 2. Loại gió nào thổi quanh năm, thường mang theo mưa? a. Gió đông cực c. Gió mậu dịch b. Gió Tây ôn đới d. Gió Mùa 3. Gió mùa là loại gió thổi: a. Thường xuyên, có mưa nhiều quanh năm c. Thường xuyên, hướng gió hai mùa khác nhau b. Theo mùa, hướng gió hai mùa khác nhau d. Theo mùa , tính chất gió hai mùa như nhau 4. Trình bày sự hình thành và hoạt động của hai loại gió mùa. 5. Tại sao cùng xuất phát ở vĩ độ như nhau nhưng gió Tây ôn đới thường có tính ẩm và gây mưa còn gió Tín phong khô và nóng? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển, gió đất. VI. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tìm hiểu về gió mậu dịch và gió Tây ôn đới Đọc SGK kết hợp với hình 15.1, hãy hoàn thành bảng sau: Gió 1. Phạm vi hoạt động 2. Thời gian hoạt động 3. Hướng thổi 4. Tính chất Gió Mậu dịch Gió Tây ôn đới PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tìm hiểu về gió mùa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan