Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án vật lý 11 bài 2

.PDF
3
499
99

Mô tả:

VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí. GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I.MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - Hiểu được nội dung cơ bản của thuyết electron. - Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện. - Nắm được các cách làm cho vật nhiễm điện và lấy được ví dụ minh họa. 2) Kỹ năng: - Vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện. - Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế. - Giải được bài toán về tương tác tĩnh điện. II. CHUẨN BỊ: 1) Giáo viên: - Đọc SGK 7 và Hóa 10 để biết học sinh đã được học gì về cấu tạo nguyên tử. - Đọc trước bài và các tài liệu có liên quan. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cần thiết (nếu có): (Điện nghiệm, thanh nhựa, vải lụa) Một số câu hỏi và câu trắc nghiệm theo từng chủ đề của bài. DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG: Bài 2: Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích 1) Thuyết electron: a) Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố: - Cấu tạo nguyên tử: + Hạt nhân ở giữa mang điện dương: gồm protôn mang điện dương và nơtron không mang điện. + Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân. + Số electron = số proton nên nguyên tử trung hòa về điện - Điện tích của electron và của proton là nhỏ nhất nên gọi là điện tích nguyên tố. b) Thuyết electron: Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron. - Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển từ nơi này đến nơi khác. + Nguyên tử mất electron trở thành Ion dương. + Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron trở thành Ion âm. VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí. - Một vật có: Số e > số proton: nhiễm điện âm; Số e < số proton: nhiễm điện dương 2) Vận dụng: Có thể dùng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm diện do cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng. 3) Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi. 2) Học sinh: - Đọc lại SGK 7 và Hóa 10 để ôn lại các kiến thức đã học. - Xem trước bài mới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Ôn lại các kiến thức đã học: Nêu một số câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến - Điện tích, điện tích điểm. thức đã học. - Các loại điện tích, tương tác giữa chúng. - Phương chiều độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích. Hoạt động 2: Thuyết electron: - Nhớ lại kiến thức đã học hoặc đọc SGK để trả lời. - Đọc SGK để biết điện tích và khối lượng của electron và proton. Lĩnh hội điện tích nguyên tố. - Đọc SGK để tìm hiểu nội dung thuyết. - Giải thích hiện tượng. - Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện. - Giới thiệu về điện tích nguyên tố. - Giới thiệu về nội dung thuyết electron. - Yêu cầu học sinh dùng thuyết electron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Hoạt động 3: Giải thích một số hiện tượng điện: - Đọc SGK, liên hệ kiến thức cũ và thực tế để tìm hiểu chất cách điện và chất dẫn điện. - Lấy ví dụ về chất cách điện. - Giải thích các hiện tượng như câu hỏi C3, C4, C5. - Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu chất cách điện, chất dẫn điện. Cho ví dụ. - Hướng dẫn học sinh trả lời. - Yêu cầu học sinh vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng điện. Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích: VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí. - Đọc SGK để tìm hiểu định luật. - Tính toán dựa vào nội dung định luật - Giải thích một số thuật ngữ dùng trong định luật. - Lấy một ví dụ áp dụng định luật. Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố: - Trả lời các câu hỏi. - Đưa ra câu trả lời đúng. - Đặt câu hỏi theo từng chủ đề của bài. - Cho học sinh thảo luận để trả lời các câu trắc nghiệm SGK trang 14. Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà: - Ghi bài tập và câu hỏi về nhà. - Ghi những chuẩn bị cần thiết. Rút kinh nghiệm: - Yêu cầu học sinh giải các bài tập trang 14 SGK và sách bài tập. - Dặn dò những chuẩn bị cho bài sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan