Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 12...

Tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn lớp 12

.DOC
27
3043
121

Mô tả:

Tuần 01, tiết 01 NGHỊ LUẬNVỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Mục tiêu cần đạt Có kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. II. Tổ chức hoạt động dạy và học NỘI DUNG KẾT QUẢ Đề bài: Trong cuộc gặp gỡ và trao đổi với hơn 500 học sinh, sinh viên thủ đô Hà Nội ngày 08/01/2007 về “Hội nhập- cơ hội và thách thức đối với sinh viên” nhân ngày truyền thống học sinh-sinh viên Việt Nam 09/01, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: “Nhân ngày truyền thống của chúng ta, tôi xin tặng các bạn năm chữ H. Đó là học hành (học và thực hành, chứ không phải học để tập)- hành động- hăng hái- hiền thục và hữu ái”. (Theo báo “Tuổi trẻ”, số ra ngày thứ ba 09/01/2007, trang 8) Anh/chị nêu ý kiến của mình về một trong năm chữ H này. GỢI Ý -Đề yêu cầu nêu ý kiến riêng về một trong năm chữ H (học hành, hành động, hăng hái, hiền thục, hữu ái). Lời phát biểu của Vũ Khoan vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước với học sinh-sinh viên vừa được coi như những yêu cầu, định hướng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay của đất nước. -Giải thích khái niệm: ngắn gọn,rõ ràng khái niệm có liên quan đến vấn đề mình chọn, đại thể: + Học hành: quá trình học hỏi, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng. + Hành động: sự chủ động, làm việc một cách có ý thức, có mục đích, dám nghĩ dám làm. + Hăng hái: tinh thần, sự nhiệt tình, tích cực trong công việc. + Hiền thục: sự dịu dàng, hiền hậu. -Tìm hiểu đề và lập dàn ý + Hữu ái: có tình cảm thương yêu nhau, tinh thần - Đề nêu lên vấn đề gì? tương trợ, đoàn kết. - Bài viết cần có những ý cơ bản nào? -Bàn luận: Đây là những việc làm, phẩm chất, đức - Cần vận dụng những thao tác lập luận nào để tính cần thiết của học sinh-sinh viên trong thời kì mới viết bài? của đất nước: Vừa đáp ứng được yêu cầu của thời đại - Cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào (năng động, có tri thức, chủ động sáng tạo, dám nghĩ trong cuộc sống? dám làm) vừa giữ được nét đẹp truyền thống, đạo lí * Đề bài về nhà: của con người, dân tộc Việt Nam. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: - Xác định được trách nhiệm, phương hướng hành “Điều quan trọng trên đời không phải là ta động cho bản thân. đang đứng ở đâu, mà là ta đang đi về đâu”. (PLĐ, tr 44) NGHỊ LUẬNVỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. II. Tổ chức hoạt động dạy và học NỘI DUNG KẾT QUẢ Đề bài: GỢI Ý Trong cuộc gặp gỡ và trao đổi với hơn 500 học sinh, sinh viên -Mở bài: thủ đô Hà Nội ngày 08/01/2007 về “Hội nhập- cơ hội và thách - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào thức đối với sinh viên” nhân ngày truyền thống học sinh-sinh tư tưởng, đạo lí. viên Việt Nam 09/01, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: - Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì “Nhân ngày truyền thống của chúng ta, tôi xin tặng các bạn ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất năm chữ H. Đó là học hành (học và thực hành, chứ không phải xứ nếu có) và nhận định đúng hay học để tập)- hành động- hăng hái- hiền thục và hữu ái”. không đúng. Đề bài không có câu trích (Theo báo “Tuổi trẻ”, số ra ngày thứ ba 09/01/2007, trang 8) thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù Anh/chị nêu ý kiến của mình về một trong năm chữ H này. hợp với đề bài. -Viết mở, kết bài và một đoạn văn trong phần thân bài cho đề - Kết bài: Kết luận chung về tư tưởng, 1 bài trên. -Hs trình bày kết quả trước lớp, lớp rút kinh nghiệm. -Gv nhận xét, bổ sung. * Đề bài về nhà: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Điều quan trọng trên đời không phải là ta đang đứng ở đâu, mà là ta đang đi về đâu”. (PLĐ, tr 44) đạo lí. Liên tưởng, liên hệ. -Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức đoạn văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành), cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) Tuần 03, tiết 03 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – Hồ Chí Minh I. Mục tiêu cần đạt Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ 1. Những đặc điểm 1.Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng. cơ bản của phong Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, cách nghệ thuật Hồ chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Chí Minh? Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ 2. Mục đích và đối thuật trào phúng sắc bén. tượng của bản Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp “Tuyên ngôn độc cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất “thép”; giữa sự trong lập”? sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc. 3. Việc trích dẫn bản 2. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố “Tuyên ngôn Độc xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế lập” (1776) của nước bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên Mĩ và bản “Tuyên độc lập, tự do trên đất nước ta. ngôn Nhân quyền và Văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà Dân quyền” (1791) còn để công bố với toàn thế giới, đặc biệt là với những lực lượng thù địch và cơ của Cách mạng Pháp hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch đất nước ta. trong phần mở đầu 3.Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc bản “Tuyên ngôn lập” (1776) của nước Mĩ và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” Độc lập” của Hồ Chí (1791) của Cách mạng Pháp để làm căn cứ cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Minh có ý nghĩa gì? Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận. Mặt khác, Hồ 4. Vì sao “Tuyên Chí Minh trích tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe ngôn Độc lập” là một Đồng minh. Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp tác phẩm chính luận đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh đặc sắc? thần tiến bộ của chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cha ông họ. 4. Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nhước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc. Tuần 04, tiết 04 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu cần đạt Có kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. 2 II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG Đề bài: Có một lần nào đó, đang đi trên đường, anh/chị chột nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh: hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào nhau, cả hai người ngã chổng kềnh. Sau đó, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp. Anh/chị nghĩ gì về câu chuyện nhỏ đó? KẾT QUẢ GỢI Ý -Đây là vấn đề liên quan đến tất cả mọi người trong đó có chính mình, cách viết tốt nhất là những lời bộc bạch chân thành, không nên sa vào những lời chỉ dạy hay răn đe. -Một chuyện tưởng buồn mà thành vui: + Tình huống được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị. + Tại sao không hề có một lời phân bua hay to tiếng nào từ hai con người ấy? Có lẽ họ đã nghĩ: Là một chuyện không may mà cả mình và người kia đều không muốn hoặc Người kia có lỗi mà cũng có thể là lỗi do mình, giá như mình cẩn thận hơn một chút. Hoặc Mình đang vội, mất thì giờ vào một chuyện như thế này thì có ích gì? + Họ là người lao động bình thường nhưng đã có cách xử sự thật văn hóa. Đấy mới là văn hóa đích thực, bởi nó đã trở thành thói -Tìm hiểu đề và lập dàn ý quen, thành nếp ứng xử thường trực. - Đề nêu lên vấn đề gì? -Từ câu chuyện nhỏ, nghĩ về những điều lớn hơn: Người ta sẵn - Bài viết cần có những ý cơ bản sàng gây gổ, dùng bạo lực với nhau chỉ vì những va chạm nhỏ, nào? những câu nói tình cờ, đôi khi chỉ vì một tiếng cười hay một ánh - Cần vận dụng những thao tác mắt… Đã có không ít trường hợp dẫn đến kết quả đáng buồn, thậm lập luận nào để viết bài? chí là bi kịch đáng tiếc. Chính mình cũng không xử sự đúng trong - Cần sử dụng các tư liệu thuộc những trường hợp như vậy. lĩnh vực nào trong cuộc sống? - Văn hóa ứng xử: Con người sống trong xã hội, mỗi việc làm, mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác. Ứng xử * Đề bài về nhà: như hai con người trong câu chuyện là cách ứng xử đẹp, đáng để Hiện nay, sau khi tốt nghiệp cấp nêu gương. Nhường nhau một bước chân, nhường nhau một lời nói, Trung học phổ thông, có rất có thiệt gì đâu. Từ hành vi này mà suy rộng ra: biết nhường đường nhiều học sinh Việt Nam chọn cho người khác, biết đứng lên nhường ghế cho người già, phụ nữ con đường du học thay vì học mang thai, trẻ em trên xe buýt, biết xin lỗi, biết nói “cảm ơn”, tập ở các trường đại học trong không xả rác, không gây ồn ào nơi công cộng,… Xã hội sẽ trở nên nước. Anh/chị có ý kiến gì về thân ái hơn, đẹp hơn chính vì những cách ứng xử văn hóa như vậy. hiện tượng trên. (PLĐ, tr 67) Tuần 05, tiết 05 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu cần đạt Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề bài: -Mở bài: kể lại câu chuyện nhỏ theo đề bài; nên Có một lần nào đó, đang đi trên đường, anh/chị nghĩ như thế nào? chột nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh: hai - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng. người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào - Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung nhau, cả hai người ngã chổng kềnh. Sau đó, cả (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy hay xấu, hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe với đề bài). đi tiếp. Anh/chị nghĩ gì về câu chuyện nhỏ đó? -Kết bài: Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.(Trong mối giao lưu ngày càng mở rộng -Viết mở, kết bài và một đoạn văn trong phần thân với thế giới, nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí bài cho đề bài trên. của đất nước trước mắt mọi người.) -Hs trình bày kết quả trước lớp, lớp rút kinh -Viết một đoạn trong phần thân bài: hình thức nghiệm. đoạn văn, cách xây dựng đoạn (diễn dịch, qui nạp, 3 -Gv nhận xét, bổ sung. * Đề bài về nhà: Hiện nay, sau khi tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông, có rất nhiều học sinh Việt Nam chọn con đường du học thay vì học tập ở các trường đại học trong nước. Anh/chị có ý kiến gì về hiện tượng trên. (PLĐ, tr 67) móc xích, song hành), cấu trúc: luận điểm, luận cứ, luận chứng (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) Tuần 06, tiết 06 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Phạm Văn Đồng I. Mục tiêu cần đạt Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm. II. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ 1.Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn được chia thành ba phần chính, được ngăn cách bằng các dấu (*) mà tác giả ghi trong bài: phần nói về con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu; phần nói về thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và cuối cùng là phần nói về truyện thơ “Truyện Lục Vân Tiên”. Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian. Nguyễn Đình Chiểu viết “Truyện Lục Vân Tiên” trước nhưng trong bài viết, tác giả lại nói đến sau; “Truyện Lục Vân Tiên” được xác định là “một tác phẩm lớn”, nhưng phần viết 4 về cuốn truyện thơ đó lại không kĩ càng bằng phần viết về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm. Từ cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn, chúng ta có thể rút ra bài học: Trong văn nghị luận, mục đích nghị luận quyết định cách sắp xếp luận điểm và mức độ nặng nhẹ của từng luận điểm, việc “viết để làm gì” quyết định việc “viết thế nào”. 2. Kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Định hướng cách nhìn, cách đánh giá và chiếm lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu. Khẳng định và phát huy sức mạnh của văn học nghệ thuật, của thơ văn Đồ Chiểu đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong thời đại mới. Đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ mù xứ Đồng Nai, đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”. Thể hiện 5 mối quan hệ giữa văn nghệ và đời sống, giữa người nghệ sĩ chân chính với cuộc đời. Đặc biệt là khơi dậy tinh thần yêu nước và thương nòi của dân tộc từ cuộc đời và thơ văn của Đồ Chiểu. 3.Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn: “đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”. Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức. Và thiên chức của thơ văn, của người nghệ sĩ là chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và bọn tay sai, là vạch trần âm mưu và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. Bài học rút ra: Làm người phải có tâm hồn trong sáng, không vì lợi lộc hay quyền thế mà đánh mất mình, làm điều phi nghĩa. Làm người, phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc. Văn thơ phải là vủ khí chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc, 6 cho chính nghĩa. Nhà thơ phải là chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp lớn của toàn dân tộc. 1. Tìm những luận điểm chính của bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường? 2. Mục đích Phạm Văn Đồng viết bài văn nghị luận “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”? 3. Phạm Văn Đồng đã thấy những vẻ đẹp nào trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? Tuần 07, tiết 07 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ I.Mục tiêu cần đạt Nắm được cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Biết nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Một số yêu cầu cơ bản 1.Một số yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận về -Đọc kĩ bài/đoạn thơ, tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức, một bài thơ, đoạn thơ? làm cơ sở để nêu nhận xét, đánh giá. -Tìm hiểu đề, tìm ý, lập -Nêu nhận xét, đánh giá về bài/đoạn thơ (luận điểm). dàn ý cho đề: -Sử dụng luận cứ để thuyết phục người đọc về nhận xét của mình. Bình luận đoạn thơ -Lập dàn ý hợp lí. Chú ý mở bài cần giới thiệu bài/đoạn thơ và tác 7 sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Ta muốn ôm … cắn vào ngươi!” (SNCV, tr 82,83) giả, trích dẫn các câu thơ phải chính xác đến từng dấu câu. -Thơ ca thuộc nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm của sáng tạo tưởng tượng và nhu cầu biểu cảm. Sự cảm nhận ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ ca cũng mang đậm tính chất chủ quan. Vì thế, bài nghị luận này cho phép ghi nhận những ấn tượng và cảm xúc về ấn tượng đó, cho phép liên tưởng và tưởng tượng nhưng phải chân thật và trung thực. 2.Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý Đề: Bình luận đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Tuần 08, tiết 08 TÂY TIẾN – Quang Dũng I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. Nắm được những nét đặc sắc về: bút pháp lãng mạn, sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Yếu tố liên kết, tổ 1.Mạch liên kết giữa các đoạn thơ chức các đoạn của Bài thơ được hình thành và kết tinh từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về bài thơ? những người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả trong đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất -Phân tích hình ảnh, miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi nghệ thuật phối hợp ấn tượng, kí ức để kết tinh thành những hình ảnh sống động. Thường thanh điệu của tác thì những hình ảnh trong kí ức được gợi ra khó mà có một trật tự rõ giả trong bốn câu ràng, nó có thể xáo trộn trình tự thời gian, không gian, nhưng vẫn có thơ được xem là một trình tự khác- đó là mạch cảm xúc của chủ thể. Ở đây, mạch cảm tuyệt bút của Quang xúc hồi tưởng đã làm lần lượt hiện lên những hình ảnh về Tây Tiến: Dũng? Khởi đầu là hình ảnh những cuộc hành quân dãi dầu gian khổ giữa một (GA dạy dự giờ) khung cảnh miền Tây hoang sơ, hùng vĩ, bí ẩn. Tiếp đó, nỗi nhớ gợi về -Khái quát những những hình ảnh tươi đẹp, rực rỡ, mềm mại và thơ mộng. Nổi bật lên nét đặc sắc nghệ trong đó là hình ảnh những thiếu nữ miền Tây trong đêm lửa trại và vẻ thuật của bài thơ: đẹp huyền ảo trong sương khói buổi chiều tiễn biệt nơi Châu Mộc. Tiếp hình ảnh, ngôn ngữ, theo, nỗi nhớ được kết tinh lại trong sự khắc họa tập trung, cận cảnh giọng điệu? bức chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh của họ. Nỗi nhớ đã đi (SNCV, 52-53) trọn mạch hồi tưởng của nhà thơ, và đến kết thúc, tác giả muốn gửi trọn Tìm một số cụm từ hồn mình lên với Tây Tiến và mảnh đất miền Tây. thể hiện sự sáng tạo 2.Phân tích bốn câu thơ đặc sắc tả về cuộc hành quân của người độc đáo của tác lính Tây Tiến giả? (Vd: hoa đong 3.Đặc sắc của nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ và giọng đưa, dáng kiều điệu trong bài thơ thơm, …) (Xem thêm SBTC, tr 26, bài tập 4) Tuần 09, tiết 09 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX 8 VIỆT BẮC (Phần một: Tác giả) (Tố Hữu) I.Mục tiêu cần đạt Nắm được đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước; thấy được những thành tựu của nền văn học cách mạng Việt Nam; cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Những đặc điểm cơ bản của văn 1.Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975? 1945-1975 -Nêu những đặc điểm nổi bật của (SNCV, tr 6-7) cuộc đời Tố Hữu? (năm sinh, gia 2.Tập thơ “Việt Bắc” đình, quê hương, quá trình học tập (SNCV, tr 75) và hoạt động cách mạng) (xem Tài 3.Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu liệu ôn thi TN) (Tài liệu ôn thi TN) -Phân tích những biểu hiện của tính Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. dân tộc trong thơ Tố Hữu? (SNCV, tr 79) Tuần 10, tiết 10 VIỆT BẮC (Phần hai: Tác phẩm) Tố Hữu I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Sử dụng kết cấu đối 1.Cách sử dụng kết cấu đối đáp và sáng tạo hai nhân vật trữ tình đáp và sáng tạo hai trong bài thơ nhân vật trữ tình mình, -Lối kết cấu đối đáp trong ca dao đã được vận dụng hết sức thích hợp ta, tác giả đã đạt hiệu vào bài thơ… quả như thế nào trong -Tác giả vận dụng sáng tạo hai đại từ “mình” và “ta”… việc biểu hiện tư tưởng, (SBTNC, tr 33) cảm xúc ở bài thơ? 2.Phong vị dân gian trong bài thơ (SNCV, tr 67) -Cách kết cấu theo lối đối đáp. -Tìm hiểu phong vị dân -Hình ảnh gần gũi với ca dao hoặc được gợi ra từ những hình ảnh của ca gian trong bài thơ? dao, với cách biểu đạt quen thuộc của dân gian, -Đoạn thơ từ câu 53-88, -Ngôn ngữ, cách miêu tả, biểu cảm ở nhiều chỗ phảng phất hoặc đậm khí thế hào hùng của chất ca dao. cuộc kháng chiến được -Chiều sâu của tình cảm, cảm xúc, ở điệu tâm hồn nhà thơ. tái hiện qua những hình 3.Khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến (câu 53-88) ảnh, sự việc nào? Bút Nhớ khi giặc đến giặc lùng pháp và giọng điệu … trong đoạn thơ? Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa. -Khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi động của cuộc kháng chiến… -Bút pháp và giọng điệu: nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ… (SNCV, tr 70) Tuần 11, tiết 11 ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm I.Mục tiêu cần đạt 9 Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước (đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ) và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu của văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Cảm nhận của tác giả trong chín câu thơ mở đầu có gì độc đáo? (SBTC, tr 47) -Nhận xét và nêu ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hóa dân gian của tác giả trong đoạn trích? (SBTC, tr 49) -Nhận xét về sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc trong đoạn trích? (sncv, tr 113) 1.Sự độc đáo trong cách cảm nhận của tác giả ở 9 câu thơ đầu Làm cho khái niệm đất nước không còn là điều trừu tượng, trang trọng, mà được cảm nhận rất cụ thể, bình dị, gần gũi, thân thiết với mỗi người. Sự cảm nhận ấy cũng làm cho những điều bình dị, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người mang chứa ý nghĩa sâu xa, thiêng liêng. (SBTC, tr 47 ) 2.Chất liệu văn học và văn hóa dân gian trong đoạn trích -Đa dạng: phong tục, truyền thuyết, cổ tích, ca dao dân ca. -Sử dụng sáng tạo. -Tác dụng: tạo nên không gian nghệ thuật riêng của đoạn thơ, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. 3.Sự kết hợp chất chính luận và trữ tình (SNCV, tr 113) Tuần 12, tiết 12 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP I.Mục tiêu cần đạt Nắm được khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng trong tiếng Việt. Thường xuyên có ý thức, có thói quen và có kĩ năng sử dụng tiếng việt đảm bảo được sự trong sáng. Nắm được một số phép tu từ cú pháp (lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen) và tác dụng nghệ thuật của chúng. Nhận biết và phân tích được các phép tu từ cú pháp trong văn bản. Có kĩ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp khi cần thiết- trong bài làm văn. II.Tổ chức hoạt động dạy và học 10 HOẠT ĐỘNG -Bài tập 1: Gv đọc cho Hs chép để kiểm tra chính tả (SBTC, tr 27); bài tập 5 (SNC, tr 80 và SNCV, tr 5960) - Bài tập II.2 SBT, tr 74 - Bài tập III.2a SBT, tr 74 KẾT QUẢ 1.Chỉ rõ lỗi và nêu cách chữa lỗi -Nguyệt là người phụ nữ hiện thân ở cầu Đá Xanh. -Xã em có mười người được bầu là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. -Thanh niên phải tuyên chiến với tệ nạn mại dâm, ma túy, tội phạm. 2.Câu phạm lỗi về cấu trúc -Chính anh, mà không phải tôi, đã nói như thế. -Chúng ta càng đoàn kết thì phong trào thi đua học tốt mỗi ngày một phát triển. -Được thầy cô khen khiến nó sung sướng đỏ bừng mặt. 3.Phân tích tác dụng của phép liệt kê và chêm xen (SBT, tr 74 bài tập: II.2, III.2a) Tuần 13, tiết 13 LUẬT THƠ I.Mục tiêu cần đạt Nắm được những nội dung cơ bản về luật thơ của những thể thơ tiêu biểu (thơ lục bát, thơ tự do). Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một bài thơ cụ thể. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Hs đọc các câu thơ và thực hiện 1.Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc nhiệm vụ nêu ở từng bài tập Ta với mình, mình với ta, -So sánh luật thơ: Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. +Trời thăm thẳm/xa vời khôn 2.Chuyển câu hát xẩm sau thành câu thơ lục bát nguyên mẫu thấu, Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng, Nỗi nhớ chàng/đau đáu nào Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đậu cao. xong. (Chinh phụ ngâm) 3.Tìm hiểu nhịp, vần và sự phối hợp bằng – trắc -Sóng bắt đầu từ gió +Xiên ngang mặt đất/rêu từng Gió bắt đầu từ đâu? đám, Em cũng không biết nữa Đâm toạc chân mây/đá mấy hòn. Khi nào ta yêu nhau. (Tự tình, bài II) -Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. KIỂM TRA 15’ Nội dung ôn tập: -Tây Tiến -Việt Bắc -Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Đề: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… Đáp án: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… 11 …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 14, tiết 14 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN (hoặc) LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I.Mục tiêu cần đạt Nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận. Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản. Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn/bài văn nghị luận. Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản. Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Chọn ý kiến sau đây làm chủ đề, 1.Chọn ý kiến làm chủ đề để viết đoạn văn vận dụng kết hợp các thao tác lập Hs không nhất thiết phải nói đủ mọi khía cạnh của vấn đề, chỉ luận để viết đoạn văn hoàn chỉnh: cần nhấn mạnh một ý: Ta-go chỉ hiểu yêu ở khía cạnh hiểu Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau. Do đó, cần có thao tác giải thích, thao tác suy luận (suy nhau (Ta-go). í, diễn dịch từ một cái lí mà suy ra cái ý cụ thể) thao tác chứng -Viết một đoạn văn phân tích bốn minh, bình luận. câu thơ sau (khi viết, cần kết hợp 2.Hs viết đoạn văn: kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp được các phương thức biểu đạt): và viết đoạn văn. Ít nhất là có sự kết hợp của các phương thức Rải rác biên cương mồ viễn xứ như biểu cảm, miêu tả. … Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Quang Dũng – Tây Tiến) Tuần 15, tiết 15 SÓNG – Xuân Quỳnh ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA – Thanh Thảo I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ. Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo. Nắm được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Hoàn cảnh sáng 1. Cảm nhận chung về bài thơ “Sóng” tác, đề tài, chủ đề Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong chuyến đi thực tế ở vùng biển bài thơ “Sóng”? Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Cảm nhận chung Đề tài: tình yêu. về âm điệu, cấu tứ Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ bài thơ ? thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. 12 - Anh (chị) cảm nhận được điều gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ “Sóng”? Âm điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào? - Giải thích nhan đề và câu đề từ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”? Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ: - Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúc nhẹ nhàng, khoan thai. - Âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau, đang rung lên đồng điệu, hòa nhập với sóng biển. Qua đó, ta có thể thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 2. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ “Sóng” - Âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúc nhẹ nhàng, khoan thai. - Âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau, đang rung lên đồng điệu, hòa nhập với sóng biển. Âm điệu của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố: - Thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/2; 3/1/1... - Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt: “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ”; “Dẫu xuôi về phương bắc - Dẫu ngược về phương nam”; … - Sự trở đi trở lại, hồi hoàn như một điệp khúc của hình tượng “sóng” trong các khổ thơ. Lor-ca (1898-1936): Nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và giết hại. 3. Giải thích nhan đề và câu đề từ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Đàn ghi ta: được coi là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, vì thế, ghi ta còn được gọi là Tây Ban cầm. Nhan đề đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ: Lor-ca. Và gắn liền với hình tượng ấy là biểu tượng nghệ thuật mang tính cách tân của Lor-ca: đàn ghi ta. Thanh Thảo đã lấy câu “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”- được coi là di chúc của Lor-ca để làm đề từ cho bài thơ của mình. Câu thơ đề từ cho thấy Lor-ca là một người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban cầm … Lor-ca là nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã di chúc dặn lại các thế hệ sau cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới, để tự do làm cái mới. Tuần 16, tiết 16 NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân I.Mục tiêu cần đạt Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó, hiểu được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở niền Tây bắc Tổ quốc. Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tiên tùy bút: vốn từ ngữ dồi dào biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Nêu những nét 1.Những nét chính về con người và sự nghiệp của Nguyễn Tuân chính về cuộc đời - Nguyễn Tuân (1910- 1987) quê ở Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh ra Nguyễn Tuân? trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Năm 1945, đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. - Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Là người góp 13 - Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện ấy? -Theo em, nguyên nhân nào làm nên chiến thắng của ông lái đò? Từ đó, hãy nêu nhận xét của em về vẻ đẹp của con người lao động trên trang văn của Nguyễn Tuân. phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. - Những tác phẩm chính: “Vang bóng một thời” (1940), “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (1972) … Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Những đặc điểm của sông Đà Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Ông thấy mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc. Ông phát hiện ra hình ảnh con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đá sông Đà bày trùng vi thạch trận, người lái đò trên sông là một người nghệ sĩ, một dũng sĩ, … đó chính là những biểu hiện sinh động cho nét đẹp nổi bật của sông Đà là hung bạo và trữ tình. Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kiến thức uyên bác; kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, trùng điệp và miêu tả, so sánh liên tưởng; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh; câu văn giàu nhạc điệu … Tất cả làm cho bài tùy bút sống động và hấp dẫn. 3.Nguyên nhân làm nên chiến thắng của ông lái đò Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống. Thứ hai, đây là chiến thắng của tài trí con người, của sự hiểu biết và kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghề sông nước. Từ cuộc chiến đấu ác liệt với thác dữ sông Đà, từ sự bình dị của những người lái đò sau chiến thắng (không lưu danh tên tuổi, “chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua”), có thể thấy Nguyễn Tuân đã khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp của những người lao động bình thường, âm thầm, giản dị nhưng đã và đang làm nên những kì tích lớn lao trong cuộc chiến với thiên nhiên hung dữ. Tuần 17, tiết 17 ÔN TẬP PHẦN ĐỌC VĂN HỌC KÌ I I.Mục tiêu cần đạt Nắm được những tri thức cơ bản về các tác giả và các tác phẩm văn học đã học, củng cố và hệ thống được những kiến thức đã học trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Hiểu được một cách cơ bản những kiến thức lí luận văn học về thể loại và phong cách văn học. Trau dồi kĩ năng đọc- hiểu và viết văn nghị luận. II.Tổ chức hoạt động dạy và học 1) Phạm Văn Đồng đã phát hiện “ánh sáng khác thường” nào trong cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? - “Ánh sáng khác thường” trong cuộc sống: nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn. - “Ánh sáng khác thường” trong quan điểm thơ văn: coi trọng nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với thời cuộc; trong thơ văn phải ngụ khen chê rõ ràng; thơ văn là vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và bọn tay sai, vạch trần và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. 2) Trình bày ngắn gọn về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến”? - Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng: Ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến”: Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”. 14 3) Trong đoạn trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm có sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian. Anh/chị hãy nhận xét về cách sử dụng và nêu ý nghĩa của việc sử dụng các chất liệu ấy? - Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: + Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc (miếng trầu; tóc bới sau đầu; cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần sàng, hòn than, con cúi, …). + Có ca dao, thành ngữ, câu hò: Yêu em từ thuở trong nôi; Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn; Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi, … + Có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích từ xa xưa (Trầu cau, sự tích Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái,…). - Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. 4) Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta- mình trong bài thơ “Việt Bắc”? - Đại từ xưng hô ta- mình hay được dùng trong ca dao. Ở bài thơ này, tác giả dùng hai đại từ ấy để gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình. (3 điểm) - Hai đại từ này được tác giả sử dụng rất biến hóa: “Mình về mình có nhớ ta”- mình: người cán bộ, ta: người Việt Bắc; “Mình đi mình lại nhớ mình”- mình, hai chữ đầu: người cán bộ; chữ cuối: cả người cán bộ và người Việt Bắc; … Cách sử dụng đại từ như thế thể hiện sự hòa quyện, gắn bó thắm thiết, không thể tách rời, son sắt thủy chung giữa những người kháng chiến với nhân dân, đất nước. 5) Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện ấy? Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Ông thấy mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc. Ông phát hiện ra hình ảnh con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đá sông Đà bày trùng vi thạch trận, người lái đò trên sông là một người nghệ sĩ, một dũng sĩ, … đó chính là những biểu hiện sinh động cho nét đẹp nổi bật của sông Đà là hung bạo và trữ tình. Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kiến thức uyên bác; kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, trùng điệp và miêu tả, so sánh liên tưởng; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh; câu văn giàu nhạc điệu … Tất cả làm cho bài tùy bút sống động và hấp dẫn. 6) Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào (nêu tên bản tuyên ngôn, tên nước, năm ra đời)? Cho biết mục đích của việc trích dẫn đó? - Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã trích dẫn: + Bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ. + Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791. - Mục đích của việc trích dẫn: + Nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. + Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh có cơ sở để suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Tuần 18, tiết 18 AI Đà ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? – Hoàng Phủ Ngọc Tường I.Mục tiêu cần đạt Thấy được tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với sông Hương, xứ Huế thân thương và đất nước. Hiểu được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí: lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình. II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Sông Hương trong đoạn trích “Ai 1.Sông Hương được so sánh với những hình ảnh đã đặt tên cho dòng sông”được - Sông Hương được tác giả so sánh với các hình ảnh về 15 Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh với các hình ảnh nào về người phụ nữ? Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca? -Trong bài viết, tên gọi “sông Hương” được giải thích như thế nào? Tác giả đã nói đến rừng già liên quan như thế nào với vẻ đẹp sông Hương? -Viết một văn bản biểu cảm về dòng sông, một di tích hay nét đẹp văn hóa – môi trường của quê hương em. người phụ nữ: + Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. + Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. + Người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. + Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. + Người tình dịu dàng và chung thủy (nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề …). + Người con gái dịu dàng của đất nước. - Những phẩm chất của sông Hương: + Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc (khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công). + Trong thơ ca, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ (sông Hương là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà thơ). 2. Tên gọi “sông Hương” gắn với huyền thoại kể rằng, người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm, vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. HỌC KÌ II Tuần 20, tiết 19 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu cần đạt Hs viết phần mở, kết bài hoặc một đoạn văn trong bài nghị luận xã hội (bài kiểm tra HKI) II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề: Hiện nay, có bạn trẻ chỉ tập trung cho Hs thực hiện yêu cầu trong khoảng 15’, thời gian còn việc học, xao lãng bổn phận với gia đình. lại là để thảo luận và sửa chữa bài tập. Bên cạnh đó, có bậc phụ huynh chú tâm đến (Giải thích thực trạng bộ phận giới trẻ sống ích kỉ, thiếu học tập của con mà thiếu giáo dục con về kĩ kĩ năng sống thực tế. Nguyên nhân: các bạn chỉ biết năng sống. Vì thế, các bạn trẻ sống ích kỉ, học tập cho bản thân; cha mẹ hi sinh tất cả để con được không biết quan tâm đến người khác. (Theo học… Tác hại: thế hệ trẻ đòi hỏi được phục vụ, thiếu Báo Long An, ngày 05-12-2013) đồng cảm, chia sẻ… Giải pháp khắc phục: cần giáo dục Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ kĩ năng sống cho học sinh. Bài học: bản thân hiểu đúng của anh/chị về hiện tượng trên. vai trò cách sống. Từ đó có phương hướng cụ thể để rèn luyện.) Tuần 21, tiết 20 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu cần đạt Hs viết phần mở, kết bài hoặc một đoạn văn trong bài nghị luận văn học (bài kiểm tra HKI) II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ Đề: a) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Hs thực hiện yêu cầu trong khoảng 15’, thời gian còn lại là “Sóng” của Xuân Quỳnh: để thảo luận và sửa chữa bài tập. “Con sóng dưới lòng sâu (3a. Nỗi nhớ trong tình yêu: choán ngợp mọi không gia, … khắc khoải mọi thời gian; chìm sâu trong tiềm thức. Thủy Hướng về anh- một phương” chung son sắt trong tình yêu. Nghệ thuật: thể ngũ ngôn; hình b) Phân tích vẻ đẹp của người lái đò trong tượng sóng đôi; hình ảnh, ngôn ngữ tha thiết, giọng thơ nồng tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, đoạn nàn. về cuộc giao tranh với thác dữ sông Đà để 3b. Hình ảnh người lái đò- một người lao động mang vẻ đẹp 16 làm rõ cảm nhận của Nguyễn Tuân/; “Tôi xin ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà”. (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục). phi thường: bằng trí dũng, tài hoa tuyệt vời đã chiến thắng “trùng vi thạch trận”. Hình ảnh người lái đò- một người lao động mang vẻ đẹp bình thường: ung dung sau chiến thắng, không bận tâm đến chuyện vượt thác. Nghệ thuật: liên tưởng, tưởng tượng độc đáo; ngôn ngữ giàu hình ảnh; vận dụng tri thức đa ngành sáng tạo.) Tuần 22, tiết 21 VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài I.Mục tiêu cần đạt Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm dưới ách thống trị của bọn phong kiến thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 73). II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Trong tác phẩm, 1.Chi tiết nghệ thuật “tiếng sáo” trong tác phẩm tiếng sáo được -Tiếng sáo có nhiều cung bậc: khi xa, khi gần, khi “lấp ló”, khi “thiết tha bổi miêu tả như thế nào hổi”, khi “lơ lửng”, khi “rập rờn”. và có ý nghĩa gì? -Diễn tả sinh động, tinh tế những biến thái tình cảm, suy tư của Mị. Tiếng sáo đã đánh thức niềm khát khao sống, yêu đương trong tâm hồn tưởng như đã nguội lạnh của Mị: Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người thổi sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, đám chơi. -Tiếng sáo là chi tiết đặc tả nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Tây Bắc; chứng tỏ tác giả gắn bó sâu sắc và rất yêu quý mảnh đất này. -Nhận xét về tư 2.Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm tưởng nhân đạo của -Lên án những thế lực phong kiến, thực dân tàn ác chà đạp lên quyền sống của tác phẩm? con người; cảm thông với số phận đau khổ của nhân dân vùng cao Tây Bắc, khẳng định con đường đi tới cách mạng của họ. -Phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân miền núi, khẳng định sức sống tiềm tàng cũng như khát vọng hạnh phúc chân chính của họ. -Tác giả thực sự đồng cảm, thấu hiểu cuộc sống và tâm hồn của người dân miền núi Tây Bắc: tính cách, số phận con người được nhìn nhận không chỉ từ góc độ giai cấp mà còn từ góc độ văn hóa thẩm mĩ. 3.Những biểu hiện của hương vị miền núi Tây Bắc trong truyện -Phân tích những -Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng, đầy màu sắc rực rỡ của cỏ gianh biểu hiện của vàng ửng, của những chiếc váy hoa sặc sỡ, của những quả bí ngô chín đỏ,… với hương vị miền núi những tiếng cười vang vọng, những tiếng sáo tha thiết trên các đồi nương trong Tây Bắc trong tác những đêm hội mùa xuân, … phẩm? -Những phong tục tập quán riêng của Tây Bắc: lễ sinh tiền, tục bắt con gái làm vợ, những cảnh vui xuân trên bản, cảnh nam nữ hò hẹn hát giao duyên, … - Những con người cần mẫn, hồn hậu, tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, kín đáo thầm lặng, nhưng cũng dồi dào khát vọng và quyết liệt trên con đường tìm kiếm tự do, hạnh phúc. Tuần 23, tiết 22 VỢ NHẶT – Kim Lân I.Mục tiêu cần đạt Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết. Thấy được một số nét đặc 17 sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74). II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Câu hỏi 2 SGK tr 33 1.Câu hỏi 2, SGK tr 33 - Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, vì: một người dân nghèo, ngụ cư, ế vợ như Tràng giữa nạn đói khủng khiếp tự nuôi thân đã khó lại còn lấy được vợ. - Tình huống truyện độc đáo: Trong tình cảnh đói khát khủng khiếp, người ta chết đói đầy đường, bản thân Tràng cũng đang trong cảnh đến nuôi thân còn chẳng xong, bỗng nhiên lại có vợ theo không về. - Tình huống này diễn tả được tính chất khủng khiếp của nạn đói khiến cho cái giá của con người chỉ bằng “cái rơm, cái rác”, có thể nhặt được nơi đầu dường, xó chợ. Thể hiện được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin ở sự sống, ở tương lai của người dân lao động hết sức mãnh liệt nên dám chấp cả nạn đói ghê gớm có thể đem cái chết đến cho mọi nhà, mọi người. -Không khí của nạn đói 2. Không khí của nạn đói khủng khiếp năm 1945… khủng khiếp năm 1945 Người chết như ngã rạ. Người đói lũ lượt đội chiếu đi ngoià đường, “mùi ẩm được tác giả gợi lên thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, “Tiếng quạ … gào lên từng hồi thê bằng những chi tiết nào? thiết”, tiếng hờ khóc và mùi khói các đống rấm trong những nhà có người chết đói, bà cụ Tứ thỉnh thoảng lại thở dài và che giấu những giọt nước mắt, … - Giải thích nhan đề “Vợ 3. Giải thích nhan đề “Vợ nhặt”… nhặt”? Qua hiện tượng Vợ nhặt không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin “nhặt được vợ” của theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là “nhặt được vợ”. Tràng, anh (chị) hiểu gì Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận về tình cảnh và thân tủi nhục của người nông dân nghèo; cái giá của con người chưa bao giờ lại rẻ phận của người nông rúng đến như vậy trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. dân nghèo trong nạn đói 4. Ở phần cuối truyện “Vợ nhặt”, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, khủng khiếp năm 1945? trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó? Ở phần cuối truyện “Vợ nhặt”, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, - Ở phần cuối truyện trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh: “đám người đói và “Vợ nhặt”, khi nghe lá cờ đỏ bay phấp phới …”. tiếng trống thúc thuế Ý nghĩa của những hình ảnh đó: dồn dập, trong suy nghĩ - Tràng đã nghĩ đến những người đói được Việt Minh phá kho thóc Nhật của nhân vật Tràng hiện chia cho. Lá cờ đỏ gắn với ước mơ, tín hiệu dự báo về một sự đổi đời… lên những hình ảnh nào? - Những hình ảnh đó tạo kết thúc mở cho tác phẩm; gợi ra xu hướng phát Cho biết ý nghĩa của triển theo chiều hướng tích cực của tác phẩm: Khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ những hình ảnh đó? cùng đường, thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Tuần 24, tiết 23 RỪNG XÀ NU– Nguyễn Trung Thành I.Mục tiêu cần đạt Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù. Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm … Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74), giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu tr 39, 40). II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Vẻ đẹp và ý nghĩa 1.Vẻ đẹp và ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh rừng xà nu 18 biểu tượng của hình ảnh rừng xà nu? - Vì sao nói Tnú là người có tính gan góc, dũng cảm, mưu trí? - Chứng minh Tnú là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng Cây xà nu không chỉ gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nnguyên mà nó còn tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. - Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù tượng trưng cho những mất mát, đau thương vô bờ mà dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung đã phải trải qua trong cuộc chiến đấu. - Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt, sự bất khuất, kiên cường và sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến mất còn với kẻ thù. - Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lí tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến. - Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. 2. Tnú là người có tính gan góc, dũng cảm, mưu trí (Hs căn cứ vào tác phẩm tự trả lời) 3. Chứng minh Tnú là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng (Hs căn cứ vào tác phẩm tự trả lời) Tuần 25, tiết 24 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – Nguyễn Thi RỪNG XÀ NU– Nguyễn Trung Thành VỢ NHẶT – Kim Lân I.Mục tiêu cần đạt - Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: trần thuật đặc sắc, xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ. Rèn kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74). - Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù. Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm … Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản tự sự. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74), giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu tr 39, 40). - Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết. Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 74). II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ - Tóm tắt truyện 1.Tóm tắt truyện “Rừng xà nu” “Rừng xà nu”? (Hs tự tóm tắt) - Cảm nhận của 2. Nhan đề “Những đứa con trong gia đình” anh/chị về nhan đề Đặc sắc của truyện là đã dựng nên được hình tượng những con người “Những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc trong gia đình”? sâu sắc, thủy chung son sắt với cách mạng. Các thành viên trong gia đình ấy gắn bó với nhau trong tình cảm ruột thịt sâu nặng. Người nào cũng có những nét 19 riêng, không thể lẫn nhưng lại cùng mang những nét thống nhất về bản chất. Đó là lòng căm thù giặc sâu sắc; gan góc, dũng cảm trong chiến đấu, khao khát được đánh giặc cứu nước; giàu nghĩa tình, thủy chung son sắt với gia đình, quê hương và cách mạng. - Cho biết ý nghĩa 3. Nhan đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nhan đề truyện Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa ngắn “Chiếc thuyền cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian ngoài xa”? sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài. Trước đây, chồng chị là một người hiền lành, lấy chị - một người đàn bà xấu xí, cuộc sống gia đình đông con, khó kiếm ăn, túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không bao giờ thấy được. Phùng đã chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một “vẻ đẹp đơn giản và toàn bích”, “một chân lí của sự toàn thiện”. Nhưng khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ”, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã “kinh ngạc” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất”. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra. Tuần 26, tiết 25 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA –Nguyễn Minh Châu I.Mục tiêu cần đạt Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện được một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 75). II.Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ -Tóm tắt truyện? 1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh (Hs tự trả lời) - Một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm -Phùng đã phát mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào … Với hiện những cảnh người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa dựng chân lí của sự hoàn thiện, làm dấy tượng gì khi anh lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột đến một vùng rửa, thanh lọc. ven biển miền - Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông trung để làm to lớn, dữ dằn), phi nhân tính (người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa nhiệm vụ? Ý con thương mẹ đã đánh lại cha, …) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng ngơ nghĩa của các ngác không tin vào mắt mình. phát hiện ấy? Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. - Câu chuyện của 2. Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về: người đàn bà đã Người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, giúp cho Phùng sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); hiểu ra điều gì về về người chồng của chị (bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh các nhân vật và án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa về chính mình? nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ). -Ý nghĩa của 3.Ý nghĩa của truyện truyện? Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan