Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án tích hợp liên môn vật lý 8 bài 9 áp suất khí quyển...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn vật lý 8 bài 9 áp suất khí quyển

.DOC
15
4291
120

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG THCS TÂN MAI Địa chỉ: số 147 phố Tân Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Năm học 2014 – 2015 Phiếu thông tin về nhóm giáo viên dự thi Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội Phòng giáo dục và đào tọa quận Hoàng Mai Trường THCS Tân Mai Địa chỉ: 147 Tân Mai Điện thoại: Email: [email protected] Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: Nguyễn Doãn Minh Ngày sinh: 06/10/1984 Môn: Vật lý Điện thoại: 0169 2599 041 Email: [email protected] 2. Họ và tên: Phạm Thị Thu Trang Ngày sinh: 02/09/1984 Môn: Vật lý Điện thoại: 0982 110 209 Email: [email protected] 3. Họ và tên: Phú thị Ngọc Phúc Ngày sinh: 17/05/1993 Điện thoại: 0946609082 Email: [email protected] Môn: Vật lý PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn Địa lý, Toán học và Sinh học vào giảng dạy môn Vật lý bài: “Áp suất khí quyển” môn Vật lý 8 2. Mục tiêu dạy học Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến kiến thức vật lí. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến các hoạt động của con người đó là “Áp suất khí quyển”. Để góp phần vào việc giải thích các hiện tượng liên quan đến Áp suất khí quyển, nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn học toán, sinh, địa, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề về áp suất khí quyển trong cuộc sống. * Kiến thức tích hợp + Môn Vật lý: Giúp các em nắm được và hiểu rõ sự tồn tại của áp suất khí quyển trong đời sống, đặc điểm của áp suất khí quyển và độ lớn trung bình của áp suất khí quyển + Môn sinh học: Biết được các nguy cơ về sức khỏe khi thay đổi độ cao một cách đột ngột + Môn địa lý: - Biết được vị trí địa lí của “ dãy núi Himalaya” trên thế giới. - Biết được nguyên nhân gây ra gió là sự chênh lệch khí áp trên bề mặt trái đất + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kỹ năng sống: Biết được tác động của con người, làm ô nhiễm môi trường và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường * Kỹ năng: - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. * Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường xung quanh - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. 3. Đối tượng dạy học của bài học *Đối tượng dạy học là học sinh khối 8 - Số lượng học sinh: 125 em - Số lớp thực hiện: 03 lớp * Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Vật lý 8 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. - Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra. - Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Áp suất khí quyển” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan đến áp suất, áp suất chất lỏng - Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn địa lý, Sinh học, Toán học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Vật lý trong đó có kiến thức về “Áp suất khí quyển” . Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn Vật lý để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ. 4. Ý nghĩa của bài học Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu * Giáo viên: - 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, một hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ. - Hình ảnh về ô nhiễm môi trường, đỉnh núi Everest, khí quyển. - Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word - Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh. - Kiến thức địa lí về dãy núi Himalaya và đỉnh núi everest - Kiến thức sinh học về bệnh áp huyết và thấp khớp - Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác. * Học sinh: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học - 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 ống thủy tinh, bảng phụ, hộp sữa đã uống hết, bán cầu mác đơ buốc bằng cao su * Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Đối với bài “Áp suất khí quyển” giáo viên thực hiện theo các bước sau: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản. - Hiểu được vì sao áp suất khí quyển càng lên cao càng giảm - Nắm được cách tính áp suất khí quyển và độ lớn trung bình của áp suất khí quyển 2. Kỹ năng: - Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển. 3. Thái độ: Học sinh cần có thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. - Yêu thích môn học. - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kiến thức liên quan. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm:1 cốc nước, 1 ống thuỷ tinh - Máy chiếu, máy projector 2. Học sinh - Kiến thức liên quan IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: A. Tổ chức lớp: (2’) + ổn định trật tự lớp + Kiểm tra sĩ số lớp + Yêu cầu cán bộ lớp báo cáo kết quả kiểm tra bài tập về nhà của HS trong lớp. B. Tổ chức hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Đặt vấn đề (5’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - GV: ? Nêu công thức tính áp suất chất - HS: lên bảng làm lỏng, giải thích các đại lượng trong công thức? ? Chữa bài tập 8.1 - GV: tiến hành thí nghiệm như phần tình huống ? Có hiện tượng gì xảy ra? - HS: quan sát và trả lời TIẾT 12 BÀI 9 - GV: Tại sao nước trong cốc không bị chảy ra ngoài? - HS: suy nghĩ QUYỂN - GV: Để trả lời câu hỏi này ta vào bài hôm nay => Vào bài ÁP SUẤT KHÍ - HS: ghi bài * Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển (15’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Mục tiêu: nắm được sự tồn tại của áp suất I. Sự tồn tại của khí quyển áp suất khí quyển - Đặt câu hỏi: Lớp chất khí bao quanh Trái - HS: nghe Đất có tên là gì? =>Trình chiếu slide giới thiệu về lớp khí quyển của Trái Đất. => Lớp khí quyển này tác dụng áp suất lên mọi vật trên Trái Đất. - GV: ? Tại sao có sự tồn tại của áp suất khí quyển - HS: suy luận: Không khí có trọng lượng -> gây ra áp suất chất khí lên các vật trên Trái Đất -> áp suất khí quyển - HS: ghi bài - GV: Để chứng minh cho sự tồn tại của áp suất khí quyển chúng ta sẽ cùng nhau đi làm một số thí nghiệm - GV: yc HS đọc thí nghiệm 1 và thảo luận nhóm giải thích hiện tượng (chiếu hình 9.2) - HS: đọc, quan sát và - GV: có thể gợi ý: ? Nếu không có áp suất khí quyển bên ngoài hộp thì có hiện tượng gì xảy ra với hộp -GV: yêu cầu đại diện 2 nhóm bất kỳ trình giải thích 1. Thí nghiệm 1: - Hiện tượng: hộp bị méo - Giải thích: áp suất bày và các nhóm khác nhận xét khí quyển bên + Nếu chỉ có áp suất ngoài lớn hơn áp bên trong mà không có suất bên trong hộp áp suất bên ngoài hộp thì hộp sẽ phồng ra và vỡ. + Hút sữa ra -> áp suất trong hộp giảm, hộp bị - GV chốt lại: có áp suất từ ngoài tác dụng vào theo nhiều phía méo -> do áp suất khí - Hiện tượng: nước quyển bên ngoài lớn không tụt xuống hơn áp suất trong hộp. - GV: yc HS đọc và nêu dụng cụ thí nghiệm 2 - GV: yc hs tiến hành thí nghiệm nhóm theo các bước sau đó nêu hiện tượng xảy ra và giải thích vào bảng phụ - GV: thu bảng phụ của các nhóm, yêu cầu đại diện nhóm trình bày và giải thích, nhóm khác nhận xét - GV: nếu hs không giải thích được thì GV - HS: đọc và nêu dụng cụ - HS: hoạt động nhóm - HS: đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. + áp suất chất lỏng và áp suất của khí quyển có thể gợi ý: ? Tại đầu ống nghiệm, nước chịu tác dụng + pcl = p0 của máy áp suất? (gv chiếu hình vẽ lên màn hình) ? Chất lỏng không chuyển động chứng tỏ điều gì? 2. Thí nghiệm 2: - Giải thích 3. Thí nghiệm 3: ? Tương tự gv yc HS giải thích câu C3 - HS: tiến hành thí - GV: yc HS đọc thí nghiệm 3 và giải thích nghiệm, thảo luận nhóm và giải thích: hiện tượng xảy ra + áp suất bên trong quả cầu bằng 0. áp suất bên ngoài bằng áp suất khí quyển đã ép hai nửa quả cầu lại, pngựa< p0 nên không kéo được 2 bán cầu. * Hoạt động 3: Giới thiệu về thí nghiệm của Tô-ri-xen-li và độ lớn của áp suất khí quyển (15’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Mục tiêu: - Sử dụng kiến thức môn toán tính được giá trị của áp suất khí quyển ở bề mặt trái đất II. Độ lớn của áp - Vận dụng kiến thức sinh học để giáo dục về sự nguy hại đến sức khỏe khi áp suất khí quyển thay đổi 1. Thí nghiệm Tô- suất khí quyển ri-xe-li - Sử dụng kiến thức địa lý biết được dãy Himalaya và đỉnh núi Everest ở đâu? - Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường. - GV: Thông báo: càng lên cao không khí càng loãng do đó d của không khí thay đổi - HS: nghe theo độ cao và ta không thể xác định chính xác độ cao của lớp khí quyển. Vì vậy không thể dùng công thức tính áp suất chất lỏng p=d.h để tính áp suất khí quyển. - GV: thông báo: nhà bác học Tôrixenli là người đầu tiên đo được độ lớn của áp suất khí quyển là khoảng 105Pa. 2. Độ lớn của áp suất khí quyển => chiếu slide giới thiệu cách làm của tô-rixen-li - Thông báo: ta sẽ cùng vận dụng kiến thức của bài trước để cùng phân tích cách làm của Tôrixenli => GV yêu cầu hs tiến hành theo nhóm + yêu cầu học sinh phân tích áp suất tác - HS tiến hành và báo dụng vào điểm A ở mặt thủy ngân ngoài cáo kết quả bằng bảng chậu và điểm B ngang với điểm A ở trong p0  105Pa ống nghiệm phụ + Yêu cầu học sinh dựa vào đặc điểm của áp suất chất lỏng và kiến thức toán học để tính ra áp suất tại điểm A => tích hợp kiến thức về áp dụng công thức toán học + yêu cầu 1 nhóm lên trình bày kết quả và - HS tiến hành các nhóm khác nhận xét => chốt lại độ lớn của áp suất khí quyển ở mặt đất - HS ghi bài - GV: thông báo: càng lên cao mật độ không khí càng giảm => áp suất khí quyển càng giảm => điểu gì sẽ xảy ra khi ta ở độ cao lớn? - HS trả lời - GV: hỏi học sinh về đỉnh núi Everest => tích hợp kiến thức về địa lý - HS quan sát => chiếu hình ảnh đỉnh núi Everest và giới thiệu về đỉnh núi này - Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường từ hình ảnh rác trên đỉnh núi Everest => tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kỹ năng sống cho học sinh -HS quan sát và lắng - Đặt câu hỏi: vậy khi trèo lên đỉnh núi nghe everest rồi lại leo xuống thì có ảnh hường gì đến sức khỏe?? => giới thiệu về các nguy cơ về sức khỏe có thể xảy ra khi thay đổi áp suất khí quyển. từ đó giáo dục cho học sinh ý thức tập luyện thể thao và bảo vệ sức khỏe bản thân => tích hợp giáo dục kiến thức môn sinh học Hoạt động 4: củng cố và dặn dò (3` ) - Chiếu sơ đồ tư duy củng cố bài học - Dặn dò học sinh: -Trả lời và làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT -Đọc thêm phần “có thể em chưa biết” Hoạt động 5: Kiểm tra đánh giá sau tiết học(5‘) Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập kiểm tra nhanh trong 5 phút vào giấy như phiếu sau: Họ và tên: ........................................ Lớp: .................................... Kiểm tra 5 phút Câu 1: Nêu một số hiện tượng chứng tỏ áp suất khí quyển có tồn tại? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 2. Tại sao các cầu thủ của Brazil khi đến Boolivia (cao hơn mức nước biển 2500m) thi đấu lại mất sức rất nhanh? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .Các hoạt động dạy học diễn ra theo bài soạn, nhưng giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài để giúp học sinh tích hợp tốt kiến thức của các môn học khác hiểu sâu hơn, rõ hơn hiện tượng cần giải quyết trong hoạt động 3. Để dạy hoạt động 3 ta cần: - Sử dụng kiến thức môn toán để tính toán ra độ lớn của áp suất khí quyển - Vận dụng kiến thức địa lý để nêu vị trí và đặc điểm của đỉnh núi Everest - Vận dụng kiến thức sinh học giáo dục về sức khỏe và tập luyện sức khỏe - Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau. Câu 1: Nêu một số hiện tượng chứng tỏ áp suất khí quyển có tồn tại? Câu 2. Tại sao các cầu thủ của Brazil khi đến Boolivia (cao hơn mức nước biển 2500m) thi đấu lại mất sức rất nhanh? Kết quả thu được như sau: Số lượng học sinh trả lời chính xác Câu 1 112/125 Tỉ lệ(%) 89,6% Nhận xét - Học sinh đã nắm được một số hiện tượng cơ bản trong đời sống có liên quan đến áp suất khí quyển - Các hiện tượng học sinh đưa ra chưa đa dạng, đòi hỏi có thêm thời gian và quá trình tìm hiểu các hiện tượng - Học sinh đã biết liên hệ giữa việc chênh lệch áp suất khí quyển do độ cao với sức khỏe của con người Câu 2 108/125 86,4% - Một số học sinh còn chỉ rõ vị trí địa lý của Brazil và Bôlivia - Sự liên kết trong việc trình bày bài chưa cao * Học sinh. Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. 8. Các sản phẩm của học sinh Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy đa số học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biệt các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài và đã đạt kết quả như trên. Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Vật lý nói chung và bài “Áp suất khí quyển” nói riêng đối học sinh lớp 8 năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2014 -2015 đối với học sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,7,9. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146