Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Giáo án tích hợp liên môn sinh học 9 chủ đề “môi trường và các nhân tố sinh thái...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn sinh học 9 chủ đề “môi trường và các nhân tố sinh thái

.DOC
20
1780
68

Mô tả:

Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 Phụ lục III PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. Tên dự án dạy học: CHỦ ĐỀ: “MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI” (2 tiết). * Liên môn: - Môn Sinh học: Bài 21, bài 22, bài 23, bài 29, Bài 41, bài 53 và bài 54 lớp 9 - Môn Giáo dục công dân: + Bài 14 lớp 7. + Bài 15 lớp 8. - Môn Địa lí: + Bài 38 lớp 8. + Bài 18 và bài 9 lớp 6 - Môn Lịch sử: Bài 8 và bài 9 lớp 6 - Môn Hóa học: Bài 52 lớp 9 II. Mục tiêu dạy học: 1. Về kiến thức: * Sau khi học xong chủ đề này học sinh phải: - Hiểu được khái niệm chung về môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật. - Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh. * Thông qua chủ đề các em: - Nắm được thế nào là ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô nhiễm. (Kiến thức bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường) - Nắm được tại sao khi trồng nhiều cây xanh lại hạn chế ô nhiễm môi trường. (Kiến thức bài 52 Hóa học 9: Tinh bột và xenlulozơ Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 1 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - Thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường do tác nhân vật lí và hóa học gây ra dẫn đến hiện tượng đột biến và một số bệnh, tật di truyền ở người nói riêng và sinh vật nói chung. (Kiến thức bài 21, 22, 23 và 29 Sinh học 9 đó là: Đột biến gen; Đột biến cấu trúc; Đột biến số lượng NST; Bệnh và tật di truyền ở người). Từ đó nêu được vai trò của đột biến đối với sinh vật. - Giải thích được vì sao cần phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. (Kiến thức bài 15 trong Giáo dục công dân 8 là Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại). - Giải thích được tại sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Kiến thức bài 14 trong GDCD 7 là Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và bài 38 Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Địa Lí 8). - Giải thích được vì sao có sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, và nhiệt độ không khí. ( Kiến thức bài 18 trong Địa lí 6 là Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí). - Con người tác động đến môi trường qua những thời kì nào. (Kiến thức bài 8, 9 trong Lịch Sử 6 là Thời Nguyên thủy và bài 53 Sinh học 9 Tác động của con người tới môi trường). - Giải thích được hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”. (Kiến thức bài 9 trong Địa Lí 6 là Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa). * Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính mỗi chúng ta. 2. Về kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề. - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế - Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 2 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường. - Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn… 3. Thái độ: * Qua chuyên đề: - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Yêu quê hương đất nước và trân trọng quá khứ. - Giúp HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Sinh học cũng như các môn khoa học khác như: Địa lí, Giáo dục công dân, lịch sử… III. Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh khối và 9 THCS Tam Hưng – Thanh Oai – Hà Nội. IV. Ý nghĩa của dự án: - Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. Vì dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại. - Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một cách có hệ thống và logic. - Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn V. Thiết bị dạy học, học liệu: 1. Đối với giáo viên (GV): * Bảng phụ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 3 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 * Một số tranh và hình ảnh. * Clip về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. * Bút dạ, bút chỉ. * Sách giáo khoa và giáo viên: Sinh 9, Địa 6 và 8, Sử 6 và Giáo dục công dân 7, 8 * Phòng bộ môn có máy tính, máy hất, màn hình... * Việc thiết kế GAĐT được chuẩn bị như sau: Bước 1: GV tiến hành soạn giáo án như giảng dạy bình thường trên lớp theo đúng mẫu qui định của tổ chuyên môn và sự thống nhất chung của Sở giáo dục. Bước 2: Tiến hành soạn GAĐT để giảng dạy trên lớp bằng máy Projector. - Xác định nội dung bài dạy, phần kiến thức cần ghi bảng để HS theo dõi bài, từ đó tính toán các slide (trang) tương ứng. - Tiến hành soạn nội dung bài vào các Slide và chọn cách trình chiếu thích hợp. Bước 3: Yêu cầu chung cho việc chuẩn bị GAĐT bằng các Slide: - Yêu cầu chung: + Vận dụng CNTT phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học. Khi không dùng chúng ta chỉ cần bấm vào chữ (B) trên bàn phím là màn hình tắt còn muốn dùng tiếp chúng ta lại bấm vào chữ (B) là màn hình lại bật. + GAĐT không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, các khâu của quá trình dạy học. + GAĐT giúp GV tiết kiệm thời gian, góp phần thể hiện đồ dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho GV, trình chiếu các tư liệu dạy học mà GV dùng để minh hoạ cho bài học. + Không lạm dụng CNTT vào giờ dạy mà làm mất đi sự lôgic của một giờ Sinh học. - Yêu cầu với việc thiết kế từng Slide: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 4 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 + Nền Slide thường sử dụng màu sáng nhạt, không nên sử dụng màu quá tương phản với các đối tượng trình bày. Nên sử dụng nền trắng, màu chữ đen hoặc xanh đậm, tác động vào mắt HS. Nếu sử dụng nền xanh thẫm thì phải dùng chữ màu trắng thì chữ mới rõ khi chiếu các Slide này qua máy Projector. + Font chữ và màu chữ: Nên dùng một loại font chữ phổ biến là Times New Roman, chân phương, đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, chữ thường một cách hợp lí. Cỡ chữ thường từ 24 trở nên, phối hợp nhiều nhất là ba màu chữ để làm rõ các nội dung trọng tâm khác nhau. Sử dụng các bacgroud (khung, nền) thống nhất trong toàn bộ các Slide. Khai thác và sử dụng tiện ích Powerpoint là hết sức thuận lợi trong giảng dạy Sinh học nhưng phải phù hợp với nội dung bài dạy và không nên quá lạm dụng. 2. Đối với học sinh (HS): * Chuẩn bị bút dạ. * Sách giáo khoa. * Tìm hiểu thông tin về môi trường và các nhân tố sinh thái trong các môn học: Sinh 9, Địa lí 8 và 6, Giáo dục công dân 8 và 7, Lịch sử 6. VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. 1. Ổn dịnh tổ chức: 2. Bài mới: Như các em đã biết giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ khăng khít với nhau và các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường. Tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Để hiểu rõ mối quan hệ này từ đó giúp con người đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu và phát triển bền vững thì cô mời các em đi nghiên cứu: Dạy học tích hợp các môn: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 5 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 Sinh học, Địa Lí, Giáo dục công dân, Lịch Sử, Hóa học và Ứng dụng CNTT. Thông qua chủ đề: “Môi Trường và các nhân tố sinh thái” . HOẠT ĐỘNG 1: Môi trường sống của sinh vật : - GV: Chiếu tranh con Hươu lên màn hình, yêu cầu HS quan sát và liệt kê tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến con Hươu trong hình. - HS: Làm việc cá nhân, quan sát nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến con Hươu là: Đất, ánh sáng, con người, giun sán, nước, không khí, thú dữ, cây cỏ... - GV: Chiếu đáp án sơ đồ những yếu tố tác động tới con Hươu và giảng cho các em biết tất cả các yếu tố đó tạo lên môi trường sống của con Hươu. Vậy môi trường sống là gì? - HS: Chú ý lắng nghe. Từ sơ đồ đó các em khái quát thành môi trường sống của sinh vật. - GV: Kết luận và ghi bảng. - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - GV: Chiếu một số hình ảnh về động vật, thực vật. Yêu cầu HS hoàn thành bảng 41.1 về môi trường sống của sinh vật. - HS: Quan sát và liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 41.1 theo nhóm (4 nhóm). Đại diện 2 nhóm lên trình bày, 2 nhóm còn lại đối chiếu với kết quả của nhóm mình để nhận xét và bổ sung nếu có. - GV: Chiếu đáp án. - HS: Phân tích từ đáp án để phân chia thành 4 loại môi trường sống chủ yếu. - GV: Kết luận và ghi bảng. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất - không khí. + Môi trường trong đất. + Môi trường sinh vật. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 6 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - GV: Kiểm tra lại sự tiếp thu kiến thức về phân loại môi trường bằng cách chiếu tranh câm mô tả môi trường sống của sinh vật, gọi một em lên chỉ các loại môi trường của sinh vật - 1 em lên chỉ các em còn lại chú ý lắng nghe, sau đó nhận xét. - GV tích hợp: (Kiến thức bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường) - GV: Em hãy cho biết tình hình môi trường hiện nay thông qua? - GV chiếu câu truyện ngắn: ”CON RÙA VÀNG” lên màn hình và gọi 1 em đọc to rõ ràng cho cả lớp nghe. Chuyện kể rằng: Vào một ngày chủ nhật trời nắng nóng, một tốp học sinh đang đi dạo quanh hồ thì nhìn thấy một chú rùa vàng nổi lên mặt nước. Các em dừng lại quan sát. Rùa vàng đang bơi và cố tìm cách lên bờ, trông nó thật vất vả mà không tìm được lối lên. Một học sinh đi lại gần rùa, cúi xuống đua tay ra định giúp rùa, xong cậu ta đứng phắt dậy. Có tiếng hỏi: - Sợ à! Sợ gì để tớ! Cậu kia đáp - Không sợ rùa mà sợ mùi hôi thối! Anh bạn kia vừa cúi xuống, còn xa mới tới mặt nước rùa đang bơi, nhưng cũng vội đứng lên ngay vì không chịu nổi mùi nước hồ xông lên. Đúng vậy nước hồ thối quá, đi thôi! Mọi người nhìn hồ chới với, ai cũng cảm nhận như là rùa đang trách cứ mình - 1 HS lên đọc các em còn lại chú ý lắng nghe để hiểu được thông điệp về môi trường mà câu truyện mang tới. - GV: qua câu truyện hình ảnh rùa và nước nói lên điều gì? - HS thấy được môi sống của sinh vật đang bị ô nhiễm trầm trọng. - GV: đưa ra một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường - HS: từ hình ảnh các em thấy được không chỉ có môi trường nước bị ô nhiễm mà các loại môi trường đều bị ô nhiễm. Từ đó các em hình thành khái niệm ô nhiễm môi trường là gì? - GV: kết luận và ghi bảng. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất lí học, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 7 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - GV: Vậy tính chất lí học, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi thì dẫn đến hiện tượng gì? - GV tích hợp: Kiến thức bài 21, 22, 23 trong Sinh học 9 là hiện tượng Biến dị và đưa ra sơ đồ khái quát và giảng sơ đồ. - HS: quan sát chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. - GV: Đưa ra một số hình ảnh đột biến ở người và động vật - HS: qua hình ảnh thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường và liên hệ đến nạn nhân chất độc màu da cam và tại sao ở Phú thọ lại có làng được gọi là làng ung thư - GV tích hợp: Kiến thức bài 15 trong Giáo dục công dân 8 là Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. - HS: Liệt kê các vụ cháy nổ mà em biết. - GV: cung cấp cho các em 2 vụ gần đây nhất là: vụ nổ nhà máy sản xuất pháo hoa ở Phú Thọ và vụ nổ nhà ông Phương khói lửa ở quận 3. - GV: chiếu 1 số hình ảnh về các vụ cháy nổ. Vậy nguyên nhân là do đâu? - HS: nêu được nguyên nhân chủ yếu là do con người - GV: kết luận ghi bảng - Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra còn do một số hoạt động của tự nhiên. - GV tích hợp: Kiến thức bài 29 trong Sinh học 9 là Bệnh và tật di truyền ở người. - HS: nêu hậu quả của ô nhiễm môi trường. - GV: kết luận ghi bảng - Gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. ? Em hãy kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người. - GV: Chiếu 1 đoạn clip về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - HS: Theo dõi ghi nhớ thông tin từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường. - GV: Cung cấp thêm tranh ảnh một số biện pháp bảo vệ môi trường ở những địa phương khác để các em học tập. - HS: Quan sát → từ đó áp dụng đối với địa phương mình. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 8 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - GV: Kết luận ghi bảng. - Biện pháp bảo vệ ô nhiễm môi trường: + Chống sản xuất, sử dụng vũ khí hạt nhân. + Tích cực trồng cây xanh + Tuyên truyền + Hạn chế phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... - GV: Nêu câu hỏi tại sao phải tích cực trồng cây xanh? GV tích hợp kiến thức bài 52 trong Hóa học 9: Tinh bột và xenlulozơ HS: Nêu được CO2 tham gia vào quá trình quang hợp theo phản ứng.     6nCO2 + 5nH2O (-C6H10O5-)n + 6nO2 Do vậy lượng CO2 trong không khí giảm. - GV tích hợp kiến thức bài 14 trong GDCD 7 là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và bài 38 bào vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam địa lý 8: - GV: Đưa ra câu vấn đề tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - HS: Dựa vào kiến thức ở phần trên kết hợp với hiểu biết thực tế và nêu được môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm và tài nguyên thiên nguyên ngày càng cạn kiệt, điều quan trọng các em thấy được bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên chính là bảo vệ môi trường sống của mỗi chúng ta từ đó các em rút ra được môi trường có ý nghĩa và vai trò gì? - GV: Kết luận và ghi bảng: Clorophin,ánhsáng - Vai trò của môi trường: + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hoá xã hội . + Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức + Tạo cuộc sống tinh thần làm cho con người vui tươi khoẻ mạnh . - GV: Cho HS quan sát lại tranh đáp án các yếu tố ảnh hưởng đến con Hươu và GV giảng những yếu tố ảnh hưởng đến con Hươu người ta gọi là nhân tố sinh thái. - GV: Nêu vấn đề, vậy thế nào là nhân tố sinh thái? các em đi nghiên cứu hoạt động 2. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 9 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 HOẠT ĐỘNG 2: Các nhân tố sinh thái của môi trường. - HS: Dựa vào đáp án khái quát thành khái niệm nhân tố sinh thái. - GV: Kết luận và ghi bảng. - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật - GV: Yêu cầu các em phân chia các nhân tố sinh thái trên thành các nhóm (dựa vào những điểm khác nhau). - HS: Dựa vào sự sống của các yếu tố hoặc khả năng lớn lên, sinh sản... để phân chia Nhóm không sống: Ánh sáng, nhiệt độ, không khí... nhóm cơ thể sống: Thực vật, thú dữ, giun sán... - GV: Kết luận và ghi bảng. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 3 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình... + Nhân tố hữu sinh (Nhân tố sinh vật): VSV, nấm, động vật, thực vật, + Nhân tố sinh thái: con người - HS: Giải thích tại sao con người được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái riêng - GV: Đưa ra câu hỏi: Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí diễn ra như thế nào? - GV tích hợp: Kiến thức bài 18 trong Địa lí 6 là Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. - GV: Chiếu thông tin dự báo thời tiết của một ngày lên màn hình - HS: Quan sát kết hợp với thực tế hàng ngày trên ti vi, đài phát thanh về dự báo thời tiết để đưa ra khái niệm thời tiết, khí hậu là gì? - GV: Kết luận và ghi bảng. - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. - khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 10 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - GV: Hỏi vậy thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của con người. - HS: Suy nghĩ nêu được: Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người từ ăn, mặc, ở cho đến các hoạt động sản xuất. - GV: Chiếu hình ảnh quá trình nóng lên của trái đất - HS: Theo dõi để rút ra thế nào là nhiệt độ không khí và nguyên nhân là do đâu? - GV: Kết luận và ghi bảng. - Do mặt đất hấp thụ nhiệt và ánh sáng của Mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí. - GV: Chiếu bảng 41.2 SGK T 119 sinh 9 lên máy để kiểm tra kiến thức các em vừa thu được - HS: Hoạt động nhóm hoàn thành bảng - GV: Gọi 2 nhóm lên thuyết minh 2 nhóm còn lại theo dõi và so sánh với kết quả của nhóm mình để nhận xét và bổ sung. Sau đó GV chốt đáp án trên máy. - HS: Từ phần hoạt động nhóm của mình để thấy được những hoạt động của con người tới môi trường (cả tích cực và tiêu cực). - GV: Kết luận và ghi bảng. - Nhân tố con người: Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng... - GV Tích hợp: Kiến thức bài 8, 9 trong Lịch Sử 6 là Thời Nguyên thủy và bài 53 Sinh học 9 Tác động của con người tới môi trường. Con người tác động đến môi trường qua những thời kì nào? - HS: Suy nghĩ độc lập đưa ra được 3 thời kì: + Thời kì nguyên thủy + Thời kì xã hội nông nghiệp + Thời kì xã hội công nghiệp - GV: Đưa một số hình ảnh về tác động của con người tới môi trường qua 3 thời kì. - HS: Quan sát và nêu những hiểu biết về từng thời kì. Đặc biệt là thời kì nguyên thủy - GV: Kết luận và ghi bảng. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 11 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - Tác động của con người tới môi trường qua 3 thời kì: + Thời kì nguyên thủy + Thời kì xã hội nông nghiệp + Thời kì xã hội công nghiệp - GV: Nhờ sự hiểu biết về thời kì nguyên thủy của các em để giáo dục các em biết yêu quê hương đất nước, biết quý trọng quá khứ. Thông qua đó em hiểu thế nào về câu thơ: Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. “Hồ Chí Minh” - HS: Hiểu được là người Việt Nam phải biết được nguồn gốc Việt Nam, sống tốt trong hiện đại, hướng tới tương lai rực rỡ. - GV: Yêu cầu HS trình bày được ví dụ về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng tới sinh vật qua một số câu hỏi: + Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào? + Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau? + Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào? - GV Tích hợp: Kiến thức bài 9 trong Địa Lí 6: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. - GV: Chiếu tranh mô tả hiện tượng ngày đêm - HS: Quan sát ghi nhớ để giải thích vì sao có sự khác nhau đó. Từ đó nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái. Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào? - GV: Kết luận và ghi bảng. - Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, sự phân hóa ra 4 mùa không rõ rệt. Ở Miền Nam, hầu như nóng quanh năm, chỉ có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. - Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay theo từng môi trường và thời gian. 3. Củng cố: - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ của chủ đề. - Yêu cầu các em xây dựng lại nội dung của chuyên đề dưới dạng bản đồ tư duy. (Cá nhân xây dựng). Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 12 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - GV: Dán một số sản phẩm của các em lên bảng và yêu cầu học sinh nhận xét và bổ sung. 4. Hướng dẫn học bài: - Học và trả lời câu hỏi SGK trang 85,160, 165. - Xem trước nội dung bài 61. - Tìm hiểu các bộ luật về bảo vệ môi trường. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: * Cách thức kiểm tra: Sau khi học xong chuyên đề GV yêu cầu các em hãy xậy dựng lại kiến thức trọng tâm của chuyên đề vào tờ giấy A4 dưới dạng sơ đồ tư duy. * Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của các em là: - Các em chọn đúng cụm từ “Môi trường và các nhân tố sinh thái” làm trung tâm của bản đồ tư duy. - Các em vẽ được 2 nhánh cấp 1 là: Môi trường và các nhân tố sinh thái. - Từ nhánh cấp 1 là môi trường vẽ tiếp ít nhất 4 nhánh cấp 2 là: Khái niệm môi trường, Các loại môi trường, Ô nhiễm môi trường là gì?, Nguyên nhân gây ô nhiễm và vai trò của môi trường đối với sinh vật, tương tự với nhánh cấp 3, 4… - Từ nhánh cấp 1 là Các nhân tố sinh thái vẽ tiếp 2 nhánh cấp 2 là: Khái niệm nhân tố sinh thái và các nhóm nhân tố sinh thái, tương tự với nhánh cấp 3, 4… * Từ đó đánh giá việc tiếp thu bài của các em: - Các em xây dựng đến nhánh thứ 3 đạt: 75% Tốt. - Còn lại các mới xây dựng đến nhánh thứ 2 đạt: 25% Khá. VIII. Các sản phẩm của học sinh: - Hoạt động nhóm: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 13 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - Học sinh thuyết minh sản phẩm của nhóm mình: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 14 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Năm học: 2013 – 2014 Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 15 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - Các nhóm nhận xét chéo: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 16 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Năm học: 2013 – 2014 - Bản đồ tư duy: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 17 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Năm học: 2013 – 2014 Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 18 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Năm học: 2013 – 2014 Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 19 Giáo án Sinh Học tích hợp liên môn Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Năm học: 2013 – 2014 Trường THCS Tam Hưng – Thanh Oai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan