Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án thực tập

.PDF
24
709
94

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP LỜI NÓI ĐẦU Là một sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật, sau quá trình học tập tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, em đã học được rất nhiều điều trong sách vở và những kiến thức từ các thầy cô truyền thụ. Tuy nhiên, để trở thành một người giáo viên giỏi, em ý thức được rằng ngoài việc học tập tốt chuyên môn cần có một môi trường thích hợp để được phát huy những điều đã học. Thời gian cuối của 5 năm học này em được Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐHKTCNTN phân công về thực tập tại Trường Cao đẳng nghề số 1 –Bộ Quốc Phòng. Trường đã giúp chúng em hiểu hơn về công việc của một người giáo viên. Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô LÊ THỊ QUỲNH TRANG Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên và thầy trưởng khoa ĐẶNG ĐÌNH KHIÊM, cô giáo NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA đồng thời là giáo viên hướng dẫn và cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo khác trong khoa cơ khí hàn Trường Cao đẳng nghề số 1 -BQP em đã được tiếp xúc và làm quen với môi trường giảng dạy thực tế tại trường Cao đẳng nghề số 1-BQP. Qua đợt thực tập này em có cơ hội phát triển các kỹ năng chuyên ngành như công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp, được tiếp xúc và làm quen trực tiếp với môi trường sư phạm. Đến nay thời gian thực tập đã hết, bản báo cáo này em đã trình bày tóm tắt sơ lược về những kiến thức đã thu được trong thời gian thực tập. Do thời gian và năng lực có hạn nên bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo để em có thể rút kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 04 năm 2014 Giáo sinh thực tập Phạm Xuân Trường SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP MỤC LỤC STT Nội Dung Trang 1 Lời nói đầu 1 2 Mục lục 2 3 I. Báo cáo tổng quan về cơ sở thực tập. 4 4 1.1 Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng 4 5 1.2 Các lĩnh vực hoạt động của nhà trường 6 6 1.3 Năng lực đào tạo 7 7 1.4 Bộ máy tổ chức và đội ngũ giáo viên 8 8 II. Báo cáo kết quả thực tập kỹ thuật. 9 9 2.1. Mục tiêu thực tập kỹ thuật 9 10 2.2. Nhiệm vụ được giao. 9 11 2.3. Những công việc đó hoàn thành. 9 12 2.4. Đánh giá. 9 13 III. Báo cáo kết quả thực tập chủ nhiệm. 10 14 1. Mục tiêu thực tập chủ nhiệm 10 15 2. Nhiệm vụ được giao 11 16 3. Những công việc đã hoàn thành 11 17 4. Đánh giá 13 18 IV. Báo cáo kết quả thực tập giảng dạy. 15 19 4.1. Mục tiêu thực tập giảng dạy. 15 20 4.2. Nhiệm vụ được giao. 15 21 4.3 Những công việc đã hoàn thành. 15 22 4.4. Đánh giá. 15 23 24 V. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục. 5.1. Mục tiêu thực hành nghiên cứu giáo dục. SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK 16 16 Page 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP 25 5.2. Đề tài nghiên cứu. 16 26 5.3. Kết quả đó đạt được. 16 27 Đánh giá rút kinh nghiệm và đề xuất. 28 Đánh giá chung 29 Những kiến nghị, đề xuất SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK 18 Page 3 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của trường: Trường Cao đẳng nghề số 1 – BQP thành lập ngày 4 tháng 5 năm 2011 theo quyết định số : 533/2011/QĐ – BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề số 1 – BQP. Hơn 45 năm qua nhà trường nhiều lần thay đổi tên gọi: - Trường lái xe Quân khu Việt Bắc (03/07/1965) - Đội huấn luyện lái xe (17/08/1989) - Câu lạc bộ ô tô – mô tô Quân khu 1 (26/12/1992) - Trung tâm xúc tiến việc làm (07/06/1994) - Trung tâm Dịch vụ việc làm (27/10/1997) - Trường Dạy nghề số 1 – BQP (27/06/2002) - Trường Trung cấp nghề số 1 – BQP (27/06/2002) Là một nhà trường đã có bề dày kinh nghiệm đào tạo, dạy nghề và bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên kỹ thuật, hơn 45 năm qua nhà trường đã nỗ lực phấn đấu đổi mới, trưởng thành và phát triển toàn diện. Đào tạo cao đẳng nghề (04 nghề), trung cấp nghề (07 nghề), sơ cấp nghề (11 nghề). Chất lượng đào tạo đã được thực tế kiểm nghiệm. Học viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt 90%. Đạo đức tác phong và kỹ năng tay nghề của người học được các cơ sở sản xuất đánh giá cao, thương hiệu được xã hội chấp nhận, tạo được uy tín, niềm tin với các đối tượng có nhu cầu học nghề, nhất là bộ đội xuất ngũ, con em đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội Nhà trường là địa chỉ học nghề tin cậy có uy tín cao trên địa bàn. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên Nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để đứng vững và trưởng thành như ngày hôm nay; đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung và SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 4 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP trong lĩnh vực đào tạo nghề nói riêng. Nhà trường bằng những nỗ lực không mệt mỏi của mình đã đào tạo cho Quân đội hàng vạn lái xe phục vụ cho các chiến trường, góp phần thiết thực vào sự nghiệp đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; đào tạo hàng vạn lao động cho xã hội có tay nghề, có trình độ; cung ứng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần đáp ứng yêu cầu chung của nền kinh tế đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Những thành tựu Trường Cao đẳng nghề số 1 – BQP đạt được trong 45 năm qua được kết tinh từ công sức, trí tuệ và lòng yêu nghề của đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên Nhà trường qua nhiều thế hệ; đồng thời là kết quả của sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, ngành cùng nhiều cơ quan, đơn vị bạn trong và ngoài quân đội. Nhà trường đã có nhiều thành tích được ghi nhận, đánh dấu bước trưởng thành đi lên không ngừng, được cấp trên khen thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Năm 1974 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba. Từ năm 1994 - 2009 liên tục được BQP, Bộ Lao động TB&XH, BTL Quân khu, các Sở thuộc các tỉnh phía Bắc tặng Bằng khen, Giấy khen về công tác đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm. - Năm 1999 được Quân khu tặng Cờ giải nhì về Hội thao kỹ thuật. - Năm 2001 đạt giải Nhất toàn Quân Hội thi giáo viên dạy giỏi ngành Xe máy. - Năm 2003 đạt giải nhì toàn quốc giáo viên dạy giỏ ngành Xe máy. - Năm 2004 đạt danh hiệu Đơn vị quyết thắng - Năm 2006 được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng cờ Đơn vị xuất sắc(2005-2006). - Năm 2006 đạt giả ba hội thi kỹ thuật QKI. - Năm 2008 được Bộ Quốc Phòng tặng cờ thi đua quyết thắng - Năm 2009 được BTL Quân Khu 1 tặng cờ thi đua quyết thắng(2004-2009). SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 5 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP 1.2. Các lĩnh vực hoạt động - Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề theo quy định cho Bộ đội xuất ngũ và nhu cầu học nghề của xã hội. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động. - Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. +Trình độ Sơ cấp: trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. +Trình độ Trung cấp nghề: trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Trình độ Đại học, - Trình độ Đại học, Cao đẳng nghề có sự liên kết với nhiều trường như: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Đại học Thái Nguyên. SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 6 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP 1.3. Năng lực đào tạo Hiện nhà trường đang dạy nghề ở các cấp trình độ: - Cao đẳng nghề (04 nghề): Hàn; Cắt gọt kim loại; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp. - Trung cấp nghề (07 nghề): Hàn; Cắt gọt kim loại; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy vi tính; Vận hành máy thi công nền. - Sơ cấp nghề (11 nghề): Hàn; Cắt gọt kim loại; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy vi tính; Hàn công nghệ cao; Dược; Sửa chữa xe máy; Vận hành máy thi công nền; Lái xe mô tô, ô tô các hạng từ A1, B1, B2, C, D, E, Fc. Năm 2010 nhà trường kết thúc 2 dự án lồng ghép: - Năm 2010 nhà trường được lắp đặt, chuyển giao công nghệ, cung cấp chương trình, giáo trình, đào tạo giáo viên với những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại tiếp cận trình độ khu vực, giáo trình đào tạo theo chuẩn châu Âu đã được Tổng cục Dạy nghề thẩm định: Công nghệ ô tô; Hàn; Cắt gọt kim loại; Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí từ nguồn vốn ODA7 của chính phủ Áo; - Kết thúc dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề cho trường trọng điểm quốc gia, giai đoạn 2006 – 2010 với số vốn đầu tư: xây dựng nhà xưởng trên 30 tỷ đồng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề 29 tỷ đồng, đào tạo giáo viên: 900 triệu đồng, xây dựng chương trình, giáo trình: 1.830 triệu đồng. Đối tượng đào tạo của nhà trường là bộ đội xuất ngũ, đối tượng chính sách xã hội chiếm 75 – 80%. Lưu lượng đào tạo của trường taị thời điểm báo cáo là 2.500 học viên. Đồng thời Nhà trường còn phải thực hiện thêm các nhiệm vụ quân sự khác do Quân khu SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 7 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP và Bộ Quốc phòng giao như: Đào tạo lái xe quân sự, nâng cấp chuyển hạng lái xe chở khách quân sự, tập huấn bổ túc lái xe mới, lái xe tác chiến, kéo pháo, thi nâng giữ bậc lái xe quân sự cho toàn quân khu… 1.4. Cơ cấu tổ chức 1.Hội đồng Nhà trường 2.Ban giám hiệu 3.Các hội đồng tư vấn 4.Phòng đào tạo 5. Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm 6. Phòng Kỹ thuật 7. Phòng Hành chính – Hậu cần 8. Phòng Tài chính 9. Khoa Khoa học cơ bản 10. Khoa Công nghệ Hàn 11. Khoa Cơ khí 12. Khoa Điện 13. Khoa Y – Dược 14. Khoa Xe máy công trình 15. Khoa Công nghệ ô tô 16. Khoa đào tạo lái xe 17. Khoa Công nghệ thông tin 18. Cơ sở đào tạo số 1 19. Cơ sở đào tao số2 20. Cơ sở đào tạo số 3 21. Cơ sở đào tạo lái xe tại Bắc Kạn 22. Cơ sở đào tạo lái xe tại Bắc Ninh SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 8 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP 23. Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ PHẦN II: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP KỸ THUẬT 2.1. Mục tiêu thực tập kỹ thuật. Thông qua thực tập kỹ thuật tại trường, em đã được: - Cọ sát với thực tế thông qua việc quan sát, thực hành. - Củng cố và kiểm nghiệm lại giữa lý thuyết và thực hành thông qua thực tế. - Tiếp cận, tìm hiểu các trang thiết bị. Thông qua việc thực hành nâng cao trình độ tay nghề. - Hình thành cho sinh em đường lối tư duy nhìn nhận sự việc cụ thể. - Củng cố lại toàn bộ kiến thức và kiểm tra một cách khách quan trình độ của một giáo sinh sau toàn bộ thời gian học tập tại trường. 2.2. Nhiệm vụ được giao. Tìm hiểu một số vấn đề về chuyên nghành cơ khí như: - Tìm hiểu và vận hành thành thạo máy tiện ( Ecomat 17S) - Các bước thực hiện gia công các chi tiết trục trên máy tiện - Biết cách tiện các loại ren (Ren bước lớn, bước nhỏ, ren vuông…) trên máy tiện Ecomat 17S - Hiểu thêm về đồ gá, dao và dụng cụ đo 2.3. Những công việc đã hoàn thành. Sau thời gian thực tập,em tìm hiểu nghiên cứu một số vấn đề được giao: - Tìm hiểu các loại đồ gá, dao, dụng cụ đo. Biết cách mài các loại dao SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 9 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP - Quy trình tiện trục trên máy tiện - Quy trình tiện ren trên máy tiện - Lập tiến trình công nghệ gia công chi tiết. 2.4.Đánh giá. . Thông qua việc thực tập kỹ thuật tại trường đã giúp em: - Củng cố lại hệ thống lý thuyết đã học - Hình thành tư duy thực tế - Nâng cao trình độ thực hành rõ rệt. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian thực tập có hạn nên một số vấn đề chỉ được đề cập và tìm hiểu sơ qua. SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 10 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP PHẦN III: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP CHỦ NHIỆM - Thực tập chủ nhiệm lớp Hàn 3 thàng – Hàn Quốc - Giáo viên chủ nhiệm: Cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga 3.1. Mục tiêu thực tập chủ nhiệm - Xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp trong thời gian thực tập. - Rèn luyện kỹ năng tổ chức, điều khiển lớp. - Triển khai các biện pháp tổ chức quản lí, các biện pháp giáo dục - Nghiên cứu một số đối tượng trong lớp để nắm được hoàn cảnh gia đình, tình cảm, sở thích, xu hướng… Qua đó có biện pháp giáo dục phù hợp. - Rèn luyện việc xây dựng chương trình, tổ chức và triển khai các hoạt động phong trào cho sinh viên lớp chủ nhiệm. 3.2. Nhiệm vụ được giao - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, triển khai thực hiện các biện pháp tổ chức quản lí, các biện pháp giáo dục. - Nghiên cứu tình hình chung của lớp. - Nghiên cứu một số đối tượng chung của lớp để nắm được các mặt về nhân cách của học sinh như: năng lực, tính cách, sở thích, xu hướng, hoàn cảnh gia đình, cá tính… SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 11 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP 3.3. Những công việc đã hoàn thành a. Lập kế hoạch xây dựng tập thể lớp TT Mục tiêu hoạt động Phương hướng và giải pháp Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ ban cán sự lớp, 1 Mục tiêu về tổ chức, quản lý cán bộ đoàn trong việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tham gia các hoạt động của trường và sinh hoạt, xây dựng lớp. Nắm tình hình giảng dạy của giáo viên trong 2 Mục tiêu về học tập lớp và tình hình học tập, tu dưỡng, kết quả học tập của học sinh trong lớp. - Kiểm tra, theo dõi tình hình lên lớp, việc thực 3 Mục tiêu về giáo dục hiện nội quy, quy chế thi, kiểm tra. - Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm được tình hình học tập chung của lớp. SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 12 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP b.Nghiên cứu tình hình chung của lớp Sĩ số: 27 Trong đó: Nam: 27 Nữ: 0  Bộ máy cán bộ lớp: Lớp trưởng : Nguyễn Triệu Hoàng Cương Lớp phó học tập : Bí thư đoàn :  Thành tích học tập, rèn luyện: Về tình hình học tập nói chung trong giờ học trật tự, chú ý lắng nghe bài giảng, tích cực luyện tập thự hành.  Tình hình phong trào: Tham gia sổi nổi các phong trào của trường, khoa tổ chức. c. Nghiên cứu một số đối tượng học sinh Kết quả tìm hiểu tiếp xúc học sinh tại lớp Hàn 3 tháng – Hàn Quốc như sau:  Nguyễn Triệu Hoàng Cương Sinh Năm: 21/04/1993 Quê quán: Tổ 1 – P.Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 13 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP Giới tính : Nam Trình độ văn hóa: 12/12 Bố: Nguyễn Văn Khánh Nghề nghiệp: Tự do Mẹ: Triệu Thị Hằng Nghề nghiệp: Tự do Nhận xét: Ý thức tốt, gương mẫu, tích cực, hoà nhã với bạn bè, học tập tốt. Là một lớp trưởng năng động, được thầy cô tin tưởng và xứng đáng là tấm gương cho các bạn trong lớp.  Hoàng Anh Hiếu Sinh ngày:12/04/1990 Quê quán: Phúc Trìu – Thành Phố Thái Nguyên Giới tính : Nam Trình độ văn hóa: 12/12 Bố: Hoàng Thế Bình Nghề nghiệp: Làm ruộng Mẹ: Đỗ Thị Lợi Nghề nghiệp: Làm ruộng Nhận xét: Sổi nổi, hòa nhã với bạn bè, nhiệt tình trong các công tác của lớp và của nhà trường, ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, lễ phép với giáo viên, có năng khiếu văn nghệ.  Đào Đăng Đức Sinh ngày:15/01/1991 Quê quán: Yên Ninh – Phú Lương – Thái Nguyên Giới tính : Nam Trình độ văn hóa: 9/12 Bố: Đào Đăng Bắc Nghề nghiệp: Làm ruộng SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 14 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP Mẹ: Nguyễn Thị Bắc Nghề nghiệp: Làm ruộng Nhận xét: Ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã, ý thức học tập tốt.  Lường Trung Thùy Sinh ngày: 14/05/1993 Quê quán: Yên Ninh – Phú Lương – Thái Nguyên Giới tính : Nam Trình độ văn hóa: 10/12 Bố: Lường Văn Đặng Nghề nghiệp: Làm ruộng Mẹ: Trần Thị Vinh Nghề nghiệp: Làm ruộng Nhận xét: ý thức nề nếp tốt, nhưng hơi trầm , ý thức học tập tốt.  Vy Văn Tài Sinh ngày: 20/08/1994 Quê quán: Phú Đô – Phú Lương – Thái Nguyên Giới tính : Nam Trình độ văn hóa : 9/12 Bố: Vy Trọng Hữu Nghề nghiệp: Làm ruộng Mẹ: Trạc Thị Quy Nghề nghiệp: Làm ruộng Nhận xét: ý thức học tập tốt, hòa đồng, ngoan ngoãn lễ phép với giáo viên, hòa đồng với bạn bè. SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 15 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP 3.4. Đánh giá  Trong 6 tuần thực tập công tác chủ nhiệm tại lớp Hàn 3 tháng ( Hàn Quốc ) cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Nga lớp đã có những chuyển biến rõ rệt. Cũng trong thời gian này em đã tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm, những kinh nghiệm đó sẽ giúp ích cho em rất nhiều sau khi em ra trường như: - Có khả năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp. - Rèn luyện kỹ năng xử lí các tình huống sư phạm, các vấn đề có thể gặp phải khi làm công tác chủ nhiệm lớp. - Rèn luyện kỹ năng quan sát các đối tượng học sinh dưới nhiều hình thức, qua đó đề ra những phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.  Với việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Có những trường hợp GVCN không cần có mặt nhưng các em vẫn quản lý lớp tốt. Đây chứng tỏ việc tổ chức và điều khiển lớp học rất có năng lực của giáo viên chủ nhiệm.  Vì lớp chủ nhiệm chỉ có 27 học sinh nên việc quản lý tình hình học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức của các em khá thuận lợi.Các em trọ ở gần trường nên việc tìm hiểu các em không gặp trở ngại khó khăn. Qua quá trình thực tập em đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường có hiệu quả về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và giáo dục tư tưởng cho học sinh về nghề nghiệp đang học. Chỉ trong 6 tuần , những bài học về đạo đức, nhân cách trong tiết sinh hoạt lớp giúp học sinh luôn nhớ, vững bước hơn trước những khó khăn trong cuộc sống. SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 16 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP PHẦN IV: BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢNG DẠY 4.1. Mục tiêu thực tập giảng dạy. - Hiểu sâu hơn về lý thuyết dạy học và giáo dục tại trường Cao Đẳng Nghề Số 1BQP. Tìm hiểu sâu hơn về nội dung lý thuyết các môn học cần giảng dạy để từ đó tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả. - Thực hiện công việc như một người giáo viên thực thụ, biết thiết kế, triển khai quá trình dạy học. Từ đó nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học sinh, xử lý các tình huống sư phạm… - Hiểu sâu hơn về phương tiện, phương pháp, lý thuyết giảng dạy thực hành. Tìm hiểu về trang thiết bị dạy thực hành tại phòng thí nghiệm và xưởng thực hành. Từ đó rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành và tìm ra phương pháp dạy học thực hành hiệu quả. 4.2. Nhiệm vụ được giao. - Tìm hiểu đề cương chi tiết của môn học “Vẽ kỹ thuật”, “ dung sai lắp ghép và đo lường” và môđun “ Tiện cơ bảns ” do cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga hướng dẫn. - Dự giờ giảng của các giáo viên trong khoa và của giáo sinh thực tập, ghi biên bản dự giờ. - Lập kế hoạch thực tập giảng dạy - Soạn 05 giáo án lý thuyết và 02 giáo án thực hành giảng dạy * Đối với bài lý thuyết giảng dạy môn: “Vẽ kỹ thuật” ; “Dung sai lắp ghép và đo lường” SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 17 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP  Giáo án lý thuyết số 01 môn “Vẽ Kỹ thuật” bài dạy: “Cách ghi kích thƣớc hình chiếu vật thể’’  Giáo án lý thuyết số 02 môn “Vẽ kỹ thuật” bài dạy: “Sơ đồ “  Giáo án lý thuyết số 03 môn “Dung sai lắp ghép và đo lường ” bài dạy: “ Các khái niệm về hệ thống dung sai”  Giáo án lý thuyết số 04 môn “Dung sai lắp ghép và đo lường” bài dạy: “ Các khái niệm về hệ thống dung sai  Giáo án lý thuyết số 05 môn “Dung sai lắp ghép và đo lường” bài dạy: “Dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí “ *Đối với bài thực hành giảng dạy môdun “ Tiện cơ bản”  Giáo án tích hợp số 01 bài dạy “ Tiện trụ trơn ngắn gá trên mâm cặp ba chấu tự định tâm” môđun “ Tiện cơ bản ”  Giáo án tích hợp số 02 bài dạy: “ Tiện trụ bậc ngắn gá trên mâm cặp” môdun “ Tiện cơ bản”. - Tiến hành thiết kế bài dạy, dạy thử trước giáo viên hướng dẫn, nhóm giáo sinh thực tập, dạy trước lớp được phân công. - Tiến hành cho học sinh kiểm tra lấy điểm thành phần, chấm bài. - Tiến hành xem xét, rút kinh nghiệm các giờ dạy của bản thân, của nhóm giáo sinh. 4.3. Những công việc đã hoàn thành Trong quá trình thực tập giảng dạy những công việc em đã thực hiện là: SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 18 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP - Ngày 10/03/2014 dự giờ giảng dạy của cô Nguyễn Thị Quỳnh Nga môn Vật liệu kĩ thuật. - Ngày 12/03/2014 dự giờ giảng dạy của giáo sinh Nguyễn Văn Thịnh môn Vẽ kỹ thuật - Ngày 13/03/2014 dự giờ giảng dạy của giáo sinh Nguyễn Thị Hồng Ánh môn Vẽ kỹ thuật. - Ngày 14/03/2014 dự giờ giảng dạy của giáo sinh Trần Tuấn Thành môn Vẽ kỹ thuật. - Ngày 17/03/2014 dự giờ giảng dạy của giáo sinh Ngô Thị Yến môn Vẽ kỹ thuật. - Soạn xong 7 giáo án theo yêu cầu đã đề ra :  Ngày 18/03/2014 giảng dạy lý thuyết môn “Vẽ kỹ thuật” bài dạy: “ Sơ đồ ’’  Ngày 19/03/2014 giảng dạy lý thuyết môn “Dung sai lắp ghép và đo lường” bài dạy: “ Các khái niệm cơ bản về hệ thống dung sai”.  Ngày 11/04/2014 giảng thực hành bài : “Tiện trụ trơn ngắn gá trên mâm cặp ba chấu tự định tâm” - Dự giờ của các giáo sinh thực tập khác trong nhóm, viết phiếu đánh giá nhận xét giờ giảng của mỗi giáo sinh. 4.4. Đánh giá Sau khi được giảng dạy một số tiết như một giáo viên thực thụ, em đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm đứng lớp, kinh nghiệm ứng xử các tình huống xảy ra trong giờ học. SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 19 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1- BQP PHẦN V: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 5.1. Mục tiêu thực hành nghiên cứu khoa học giáo dục. - Mục tiêu của việc thực hành nghiên cứu khoa học giáo dục là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng tổ chức quản lý giáo dục nghề nghiệp. - Nghiên cứu về đặc điểm của học sinh: trình độ ban đầu, năng lực có sẵn, sự hứng thú, tính tích cực chủ động... - Nghiên cứu nhằm hoàn thiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức trong lĩnh vực giáo dục hoặc dạy học. Đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp chương trình nội dung phải phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất và tạo cơ hội học tập tiếp tục cho người học. - Nghiên cứu nhằm phục vụ yêu cầu thực tiễn của đời sống hoặc sản xuất, nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ xây dựng nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và phát triển vững mạnh. - Sau khi thực hành nghiên cứu khoa học giáo dục tại cơ sở thực tập, sinh viên sẽ hiểu sâu hơn về vấn đề mình nghiên cứu, được bồi dưỡng thêm kỹ năng trong việc nghiên cứu khoa học. 5.2. Đề tài thực hiện: SVTH: Phạm Xuân Trường – K45 SCK Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan