Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án ôn tập

.DOC
20
363
93

Mô tả:

Ngày soạn: 3/ 12/ 2016 Ngày dạy: Tiết 8. ÔN TẬP HỌC KÌ 1 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của từng chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong các chương, bài. - Nắm được khái niệm cơ bản về tế bào. - Xây dựng được bản đồ khái niệm, hệ thống câu hỏi ôn tập từng chương. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, liên hệ, vận dụng, tư duy lôgic. Kĩ năng hoạt động nhóm và cá nhân 3. Thái độ: Có ý thức tích cực, chủ động. II. Chuẩn bị: Câu hỏi và đề cương ôn tập, bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung bài mới: Hoạt động 1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO: 1. Các nguyên tốp hoá học: Vai trò của nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. 2. Nước và vai trò của nước - Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước (Đặc biệt tính phân cực của nước). - Vai trò của nước. 3. Cacbohiđrat: Cấu trúc hoá học. Các loại cacbohiđrat: Đường đơn, đường đôi, đường đa và chức năng của chúng. 4. Lipit: Mỡ, phôtpholipit, stêrôit, sắc tố, vitamin  Nắm cấu trúc và chức năng. 5. Prôtêin: - Cấu trúc(bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4)  Vận dụng. - Chức năng: ….. 6. Axit nuclêic: - ADN (cấu trúc, chức năng) - ARN (cấu trúc, chức năng) II. CẤU TRÚC TẾ BÀO: 1. Tế bào nhân sơ: - Đặc điểm chung: - Cấu tạo: + Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi. + Tế bào chất. + Vùng nhân  Nêu được chức năng của các thành phần cấu tạo và vận dụng để tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ sức khoẻ. 2. Tế bào nhân thực: - Sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật - Nắm được cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào. 3. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. - Vận chuyển thụ động(Hiện tượng, cơ chế) - Vận chuyển chủ động(Hiện tượng, cơ chế) 1 - Nhập bào và xuất bào(Hiện tượng , cơ chế) * Phân biệt 2 hình thức vận chuyển thụ động và chủ động. III. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG TRONG TẾ BÀO. 1. Năng lương và các dạng năng lượng trong tế bào. - Năng lượng: - Các dạng năng lương: - ATP- đồng tiền năng lượng của tế bào: + Cấu trúc ATP(đặc biệt mối liên kết cào năng : ) + vai trò của ATP: - Chuyển hoá vật chất: Khái niệm, bản chất và vai trò. HOẠT ĐỘNG 2. VẬN DỤNG KIẾN THỨC Câu 1: Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực? a/Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật. b/Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. c/Giới thực vật, giới động vật, giới khởi sinh. d/Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm. Câu 2: Trong khoảng vài chục nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống thì: C, H, O,N chiếm khoảng: A. 96% B. 80%. C. 83%. D. 76%. Câu 3: Chọn từ đúng điền vào câu sau: …là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ. a/Cacbon. b/Hyđrô. c/Oxy. d/Nitơ. Câu 4: Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử Oxy kết hợp với 2 nguyên tử Hyđrô bằng các: a/Liên kết cộng hóa trị. b/Liên kết Hyđrô. c/Liên kết Ion. d/Liên kết kỵ nước. Câu 5: Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia bằng: a/Liên kết cộng hóa trị. b/Liên kết Hyđrô. c/Liên kết Ion. d/Liên kết kỵ nước. Câu 6: Phân tử nước có tính phân cực vì: a/Đôi điện tử bị kéo lệch về phía Oxy làm cho 2 đầu điện tích trái dấu nhau. b/Đôi electron bị kéo lệch về phía Hyđrô làm cho 2 đầu điện tích trái dấu nhau. c/Điện tử của Hyđrô bị kéo lệch trong phân tử nước. d/Đôi electron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía Hyđrô. Câu 7: Cacbohyđrat là hợp chất hữu cơ có chứa 3 loại nguyên tố sau: a/C, H, O. b/C, H, N. c/O, C, N. d/H, O, S. Câu 8: Saccarôzơ gồm 2 phân tử đường đơn sau: a/Glucôzơ và Fructôzơ. b/Glucôzơ và Glucôzơ. c/Galactôzơ và Glucôzơ. d/Fructôzơ và Galactôzơ. Câu 9: Cấu trúc phân tử mỡ gồm: a/2 phân tử glycêrol liên kết với 3 axit béo. b/1 phân tử glycêrol liên kết với 3 axit béo. c/3 phân tử glycêrol liên kết với 1 axit béo. d/3 phân tử glycêrol liên kết với 3 axit béo. Câu 10.Cho các thông tin 2 (1)Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là axit amin (2)Số loại axit amin có ở cơ thể sinh vật là 4 loại A,T,G,X (3)Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là liên kết peptit (4)Hoocmon insulin có bản chất là protein (5) Protein có vai trò xúc tác các phản ứng sinh hóa là enzim Phương án đúng là A.1,3,5 B.1,2,3,4 C.1,2,3,5 D. 1,3,4,5 Câu 11- Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi a. Nhóm amin của các axit amin b. Nhóm R của các axit amin c. Liên kết peptit d. Thành phần , số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin Câu 12. Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây ? a. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao b. Có tính đa dạng c. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân d. Có khả năng tự sao chép Câu 13. Bậc cấu trúc nào sau đây chỉ có các liên kết peptit? a. Cấu trúc bậc 1 b. Cấu trúc bậc 2 c. Cấu trúc bậc 3 d. Cấu trúc bậc 4 Câu 14. Loại Prôtêin sau đây có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể là: a.Prôtêin cấu trúc b. Prôtêin kháng thể c. Prôtêin vận động d. Prôtêin hoomôn Câu 15.Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng : a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất b. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất c. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể d. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào . Câu 16. Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây ? a. ADN và ARN c. ARN và Prôtêin b. Prôtêin và ADN d. ADN và lipit Câu 17.Đặc điểm chung của ADN và ARN là : a. Đều có cấu trúc một mạch b. Đều có cấu trúc hai mạch c Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin d. Đều là đại phân tử và có cấu tạo đa phân Câu 18. Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là : a. A xit amin c. Nuclêotit b. Plinuclêoti d. Ribônuclêôtit Câu 19.Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là : a. Đường , axit và Prôtêin b. Đường , bazơ nitơ và axit c. Axit,Prôtêin và lipit d. Lipit, đường và Prôtêin Câu 20. Axit có trong cấu trúc đơn phân của ADN là : a. A xit photphoric c.A xit clohidric b. A xit sunfuric d. A xit Nitơric Câu 21 Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là : 3 a. Glucôzơ c.Đêôxiribôzơ b.Ribzơ d. Saccarôzơ Câu 22. Chức năng của ARN thông tin là : a. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin b. Tổng hợp phân tử ADN c. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến rioôxôm d. Quy định cấu trúc đặc thù của ADN Câu 23: Chức năng bảo vệ cơ thể và quy định hình dạng của tế bào là của a. Màng sinh chất. b. Vùng nhân. c. Tế bào chất. d. Thành tế bào. Câu 24: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại: a/Đường đơn. b/Đường đôi. c/Đường đa. d/Cacbohyđrat. Câu 25. Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì ? a. màng nhân và plasmit b. Có bào tương, ribôxôm. c. Có 1 ADN dạng vòng d. Có prôtêin và 2 lớp photpholipit. Câu 26: Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn là a. xenlulôzơ b. peptiđôglican. c. kitin. d. silic. Câu 27: Lông và roi có chức năng là a. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt. b. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ. c. Lông có tính kháng nguyên. d. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển. Câu 28.Vì sao nhân ở tế bào nhân sơ lại gọi là vùng nhân? a. Vì nhân nằm xa màng nhân. b. Vì số lượng nhân quá ít. c. Vì không có nhân con d. Vì chưa có màng nhân Câu 29. Cho các thông tin (1) mỗi tế bào luôn có 1 nhân (2) Nhân có vai trò chính trong việc di truyền (3) Trên lưới nội chất hạt có nhiều enzim (4) Tế bào nhân sơ không có các bào quan có màng bao bọc (5) Bào quan hô hấp là ti thể Số thông tin sai là A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 30: Thành phần của nhân tế bào là a. ADN liên kết với prôtêin. b. dịch nhân và nhân con c. Trên màng nhân có nhiều lỗ nhân. d. Màng nhân, dịch nhân , nhân con,chất nhiễm sắc. Câu 31: Vì sao gọi là tế bào nhân thực? a. Vì nhân có kích thước nhỏ. b. Vì vật chất di truyền là ARN và Prôtêin. c. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc. d. Vì không có hệ thống nội màng. 4 Câu 32:. Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là a. kích thước lớn. b. có màng nhân bao bọc c. nhân tập trung thành vùng d. Cả a, b. Câu 33: Cho biết bộ phận tham gia vận chuyển 1 prôtêin ra khỏi tế bào? a. Lưới nội chất trơn. b. Bộ máy gôngi c. Màng sinh chất. d. Cả b, c Câu 34 : .Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? a. Tế bào hồng cầu. b. Tế bào bạch cầu. c. Tế bào biểu bì. d. Tế bào cơ. Câu35: Đặc điểm màng trong ti thể là ? a. Trơn, dày b. Gấp khúc c. Giống màng ngoài d. Nhỏ, trơn Câu 36 Thành phần chất nền ti thể là a. Polisaccarit b. ARN c. Các axit amin d. ADN, riboxom Câu 37 Ti thể cung cấp năng lượng dưới dạng: a. ADP b. FADH c. ATP d. FADPH Câu 38: Trên màng tilacoit của lục lạp có chứa nhiều: a. chất diệp lục, enzim quang hợp. b. enzim hô hấp. c. enzim quang hơp. d. enzim thủy phân. Câu 39 Lục lạp là bào quan giống ti thể là có mấy lớp màng bao bọc? a. Màng đơn b. Màng kép c. 3 lớp màng d. Một lớp màng Câu 40: Lục lạp có ở giới sinh vật nào? a. Động vật b. Động vật, thực vật c. Thực vật d. Nấm, vi khuẩn Câu 41 Tại sao lá cây có màu xanh? a. Vì chứa enzim quang hợp b. Vì thành tế bào là xenlulozơ c. Vì lá hấp thụ ánh sáng d. Vì có chứa nhiều chất diệp lục IV. Củng cố, hướng dẫn học và rút kinh nghiệm 1. Củng cố - Gv kiểm tra ngẫu nhiên một vài câu trắc nghiệm - Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức chính trong giờ học 2. Hướng dẫn học - Yêu cầu hs học bài theo đề cương - Học thuộc bài, ôn tập phần câu hỏi trắc nghiệm . 3. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 31/ 12/ 2016 5 Ngày dạy: 5 /1/ 2017 Tiết 9 - 10. BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hs củng cố, khắc sâu kiến thức về quá trình nguyên phân. - Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập về nguyên phân. 2. Kĩ năng: Ren luyên kĩ năng tư duy, kĩ năng tính toán và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Hs có ý thức tự giác, chủ động nắm kiến thức. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bài tập liên quan đến nguyên phân 2. Học sinh: Các tài liệu bộ môn. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1P) (very good; nhìn thấy gì? Hóa vàng mã) 2. Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1. Hướng dẫn phương pháp giải bài tập nguyên phân (10p) Hoạt động của GV và HS Nội dung Gv: Giới thiệu công thức sử dụng trong I. Công thức phần bài tập nguyên phân * Gọi x là số tbào mẹ ban đầu có bộ lưỡng bội = 2n, k là số lần nguyên phân * Gọi x là số tbào mẹ ban đầu có liên tiếp bộ lưỡng bội = 2n, k là số lần k 1. Tổng số TB con được tạo thành = 2 .x nguyên phân liên tiếp 2. Số TB mới được tạo thành từ nguyên 1. Tổng số TB con được tạo thành liệu môi trường = (2k – 1) x = 2k .x 3. Số TB mới được tạo thành hoàn toàn 2. Số TB mới được tạo thành từ k từnguyên liệu môi trường =(2 – 2) x nguyên liệu môi trường = (2k – 1)x 4. Tổng NST có trong các TB con = 2n. 3. Số TB mới được tạo thành hoàn x. 2k toàn từnguyên liệu môi trường =(2k 5. Môi trường nội bào cung cấp nguyên – 2) x k liệu tương đương với số NST = 2n.( 2 – 4. Tổng NST có trong các TB con 1) x = 2n. x. 2k - Hs: theo dõi và ghi nhớ 5. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với số NST = 2n.( 2k – 1) x Hoạt động 2. Vận dụng Hoạt động của GV và HS - Gv: nêu bài tập, yêu cầu hs phân dạng và làm bài. Bài 1. một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần đã lấy nguyên liệu của môi trường tế bào tạo ra tương đương 570 NST đơn. Xác định: a/ số lần nguyên phân của hợp tử b/ số NST và trạng thái của NST trong 2 6 Nội dung II. Vận dụng Phần tự luận tế bào của hợp tử khi trải qua các kì của nguyên phần? c/ tính số tế bào sinh trứng, số tế bào sinh tinh sinh ra tinh trùng thụ tinh nói trên? biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%(loài này có 2n=38) - Hs: Nghiên cứu, thảo luận và làm bài - Hs: Lên hoàn thành bài trên bảng chính. - Hs: nhận xét và điều chỉnh nếu có sai xót. - Gv: Nhận xét và khắc sâu kiến thức cho hs. Bài 2: Có 1 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần và đã tạo ra tổng số 56 tế bào con. Trong các tế bào con có chứa tổng số 448 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định: a) Số hợp tử ban đầu b) Tên của loài nói trên c) Nếu các tế bào con nói trên bước vào chu kì nguyên phân tiếp theo và trải qua nhân đôi nhiễm sắc thể thì số lượng cromatit trong các tế bào bằng bao nhiêu ? Bài 3: Quan sát một nhóm tế bào sinh dưỡng của lợn đang phân bào,ở một thời điểm,người ta đếm được tổng số nhiểm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và các nhiễm sắc thể đơn đang phân ly về các cực tế bào là 1064, trong đó, số nhiễm sắc thể đơn nhiều hơn số nhiễm sắc thể kép là 152. Số lượng tế bào tương ứng ở mỗi kì là bao nhiêu? 7 Hướng dẫn Bài 1. a. gọi số lần nguyên phân của hợp tử là x lần => (2x -1) x 2n = 570 với 2n = 38 => x=4. Vậy số lần nguyên phân của hợp tử là 4 lần b. c. có 1 hợp tử được tạo từ sự kết hợp của 1 trứng & 1 tinh trùng =>số tế bào sinh trứng là 1tb ( nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 100%) số tế bào sinh tinh trùng là (1: 6,25%)/4 = 4 tb Hướng dẫn bài 2. a, Gọi số hợp tử ban đầu là x ta có: x.2k=56 <=> x.23=56 => x=7 b,Số NST có trong các TB con là 448 hay: X.2^k.2n=448 c, tính số cromatit dựa vào số NST đơn . 448.2=896 =>2n=448/56=> 2n=8 Hướng dẫn bài 3 - số nhiễm sắc thể kép đang thuộc kì giữa: (1064-152)/2=456 NST kép - số nhiễm sắc thể đơn thuộc kì sau: 1064 – 456 = 608 NST đơn Bài 4: Ở ruồi giấm 2n=8. 1 tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau? a)4; b)8; c)16; d)32. Bài 5: Ruồi giấm có 2n=8. 1 tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau? a)2; b)4; c)8; d)16. ( Bài cho là tổng số NST là 1064 mà số NST đơn nhiều hơn số NST kép là 152 NST.Vậy là lấy (1064152) =912 lúc này thì số NST đơn = số NST kép? Vậy để tính số NST kép thì chia cho 2.) Phần trắc nghiệm (Trong phiếu bài tập) 1.Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là : a. Quá trình phân bào c. Phát triển tế bào b. Chu kỳ tế bào d. Phân chia tế bào 2.Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng : a. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp b. Thời gian kì trung gian c. Thời gian của quá trình nguyên phân d. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân 3. Trong một chu kỳ tế bào , thời gian dài nhất là của : a. Kì cuối c. Kỳ đầu b. Kỳ giữa d. Kỳ trung gian 4. Trong 1 chu kỳ tế bào , kỳ trung gian được chia làm : a. 1 pha c. 3 pha b. 2 pha d. 4 pha 5.Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là : a. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan b. Trung thể tự nhân đôi c. ADN tự nhân đôi d. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi 6. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian? a. Pha G1 c. Pha G2 b. Pha S d. Pha G1 và pha G2 6. Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là : a. G2,G2,S c. S,G2,G1 8 b. S,G1,G2 d. G1,S,G2 7. Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây ? a. Tế bào vi khuẩn c. Tế bào thực vật b. Tế bào động vật d. Tế bào nấm 8. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ? a. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia b. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất c. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc d. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không 9. Quá trình phân chia nhân trong một chu kù nguyên phân bao gồm a. Một kỳ c. Ba kỳ b. Hai kỳ d. Bốn kỳ 10. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ? a. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ cuối , kỳ giữa b. Kỳ sau ,kỳ giữa ,Kỳ đầu , kỳ cuối c. Kỳ đầu , kỳ giữa , kỳ sau , kỳ cuối d. Kỳ giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ cuối 12 . Kỳ trước là kỳ nào sau đây ? a. Kỳ đầu c. Kỳ sau b. Kỳ giữa d. Kỳ cuối 13. Trong kỳ đầu của nguyên nhân , nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ? a. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép b. Bắt đầu co xoắn lại c. Co xoắn tối đa d. Bắt đầu dãn xoắn 14. Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở : a. Kỳ đầu c. Kỳ sau b. Kỳ giữa d. Kỳ cuối 15, Hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân là : a. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi b. Các NST bắt đầu co xoắn lại c. Thoi phân bào bắt đầu xuât hiện d. Cả a, b, c đều đúng 16. Trong kỳ đầu , nhiễm sắc thể có đặc điểm nào sau đây ? a. Đều ở trạng thái đơn co xoắn b. Một số ở trạng thái đơn , một số ở trạng thái kép c. Đều ở trạng thái kép d. Đều ở trạng thái đơn , dây xoắn 17. Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc a. Từ giữa tế bào lan dần ra b. Từ hai cực của tế bào lan vào giữa c. Chi hình thành ở 1 cực c ủa tế bào 9 d. Chi xuất hiện ở vùng tâm tế bào 18. Trong kỳ giữa , nhiễm sắc thể có đặc điểm a. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn b. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn c. Ở trạng thái kép có xoắn cực đại d. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại 19. Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào : a. Kỳ cuối c. Kỳ trung gian b. Kỳ đầu d. Kỳ giữa 20. Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào , các nhiễm sắc thể xếp thành : a. Một hàng c. Ba hàng b. Hai hàng d. Bốn hàng 21. Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào : a. Kỳ giữa c. Kỳ sau b. Kỳ cuối d. Kỳ đầu 22. Các nhiếm sắc thể dính vào tia thoi phân bào nhờ : a. Eo sơ cấp c. Tâm động b. Eo thứ cấp d. Đầu nhiễm sắc thể 23. Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ? a. Trung gian, đầu và cuối b. Đầu, giữa , cuối c. Trung gia , đầu và giữa d. Đầu, giữa , sau và cuối Bỏ câu24,25,26 27. Bào quan sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là : a. Trung thể c. Không bào b. Ti thể d. Bộ máy Gôn gi 28. Cự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở a. Kỳ đầu c. Kỳ trung gian b. Kỳ sau d. Kỳ cuối 29. Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây? a. Phân li nhiễm sắc thể b. Nhân đôi nhiễm sắc thể c. Tiếp hợp nhiễm sắc thể d. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể 30. Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là : a. Tách tâm động và phân li về2 cực của tế bào b. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép c. Không tách tâm động và dãn xoắn d. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào IV. Củng cố, hướng dẫn học và rút kinh nghiệm 10 1. Củng cố. (3p) - Yêu cầu hs trình bày công thức tính số tế bào con sinh ra sau k lần nguyên phân. - Nguyên phân có ý nghĩ gì? 2. Hướng dẫn học (1p) - Học bài, vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm trong phiếu bài tập. 3. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 30/1/2017 11 Ngày dạy: Tiết 11. BÀI TẬP GIẢM PHÂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hs củng cố, khắc sâu kiến thức về quá trình giảm phân. - Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập về giảm phân. 2. Kĩ năng: Ren luyên kĩ năng tư duy, kĩ năng tính toán và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Hs có ý thức tự giác, chủ động nắm kiến thức. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bài tập liên quan đếngiảm phân 2. Học sinh: Các tài liệu bộ môn. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1P) 2. Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1. Hướng dẫn phương pháp giải bài tập giảm phân (10p) Hoạt động của GV và HS Nội dung Gv: Giới thiệu công thức sử dụng trong I. Công thức phần bài tập giảm phân Dạng 1 : Xác định số NST , số - Hs: theo dõi và ghi nhớ cromatit , số tâm động trong một tế bào qua các kì của Nội dung trong bảng 1 Cách giải : - Xác định được các tế bào sinh dục đang ở kì nào của quá trình giảm phân - Áp dụng kiến thức trong bảng 1 để xác định đúng số Bài tập minh họa : lượng thành phần có trong tế bào. Bài 1 : Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là : A.24 và 24 B.24 và 12. C.12 và 24. D. 12 và 12. Bài 2 : Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau II là : A. 24 và 24. B. 24 và 12. C.12 và 24. D. 12 và 12. Bài 3: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao Dạng 2 : Xác định số giao tử được sinh ra trong giảm phân tử. Số nhiễm sắc thể và số cromatit ở kì Áp dụng công thức : giữa I lần lượt là : 12 A. 38 và 76. B. 38 và 0. a tế bào sinh tinh trải qua giảm C.38 và 38. D.76 và 76. phân thì tạo ra 4a tinh trùng Bài 4: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) a tế bào sinh trứng qua giảm phân đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm thì tạo ra a tế bào trứng và 3a thể được tổng số cromatit là: định hướng A. 40 B. 80 C.120 D.160 Cách giải : ĐA : 1 A – 2 A – 3 A – 4 B Bước 1 : Xác định số tế bào sinh dục đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng Bước 2 : Tính số tế bào sinh dục chín tham gia vào quá trình giảm phân - Nếu là a tế bào sinh dục cái thì tạo ra tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng - Nếu là a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng Bước 3 : Tính số giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân Bài tập minh họa : Bài 1: 1TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các TB con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Xác định số lượng giao tử đực và cái được tạo thành? Hướng dẫn giải Số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được tạo ra từ 1 tế bào sơ khai ban đầu là : 25 = 32 Các tế bào đều giảm phân bình thường nên ta có : Số TB trứng là 32 Số tinh trùng là : 32 x 4 = 128 Đáp án : 32 – 128 . Bài 2 : Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử sinh ra là: Hướng dẫn giải : 3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3x 29 = 1536 tế bào con Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 x 13 Dạng 3 :Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là 1 tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST 0,015625 = 24 tế bào Trường hợp 1: tế bào là tế bào sinh tinh. Số giao tử tạo ra là 24 x 4= 96 tinh trùng Trường hợp 2: tế bào là tế bào sinh trứng. Số giao tử tạo ra là 24 trứng. Đáp án 24 trứng / 96 tinh trùng. Dạng 3 :Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là Áp dụng : Bài tập minh họa : Bài 1 : Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Xác định số NST đơn môi trường cần phải cung cấp cho quá trình giảm phân là: Hướng dẫn giải : Bộ NST của loài có 2n = 8 3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3x 29 = 1536 tế bào con Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 x 0,015625 = 24 tế bào Số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân là : 24 x 8 = 192 NST ( đơn ) Bài 2 : Tại vùng sinh sản của một ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con tạo ra đều trở thành các tế bào sinh trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín tiếp tục nhận của môi trường 6240 NST đơn. Tính bộ NST lưỡng bội của loài nói trên là : Giải : Đặt 2n = x. 5 tế bào nguyên phân 4 đợt tạo ra 5 x 24 = 80 tế bào sinh trứng 80 tế bào chuyển qua vùng chín tức là xảy ra quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể trong tế bào. Số NST mà tế bào nhận từ môi trường là 80x.(2-1)=80x Theo bài ra, có 80x = 6240. Vậy x = 78. Dạng 4 : Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá 14 đơn là : 4n – 2n = 2n NST a tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là : a× (4n – 2n) = a × 2n NST Cách giải : Bước 1 : Xác định bộ NST lưỡng bội của loài Bước 2 : Xác định số lượng tế bào sin dục chín tham gia vào quá trình giảm phân Bước 3 : Áp dụng công thức tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân . Dạng 4 : Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình nhân đôi : Mỗi tế bào sinh tinh và sinh trứng qua hai lần phân bào của giảm phân xuất hiện ( phá hủy ) 3 thoi vô sắc ( 1 thoi vô sắc lần phân bào 1 và 2 thoi vô sắc lần phân bào 2) a tế bào giảm phân thì sẽ xuất hiện hoặc bị phá hủy 3a thoi vô sắc. trình nhân đôi : Bài 1 : Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 12 . Xét 5 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử . Tính số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 5 x 24 = 80 tế bào Số thoi vô sắc được hình thành và phá hủy là : 3 x 80 = 2400 thoi Đáp án 2400 thoi Vận dụng các hiểu biết về biến đổi hình thái và số lượng của NST trong quá trình giảm phân ta có thể xác định bảng sau : Bảng 1 : Xác định các số lượng NST, số cromatit, số tâm động trong tế bào qua các kì của giảm phân Kì Trung gian NST 2n kép 4n 2n Kì đầu 1 2n kép 2n kép 4n 4n 2n 2n 2n kép 4n 2n Kì cuối 1 n kép, 2n N Kì đầu 2 N kép 2n N Kì giữa 2 N kép 2n N Kì sau 2 2n đơn 0 2n Kì cuối 2 N 0 N Kì giữa 1 Kì sau 1 Cromatit Tâm động IV. Củng cố, hướng dẫn học và rút kinh nghiệm 1. Củng cố. (3p) - Yêu cầu hs trình bày công thức tính số giao tử sinh ra sau 1 lần giảm phân. - giảm phân có ý nghĩ gì? 2. Hướng dẫn học (1p) - Học bài, vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm trong phiếu bài tập. 3. Rút kinh nghiệm 15 Ngày soạn: 12/2/2017 Ngày dạy: Tiết 12. ÔN TẬP VỀ LÊN MEN, DINH DƯỠNG Ở VI SINH VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hs củng cố, khắc sâu kiến thức về quá trình lên men và dinh dưỡng ở vi sinh vật. - Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập về sinh trưởng ở vi sinh vật. 2. Kĩ năng: Ren luyên kĩ năng tư duy, kĩ năng tính toán và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Hs có ý thức tự giác, chủ động nắm kiến thức. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bài tập liên quan đến sinh trưởng vi sinh vật. 2. Học sinh: Các tài liệu bộ môn. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1P) 2. Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1. Hướng dẫn phương pháp giải bài tập sinh trưởng vi sinh vật (10p) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Gv: Cung cấp công thức sinh trưởng vi sinh vật. I. Công thức và cách giải bài tập. Hs: Ghi nhớ 1. Thời gian thế hệ: - Là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi phân chia (Kí hiệu: g). VD: E.Coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần. - Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện khác nhau. VD: Vi khuẩn lao 1000 phút. Trùng đế giày 24 giờ. Nt = N0 .2n II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: 1. Nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất. ? Trong môi trường nuôi cấy không liên tục sự sinh trưởng của vsv gồm những pha nào? Hs: Vận dụng kiến thức và trả lời. 16 Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục: a. Pha tiểm phát(Pha Lag) - VK thích nghi với môi trường. - Số lượng TB trong quần thể không tăng. - Enzim cảm ứng được hình thành. b. Pha luỹ thừa(Pha Log) - VK bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa. - Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với 1 số chủng và điều kiện nuôi cấy. c. Pha cân bằng: Số lượng VSV đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do: - Một số tế bào bị phân huỷ. - Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia. d. Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do: - Số tế bào bị phân huỷ nhiều. - Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt. - Chất độc hại tích luỹ nhiều. 2. Nuôi cấy liên tục: - Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy. - Điều kiện môi trường duy trì ổn định. - ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn… Hoạt động 2. Vận dụng Hoạt động của giáo viên và học sinh Gv: Nêu đầu bài yêu cầu hs tìm hướng giải. Bài 1: Điều gì xảy ra khi một tế bào vi khuẩn E.coli sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy tối ưu ? Biết g=20 phút và chiều dài của một vi khuẩn là 1 17 Nội dung II. Bài tập micrômet = 10^-6 mm Bài 2. Vi khuẩn đạt tới khối lượng 6 x 10 ^27 thì số lượng vi khuẩn tương ứng là: (6x10^27) : (5x10^13)=1,2x10^40 =>vi khuẩn đã trải qua log(1,2x10^40) : log2 =133,14016 lần phân bào => thời gian để vi khuẩn đạt tới khối lượng 6x10^27 gam là : 133,14016 x 20 : 60 =44,3801 (giờ) Bài 2: Một vi khuẩn hình cầu có khối lượng 5 x 10^-13 gam có g=20 phút. Trong điều kiện tiêu chuẩn thì thời gian để vi khuẩn trên đạt tới khối lượng 6 x 10^27 là bao nhiêu ? Hs: Suy nghĩ làm bài theo nhóm. Hs : Trình bày kết quả Gv: Nhận xét và giảng cách làm. Gv: Phát phiếu bài tập trắc nghiệm Hs: làm bài. 1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là : a. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục b. Nấm và tất cả vi khuẩn c. Vi khuẩn lưu huỳnh d. Cả a,b,c đều đúng 3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: a. Hoá tự dưỡng c. Quang tự dưỡng b. Hoá dị dưỡng d. Quang dị dưỡng 4. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ? a. Ánh sáng và chất hữu cơ b. CO2 và ánh sáng c. Chất vô cơ và CO2 d. Ánh sáng và chát vô cơ 5. Quang dị dưỡng có ở : a. Vi khuẩn màu tía c. Vi khuẩn sắt b. Vi khuẩn lưu huỳnh d. Vi khuẩn nitrat hoá bỏ câu 6,7 8. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ? a. Tảo đơn bào b. Vi khuẩn nitrat hoá c. Vi khuẩn lưu huỳnh d. Vi khuẩn sắt 9. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là : a. Quang dị dưỡng 18 b. Hoá dị dưỡng c. Quang tự dưỡng d. Hoá tự dưỡng 10. Tự dưỡng là : a. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ b. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ c. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác d. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác 11. Vi sinh vật sau đây có lối sống tự dưỡng là : a. Tảo đơn bào b. Vi khuẩn lưu huỳnh c. Vi khuẩn nitrat hoá d. Cả a,b,c đều đúng 12. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là : a. Vi khuẩn chứa diệp lục c. Tảo đơn bào b. Vi khuẩn lam d. Nấm 13. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử , được gọi là : a. Lên men c. Hô hấp hiếu khí b. Hô hấp d. Hô hấp kị khí 14. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử ; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là : a. Hô hấp hiếu khí c. Đồng hoá b. Hô hấp kị khí d. Lên men 15. Trong hô hấp kị khí , chất nhận điện tử cuối cùng là : a. Ôxi phân tử b. Một chất vô cơ như NO2, CO2 c. Một chất hữu cơ d. Một phân tử cacbonhidrat 16. Giống nhau giữa hô hấp , và lên men là : a. Đều là sự phân giải chất hữu cơ b. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi c. Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi d. Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi 17. Hiện tượng có ở hô hấp mà không có ở lên men là : a. Giải phóng năng lượng từ quá trình phân giải b. Không sử dụng ôxi c. Có chất nhận điện tử từ bên ngoài d. Cả a, b,c đều đúng 18. Hiện tường có ở lên men mà không có ở hô hấp là : a. Có chất nhận điện tử là ôxi phân tử b. Có chất nhận điện tử là chất vô cơ c. Không giải phóng ra năng lượng d. Không có chất nhận điện tử từ bên ngoài 19 19. Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là : a. Prôtêin c. Photpholipit b. Cacbonhidrat d. axit béo IV. Củng cố, hướng dẫn học và rút kinh nghiệm 1. Củng cố. (3p) - Yêu cầu hs trình bày công thức tính số tế bào vi sinh vật ở thời điểm t. - Sinh trưởng vsv gồm những pha nào? 2. Hướng dẫn học (1p) - Học bài, vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm trong phiếu bài tập. 3. Rút kinh nghiệm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan