Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Giáo án ngữ văn lớp 12 cơ bản chi tiết...

Tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 12 cơ bản chi tiết

.DOC
157
377
50

Mô tả:

Trường:THPT Y JUT Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Tiết: 01 Ngày soạn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học. - Có năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thể kỉ XX. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN. 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5'): (Kết hợp trong bài giảng) 3. Bài mới Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -1- Hoạt động của giáo viên học sinh Trường:THPT Y và JUT Hs đọc phần 1 trong SGK Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung Yêu cầu cần đạt Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 I. Khái quát văn học VN từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá + Văn học VN ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt Trong phần này SGK trình bày mấy - 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nội dung? - 21 năm kháng chiến chống Mỹ - Từ 1945 – 1975 văn học VN ra đời - Xây dựng CNXH ở Miền bắc trong hoàn cảnh như thế nào? - 10 năm từ 1954 – 1964 cuộc sống con người có nhiều thay đổi - Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển - Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi chỉ giới hạn trong một số nước như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan… + Con người: - Sống gian khổ nhưng rất lạc quan, tin vào chiến thắng và CNXH - Yêu nước gắn liền với căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc Con người VN được phản ánh trong - Đường ra trận là con đường đẹp nhất văn học như thế nào? + Yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ: - Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn, chuyện đau, chuyện tiêu cực, không được phản ánh tổn thất trong chiến đấu - Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. Đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về tình yêu thì phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu - Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch – ta, bạn – - Qua các chặng đường lịch sử từ 1945 thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là -1954, 1955 – 1964, 1965 – 1975. Em hướng nội. Đó là hướng về quần chúng cách hãy nêu khái quát về yêu cầu của cuộc mạng, về những tấm gương anh hùng để ngợi sống đặt ra với văn nghệ như thế nào? ca, hướng về kẻ địch để đề cao cảnh giác. - Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuỵnh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn  Đề cập đến sự kiện quan trọng của đất nước  Nhân vật mang cốt cách của cộng đồng  Ngôn ngữ trang nghiêm, tráng lệ - Nhân vật trung tâm của văn học phải là công – nông – binh 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu Giáo Viên : Nguyễn Đìnhđường Hào từ 1945 - 1954 a. Chặng -2Nêu nhận định khái quát về thành tựu Trường:THPT Y JUT Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 * Củng cố - HDVN (5') - Củng cố: 03 gđ phát triển của VHVN từ 1945-1975, thành tựu cơ bản. - HDVN: Học bài cũ sChuẩn bị bài mới: " Khái quát VHVN từ 1945-hết TK XX" Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -3- Trường:THPT Y JUT Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Tiết 02 Ngày soạn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Như tiết 01 II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu các giai đoạn phát triển của VHVN từ 1945-1975, thành tựu? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung - Em có thể dựa vào tiêu đề này (a) để đặt ra một tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy? - Hãy giải thích chứng minh đặc điểm này? Nội dung cần đạt 3. Đặc điểm văn học Việt Nam 1945 – 1975 a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước tập trung vào 2 đề tài chính: Tổ quốc và CNXH - Có thể đặt tiêu đề: văn học từ 1945 -1975 tập trung phục vụ cách mạng và cổ vũ chiến đấu. Tại sao? + Từ năm 1945 – 1975 là 30 năm dân tộc ta phải đương đầu chiến đấu với hai thế lực mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc là Pháp và Mĩ. Vấn đề đặt ra với dân tộc là sống hay chết, độc lập tự do hay nô lệ. Từ năm 1945 – 1975, miền Bắc xây dựng CNXH vẫn không ngừng chi viện cho miền Nam đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước. Vấn đề đặt ra lúc này là tổ quốc và CNXH là một. Tất cả đòi hỏi văn học phải phục vụ cách mạng, cổ vũ Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -4- Trường:THPT Y JUT Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 chiến đấu. Có như vậy văn học mới thực sự gắn bó với vận mệnh đất nước, tập trung vào 2 đề tài tổ quốc và CNXH. + Ba mươi năm bền gan chiến đấu, tố quốc và CNXH phải đặt lên hàng đầu. Trong hoàn cảnh này, mọi thứ như cuộc sống riêng tư phải dẹp hết, phải biết hi sinh cả tính mạng của mình. Lúc này, gắn bó với nhân dân, đất nước là đòi hỏi yêu cầu của thời đại và cũng là tình cảm ý thức của mỗi nhà văn. Vì vậy văn học phục vụ cách mạng và cổ vũ chiến đấu. + Trong hoàn cảnh chiến tranh, yêu cầu nhận thức của con người là phân biệt giữa ta và địch, bạn và thù. Văn học có nhiệm vụ đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động và chiến đấu, mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, vì vậy văn học phải gắn bó với vận mệnh chung của đất nước là cổ vũ cách mạng và phục vụ chiến đấu. - Thơ ca rất nhạy bén và kịp thời + Tố Hữu được coi là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Thơ ông là trữ tình chính trị xuất sắc nhất. Bốn tập thơ: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa gắn liền với mỗi chặng đường cách mạng + Tình cảm đẹp nhất là tình yêu tổ quốc: Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông - Sau tình yêu tổ quốc là tình đồng đội, đồng chí (Đồng chí – Chính Hữu)+ Con người đẹp nhất, yêu thương nhất là anh bộ đội: Người em yêu thương là chú bộ đội - Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô anh giải phóng quân, Kính chào anh con người đẹp nhất (Tố Hữu). Ra trận là con đường đẹp nhất, con đường vui: Có những ngày vui sao cả nước lên đường – Chính Hữu + Đề tài tình yêu rất hạn chế. Nếu có nói phải gắn liền với chiến đấu: “Em! Anh ôm chặt em Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -5- Trường:THPT Y JUT Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung GV khái quát những đặc điểm của VH 45-75 - Dựa vào tiêu đề (b) trên đây, em có thể đặt tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy? - Giải thích và chứng minh đặc điểm này? - Hãy chứng minh những lí lẽ trên? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 và cả khẩu súng trường trên vai em” Nguyễn Đình Thi Đề tài xây dựng CNXH có thơ của Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông… - Truyện và kí: Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu. + Phục vụ chiến đấu: Vào lửa, Mặt trận trên cao - Nguyễn Đình Thi. Vùng trời - Hữu Mai, Ra đảo, Chúng tôi ở Cồn cỏ - Nguyễn Khải. Mẫn và tôi – Phan Tứ, Hòn đất – Anh Đức, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu. Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi. - Truyện và kí cac ngợi con người lao động trong xây dựng CNXH: Bão biển – Chu Văn; Tầm nhìn xa, Mùa lạc Nguyễn Khải; Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm – Đào Vũ; Gánh vác – Vũ Thị Thường; Đồng tháng năm - Nguyễn Kiên b. Nền văn học hướng về địa chúng. + Văn học hướng về nhân dân + Văn học hướng về đại chúng và mang đậm tính dân tộc - Trong chiến tranh lực lượng nòng cốt, có tính quyết định là công – nông – binh những lớp người này đều từ nhân dân mà ra. Mặt khác họ vừa là đối tượng sáng tác, vừa là đối tượng thưởng thức, và cũng là lực lượng sáng tác. Vì vậy văn học hướng về nhân dân, có tính nhân dân và mang đậm tính dân tộc. - Vận động theo xu hướng cách mạng, văn học có nhiệm vụ phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tính tinh thần giác ngộ cách mạng của nhân dân. Vì vậy văn học hướng về nhân dân, về đại chúng và có tinh thần dân tộc. - Nhân dân là người làm ra lịch sử. Một nền văn học phát huy truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa của thời đại nên mang tính nhân dân, hướng về đại chúng và đậm đà tính dân tộc Chứng minh: + Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -6- Trường:THPT Y JUT - Thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm văn học? - Giải thích và chứng minh đặc điểm này? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 hẳn nhận thức của nhiều nhà văn về nhân dân, đẩt nước (qua phẩm chất tinh thần và sức mạnh của nhân dân). Đó là những tác phẩm: Nhận đường - Nguyễn Đình Thi, Đôi mắt – Nam Cao. Các nhà văn nhà thơ đã hình thành cho người đọc một quan niệm mới mẻ về đất nước “Đất nước này là đất nước của nhân dân” ( Nguyễn Khoa Điềm). + Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, miêu tả số phận, cuộc đời bất hạnh, quá trình giác ngộ đứng lên của người lao động bị áp bức, hình thành con đường giải phóng họ thoát khỏi chế độ kìm kẹp, o ép của chế độ cũ. Đó là các tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Mùa lạc - Nguyễn Khải, Vợ nhặt – Kim Lân, Tìm mẹ (Truyện Anh Lục)Nguyễn Huy Tưởng + Trực tiếp ca ngợi quần chúng nhân dân, xây dựng được hình tượng quần chúng cách mạng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của họ qua các gương mặt anh vệ quốc quân (anh bộ đội chiến sĩ giải phóng), những bà mẹ chị em phụ nữ, em bé. Tất cả đều được phản ánh trong thơ Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Minh Huệ, Nguyễn Đình Thi, Bào Tài Đoàn (kháng chiến chống Pháp). Thơ của Giang Nam, Thanh Hải, Lê Anh Xuân, Dương Hương Lí, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy… (trong kháng chiến chống Mỹ). Về truyện kí có: Nguyễn Đình Thi với Xung kích, Vào lửa; Nguyễn Thi với Người mẹ cầm súng, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu; Anh Đức với Hòn đất, Đất, Một chuyện chép ở bệnh viện; Nguyễn Minh Châu với Dấu chân người lính, Những người từ trong rừng ra… + Hình thức diễn đạt mang tính nhân dân và đậm tính dân tộc. Hình thức diễn đạt rất gần gũi với nhân dân. Đây là hình ảnh bà mẹ “ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” “Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -7- Trường:THPT Y JUT Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con đánh giặc” “Mẹ vẫn đào hầm trong tầm đại bác Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con đánh giặc” (Chứng minh bằng những điển hình văn học như cụ già Mết, Tnú, Đinh Núp trong tác phẩm của Nguyên Ngọc…cũng có thể chứng minh bằng thể loại như thơ lục bát, ca dao chống Pháp và chống Mỹ). Đây chỉ là hai trong rất nhiều bài “Thằng tây chớ cậy sức dài Chúng tao dù nhỏ nhưng dai hơn mày Thằng Tây chớ cậy béo quay - Hãy chứng minh? Mày thức hai buổi thì mày bở hơi Chúng tao thức bốn đêm rồi Ăn cháo ba bữa chạy mười chín cây Bây giờ mới gặp mày đây Sức tao còn đủ bắt mày hàng tao” “Chị em phụ nữ Thái Bình Ca nô đội lệch vừa xinh, vừa giòn Người ta nhắc chuyện chồng con lắc đầu nguây nguẩy em còn đánh Tây” c. Văn học kết hợp khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuyng hướng sử thi đòi hỏi tác phẩm văn học: + Tái hiện những mốc lịch sử quan trọng của đất nước + Xây dựng nhân vật mang cốt cách của cả cộng đồng + Ngôn ngữ phải nghiêm trang - Nêu những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, - Lãng mạn xã hội, con người? + Hướng về tương lai + Tràn ngập niềmvui chiến thắng - Văn học viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn vì: + Trong suốt 3 thập kỉ, dân tộc phải đương đầu với những kẻ thù mạnh hơn ta nhiều. Ta phải trải qua những điều gian khổ, mất mát hi sinh, văn học có nhiệm vụ ghi lại những chặng đường lịch sử đó. Văn học có khuynh hướng sử thi. + Cuộc chiến đấu ác liệt nhưng luôn thể hiện niềm tin, vươn tới tương lai, hướng về lí tưởng, con người vượt lên thử thách lập những Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -8- Trường:THPT Y JUT - Nêu những nét lớn về thành tựu? (Theo bảng thống kê) Hs đọc phần II trong SGK - Nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội? - Các giai đoạn phát triển, những thành tựu cơ bản? (Học sinh thảo luận, trả lời Giáo viên nhận xét, nêu nét cơ bản) Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 chiến công, làm nên những sự tích phi thường. Vì vậy văn học có khuyng hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Được thể hiện: + Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân + Đất quê ta mênh mông – Dương Hương Lí + “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai” + “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” Phạm Tiến Duật + “Xuân ơi xuân! Em mới đến dăm năm Mà kế hoạch đã tưng bừng ngày hội lớn” Tố Hữu + Đất nước đứng lên, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), Sống như anh - Trần Đình Văn, Bất khuất- Nguyễn Đức Thuận, Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Hòn đất – Anh Đức là những tác phẩm viết theo phong cách này II. Vài nét khái quát văn học VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa - Chiến tranh kết thúc. Đời sống về tư tưởng tâm lí, nhu cầu vật chất của con người đã thay đổi so với trước. Từ 1975 – 1985 ta lại khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài. Cộng thêm sự ảnh hưởng của hệ thống các nước XHCN ở Đông âu bị sụp đổ. - Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra một phương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ, Đảng khẳng định: “Đổi mới có ý nghĩa sống còn…là nhu cầu bức thiết”. Thái độ của Đảng là “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. - Nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển biến. Đó là nền kinh tế thị trường. Văn học nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi. Các phương tiện truyền thông phát triển mạng mẽ. Tất cả những sự kiện trên đây góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của văn học 2. Quá trình phát triển về thành tựu chủ yếu (SGK) Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -9- Trường:THPT Y JUT - Kí của tác giả nào tiêu biểu? - Kết luận về văn học như thế nào? (Xem bảng thống kê) - Nêu vài nét hạn chế cơ bản và lí do của nó? - Nguyên nhân vì sao? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 So sánh trước 1975 và sau 1975 Trước 1975 Sau 1975 Đối tượng của văn Con người nhìn học là con người nhận ở góc độ cá lịch sử, là nhân vật nhân. Chuyển từ sử thi. Chủ yếu hướng ngoại sang hướng ngoại Mùa lá hướng nội. Tác rụng trong vườn, phẩm Tướng về hưu, Thời xa vắng Cỏ lau, chút phận của đời, trung tướng giữa đời thường – Cao Tiến Lê - Con nguời chỉ - Được xem xét ở được nhìn nhận ở tính nhân loại (cho giai cấp và con, nỗi buồn chiến tranh, Áng mây dĩ vãng) - Nhân vật văn học Thể hiện con người được khắc hoạ ở tự nhiêu, nhu cầu phẩm chất tinh thần bản năng - Chỉ được miêu tả - Trong đời sống trong đời sống ý tâm linh (Thanh thức minh trời sáng, Mảnh đất lắm người nhiều ma) 3. Một số hạn chế - Thể hiện con người và csống, phiến diện, xuôi chiều, công thức + Nói nhiều thuận lợi hơn khó khăn - Văn học nghiêng nhiều về tuyên truyền nên yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật nhiều khi bị hạ thấp. Nhà văn không có thời gian sửa chữa tu bổ + Do hoàn cảnh chiến tranh + Quan niệm giản đơn là văn học phản ánh hiện thực + Cần tuyên truyền giải phóng kịp thời Chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu để có những hạn chế trên đây III. Kết luận Tham khảo phần ghi nhớ (SGK) IV. Phụ lục Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -10- Trường:THPT Y JUT Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 * Củng cố - HDVN (5') - Củng cố: 03 đặc điểm của VH 1945-1975, thành tựu cơ bản của VHVN từ 1975-hết TKXX. - HDVN: Học bài cũ Chuẩn bị bài mới: "Nghị luận về một tư tưởng đọa lí" + Kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn bài. + Cách triển khai 1 bài văn nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí. Tiết 03 Ngày soạn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn bài - Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu những thành tựu cơ bản của VHVN từ 1975-hết TK XX? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Gv nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -11- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung Giáo viên nhắc lại cho hs các bước cơ bản của tìm hiểu đề. - Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? - Nêu những yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt Là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống - Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm: + Lí tưởng + Cách sống + Hoạt động sống + Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng, nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè… 2. Yêu cầu làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí a. Hiểu được vấn đề cần nghị luận, ta phải qua bước phân tích giải đề xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện + Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” - Muốn tìm thấy vấn đề cần nghị luận ta phải qua các bước phân tích, giải đề để xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện + Thế nào là sống đẹp? * Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm * Có đời sống tinh thần đúng mực, phong phú và hài hoà * Có hành động đúng đắn - Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất con người. b. Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ…nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống lí tưởng và đạo lí 3. Cách làm bài nghị luận a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài nghị luận khác gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b. Các bước tiến hành ở phần thân bài. Phần này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác. Những vấn đề chung nhất. - Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ đã dẫn trên ta phải Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -12- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh - Lần lượt nêu các bước của bài văn nghị luận? a. Vấn đề mà cố Thủ tướng Ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt giải thích sống đẹp là thế nào?) - Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện như thế nào - Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng không? Hay sai). Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào đế sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão, thiếu đạo lí…) phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. II. Củng cố - Tham khảo phần ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập Câu 1: - Vấn đề mà Nê-ru cố tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người - Tác giả sử dụng các thao tác lập luận + Giải thích + chứng minh + Phân tích + bình luận + Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh). + Những đoạn còn lại là thao tác bình luận + Cách diễn đạt rõ ràng, văn giàu hình ảnh - Sau khi vào đề, bài viết cần có các ý Câu 2: 1. Hiểu câu nói ấy như thế nào? Giải thích khái niệm: Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên ta và nó thể hiện như thế nào? - Suy nghĩ + Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẳng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người. + Khẳng định: đúng + Mở rộng bàn bạc * Làm thế nào để sống lí tưởng * Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao? * Lí tưởng của thanh nên hiện nay là gì? + Ý nghĩa của lời Nê-ru Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -13- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt * Đối với thanh niên ngày nay * Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải ntn? * Củng cố - HDVN (5') - Củng cố: Cách làm bài văn nghị luận về 1 tư tưởng đọa lí. - HDVN: Học bài cũ, làm bt trong sgk Chuẩn bị bài mới: "Tuyên ngôn Độc lập" (Hồ Chí Minh) + Vài nét về tiểu sử, con người HCM. + Quan điểm, phong cách, sự nghiệp văn học. Tuần 2 Tiết 04 Ngày soạn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. - Thấy được giá trị nhiều mặt và y nghĩa to lớn của bản TNĐL. - Hiểu được vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản TNĐL. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5'): (Kết hợp trong bài giảng) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh (Học sinh đọc phần I trong sgk) Gv nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo Yêu cầu cần đạt A. Tác giả I. Vài nét về tiểu sử (Gv tóm tắt trong SGK) =>Năm 1993, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người, Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -14- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung Nêu tóm tắt tiểu sử của Bác? (Quê quán, gia đình, quá trình hoạt động CM) (Học sinh thảo luận, trả lời Giáo viên nx, nêu kquát) Gv nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá. Đóng góp to lớn nhất của Bác là tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác - Bác không viết thành hệ thống lí luận. Song qua những sáng tác của Người chúng ta nhận ra hệ thống quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật. Tựu chung lại có 3 quan điểm: + Văn chương phải có tính chiến đấu + Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc + Văn chương phải có tính mục đích - Văn chương phải có tính chiến đấu. Vì sao? Và nó được thể hiện như thế nào? + Sáng tác văn chương bao giờ cũng thể hiện cái nhìn, mối quan hệ (thế giới quan và nhân sinh quan) của nhà văn với cuộc sống con người. Những sáng tác của Bác thể hiện cái nhìn và mối quan hệ của người chiến sĩ cộng sản chân chính. Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, luôn phấn đấu vì mục đích cao cả. Đó là giải phóng dân tộc giành độc lập tự do. Vì vậy sáng tác của Bác đã đề cao tính chiến đấu. + Trong thời đại Hồ Chí Minh phong trào giải phóng dân tộc đã trở thành làn sóng mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Ngoài giá trị thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm , giải trí, văn chương còn có giá trị tuyên truyền. Vì vậy nó phải có tính chiến đấu. + Tính chiến đấu cũng là một trong những truyền thống văn học dân tộc. Bác đã kế thừa truyền thống đó. Văn học mang tính chiến đấu. Chứng minh: + “Văn chương phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc” - Trần Thái Tông + Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng – (Nguyễn Trãi) + Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà - Nguyễn Đình Chiểu + Bác gửi cho văn nghệ sĩ nói chung và hoạ sĩ nói riêng: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em cũng là người chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951). - Tại sao văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc? - Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống là một qui luật + Người đọc luôn có xu hướng liên hệ với cuộc sống khi đọc Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -15- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh trình bày Nhóm khác có thể bổ sung - Tính chiến đấu - Tính chân thật, dân tộc - Coi qđ quần chúng là đối tượng phục vụ - SGK trình bày mấy quan điểm sáng tác của Bác? - Hãy giải thích và chứng minh từng quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Bác? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt tác phẩm. Người ta gọi đó là vòng đời của tác phẩm. Vì thế văn chương phải có tính chân thật và dân tộc. + Giáo dục tư tưởng, tình cảm và cái đẹp của văn chương đổi với con người phải xuất phát từ sự chân thật và mang đặc điểm dân tộc. Con người không chấp nhận mọi sự giả dối. - Tính chân thật và dân tộc là thước đo của giá trị văn chương. Vì vậy văn chương phải có tính chân thật và dân tộc. Chứng minh: + Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ. Nó ghi lại một cách chân thật, cụ thể những ngày Bác bị giam hãm trong nhà tù Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch. Những chuyện ăn đói, mặc rách, tù nhân bị đày đoạ cho đến chết đến những việc làm vô nhân đạo, thiếu trách nhiệm của chính quyền thời Tưởng. Tất cả đều là sự thật. Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần của Hồ Chí Minh. + Thơ chúc tết, nói về tuổi thọ của Bác cũng chân thật, nôm na: Mấy lời chân thật nôm na Vừa là chúc tểt, vừa là mừng xuân + Thơ tuyên truyền của Bác đạt tới đỉnh cao của sự chân thật. + Truyện của Người như Vi hành, Những trò lố…có tính hư cấu. Nhưng đấy chỉ là cái áo khoác bề ngoài chứa đựng những gì rất chân thật của hình tượng nghệ thuật. Khải Định không có hình dáng nét mặt xấu như đôi thanh niên nam nữ trong chuyến tàu điện ngầm đã tả. Nhưng bản chất của y thì còn xấu hơn thế. - Tại sao văn chương có tính mục đích. + Mọi chi tiết, mọi hình tượng, mọi giá trị của văn chương đều hướng tới mục đích nhất định. + Tính mục đích qui định rất cụ thể kết quả của văn chương. + Với Bác Hồ tính mục đích là làm sao “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ao cũng được học hành”, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Chứng minh: Trước khi đặt bút viết, Bác đặt ra những câu hỏi: - Viết cho ai? (Đối tượng sáng tác) - Viết để làm gì? (Mục đích sáng tác) - Viết về cái gì? (Nội dung sáng tác) -> Nhờ có hệ thống quan điểm trên đây, tác phẩm văn chương của Bác có giá trị tư tưởng, tình cảm, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động đa dạng. 2. Sự nghiệp văn học Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Bác. Nhưng Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -16- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh - Giải thích và chứng minh quan điểm thứ hai? - Giải thích và chứng minh quan điểm thứ 3? Gv nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung - Sự nghiệp văn học của Bác bao gồm lĩnh vực nào? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt trong quá trình hoạt động cách mạng. Người đã sử dụng văn chương như một phương tiện có hiệu quả. Sự nghiệp văn chương của Bác được thể hiện trên các lĩnh vực: + Văn chính luận + Truyện và kí + Thơ ca a. Văn chính luận - Do yêu cầu của hoạt động cách mạng, Bác viết nhiều về văn chính luận. Mục đích để tiến công trực diện với kẻ thù hoặc nêu phương hướng đường lối, nhiệm vụ cách mạng ở từng thời điểm lịch sử. + Những năm hai mươi của thế kỉ XX hàng loạt những bài báo đăng trên tờ báo “ Người cùng khổ”, “Nhân đạo”, “Đời sống thợ thuyền” viết bằng tiếng Pháp và kí tên Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa. Điển hình cho loại văn chính luận này là “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch rõ: + Ép buộc hàng vạn dân bản xứ đổi máu vì “mẫu quốc” trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. + Bóc lột, đầy đoạ họ trong rượu cồn, thuốc phiện + Tổ chức bộ máy cai trị đàn áp, bất chấp công lí, vi phạm nhân quyền, đánh, giết người vô tội vạ. + Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở cứ liệu, sự việc, sự kiện chân thật và tình cảm sâu sắc mãnh liệt và nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Bác. Nói tới văn chính luận còn phải kể tới. - Tuyên ngôn độc lập Những áng văn chính luận của Bác viết ra không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà bằng cả tấm lòng yêu ghét phân minh trái tim vĩ đại được biểu hiện bằng ngôn ngữ chặt chẽ, súc tích. b. Truyện và kí - Đây là những truyện Bác viết trong thời gian hoạt động ở Pháp, tập hợp lại thành tập truyện và kí. Tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp. Đó là những truyện Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi Hành (1923), Những trò lố hay là Va-ven và Phan Bội Châu (1925). - Nội dung của truyện và kí đều tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo của bọn thực dân và tay sai đối với các nước thuộc địa. Đồng thời đề cao những tẩm gương yêu nước cách mạng. Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -17- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh - Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn chính luận? - Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn truyện và kí của Bác? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt - Bút pháp nghệ thuật hiện đại, tạo nên những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sâu sắc, trái tim tràng đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng. - Ngoài tập truyện và kí, Bác còn viết: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963). c. Thơ ca - Nhật kí trong tù (1942 - 1943) bao gồm 134 bài thơ phần lớn là những bài từ tuyệt, viết bằng chữ Hán, Bác làm chủ yếu ở thời gian 4 tháng đầu. Tập nhật kí bằng thơ đã phản ánh chính xác những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch. Tập thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc Song điều đáng lưu ý ở tập thơ Nhật kí trong tù là tính chất hướng nội. Đó là bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần của Bác. Một con người có tâm hồn lớn, trí tuệ lớn. Con người ấy luôn khao khát tự do hướng về tổ quốc, nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, xúc động trước đau khổ của con người.Đồng thời nhìn thẳng vào mâu thuẫn xã hội thối nát tạo ra tiếng cười đầy trí tuệ. - Nghệ thuật thơ Nhật kí trong tù rất đa dạng, phong phú. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện đại và cổ điển, giữa trong sáng giản dị và thâm trấm sâu sắc. Nhật kí trong tù là tập thơ sâu sắc về tư tưởng độc đáo và đa dạng về bút pháp. Nó là đỉnh cao thơ ca Hồ Chí Minh. - Tập thơ Hồ Chí Minh bao gồm những bài thơ chữ Hán và cảm hứng trữ tình tiếng Việt, Bác viết trước 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Trừ một số bài thơ Bắc bó hùng vĩ, Tức cảnh Bắc bó (viết trước cách mạng), Đăng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya (viết trong kháng chiến chống Pháp) vừa có màu sắc cổ điển và hiện đại, còn lại phần lớn là những bài viết mang tính tuyên truyền. Đó là các bài Ca dân cày, Ca thiếu nhi, Ca công nhân, Ca binh lính, Ca sợ chỉ, Con cáo và tổ ong, những bài thơ chúc mừng năm mới, mừng tuổi thọ… Trước và sau trong thơ Người nổi bật nhân vật trữ tình, lúc nào cũng ưu tư da diết, mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong độ vẫn ung dung, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn làm chủ tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, tuy còn nhiều gian nan, thử thách. 3. Phong cách nghệ thuật - Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo đa dạng mà Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -18- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh - Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về thơ ca? Gv nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung - Trình bày những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật của Bác? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt thống nhất + Văn chính luận: * Lập luận chặt chẽ * Tư duy sắc sảo * Giàu tính chiến đấu * Văn chính luân giàu cảm xúc hình ảnh * Giọng văn đa dạng, hùng hồn đanh thép khi ôn tồn lặng lẽ thấu lí đạt tình + Truyện và kí: * Kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại (tạo ra mâu thuẫn làm bật lên tiếng cười châm biếm, tính chiến đấu mạnh mẽ) * Trí tuệ hiện đại giàu trí tưởng tượng, tạo ra tình huống độc đáo, viết bằng tiếng Pháp, những tình tiết đều có trên đất Pháp, một số nước châu Phi, Mĩ la tinh. Trí tuệ còn thể hiện ở ngôn ngữ rất hóm hỉnh, hài hước. + Thơ ca: Phong cách thơ chia làm 2 loại: * Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền - Được viết như bài ca (diễn ca) dễ thuộc, dễ nhớ. - Giàu hình ảnh mang tính dân gian Ví dụ viết về người lính lầm đường lạc lối “ Hai tay cầm khẩu súng dài Ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này” Hoặc cả thiếu nhi: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” * Thơ nghệ thuật: - Thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán Tham khảo những nhận định sau đây - “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời” (Rô-giê- Đờ-nuy, Pháp) - “Thơ Bác đã giành cho thiên nhiên một địa vị danh dự” (Đặng Thai Mai) Từ những ý kiến trên đây, ta rút ra phong cách thơ nghệ thuật của Bác: Thơ Bác là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển mà hiện đại + Cổ điển là thuật ngữ để chỉ sự chuẩn mực của thơ xưa. Người ta thường nghĩ tới thơ đời Đường, đời Tống bên Trung Quốc. Phong cách cổ điển được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị, hàm súc, tứ thơ độc đáo thể thơ tứ tuyệt hoặc bát cú. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là ẩn sĩ, một tao du mặc khách, Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -19- Trường:THPT Y JUT Hoạt động của giáo viên và học sinh - Anh (chị) rút ra kết luận như thế nào khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Bác nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung? Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Yêu cầu cần đạt giàu tình cảm với thiên nhiêu và ung dung, thanh thản. Bút pháp cố điển còn tạo ra bởi nét chấm phá như ghi lấy linh hồn tạo vật (chỉ gợi mà không tả), thậm chí nói về một chuyện này, người đọc hiểu sang chuyện khác. + Hiện đại là thuật ngữ để chỉ: hình tượng trong thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là thi sĩ, chiến sĩ. Người chiến sĩ ấy tự tìm đến hình thức diễn đạt của thơ ca cổ điển. - Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng, phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất + Cách viết ngắn gọn +Rất trong sáng gián dị + Sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật nhằm làm rõ chủ đề - Tìm hiểu sự nghiệp thơ ca của Bác ta rút ra kết luận: + Thơ văn của Bác thể hiện tính chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người. + Tìm hiểu thơ văn của Người, chúng ta rút ra nhiều bài học quí báu: * Yêu nước, thương người, một lòng vì nước vì dân * Rèn luyên trong gian khổ, luôn lạc quan, ung dung tự tại * Thắng không kiêu, bại không nản * Luôn luôn mài sắc ý chí chiến đấu * Gắn bó với thiên nhiên * Củng cố - HDVN (5') - Củng cố: Quan điểm sáng tác, phong cách NT của HCM. - HDVN: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới: "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" + Biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt. + Chuẩn bị các bài tập trong sgk. Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -20-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan