Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án ngữ văn bài: cô tô...

Tài liệu Giáo án ngữ văn bài: cô tô

.PDF
7
658
60

Mô tả:

Bài: 24 Tiết: 103 Tuần: 26 VĂN HỌC: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng đảo. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản: Giọng đọc vui tươi, hồ hởi. - Đọc - hiểu văn bản kí cóa yếu tố miêu tả. - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. 3. Thái độ: - Giúp học sinh tinh thần chăm chỉ lao động, vượt khó, yêu cảnh đẹp quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. II. TRỌNG TÂM: - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng đảo. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, ảnh chân dung Nguyễn Tuân, tranh Cô Tô. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu ở tiết 100. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Điểm danh và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng: Câu 1a: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mưa” (đoạn từ đấu…….Mù trắng nước)? (4đ) (SGK/78,79) Câu 1b: Nêu ý nghĩa của bài thơ (4đ) - Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chắc của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiện và làng quê yêu quý của mình. - Kiểm tra vở học. (2đ) Câu 2: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Cô Tô (8đ) - Kiểm tra vở soạn. (2đ) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Đất nước Việt Nam ta có nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kì vĩ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến tham quan một cảnh đẹp ở Bái Tử Long (Quảng Ninh) qua bài Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích: GV: hướng dẫn HS đọc - HS đọc đúng các từ ngữ đặc sắc, có sự tìm tòi của tác giả, nhất là các tính từ, cụm tính từ (lam biếc, vàng giòn, xanh mượt, hửng hồng,...). Khi đọc cần Nội dung bài học I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và bảo đảm sự liền mạch của từng câu, từng đoạn. GV: Đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc và nhận xét cách đọc. HS: 3 em đọc. GV: Cho HS xem ảnh chân dung của nhà thơ Nguyễn Tuân. GV: Em biết gì về tác giả của bài Cô Tô? HS: trả lời Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội. Bút danh: Nhất Lang, Thanh Hà, Tuấn Thừa Sắc. - Là nhà văn có phong cách tài hoa, độc đáo. - Sở trường là tùy bút và kí. - Từ năm 1948 – 1954 giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. - 1996, được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Nguyễn Tuân luôn nhìn đối tượng bằng cái nhìn thiên về văn hóa và thẩm mĩ. Với cái nhìn như thế, Nguyễn Tuân luôn mang đến cho người đọc những khoái cảm bất ngờ. GV: Nêu hiểu biết của em về tác phẩm? HS: Trả lời - Tác phẩm được in trong Nguyễn Tuân toàn tập. GV: Cô Tô là một quần đảo gồm nhiều đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long thuộc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 100km. Cô Tô nổi tiếng về cá mực, tôm, bào ngư. GV: Em hãy giải thích từ Đá đầu sư, Ngấn bể? HS: Giải nghĩa từ - Chú thích: + Đá đầu sư: Đá có đầu tròn, nhẵn như đầu ông sư, thường quần tụ thành bãi. + Ngấn bể: Đường tiếp giáp giữa mặt bể và chân trời theo tầm nhìn của mắt. GV: Giải thích: - Kí: Một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,... GV: Em hãy xác định thể loại cho văn bản này? HS: Trả lời GV: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn 2. Chú thích: a. Tác giả, tác phẩm: - Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội. Là nhà văn sở trường về tùy bút, kí. - Tác phẩm: Bài văn là phần cuối của bài kí Cô Tô. Viết vào tháng 4 năm 1976 nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô. b. Từ khó: 5, 6,... * Thể loại, kiểu văn bản và bản này là phương thức nào? HS: Trả lời phương thức biểu đạt: - Thể loại: Thể kí. - Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu văn bản: GV: Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? HS: Trả lời. II. Đọc – tìm hiểu văn bản: Bố cục: 3 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu....theo mùa sóng ở đây: Đảo Cô Tô sau cơn bão. - Đoạn 2: tiếp theo....là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. - Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dạn trên đảo. GV: Nhận xét về trình tự miêu tả? HS: Trả lời - Từ bao quát đến cụ thể, từ tả cảnh thiên nhiên đến hoạt động của con người. GV: Gọi HS đọc lại đoạn 1 (từ đầu...theo mùa sóng ở đây) HS: Đọc GV: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, cảnh Cô Tô hiện lên qua những chi tiết nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? • Thảo luận nhóm cùng bàn (2 phút) và trình bày: HS: Thảo luận nhóm cùng bàn: - Bầu trời trong trẽo, sang sủa. - Cây trên đảo them xanh mượt. - Nước biển lam biếc, đậm đà. - Cát vàng giòn hơn. (Nghệ thuật ẩn dụ) - Cá nặng lưới. HS: Nhận xét, bổ sung. GV: Chốt ý. GV: Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy? HS: Trả lời - Tính từ chỉ màu sắc và ánh sang: tươi xanh, trong trẻo, sang sủa, trong xanh, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. - Hình ảnh nổi bật để làm nổi bật cảnh sắc một vùng biển đảo như: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát. GV: Trong các tính từ trên, tính từ nào có sức gợi tả hơn cả? Vì sao? 1.Cảnh Cô Tô sau cơn bão: Hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo. HS: Trả lời - Tính từ vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tác giả. GV bình: Có thể nói Nguyễn Tuân lá một bậc thầy về ngôn ngữ, một nghệ sĩ tinh tế và tài hoa trong việc phát hiện, sang tạo cái đẹp. Ông có một kho từ vựng phong phú và khả năng tổ chức những câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng và như ông thường nói: biết co duỗi nhịp nhàng. Nguyễn Tuân yêu biển, say biển, ông đã khám phá ra bao vẻ đẹp của nước biển Cô Tô. Và với óc tưởng tượng đầy mĩ cảm, ông đã tung ra hang loạt các ẩn dụ, so sánh nói về nước biển, sắc biển. Nhìn biển, nhà văn thốt lên: Sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? Ông thầm hỏi mình: Xanh như lá chuối non, xanh như lá chuối già, xanh như cốm vòng mùa thu, xanh như màu áo Kim Trọng, xanh như vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu? Xanh như một niềm hy vọng trên cửa bể? Qua đó ta thấy được Nguyễn Tuân là nhà văn uyên bác, tài hoa. Có bao nhiêu so sánh là bấy nhiêu phát hiện và yêu thương, yêu sự sống giàu đẹp của biển. GV: Em hãy hình dung cảnh biển đảo như thế nào? HS: Trả lời - Khung cảnh đảo Cô Tô là một bức tranh đẹp, trong sang, tinh khôi, đầy sức sống. GV: Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh trên đảo Cô Tô? HS: Trả lời - “Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa song ở đây”. GV: Em hiểu gì về tác giả qua cảm xúc đó ở đây? HS: Trả lời - Thiể hiện sự gắn bó máu thịt với Cô Tô như quê hương của chính mình. GV: Tác giả phải là người như thế nào mới có thể có được những tình cảm, cảm xúc đẹp đến như thế? HS: Trả lời - Là người yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, đất nước. GV: Treo tranh Cô Tô. HS: Quan sát. GV: Các em thấy cảnh trong tranh như thế nào? HS: Nhiều HS trả lời - Khung cảnh đảo Cô Tô là một bức tranh đẹp, trong sang, tinh khôi, đầy sức sống. GV: Để có một bức tranh đẹp như thế con người cần phải làm những gì? HS: Trả lời - Chung tay vì môi trường: không chỉ trên cạn mà còn bảo vệ hệ sinh thái dưới biển. Không được vứt rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ môi trường sống. GV: Vậy em phải làm gì để giữ gìn môi trường cũng như cảnh quang trong trường? HS: Trả lời - Không vứt rác. - Làm vệ sinh thường xuyên. - Chăm sóc cây kiểng trong trường. 4. Câu hỏi và bài tập củng cố: Cảnh Cô Tô sau cơn bão được miêu tả như thế nào? - Bầu trời trong trẽo, sang sủa. - Cây trên đảo them xanh mượt. - Nước biển lam biếc, đậm đà. - Cát vàng giòn hơn. - Cá nặng lưới.  Bức tranh thiên nhiên hiện lên tươi sang, phong phú, độc đáo. Cho HS quan sát tranh Cô Tô và trình bày những cảm nhận từ bức tranh. (Nêu những cảm nhận về cuộc sống, con người diễn ra trong bức tranh) 5. Hướng dẫn HS tự học: Bảng phụ - Đối với bài học ở tiết học này: - Đọc lại văn bản, học thuộc ghi nhớ. - Đối với bài học ở 104: + Bài Cô Tô (tiếp theo) + Trả lời các câu hỏi 3, 4 – SGK/91. 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Nội dung: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… * Phương pháp: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… * Sử dụng thiết bị dạy học: …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan