Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo nhỡ Giáo án môn mỹ thuật lớp 1 đề tài sáng tạo với các đường nét và hình cơ bản...

Tài liệu Giáo án môn mỹ thuật lớp 1 đề tài sáng tạo với các đường nét và hình cơ bản

.PDF
4
1113
97

Mô tả:

Thiết kế bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 theo phương pháp Đan Mạch Chủ đề 1: SÁNG TẠO VỚI CÁC ĐƯỜNG NÉT VÀ HÌNH CƠ BẢN - Thời lượng: 3 tiết (Tích hợp các bài 2, 4, 8, 12) - Từ tuần 1 đến tuần 3 ( Từ ngày 05/9 đến 23/9/2016) I> Mục tiêu: HS cần đạt được - HS nhận biết được về đặc điểm của các đường nét (nét thẳng, nét cong, ...) và các hình cơ bản ( hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật) -HS biết cách vẽ và tạo ra sự chuyển động các các đường nét và biết sắp xếp các hình vuông, chữ nhật, hình tròn thành tranh có nội dung -Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. Ngày dạy dạy: 05, 06, 07, 08/9/2016: Tuần 1- Tiết 1: II/ Chuẩn bi:  GV: 1. Vận dụng quy trình: Vẽ qua quan sát. QT1: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện 2. Phương pháp: - Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành. 3. Đồ dùng, thiết bị: + Tranh vẽ các nét và hình cơ bản. + Một số đồ dùng dạy học: thước eke  HS :- Giấy A4, bút màu, bút chì, gôm. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:   - Ổn định tổ chức: - Khởi động: CT HĐTQ tổ chức trò chơi . - Giới thiệu bài: GV giới thiệu tên chủ đề : Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: HS q/sát và tìm hiểu các nét và hình cơ bản GV chỉ vào một cạnh của tấm bảng đen, hỏi HS: - Quan sát cạnh của tấm bảng em thấy có nét gì? - Nét thẳng đứng và ngang tạo thành tấm bảng có hình gì? - Em hãy tìm các đồ vật trong phòng học có dạng hình chữ nhật, hình vuông. Cho HS xem chiếc thước eke: - Thước có hình dạng gì? - Hình tam giác có chứa bao nhiêu nét thẳng? - Em hãy tìm các đồ vật khác có hình tam giác. Yêu cầu HS quan sát 1 quả bóng đặt câu hỏi. -Quả bóng có nét gì? - Em hãy tìm các đồ vật có chứa nét cong.  Chốt ý: Các đồ vật xung quanh chúng ta đều có hình dạng, đặc điểm riêng. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Cho HS xem hình ảnh ngôi nhà, cây, hoa, núi, nêu yêu cầu: - Ngôi nhà được vẽ bằng những hình gì? - Cây, quả và hoa được vẽ như thế nào? Hoạt động của HS HS quan sát và nêu: - Nét thẳng đứng và ngang. - Hình chữ nhật HS tìm đồ vật -Hình tam giác - 3 nét thẳng HS tìm đồ vật -Nét cong HS tìm đồ vật Quan sát và TLCH GVBM: Mai Thị Minh Mẫn, Trường tiểu học Vĩnh Phước 1 Thiết kế bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 theo phương pháp Đan Mạch Hoạt động của giáo viên - Núi được vẽ ra sao? - Vẽ sóng nước bằng nét gì? - Vẽ mặt trời như thế nào? Mời một số HS lên bảng vẽ hình, yêu cầu HS khác nhận xét. GV hướng dẫn thêm một vài cách vẽ các hình ảnh khác như: vẽ cá từ hình tam giác, hình tròn, vẽ cỏ, vẽ mây, vẽ dù… => Chốt ý: Để vẽ được một đồ vật hoặc hình ảnh chúng ta có thể sử dụng các hình cơ bản kết hợp với nhau  Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành Cho Hs xem thêm một số hình ảnh vẽ kết hợp bằng các nét và hình cơ bản như: xe đạp, xe lửa, con người Cho Hs tập vẽ lên bảng con các nét và các hình ảnh vừa được học. GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho HS.  Hoạt động 4: Hướng dẫn HS giới thiệu các bài vẽ GV cho những hoàn thành lên trình bày về bài vẽ của mình. GV nhận xét các bài vẽ, tuyên dương Hs. GV nhận xét chung tiết học . * Dặn dò: HS chuẩn bị tiết sau: - Bút màu, chì, gôm. - Cho HĐTQ thu các đồ dùng học tập và bài vẽ Ngày dạy 12,13,14,15/9/2016 Hoạt động của HS Tập vẽ các nét, các hình cơ bản trên bảng con. Giới thiệu về các bài vẽ nét. Lắng nghe - HĐTQ thu các đồ dùng học tập và bài vẽ của HS. Tuần 2- Tiết 2: Hoạt động của giáo viên  Hoạt động 5: Hướng dẫn vẽ tranh bằng đường nét và hình cơ bản Cho Hs xem một số tranh vẽ nét và các hình cơ bản ghép tạo hình... Đặt câu hỏi: - Trong tranh em thấy có hình ảnh gì? Mời HS lên bảng chỉ ra, cho lớp nhận xét. Tổ chúc trò chơi “Vẽ tiếp sức”. Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm 3 HS. GV vẽ trên bảng hai khung hình, cho hai nhóm thi vẽ tiếp sức. Cho các nhóm nhận xét, chọn nhóm vẽ đẹp. GV nhận xét, bổ sung thêm vào bức tranh. Hoạt động của HS HS quan sát tranh và trả lời Các Hs tham gia, lớp nhận xét. Quan sát, lắng nghe GVBM: Mai Thị Minh Mẫn, Trường tiểu học Vĩnh Phước 1 Thiết kế bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 theo phương pháp Đan Mạch Hoạt động của giáo viên  Hoạt động 6: Hướng dẫn thực hành GV phát giấy A4 cho từng HS. Yêu cầu HS vẽ vào giấy một bức tranh bằng các đường nét đã học, kết hợp các hình cơ bản để tạo thành bức tranh. Khuyến khích HS tạo các đường nét bằng màu.  Lựa chọn: - HS có thể vẽ cảnh biển, cảnh nhà, đường phố. - HS có thể cắt hoặc xé giấy màu để tạo thành các hình cơ bản ghép lại thành tranh. Nhận xét: -GV nhận xét chung tiết học . Ngày dạy 19,20,21,22/9/2016: Hoạt động của HS HS vẽ cá nhân Tuần 3- Tiết 3: Hoạt động của giáo viên  Hoạt động 6: Thực hành Cho HS tiếp tục thực hành bài vẽ ở tiết trước. GV đến từng bàn quan sát, gợi ý, giúp đỡ HS hoàn thành.  Hoạt động 7: Tổ chức trưng bày và thuyết trình Cho HS vẽ hoàn thành lên bảng trưng bày sp. Gv cho lớp bình chọn sản phẩm đẹp. => GV nhận xét chung. Tuyên dương các HS học tốt. * Củng cố: Qua chủ đề này em học đợc điều gì? GV nhận xét chung. Giáo dục thái độ và chốt bài học: * Hoạt động nối tiếp: GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về biển hay đường phố để tặng cho người thân hoặc để trang trí nơi học tập ở nhà.  Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho chủ đề 3: tranh ảnh các con vật hoặc các mô hình đồ chơi con vật. Hoạt động của HS HS vẽ cá nhân Thảo luận nhóm. Phân vai, đóng kịch Chia sẻ câu chuyện Bình chọn Lắng nghe Lắng nghe.  Nhận xét tiết học- tuyên dương IV> Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TỔ TRƯỞNG CM KÝ HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN KÝ GVBM: Mai Thị Minh Mẫn, Trường tiểu học Vĩnh Phước 1 Thiết kế bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 theo phương pháp Đan Mạch GVBM: Mai Thị Minh Mẫn, Trường tiểu học Vĩnh Phước 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan