Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án mần non trẻ em thuc vat...

Tài liệu Giáo án mần non trẻ em thuc vat

.DOC
129
32
124

Mô tả:

II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG: - Toán: Thực hành, Luyện tập, Trò chơi: - Phân nhóm cây xanh theo lợi ích của cây. Đo độ dài, chiều cao. - KPKH: Quan sát trò chuyện thảo luận về đặc Điểm, lợi ích, điều kiện sống, quá trình phát triển của cây cà phê. - Quan sát phán đoán mối liên hệ đơn giản môi trường sống với con người. - Các hoạt động khác: Thăm khu vườn trườn, thu thập tranh ảnh, sách, truyện về thế giới thực vật.Trò chơi: Cây cao, cỏ thấp, nhận biết cây qua lá.Có cần ánh sáng không? - Tạo hình: Vẽ, xé, nặn dán, tô màu…các loại cây. - Âm nhạc: Học hát. Nghe hát, vận động theo nhạc các bài hát về thế giới thực vật Em yêu cây xanh. - Nghe hát: Lý cây xanh. - Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh. Phát triển Thẩm mỹ Phát triển nhận thức Một số loại cây Phát triển Tình cảm-xã hội Phát triển Thể chất - GDDD: Trò chuyện ích lợi của cây xanh đối với sức khỏe con người, tác hại khi môi trường cây xanh bị phá hủy. Trò chơi - PTVĐ:Ném xa bằng 1 tay ( Khoảng 4m). - Cũng cố bật chụm, tách chân vào vòng. Trò chơi: Ai nhanh hơn,trồng nụ, trồng hoa. Phát triển Ngôn ngữ - Trò chuyện về một số cây xanh. Mô tả và gọi tên các bộ phận đặc điểm nổi bật của một số loại cây xanh. - Đọc thơ cây bàng, vòng quay luân chuyển. - Nghe truyện cây tre trăm đốt. - Mô tả kể chuyện sáng tạo về: Tham quan vườn cây. - Thực hành chăm sóc, bảo vệ cây. - Trò chuyện về các loại cây mà trẻ yêu thích. - Trò chơi phân vai: Nhà vườn, cửa hàng bán rau. Chủ đề nhánh: Thế giới thực vật Từ ngày 15/ 12 đến 19/12 năm 2008. I.Mạng nội dung: Chủ đề nhánh: Một số loại cây. - Nước, ánh sáng, không khí. - Sự trao đổi chất. Phân bón. - Môi trường sống của cây. - Biết cấu tạo, nhiệm vụ của lá cây, nhiệm vụ của lá cây đối với cây. - Nhiệm vụ của thân cây đối với cây. - Nhiệm vụ của rễ cây đối với sự sống của cây. Các bộ phận của cây Cây cà phê cần gì để sống? Một số loại cây Chăm sóc và bảo vệ - Cách chăm sóc cây. - Cách trồng cây. - Con người cần phải bảo vệ cây xanh. Lợi ích của cây - Cho bóng mát. - Cho gỗ... - Làm vật dụng trang trí. - Xuất khẩu ra nước ngoài. - Góp phần làm cho môi trường xanh, sạch đẹp. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN.  Chủ đề nhánh: Một số loại cây ( 1 Tuần). Tuần thứ 15: Thực hiện từ ngày 15/12 đến ngày 19 tháng 12 năm 2008. I.Mục tiêu các lĩnh vực phát triển: 1. Phát triển thể chất: - Phát triển một số vận động cơ bản ném xa bằng 1 tay ( Cách xa mức khoảng 4m). - Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động, lau lá cây, xới đất, tưới cây. - Biết một số thực phẩm nguồn gốc từ thực vật, và một số ích lợi của chúng. - Thời tiết thay đổi thất thường ăn mặc cho phù hợp khi đi học. 2. Phát triển nhận thức: - Biết được quá trình sự phát triển của cây cà phê, và một số loại cây xanh khác. - Biết môi trường sống của cây là nhờ ánh sáng, nước, không khí, đất... - Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số loại cây, cho gỗ, cho bóng mát, cho trái. 3.Phát triển ngôn ngữ: - Biết sủ dụng từ phù hợp, đầy đủ câu để nói về những loại cây. - Tự kể lại quá trình phát triển của cây theo trình tự. - Nhận dạng được một số chữ cái trong chủ đề một số loại cây. - Thích giơ tay phát biểu bài. 4.Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ biết sáng tạo trong khi vẽ, cắt, nặn về các loại cây để tạo ra sản phẩm mà trẻ Thích . - Thích hát và vận động một số bài hát về cây xanh. - Biết yêu môi trường trong lành. 5.Phát triển tình cảm – xã hội: - Biết lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người. - Tự hào về cây cà phê ở mảnh đất Tây Nguyên. - Thích chăm sóc cây xanh. §§§§§§ II/ Kế hoạch các hoạt động: Tên hoạt Thứ hai động Đón trẻ Trò chuyện Điểm danh Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu - Cô vui vẻ, ân cần khi đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về chủ đề mới trẻ sẽ học, cho trẻ xem tranh về các loại cây... - Cô cho trẻ xem ảnh về cây cà phê. - Kể cho trẻ nghe về lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người. - Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình. - Tập các động tác thể dục theo nhịp bài hát. Vườn cây của ba - Cơ hô hấp: Hít vào thật sâu hai tay dang ngang, thở ra hai tay thả xuôi Thể dục bắt chéo trước ngực -Cơ tay vai: Hai tay sang ngang- lên cao- đưa ra trước- hai tay thả xuôi. sáng - Cơ lưng bụng: Hai tay chống hông- quay người sang trái- sang phải. - Cơ chân: Chân đưa ra trước- ra sau- sang ngang- đổi chân. KHÁM PHÁ KHOA HỌC: Hoạt động có chủ đích Hoạt động ngoài trời Cây cà phê lớn lên như thế nào? - Cho trẻ đi dạo ngoài sân, đoán xem thời tiết của ngày hôm ấy. - Cô cùng trẻ hát nhảy: Em yêu cây xanh. - Cho nhóm trẻ thi đua viết số từ 1-8. ÂM NHẠC: L.Q.C.C. L. Q. V. H. TẠO HÌNH: Em yêu cây xanh. Tập tô i, t, c. Thơ: Cây bàng. Vẽ vườn cây nhà bé. L. Q. V. T. VẬN ĐỘNG: Đoán xem cây nào cao hơn. Ai ném xa hơn? - Cô cho trẻ đi quanh sân trường, chọn góc cây bóng to, mát, cô gợi ý để trẻ nói được ích lợi của cây xanh. - Chơi: Vận động, trồng trồng hoa. - Chơi tự do với đồ chơi - Cô cho trẻ đi thành 2 hàng dọc, đọc thơ: Cây Bàng. - Chơi: Bé tập viết nhé. - Chơi học tập: Đố bé chữ gì? - Cho trẻ đi dạo, ngắm nhìn cây xanh xung quanh trường, so sánh khi gió thổi thì lá cây như thế nào? Khi không có gió thì lá cây so với có gió. - Thi: Bé - Cô cho trẻ ngồi vòng tròn ôn các bài thơ, bài hát đã học. - Trò chơi: “ Con Sên” - Chơi với cát, với nước ngoài trời. khéo tay. Đóng vai: Chơi: “ đóng vai cửa hàng của chúng tôi” Xây dựng: Xây khu rừng mơ ước. Hoạt Góc sách+Tạo hình: Tô màu, về cây xanh, nặn quả cà phê. động góc Âm nhạc: Cho trẻ biểu diễn bài hát, đọc thơ về các loại cây. Khoa học toán: So sánh các lá cây có màu sắc khác nhau. - Tổ chức cho trẻ chơi: Trò chơi kidsmart. - Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cô cho trẻ đọc bài thơ “ Mời cơm” Vệ sinh - Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.- Động viên Ăn trưa trẻ ăn hết xuất của mình, khi ăn biết mời cô, mời bạn. Biết đánh răng sau Ngủ trưa khi ăn.- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh Ăn xế sáng.- Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình. Hoạt động chiều Trả trẻ - Cô cho trẻ tập tô i, t, c theo hình thức chơi: Ai tô đẹp. - Cho trẻ nhắc lại các thao tác vệ sinh. - Nêu gương trẻ cuối ngày. - Tổ chức hát - Cô cho - Cô cho - Tổ chức văn nghệ thi nhóm trẻ từng nhóm cho trẻ vui đua cá nhân chơi xếp vẽ, xé dán văn nghệ. bài hát: Em chữ cái về cây cây - Nhận xét yêu cây bằng hạt cà xanh, nặn lớp trong xanh. phê. hạt cà phê. tuần qua. - Phân công - Cô cùng - Nêu - Dặn trẻ về tổ lau chùi trẻ đọc thơ gương trẻ hỏi bố mẹ đồ chơi. cây bàng. cuối ngày. Cây lương - Nêu gương - Nêu thực là gì? trẻ cuối gương trẻ - Phát sổ bé ngày. cuối ngày. ngoan. - Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Chơi tự do, Cho nhóm trẻ chơi kidsmart, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008. Thời gian thực hiên: 35 -40’. Chủ đề nhánh : “ MỘT SỐ LOẠI CÂY” . Hoạt động học có chủ đích : KHÁM PHÁ KHOA HỌC. Hoạt động 1: Cây cà phê lớn lên như thế nào?. I /Mục đích yêu cầu: - Biết tên gọi, ích lợi và mô tả được một vài đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số loại cây quen thuộc, gần gũi với trẻ. - Biết sự phát triển của cây cà phê : Gieo hạt -Hạt nảy mầm- cây con- cây trưởng thành- cây có hoa – cây có quả. - Tạo cho trẻ sự hứng thú khi làm quen với cây cà phê và người trồng cà phê. - Qua các hoạt động trẻ tự hào về cây cà phê ở mảnh đất Tây Nguyên nói chung Buôn Ma Thuột nói riêng. II/ Các hoạt động trong ngày : 1./ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng: - Trò chuyện với trẻ về các loại cây xanh mà trẻ biết. - Cho 3 tổ trưởng điểm danh bạn. Thể dục buổi sáng: - Tập các động tác thể dục theo nhịp bài hát. Em yêu cây xanh. - Cơ hô hấp: Hít vào thật sâu hai tay dang ngang, thở ra hai tay thả xuôi bắt chéo trước ngực -Cơ tay vai: Hai tay sang ngang- lên cao- đưa ra trước- hai tay thả xuôi. - Cơ lưng bụng: Hai tay chống hông- quay người sang trái- sang phải. - Cơ chân: Chân đưa ra trước- ra sau- sang ngang- đổi chân. 2/ Hoạt động có chủ đích : 2.1/ Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức ở lớp. - Đồ dùng phương tiện: Tranh, hình ảnh về về sự phát triển của cây cà phê. - Lá cà phê, hạt cà phê sống, hạt cà phê rang, hạt cà phê xay bột. 2.2/ Phương pháp cho “ Hoạt động học có chủ đích” : Đàm thoại. Trực quan. 2.3/Tiến trình tổ chức: “Hoạt động học có chủ đích” : * Mở đầu hoạt động : - Cho trẻ hát: Em yêu cây xanh. * Hoạt động trọng tâm : - Bài hát vừa rồi cho chúng ta biết về điều gì? - Cô cho trẻ cùng nhau trò chuyện thảo luận về hình dáng, đặc điểm, ích lợi, điều kiện sống của cây xanh. Tên gọi của cây có các bộ phân chính: rễ, thân, lá , hoa, quả. - Cô cho trẻ biết có rất nhiều loại cây xanh và ích lợi của từng loại cây, Cây cho gỗ, cây cho hoa, cây cho quả, cây cho rau để ăn…Ngoài ra cây xanh còn cho không khí trong lành, ngăn chặn được những cơn lũ, bảo lớn… - Cây cà phê là 1 trong những loại cây đặc trưng của vùng đất đỏ Ba Zan, nói đến Buôn Ma Thuột ai cùng nghĩ đến cây cà phê. - Các con xem sự phát triển của cây cà phê có giống như những loại cây xanh khác không nhé! - Cho trẻ xem hạt cà phê – gieo hạt xuống đất - hạt nảy mầm 1 lá - nảy mầm 2 lá non – cây con – cây trưởng thành – cây ra hoa màu trắng – hoa đậu quả khi còn non màu xanh – khi chín màu đỏ. Khi hái về đem phơi hạt có màu đen, đem rang có màu nâu sẩm xay thành bột và bột cà phê được chế thành một nước uống rất ngon tất cả mọi người trên thế giới đều thích uống. - Để cho cây được tươi tốt thì chúng ta phải làm gì? - Mối quan hệ giữa môi trường sống cây, đất , nước, không khí, ánh sáng…có sự chăm sóc của con người. Cây cà phê chỉ trồng được ở những nơi đất ẩm, ĐăLLăc, ĐăcNông, Lâm Đồng, Gia Lai.. - Cây cà phê còn làm nhiều sản phẩm trang trí: Cây cà phê làm bàn, ghế, gạt tàn, bình hoa, thớt, ống đũa... Xuất khẩu ra nước ngoài. - Biết yêu quí và gìn giữ cây xanh, chăm sóc và bảo vệ nó. Tự hào về cây cà phê ở quê hương bé. - Trò chơi: Tô màu cây cao, thấp ( Khi tô màu cây cao thì thời gian như thế nào? Tô màu cây thấp hơn thời gian so với cây cao như thế nào?). - Cô tổ chức cho 2 nhóm chơi đi cà kheo. 1 nhóm dùng hạt cà phê xếp chữ cái. 3/ Hoạt động chuyển tiếp: Cho trẻ chơi úp lá khoai. 4 Hoạt động ngoài trời : - Cô cho trẻ đi theo hai hàng dọc, dạo ngoài sân, trẻ đoán xem thời tiết của ngày hôm ấy, nói cảm tưởng của mình. - Cô cùng trẻ hát nhảy: Em yêu cây xanh. Giới thiệu cá nhân trẻ hát. - Cho nhóm trẻ thi đua viết số từ 1-8. 5/ Hoạt động góc ,yêu cầu từng góc: a. Góc phân vai: Chơi “ Cửa hàng của chúng tôi” * Chuẩn bị: Chọn vai “Người mua hàng, người bán hàng”. Bán hạt giống cây trồng, bán hạt cà phê, bán bột cà phê đóng gói... * Yêu cầu: Trẻ biết nói lên các ý kiến của mình khi mua hàng cũng như bán hàng. Khi chơi trẻ biết giao tiếp với nhau, hòa thuận trong khi chơi. Thể hiện sự văn minh, lịch sự. * Cách tiến hành: Cô gợi ý cho trẻ biết muốn mở một cửa hàng thì phải cần những gì? Định giá bán hạt giống cây trồng, hạt cà phê, bột cà phê là bao nhiêu? Trẻ ghi giá tiền lên tấm bìa nhỏ.Cho trẻ chơi, cô theo dõi trẻ. b. Góc xây dựng: xây “Khu rừng mơ ước” * Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, , cây xanh. * Yêu cầu: Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được hàng rào, có lối ra, lối vào, sắp xếp cây xanh hợp lý. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu đội trưởng của nhóm xây dựng, các trẻ còn lại làm công nhân, nói cách chơi, cách xây dựng như thề nào cho hợp lý để xây nên một khu rừng mơ ước.. Trẻ chơi cô theo dõi nhắc trẻ xây, xếp đẹp, bố cục hợp lý. c. Góc sách + Tạo hình: * Chuẩn bị: Tranh pô tô về các loại cây xanh, đất nặn, bút màu, bảng con, tâm tre. * Yêu cầu: Cô gợi ý cho nhóm trẻ biết cách cùng nhau tô bức tranh cho đẹp, sáng tạo khi nặn hạt cà phê. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, trao đổi với trẻ về các loại cây xanh, cho trẻ tô màu tranh, nặn hạt cà phê. e. Góc âm nhạc: * Chuẩn bị: Mũ đội trang trí bằng lá cây, phách tre. * Yêu cầu: Trẻ biết chọn trang phục,cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát. Đọc thơ diễn cảm về cây xanh. * Cách tiến hành: Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô hướng dẫn cho trẻ mặc trang phục, đội mũ và hát theo bài hát hợp với trang phục trẻ mặc. Giới thiệu cá nhân lên biểu diễn đọc thơ d. Góc khoa học toán: * Chuẩn bị: Lá cây có các màu khác nhau. * Yêu cầu: Trẻ biết đoán so sánh vì sao các lá cây lại có màu khác nhau. * Cách tiến hành: Cô chơi cùng trẻ ở góc này, cô hướng dẫn trẻ chơi và thực hành nói được vì sao lá cây lại có nhiều màu khác nhau, cho trẻ xếp theo thành nhóm. 6/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ, ăn chiều: - Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. - Đọc bài thơ “ Mời cơm” trước khi ăn trưa và ăn chiều. - Trẻ có thói quen trước khi ăn vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ, mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn.. - Đánh răng theo đúng qui cách, đánh sau mỗi bửa ăn. 7/ Hoạt động chiều: - Cô cho trẻ tập tô i, t, c theo hình thức chơi: Ai tô đẹp. - Cho trẻ nhắc lại các thao tác vệ sinh. - Nêu gương trẻ cuối ngày. III/ Đánh giá: 1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: - Trẻ hứng thú khi học về cây cà phê, biết sự trưởng thành, tác dụng, lợi ích của cây cà phê tiêu biểu có cháu: Thành Huy, Gia Bảo, Hạnh Nhi, Gia Huy( Nếu có điều kiện cho trẻ xem vườn cà phê thật thì tốt hơn) Người lập kế hoạch. Ý kiến của tổ chuyên môn( Ban giám hiệu) . Ngô Ái Phượng        KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008. Thời gian thực hiện: 80’. Chủ đề nhánh : “ Một số Loại cây” Hoạt động có chủ đích 1: Âm nhạc: Em yêu cây xanh .S.T. Hoàng văn Yến. Nghe hát: Lý cây xanh. Dân ca nam bộ. Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát. Hoạt động có chủ đích 2: Làm quen với toán: Đoán xem cây nào cao hơn. I /Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát đúng nhạc kết hợp gõ theo nhịp bài hát nhịp nhàng. - Thích nghe cô hát.Qua bài hát trẻ biết chăm sóc và lợi ích của cây xanh. - Trẻ biết nhận xét sự giống khác nhau của 2- 3 loại cây. So sánh và đo độ cao của 3 cây cao khác nhau = một đơn vị đo. - Qua trò chơi trẻ biết đếm lá theo số lượng trẻ dán được. II/ Các hoạt động trong ngày : 1./ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng: - Trò chuyện với trẻ về sự ảnh hưởng của ánh sáng, không khí đối với cây xanh như thế nào? - Cho 3 tổ trưởng điểm danh bạn. Thể dục buổi sáng: - Tập các động tác thể dục theo nhịp bài hát. Em yêu cây xanh. - Cơ hô hấp: Hít vào thật sâu hai tay dang ngang, thở ra hai tay thả xuôi bắt chéo trước ngực -Cơ tay vai: Hai tay sang ngang- lên cao- đưa ra trước- hai tay thả xuôi. - Cơ lưng bụng: Hai tay chống hông- quay người sang trái- sang phải. - Cơ chân: Chân đưa ra trước- ra sau- sang ngang- đổi chân. 2/ Hoạt động có chủ đích : 2.1/ Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức ở trong lớp học . - Đồ dùng phương tiện : Máy casset, băng nhạc, mũ làm bằng lá cây, phách gõ. 2.2/ Phương pháp cho “ Hoạt động học có chủ đích” : Đàm thoại. Trực quan. 2.3/Tiến trình tổ chức: “Hoạt động học có chủ đích” : * Mở đầu hoạt động : - Cô cho trẻ đọc thơ: “ Cây bàng” * Hoạt động trọng tâm : - Các con có thấy cây bàng thường được người ta trồng ở đâu không? - Các con có thích đi trồng cây cùng cô không? Hôm nay cô cho lớp mình cùng nhau đi trồng cây xanh nhé! - Cô cùng trẻ hát trọn vẹn bài hát. - Cho trẻ hát diễn cảm theo bài hát. - Để bài hát thêm sinh động chúng ta cùng nhau gõ theo nhịp bài hát nhé! - Cho trẻ tự chọn dụng cụ âm nhạc để gõ và kết hợp hát. - Thi đua tổ, nhóm. - Thi đua tổ, nhóm trai, nhóm gái. - Cho cá nhân trẻ biểu diễn. * Nghe hát: Lý cây xanh. - Cô hát diễn cảm. - Cho trẻ nghe băng. * Trò chơi: Tai ai tinh. Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi. * Kết thúc hoạt động. - Hát: “ Em yêu cây xanh”. 3/ Hoạt động có chủ đích 2 : 3.1/ Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức : Trong lớp. - Đồ dùng phương tiện : Đồ dùng làm bằng xốp: 3 cây xanh cao thấp khác nhau. - Chữ số từ 1-8. 1 cây thước đo có độ dài 5cm. - 3 tranh vẽ cây xanh, một số lá cắt bằng giấy thủ công. 3.2/ Phương pháp cho “ Hoạt động học có chủ đích” : Đàm thoại. Trực quan. 3.3/Tiến trình tổ chức: “Hoạt động học có chủ đích” : * Mở đầu hoạt động : - Cô cho trẻ kể tên các loại cây mà trẻ biết, sau đó cho trẻ xếp theo nhóm cây cho gỗ, cho hoa, cho bóng mát, cho rau. - Gợi hỏi trẻ trong các loại cây xanh vừa nêu cây nào cao nhất, cây nào thấp nhất. - Để biết chắc cây nào cao hơn ta phải làm thế nào? - Cô cũng có 3 cây xanh và 1 cây thước đo các con sẽ lên đo và cùng đưa ra nhận xét xem cây nào cao hơn nhé. - Cho 3 trẻ lên đo cả lớp theo dõi và đếm số lượng chiều cao của mỗi cây và cùng đưa ra nhận xét, sau đó cho 3 trẻ lên lấy số đặt tương ứng. - Cây thứ nhất có số đo là 7, (đặt số tương úng 7) 2 cây còn lại có số đo là 8 ( Đặt số 8) - Cho thi đua nhóm, cá nhân đếm 1...8. - Hỏi trẻ vì sao mà ta xác định được chiều cao của 3 cây và cây nào sẽ cao hơn cây nào. * Trò chơi: Dán cây cho lá. * Kết thúc hoạt động: Hát lá xanh. 4/ Hoạt động chuyển tiếp: Cho trẻ chơi cuốn chiếu. 5/ Hoạt động ngoài trời : - Cô cho trẻ đi quanh sân trường, chọn góc cây bóng to, mát, cô gợi ý để trẻ nói được ích lợi của cây xanh. Cho trẻ nhận xét về cây bàng xung quang trường, mùa nào rụng lá, mùa nào đâm chồi...- Chơi: Vận động, trồng nụ, trông hoa. - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. 6/ Hoạt động góc ,yêu cầu từng góc: a. Góc phân vai: Chơi “ Cửa hàng cây xanh” * Chuẩn bị: Chọn vai “Người mua hàng, người bán hàng”. Cây xanh làm bằng giấy bìa, pô tô các loại cây, bút chì màu. Giấy màu kéo, hồ. * Yêu cầu: Trẻ cùng hợp tác cắt giấy màu, tô tranh làm ra nhiều loại cây khác nhau. Sau khi làm xong trẻ đem trưng bày vào góc bán hàng. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ xếp và trưng bày các sản phẩm vừa làm xong, cùng bàn nhau định giá bán cho mỗi loại cây, cho trẻ chơi, cô theo dõi và khuyến khích trẻ chơi hợp tác với góc xây dựng. b. Góc xây dựng: xây “Khu rừng mơ ước” * Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, , cây xanh. * Yêu cầu: Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được hàng rào, có lối ra, lối vào, sắp xếp cây xanh hợp lý. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu đội trưởng của nhóm xây dựng, các trẻ còn lại làm công nhân, nói cách chơi, cách xây dựng như thề nào cho hợp lý để xây nên một khu rừng mơ ước.. Trẻ chơi cô theo dõi nhắc trẻ xây, xếp đẹp, bố cục hợp lý. c. Góc sách + Tạo hình: * Chuẩn bị: Tranh pô tô về các loại cây xanh, đất nặn, bút màu, bảng con, tâm tre. * Yêu cầu: Cô gợi ý cho nhóm trẻ biết cách cùng nhau tô bức tranh cho đẹp, sáng tạo khi nặn hạt cà phê. Khi sản phẩm làm xong cho trẻ chơi cùng với góc phân vai. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, trao đổi với trẻ về các loại cây xanh, cho trẻ tô màu tranh, nặn hạt cà phê. e. Góc âm nhạc: * Chuẩn bị: Mũ đội trang trí bằng lá cây, phách tre. * Yêu cầu: Trẻ biết chọn trang phục,cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát. Đọc thơ diễn cảm về cây xanh. * Cách tiến hành: Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô hướng dẫn cho trẻ mặc trang phục, đội mũ và hát theo bài hát hợp với trang phục trẻ mặc. Giới thiệu cá nhân lên biểu diễn đọc thơ d. Góc khoa học toán: * Chuẩn bị: Lá cây có các màu khác nhau. * Yêu cầu: Trẻ biết kết lá cây làm mũ. * Cách tiến hành: Cô chơi cùng trẻ ở góc này, cô hướng dẫn trẻ chơi và cùng kết lá cây làm thành mũ, đếm số lượng trẻ kết được có bao nhiêu mũ. 7/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ, ăn chiều: - Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. - Đọc bài thơ “ Mời cơm” trước khi ăn trưa và ăn chiều. - Trẻ có thói quen trước khi ăn vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ, mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn.. - Đánh răng theo đúng qui cách, đánh sau mỗi bửa ăn. 8/ Hoạt động chiều: - Tổ chức hát văn nghệ thi đua cá nhân bài hát: Em yêu cây xanh. - Phân công tổ lau chùi đồ chơi.- Nêu gương trẻ cuối ngày. III/ Đánh giá: 1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: - Hoạt động toán thao tác đo chính xác tiêu biểu có cháu: Hải Triều, Minh Sơn, Thành Long. - Âm nhạc sôi nổi, hát đúng nhạc tiêu biểu có cháu: Hạnh Nhi, Thanh Nguyệt, Kim Ngân... 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt( Về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng( Có thể kết hợp với gia đình): Người lập kế hoạch. - Chưa phát hiện trẻ nào có những biểu hiện trên. Ý kiến của tổ chuyên môn( Ban giám hiệu) . Ngô Ái Phượng  KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008. Thời gian thực hiện: 35 – 4’. Chủ đề nhánh : MỘT SỐ LOẠI CÂY. Hoạt động học có chủ đích : LÀM QUEN CHỮ CÁI. Hoạt động 1: Tô chữ i, t, c. I /Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cầm bút đúng qui cách khi tô chữ i , t, c. - Cũng cố đường nét biểu tượng i, t,c. Khi tô khôg lem ra ngoài. - Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì và biết hoàn thàh nhiệm vụ của học tập của mình. II/ Các hoạt động trong ngày : 1./ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng: - Trò chuyện với trẻ về các loại cây xanh có chứa chữ cái i, t, c. - Cho 3 tổ trưởng điểm danh bạn. Thể dục buổi sáng: - Tập các động tác thể dục theo nhịp bài hát. Em yêu cây xanh. - Cơ hô hấp: Hít vào thật sâu hai tay dang ngang, thở ra hai tay thả xuôi bắt chéo trước ngực -Cơ tay vai: Hai tay sang ngang- lên cao- đưa ra trước- hai tay thả xuôi. - Cơ lưng bụng: Hai tay chống hông- quay người sang trái- sang phải. - Cơ chân: Chân đưa ra trước- ra sau- sang ngang- đổi chân. 2/ Hoạt động có chủ đích : 2.1/ Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức ở trong lớp học . - Đồ dùng phương tiện: Tranh vẽ Bé tưới cây. - Thẻ chữ rời: Bé tưới cây. - Các chữ cái cở lớn: i, t, c. Tranh pô tô chữ i, t, c in mờ. - Vở bé tập tô, bút chì đen, chì màu. 2.2/ Phương pháp cho “ Hoạt động học có chủ đích”: Đàm thoại. Trực quan. Thực hành 2.3/Tiến trình tổ chức: “Hoạt động học có chủ đích” : * Mở đầu hoạt động : - Cho trẻ hát: Em yêu cây xanh. * Hoạt động trọng tâm : - Vì sao cây xanh mỗi ngày lại lớn hơn và cao hơn không? Nhờ ai? - Cô có tranh bé tưới cây, cô cho 1 trẻ lên gắn thẻ chữ cái rời, bé tưới cây. - Cho 3 trẻ lên rút chữ cái đã học. Cho cả lớp phát âm. - Giới thiệu chữ cái sẽ tô i, t, c. - Cô tô mẫu, cô tô tới đâu kết hợp hỏi trẻ về cách tô chữ i, t, c. - Dùng chì đen tô chữ i, t, c in mờ, dùng bút màu tô i, t, c, rỗng. - Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ nhắc lại tư thề ngồi và cách cầm bút. - Đọc thơ: Đôi bàn tay bé - Cho cả lớp tô, cô quan sát, theo giỏi, nhắc nhở, giúp đỡ trẻ tô yếu * Kết thúc hoạt động: Nhận xét những bài tập tô đều và đẹp. - Cho 3 tỏ trưởng thu dọn đồ dùng. 3/ Hoạt động chuyển tiếp: Cho trẻ chơi úp lá khoai. 4 Hoạt động ngoài trời : - Cô xếp hàng cho trẻ đi thành 2 hàng dọc, vừa đi vừa đọc thơ: Cây Bàng. Cho trẻ đứng dưới góc bàng ở sân trường, cho trẻ nói cảm nghĩ của nình đối với cây bàng. - Chơi: Bé tập viết nhé. Cho trẻ viết tất cả các chữ cái mà trẻ đã học. - Chơi học tập: Đố bé chữ gì? 5/ Hoạt động góc ,yêu cầu từng góc: a. Góc phân vai: Chơi “ Cửa hàng bán hạt giống” * Chuẩn bị: Chọn vai “Người mua hàng, người bán hàng”. Bán hạt giống cây trồng, bán hạt cà phê, bán bột cà phê đóng gói... * Yêu cầu: Trẻ biết nói lên các ý kiến của mình khi mua hàng cũng như bán hàng. Khi chơi trẻ biết giao tiếp với nhau, hòa thuận trong khi chơi. Thể hiện sự văn minh, lịch sự. * Cách tiến hành: Cô gợi ý cho trẻ biết muốn mở một cửa hàng thì phải cần những gì? Định giá bán hạt giống cây trồng, hạt cà phê, bột cà phê là bao nhiêu? Trẻ ghi giá tiền lên tấm bìa nhỏ.Cho trẻ chơi, cô theo dõi trẻ. b. Góc xây dựng: xây “Khu rừng bé thích” * Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, , cây xanh. * Yêu cầu: Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được hàng rào, có lối ra, lối vào, sắp xếp cây xanh hợp lý. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu đội trưởng của nhóm xây dựng, các trẻ còn lại làm công nhân, nói cách chơi, cách xây dựng như thề nào cho hợp lý để xây nên một khu rừng mơ ước.. Trẻ chơi cô theo dõi nhắc trẻ xây, xếp đẹp, bố cục hợp lý. c. Góc sách + Tạo hình: * Chuẩn bị: Tranh pô tô về các loại cây xanh, đất nặn, bút màu, bảng con, tâm tre. * Yêu cầu: Cô gợi ý cho nhóm trẻ biết cách cùng nhau tô bức tranh cho đẹp, sáng tạo khi nặn hạt cà phê. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, trao đổi với trẻ về các loại cây xanh, cho trẻ tô màu tranh, nặn hạt cà phê. e. Góc âm nhạc: * Chuẩn bị: Mũ đội trang trí bằng lá cây, phách tre. * Yêu cầu: Trẻ biết chọn trang phục,cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát. Đọc thơ diễn cảm về cây xanh. * Cách tiến hành: Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô hướng dẫn cho trẻ mặc trang phục, đội mũ và hát theo bài hát hợp với trang phục trẻ mặc. Giới thiệu cá nhân lên biểu diễn đọc thơ d. Góc thiên nhiên: * Chuẩn bị: Các loại cây xanh ở góc thiên nhiên. * Yêu cầu: Trẻ biết cùng nhau chăm sóc cây trong góc thiên nhiê của lớp. * Cách tiến hành: Cô chơi cùng trẻ ở góc này, cô hướng dẫn trẻ chơi và thực hành nói được vì sao lá cây lại có nhiều màu khác nhau, cho trẻ xếp theo thành nhóm. 6/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ, ăn chiều: - Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. - Đọc bài thơ “ Mời cơm” trước khi ăn trưa và ăn chiều. - Trẻ có thói quen trước khi ăn vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ, mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn.. - Đánh răng theo đúng qui cách, đánh sau mỗi bửa ăn. 7/ Hoạt động chiều: - Cô cho nhóm trẻ chơi xếp chữ cái bằng hạt cà phê. - Cô cùng trẻ đọc thơ cây bàng. - Nêu gương trẻ cuối ngày. III/ Đánh giá: 1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: - Những bài trẻ tô đẹp, đều chọn màu hài hoà, khi tô không lem ra ngoài: Hồ Bảo Trân, Hà Bảo Trân, Phạm Ngọc Bảo Trân, Thành Long, Trung Kiên. Ý kiến của tổ chuyên môn( Ban giám hiệu) . Người lập kế hoạch. Ngô Ái Phượng  KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2008. Thời gian thực hiện: 80’. Chủ đề nhánh : “ MỘT SỐ LOẠI CÂY”. Hoạt động học có chủ đích: LÀM QUEN VĂN HỌC. Hoạt động 1: Cây Bàng. Hoạt động học có chủ đích: Vận động . Hoạt động 2: Ai ném xa hơn. I /Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thuộc thơ , hiểu nội dung bài thơ. - Trẻ cảm nhận âm điệu vui hóm hỉnh, nhân cách hóa của bài thơ. - Thông qua bài thơ trẻ biết sự phát triển của cây qua từng mùa và thích chăm bón cây xanh. - Trẻ biết dùng sức của vai để đẩy vật ném đi xa. - Qua trò chơi trẻ có ý thức thi đua, có tinh thần tập thể trong khi chơi. II/ Các hoạt động trong ngày : 1./ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng: - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở lớp, cùng cô giáo tìm nguyên vật liệu về chủ đề thực vật, để cho trẻ thực hành ở lớp. - Cho 3 tổ trưởng điểm danh bạn. Thể dục buổi sáng: - Tập các động tác thể dục theo nhịp bài hát. Em yêu cây xanh. - Cơ hô hấp: Hít vào thật sâu hai tay dang ngang, thở ra hai tay thả xuôi bắt chéo trước ngực -Cơ tay vai: Hai tay sang ngang- lên cao- đưa ra trước- hai tay thả xuôi. - Cơ lưng bụng: Hai tay chống hông- quay người sang trái- sang phải. - Cơ chân: Chân đưa ra trước- ra sau- sang ngang- đổi chân. 2/ Hoạt động có chủ đích : 2.1/ Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức ở trong lớp học . - Đồ dùng phương tiện : - Tranh thơ: Cây bàng, tranh viết bằng chữ to Giấy roky, giấy màu, hồ, bút chì màu. 2.2/ Phương pháp cho “ Hoạt động học có chủ đích”: Đàm thoại. Trực quan. Thực hành 2.3/Tiến trình tổ chức: “Hoạt động học có chủ đích” : * Mở đầu hoạt động : Cô cùng trẻ hát bài: Em yêu cây xanh cho trẻ làm động tác minh họa trồng cây. * Hoạt động trọng tâm : - Vừa rồi cô cùng lớp mình đi trồng cây xanh, trồng cây xanh để làm gì? - Nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết bài thơ cây bàng tả những tàn lá xoè ra che cho bé khỏi nắng. Vậy chúng ta cùng đọc xem trong bài thơ có những điều gì thú vị nữa nhé. - Cô đọc thơ diễn cảm. * Giảng nội dung: Tác giả đã nói về sự lớn lên của cây bàng qua từng mùa, tác giả đã ví tán lá cây bàng như 1 chiếc ô to để che cho bé. Cây bàng thì che cho bé khỏi nắng, nhưng bé làm sao mà che cho bàng khỏi nắng được phải không? Vì vậy các con phải biết yêu quí, chăm sóc, không được hái lá bẻ cành nhé! - Cô cho trẻ đọc diễn cảm. - Cho trẻ đọc thơ theo tranh. - Thi đua tổ, nhóm, cá nhân. - Cho trẻ đọc thơ chữ viết to. - Cho thi đua cá nhân trẻ đọc. * Đàm thoại: - Vừa rồi lớp đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ tác giả đã miêu tả cây bàng qua từng mùa như thế nào? - Tác giả đã ví tán lá bàng giống gì? - Mỗi khi được ngồi duới cây bàng con cảm thấy như thế nào? - Cây bàng che cho bé vậy trong lớp chúng ta có ai nghĩ được cách nào để che cho bàng không? - Bằng cách các con phải biết chăm sóc cây như, tưới nước, nhặt rác xung quanh góc bàng, là các con đã che cho bàng khỏi nắng rồi đấy! - Cho trẻ đặt tên bài thơ. * Trò chơi: Cô cùng trẻ cùng nhau làm bức tranh cây bàng. - Nhóm xé dán. Nhóm vẽ và tô màu. * Kết thúc hoạt động. - Hát: “ lá xanh”. - Cho trẻ trưng bầy sản phẩm. 3/ Hoạt động có chủ đích : 3.1/ Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức : Ngoài trời . - Đồ dùng phương tiện : Trống lắc , sân thoáng sạch . - Vạch xuất phát , túi cát 25-30 cái, bóng bằng nhựa 20 quả. 3.2/ Phương pháp cho “ Hoạt động học có chủ đích”: Thực hành 3.3/Tiến trình tổ chức: “Hoạt động học có chủ đích” : * Mở đầu hoạt động : * Khởi động : - Cô mở nhạc: Cây ba trồng cho trẻ đi kiểng chân và làm động hái hoa. * Trọng động : - Bài tập phát triển chung : Cô cùng trẻ tập các động tác thể dục: Qua băng nhạc bài, cây ba trồng. - Tập các động tác thể dục theo nhịp bài hát. Em yêu cây xanh. - Cơ hô hấp: Hít vào thật sâu hai tay dang ngang, thở ra hai tay thả xuôi bắt chéo trước ngực -Cơ tay vai: Hai tay sang ngang- lên cao- đưa ra trước- hai tay thả xuôi. - Cơ lưng bụng: Hai tay chống hông- quay người sang trái- sang phải. - Cơ chân: Chân đưa ra trước- ra sau- sang ngang- đổi chân. * Vận động cơ bản : - Để trở thành một vận động viên giỏi chúng ta phải năng rèn luyện cơ thể, tập thể dục và ăn uống đều độ. Hôm nay cô cháu ta sẽ cùng nhau thi ai ném xa hơn (cô vừa nói kết hợp cho một trẻ thực hành). - Cho cả lớp nhận xét bạn đang thực hiện kết hợp những động tác nào với nhau. - Cô cho từng đôi trẻ thực hành.( Kết hợp sửa sai). - Cô cho 1 trẻ đo độ xa bằng bước nhảy của mình, các bạn còn lại đếm kết quả. - Cho lớp nhận xét bạn nào ném được xa hơn. - Sau đó cho cả lớp cùng thực hành lại 1 lần. * Trò chơi: Ai ném bóng xa hơn. * Hồi tĩnh: Cô cho trẻ nhẹ nhàng vào lớp. 4/ Hoạt động chuyển tiếp: Cho trẻ chơi tập tầm vông. 5/ Hoạt động ngoài trời : - Cho trẻ đi dạo, ngắm nhìn cây xanh xung quanh trường, so sánh khi gió thổi thì lá cây như thế nào? Khi không có gió thì lá cây so với có gió. - Thi: Bé khéo tay. Cho 3 nhóm trẻ vẽ cây bàng. - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. 6/ Hoạt động góc ,yêu cầu từng góc: a. Góc phân vai: Chơi “ Cửa hàng bán cây xanh” * Chuẩn bị: Chọn vai “Người mua hàng, người bán hàng”. một số loại cây xanh làm bằng xốp, cây xanh làm bằng nhựa. * Yêu cầu: Trẻ biết nói lên các ý kiến của mình khi mua hàng cũng như bán hàng. Khi chơi trẻ biết giao tiếp với nhau, hòa thuận trong khi chơi. Thể hiện sự văn minh, lịch sự. * Cách tiến hành: Cô gợi ý cho trẻ biết muốn mở một cửa hàng bán cây xanh thì phải cần những gì? Định giá bán từng loại cây xanh to, nhỏ, giá trị của từng cây. Gợi ý cho trẻ cùng hợp tác với góc xây dựng. b. Góc xây dựng: xây “Khu rừng mơ ước” * Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, , cây xanh. * Yêu cầu: Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được hàng rào, có lối ra, lối vào, sắp xếp cây xanh hợp lý. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu đội trưởng của nhóm xây dựng, các trẻ còn lại làm công nhân, nói cách chơi, cách xây dựng như thề nào cho hợp lý để xây nên một khu rừng mơ ước.. Trẻ chơi cô theo dõi nhắc trẻ xây, xếp đẹp, bố cục hợp lý. c. Góc sách + Tạo hình: * Chuẩn bị: Tranh pô tô về các loại cây xanh, đất nặn, bút màu, bảng con, tâm tre. * Yêu cầu: Cô gợi ý cho nhóm trẻ biết cách cùng nhau tô bức tranh cho đẹp, sáng tạo khi nặn hạt cà phê. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, trao đổi với trẻ về các loại cây xanh, cho trẻ tô màu tranh, nặn hạt cà phê. e. Góc âm nhạc: * Chuẩn bị: Mũ đội trang trí bằng lá cây, phách tre. * Yêu cầu: Trẻ biết chọn trang phục,cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát. Đọc thơ diễn cảm về cây xanh. * Cách tiến hành: Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô hướng dẫn cho trẻ mặc trang phục, đội mũ và hát theo bài hát hợp với trang phục trẻ mặc. Giới thiệu cá nhân lên biểu diễn đọc thơ d. Góc khoa học toán: * Chuẩn bị: Lá cây có các màu khác nhau. * Yêu cầu: Trẻ biết đoán so sánh vì sao các lá cây lại có màu khác nhau. * Cách tiến hành: Cô chơi cùng trẻ ở góc này, cô hướng dẫn trẻ chơi và thực hành nói được vì sao lá cây lại có nhiều màu khác nhau, cho trẻ xếp theo thành nhóm. 7/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ, ăn chiều: - Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. - Đọc bài thơ “ Mời cơm” trước khi ăn trưa và ăn chiều. - Trẻ có thói quen trước khi ăn vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ, mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn.. - Đánh răng theo đúng qui cách, đánh sau mỗi bửa ăn. 8/ Hoạt động chiều: - Cô cho từng nhóm vẽ, xé dán về cây cây xanh, nặn hạt cà phê. - Nêu gương trẻ cuối ngày. III/ Đánh giá: 1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: - Qua 2 hoạt động học trong ngày, tuy mệt nhưng trẻ vẫn tích cực trong giờ học tiêu biểu có cháu: Hải Triều, Trịnh Gia Bảo.. - Ném xa và đúng kỹ thuật có cháu: Đặng Hoàng Gia Bảo, Hồ Bảo Trân, Thành Long, Gia Huy, Thành Huy, Minh Sơn... Ý kiến của tổ chuyên môn( Ban giám hiệu) . Người lập kế hoạch. Ngô Ái Phượng @ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008. Thời gian thực hiện: 35 – 40’. Chủ đề nhánh : “ MỘT SỐ LOẠI CÂY”. Hoạt động có chủ đích : TẠO HÌNH: VẼ VƯỜN CÂY CỦA BÉ. I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng để vẽ được vườn cây ăn quả. - Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh hợp lý, cân đối, tô màu đẹp. - Trẻ yêu thích và thể hiện tình cảm của mình khi thực hiện sản phẩm. - Rèn luyện ở trẻ các cơ ngón tay, kỹ năng vẽ. II/ Các hoạt động trong ngày : 1./ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng: - Cô cùng trò chuyện với trẻ về các loại cây ăn quả mà trẻ đã được ăn hoặc thấy ở xung quanh nhà của trẻ. Trao đổi với phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại trái cây hàng ngày để bổ xung đầy đủ chất cho cơ thể trẻ. - Cho 3 tổ trưởng điểm danh bạn. Thể dục buổi sáng: - Tập các động tác thể dục theo nhịp bài hát. Em yêu cây xanh. - Cơ hô hấp: Hít vào thật sâu hai tay dang ngang, thở ra hai tay thả xuôi bắt chéo trước ngực -Cơ tay vai: Hai tay sang ngang- lên cao- đưa ra trước- hai tay thả xuôi. - Cơ lưng bụng: Hai tay chống hông- quay người sang trái- sang phải. - Cơ chân: Chân đưa ra trước- ra sau- sang ngang- đổi chân. 2/ Hoạt động có chủ đích : 2.1/ Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức ở trong lớp học . - Đồ dùng phương tiện : Tranh vẽ: Vườn cây ăn quả. - Vở tạo hình, bút chì màu. - Hát: Vườn cây của ba. 2.2/ Phương pháp cho “ Hoạt động học có chủ đích”: Đàm thoại, thực hành. 2.3/Tiến trình tổ chức: “Hoạt động học có chủ đích” : * Mở đầu hoạt động : - Cô cho cả lớp hát: “ Vườn cây của ba?”. * Hoạt động trọng tâm : - Trong bài hát có những loại cây trái nào? - Cô cho trẻ biết cần phải ăn đầy đủ các loại trái cây hàng ngày để cho cơ thể luôn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. - Cô treo tranh cho trẻ quan sát và đàm thoại. - Trong tranh vẽ có những loại cây trái nào? Về hình dáng của cây, màu sắc của các loại quả. Cách vẽ như thề nào? - Cô cho trẻ nói về vườn cây mà trẻ thích vẽ. * Trẻ vẽ: cô cho trẻ vẽ , gợi ý, nhắc trẻ vẽ cân đối và hợp lý.Theo dõi trẻ vẽ yếu, cô chỉ dẫn cho trẻ. * Trưng bày sản phẩm:- Cô cho trẻ treo sản phẩm. Cho trẻ nhận xét bài của bạn. - Cô chọn những bức tranh vẽ đẹp hài hòa, cân đối, tuyên dương . * Kết thúc hoạt động. - Dặn trẻ ăn thật nhiều các loại trái cây để giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào… 3/ Hoạt động chuyển tiếp: Cho trẻ chơi cuốn chiếu. 4 Hoạt động ngoài trời : - Cô dẫn trẻ đi dạo, hít thở không khí trong lành, cho trẻ ngồi vòng tròn ôn các bài thơ, bài hát đã học. Cô giới thiệu từng cá nhân trẻ biểu diễn. - Trò chơi: “ Con Sên” - Chơi với cát, với nước. 5/ Hoạt động góc ,yêu cầu từng góc: a. Góc phân vai: Chơi “ Cửa hàng bán hạt giống” * Chuẩn bị: Chọn vai “Người mua hàng, người bán hàng”. Bán hạt giống cây trồng, bán hạt cà phê, bán bột cà phê đóng gói... * Yêu cầu: Trẻ biết nói lên các ý kiến của mình khi mua hàng cũng như bán hàng. Khi chơi trẻ biết giao tiếp với nhau, hòa thuận trong khi chơi. Thể hiện sự văn minh, lịch sự. * Cách tiến hành: Cô gợi ý cho trẻ biết muốn mở một cửa hàng thì phải cần những gì? Định giá bán hạt giống cây trồng, hạt cà phê, bột cà phê là bao nhiêu? Trẻ ghi giá tiền lên tấm bìa nhỏ.Cho trẻ chơi, cô theo dõi trẻ. b. Góc xây dựng: xây “Khu rừng bé thích” * Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, , cây xanh. * Yêu cầu: Trẻ biết dùng gạch bằng xốp, xây được hàng rào, có lối ra, lối vào, sắp xếp cây xanh hợp lý. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu đội trưởng của nhóm xây dựng, các trẻ còn lại làm công nhân, nói cách chơi, cách xây dựng như thề nào cho hợp lý để xây nên một khu rừng mơ ước.. Trẻ chơi cô theo dõi nhắc trẻ xây, xếp đẹp, bố cục hợp lý. c. Góc sách + Tạo hình: * Chuẩn bị: Tranh pô tô về các loại cây xanh, đất nặn, bút màu, bảng con, tâm tre. * Yêu cầu: Cô gợi ý cho nhóm trẻ biết cách cùng nhau tô bức tranh cho đẹp, sáng tạo khi nặn hạt cà phê. * Cách tiến hành: Cô cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, trao đổi với trẻ về các loại cây xanh, cho trẻ tô màu tranh, nặn hạt cà phê. e. Góc âm nhạc: * Chuẩn bị: Mũ đội trang trí bằng lá cây, phách tre. * Yêu cầu: Trẻ biết chọn trang phục,cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát. Đọc thơ diễn cảm về cây xanh. *Cách tiến hành: Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô hướng dẫn cho trẻ mặc trang phục,đội mũ và hát theo bài hát hợp với trang phục trẻ mặc. Giới thiệu cá nhân lên biểu diễn . d. Góc thiên nhiên: * Chuẩn bị: Các loại cây xanh ở góc thiên nhiên. * Yêu cầu: Trẻ biết cùng nhau chăm sóc cây trong góc thiên nhiê của lớp. * Cách tiến hành: Cô chơi cùng trẻ ở góc này, cô hướng dẫn trẻ chơi và thực hành nói được vì sao lá cây lại có nhiều màu khác nhau, cho trẻ xếp theo thành nhóm. 6/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ, ăn chiều:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan