Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án mần non trẻ em skkn l...

Tài liệu Giáo án mần non trẻ em skkn l

.DOC
5
39
103

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ñoäc Laâïp- Töï Do- Haïnh Phuùc …………..o0o…………… Vónh taân, ngaøy 13 Tháng 05 Năm 2010 BAÙO CAÙO TOÙM TAÉT SAÙNG KIEÁN Tên saùng kieán kinh nghiệm: “CÔ GIÁO MẦM NON VỚI NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO LỚN PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC CHUẨN BỊ BƯỚC VÀO LỚP MỘT PHỔ THÔNG” I/ Xuaát Xöù: “ Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Câu nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng như đã khẳng định vị trí và vai trò của giáo dục Mầm non. Luật giáo dục đã nêu rõ:” Giáo dục Mầm Non có mục tiêu hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ Mầm Non và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một…” Vì vậy Giáo dục Mầm Non cần có những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ Mẫu Giáo 5 tuổi chuẩn bị bước vào trường tiểu học một cách thuận lợi và tự tin. Đối với trẻ việc đến trường phổ thông được coi là một bước chuyển quan trọng. Từ lúc ở nhà trẻ đến các lớp Mẫu Giáo bé, nhỡ, lớn các cháu được sinh hoạt vui chơi, nay bước vào lớp một thì hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vai trò chủ đạo, do đó muốn cho trẻ học tốt ở lớp một thì người lớn, cụ thể là cha mẹ, nhà trường và cô giáo Mầm Non phải có sự chuẩn bị tích cực cho trẻ. Là giáo viên nhiều năm liền trực tiếp đứng lớp Mẫu Giáo lớn trong trường Mầm Non Vĩnh Tân. Điều làm tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào để cháu mẫu giáo lớn bước vào lớp một với tư thế tự tin. Từ những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được cùng với tình hình thực tế của trường và trong giới hạn của (Sáng Kiến Kinh Nghiệm) tôi chọn đề tài: “Cô giáo Mầm Non với những biện pháp giúp trẻ Mẫu Giáo lớn phát triển trí lực,Chuẩn bị bước vào lớp một phổ thông” II/ Hieäu quaû: a / Chuẩn bị cho trẻ về mặt thể lực: Thể lực tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt thể chất, đây là tiền đề vật chất cho sự phát triển vì: Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh. Chính vì thế tôi chú trọng đến việc rèn luyện thể chất nhất là thông qua các hoạt động thể dục rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, nhanh nhẹn, các kỹ -1- năng. Đi, chạy, nhảy. Sự nhanh nhẹn nhạy bén trong mọi hoạt động của trẻ. Thường xuyên nhắc nhở trẻ vệ sinh thân thể, quần áo tay chân sạch sẽ, gọn gàng, xả rác đúng nơi quy định, không ngậm đồ chơi và giữ sạch nguồn nước… Thông qua giờ ăn tôi luôn động viên các cháu ăn hết xuất, hết khẩu phần ăn, bằng những bài thơ, câu chuyện, câu đố về dinh dưỡng: Ví dụ: câu đố. Hạt gì nho nhỏ Trong trắng ngoài vàng Xay, giã, giần, sàng. Nấu thành cơm dẻo? Đó là gì?(Hạt thóc, hạt gạo) Hoặc lời hát. Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi. Mời bạn ăn, mời bạn ăn. Mau chúng ta lên ăn nào, mau chúng ta lên ăn nào. Ta cùng ăn, ta cùng ăn. Tận dụng các giờ hoạt động ngoài trời cho các cháu tự do vui chơi cùng cây cỏ, hoa lá trong vườn, hít thở không khí trong lành…Thực hiện tốt việc theo dõi sức khỏe cháu bằng biểu đồ tăng trưởng, Tổ chức khám cân đo theo định kỳ để phát hiện những dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc những giảm sút sức khỏe vì có mầm bệnh sẵn trong người. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp đối với trẻ. b/ Chú trọng rèn luyện óc phán đoán cho trẻ qua những tình huống: Một trong những vấn đề tôi luôn tìm tòi nghiên cứu đó là tạo những tình huống để cháu suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề. Vì đối với bậc tiểu học, hoạt động chủ đạo là học tập, phụ thuộc rất lớn vào hứng thú nhận thức của người học sinh. Tập cho trẻ suy nghĩ một cách độc lập bằng cách đặt vấn đề và kích thích trẻ tưởng tượng ra câu trả lời. Ví dụ 1: Tại sao máy bay lại bay được như chim? Các cháu trả lời: - Thưa cô vì nó cũng có 2 cánh.( Cháu Ngọc Ánh) - Thưa cô vì máy bay có cái quạt gió rất lớn.( Cháu Minh Trường) - Thưa cô vì chắc trong máy bay người ta để nhiều chim nên khi chúng bay cùng một lúc thì máy bay sẽ bay theo.( Cháu Kiến Phát, có năng khiếu tư duy). Ví dụ 2: Trong hoạt động ngoài trời, tôi thường đặt những câu hỏi về hiện tượng thiên nhiên cho cháu trả lời. - Nếu mây đen kéo đến thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? + Các cháu trả lời: - Thưa cô trời mưa.( Cháu Bảo Trâm) -2- - Thưc cô trời tối che ông mặt trời.(Cháu Phương Thảo) - Thưa cô con chạy vào lớp ngay vì trời chuyển mưa.( Cháu Thế Quyền) Rất nhiều câu trả lời khác của các cháu, tôi chú ý cùng cả lớp lắng nghe và chưa vội cho ý kiến của mình ngay mà tôi lại đặt câu hỏi ngược lại:” con nghĩ như thế nào?” Hay” Theo con thì giải quyết việc này ra sao? Tại sao? Ví dụ 3: Trong tiết dạy làm quen chữ cái. Tôi có thể sử dụng chữ ”d” lật ngược, quay phải, quay trái…. Để cháu nhận ra chữ: p,q,d,b. Tôi luôn khen ngợi cháu để kích thích cháu tưởng tượng và sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của các cháu được hình thành từ cảm giác hài lòng khi làm một việc đáng khen. Cứ như thế trong mọi hoạt động, tôi thường tìm ra những câu hỏi để giúp cháu luôn tư duy, rèn hứng thú lâu bền, tạo điều kiện dần từng bước để chuẩn bị vào hoạt động học tập sau này. c/ Luyện cho trẻ khả năng tập trung chú ý: Đối với trẻ 5-6 tuổi, việc ngồi tập trung để học bài trong một thời gian dài là rất khó, vì đây là lứa tuổi hiếu động, khả năng chú ý của trẻ mẫu giáo đang phát triển mạnh, chú ý có chủ định đang hình thành tuy nhiên chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế, chính vì vậy để giúp cháu giải quyết được nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông sau này, ngay từ bây giờ tôi phải chú ý tạo điều kiện giúp trẻ chuyển dần chú ý không chủ định sang chú ý có chủ định. Ví dụ: Trong giờ kể chuyện tôi sẽ giao nhiệm vụ cho cháu là phải nhớ được tên nhân vật, nội dung và kể lại chuyện, hoặc trong các trò chơi học tập như.”Con gì biến mất” cô cho cháu xem một số con vật, sau đó cho trẻ nhắm mắt lại cô cất 1 con vật bất kỳ đi, cho cháu mở mắt ra và nhớ xem con gì đã biến mất…. Trong việc rèn luyện chú ý có chủ định cho cháu tôi thường chú ý ngăn ngừa tính lơ đãng và sự phân tán chú ý của trẻ như trong tiết học, tránh những tác động bên ngoài và cố gắng tập cho cháu biết duy trì chú ý trong khoảng thời gian cần thiết. d/ Phát triển tư duy cho trẻ: Ở cháu mẫu giáo phát triển tư duy trực quan hình tượng được xem là quan trọng, Nắm được đặc điểm này tôi cung cấp cho cháu các biểu tượng đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh một cách chính xác. Mặt khác cần hình thành ở cháu các chuẩn cảm giác và biết các thuộc tính đặc trưng của đối tượng. Ví dụ: (Con thỏ tai dài, có bốn chân, thích ăn cà rốt. con gà có 2 cánh, 2 chân, có mỏ,gà mái đẻ trứng…) Trong các hoạt động tôi luôn giúp trẻ hoạt động với mô hình, sơ đồ thay cho vật chất. Khi tổ chức cháu chơi cô nên giúp trẻ sử dụng vật liệu thay thế như: Cái ghế tượng trưng cho chiếc ô tô.Cháu ngồi trên ghế tưởng tượng như mình đang ngồi trên xe ô tô. Hành động với mô hình tưởng tượng trong đầu, hay mô hình quan sát. Ví dụ: Trước khi tổ chức xây dựng trường Tiểu Học, tôi thường -3- bàn bạc với các cháu để cháu suy nghĩ, phác thảo trong đầu như: Trường tiểu học có những gì? Cổng trường như thế nào? Nơi nào là bồn hoa, cây cối sẽ đặt ở đâu? Các khối lớp đặt ở chỗ nào là hợp lý?... e/ Phối hợp cùng phụ huynh: Hiện nay đa số phụ huynh cho rằng để chuẩn bị cho cháu mẫu giáo lớn vào lớp một thì cần phải dạy trước chương trình lớp một. Vì vậy các bậc phụ huynh đã nôn nóng cho con em mình đi học chữ, học toán, chính vì vậy áp lực đối với nhà trường rất lớn và trách nhiệm của bản thân tôi là giáo viên Mầm Non rất nặng nề. Để góp phần cùng các cháu Mẫu Giáo lớn phát triển trí lực chuẩn bị vào lớp một, thông qua các tư liệu sách báo tôi đã áp dụng thực hiện công tác trao đổi với phụ huynh các cháu 5 tuổi bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền qua các biểu bảng, gửi phiếu thông tin hoặc trao đổi trực tiếp với các nội dung như sau:  5 cách để khuyến khích sự ham thích học hỏi ở trẻ: 1/ Liên tục đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày khoảng 15 phút và cả gia đình nên thống nhất giờ đọc sách, vào giờ đó tất cả các thành viên trong gia đình đều luân phiên đọc một câu chuyện nào đó. 2/ Khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của mình, Nói chuyện với các thành viên khác trong gia đình về cảm giác và về sự lựa chọn của mình. Chính điều này sẽ hình thành sự tự tin cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập sau này. 3/ Giúp trẻ phát triển sở thích của mình ,để trẻ hiểu rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện cho trẻ thực hiện những sở thích đó. Ví dụ: Nếu trẻ thích vẽ, có thể cho trẻ màu nước và hướng dẫn trẻ sử dụng được. 4/ Cho cháu cơ hội để chơi, từ đó giúp trẻ nhiều cách học khác nhau. Hãy tạo cơ hội cho trẻ nghe và học bằng mắt, sau đó cho cháu phân loại và xếp thứ tự mọi vật dụng trong gia đình như:(Chén, dĩa, quần, áo….).Hình thành góc riêng với nhiều thứ đồ chơi, giúp trẻ có thể sáng tạo và tự thể hiện mình. 5/ Chỉ ra những cái mới mà người lớn cũng tìm tòi học hỏi. Bằng nhiều cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà trẻ mới tìm thấy, cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui vừa là thử thách. III/ Kết Quả: Qua một số biện pháp đã thực hiện, bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực, Với 2 năm áp dụng các cháu Mẫu Giáo 5 tuổi của lớp tôi khi rời khỏi ngôi trường Mầm Non đã có đầy đủ các điều kiện: - 100% các cháu có thể lực khỏe mạnh, 99% cháu có kỹ năng khéo léo và trí lực phát triển vững chắc tạo nên sự tự tin khi bước vào lớp một bậc học phổ thông. -4- DUYỆT CỦA HĐSK TRƯỜNG. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. DUYỆT CỦA HĐSK PHÒNG GD& ĐT. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. .................................................................................. -5- Người viết Phạm Thị Hương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan