Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án mần non trẻ em sang kien kinh nghiem (2)...

Tài liệu Giáo án mần non trẻ em sang kien kinh nghiem (2)

.DOC
7
20
117

Mô tả:

MỤC LỤC Phần I : Phần chung  Lý do chọn đề tài.  Mục đích nghiên cứu đề tài.  Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Những thuận lợi và khó khăn Phần II : Các giải pháp thực hiện Phần III : Kết luận  Kết quả.  Bài học kinh nghiệm.  Ý kiến kiến nghị. Đặng Thị Hoa – Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009 trang 1 Đề Tài : ==================== Phần I PHẦN CHUNG  Lý do chọn đề tài : Mỗi chúng ta ai sinh ra cũng có một tuổi thơ, cái tuổi thơ hồn nhiên, ngộ nghĩnh, nhất là thời Mẫu giáo người ta thường nói : “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Nghe qua câu ấy ai cũng hiểu được tầm quan trọng của nó, bởi giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện bao gồm nhiều hoạt động và nhiều môn như : LQVMTXQ, Văn học, Âm nhạc, Tạo hình, LQVCC. Trong đó, việc làm quen với toán góp phần không nhỏ cho việc phát triển tư duy, so sánh… của trẻ, tạo nền tảng cho trẻ bước vào lớp một.  Mục đích của nghiên cứu đề tài : Cô giáo biết kết hợp các phương pháp phù hợp, lôgich thì trẻ sẽ tiếp thu nhanh và vận dụng những điều đó vào thực tế có kết quả. - Trẻ sẽ được khơi dậy lòng say mê, ham hiểu biết. - Trẻ sẽ chủ động tìm tòi , suy nghĩ. - Trẻ sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo khi nghe cô giảng bài Qua bộ môn này trẻ còn được nhìn, nghe, luyện tập để nhận biết các mối quan hệ, xác định được hình dạng, kích thước. Đồng thời, trẻ còn được phát triển khả năng diễn đạt. Đó là một bước chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào phổ thông.  Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài : Như chúng ta đã biết việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán ngay từ lứa tuổi mầm non là một cơ hội sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh, phát triển tư duy, tăng cường vốn ngôn ngữ. Với môn này có thể thực hiện được cả trong tiết học và ngoài tiết học thông qua những trò chơi giúp trẻ hứng thú và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Muốn thực hiện được nhiệm vụ hướng dẫn thì đòi hỏi giáo viên phải nắm vũng mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình để từ đó truyền thụ lại cho trẻ tiếp thu được tốt hơn.  Những thuận lợi và khó khăn : * Thuận lợi : Giáo viên được giảng dạy trong một môi trường thuận lợi, được sự quan tâm của Đảng ủy, Chính quyền xã và sự hỗ trợ giúp đỡ của BGH trường . Được sự quan tâm, đầu tư của các bậc cha mẹ học sinh kết hợp với giáo viên cùng chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và năng nổ trong công tác; ham học hỏi và thường xuyên dự giờ thao giảng nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. * Khó khăn : Độ tuổi ra lớp của các cháu không đồng đều, khả năng nhận biết chữ số của một số học sinh có hạn chế. Một số cháu chưa qua lớp bé, nhỡ nên việc tiếp thu chữ số khó khăn. Bản chất của môn toán so với trẻ lại rất khó và khô khan, cần phải được truyền đạt lặp đi, lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ. Đặng Thị Hoa – Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009 trang 2 Mức độ Số trẻ nhận ra nhanh chữ số, thao tác nhanh, tiếp thu tốt Số trẻ nhận ra chữ số tương đối, thao tác nhanh Số trẻ có thao tác và tiếp thu chậm Số lượng Tỷ lệ 07/17 cháu 41,1 % 06/17 cháu 35,4 % 04/17 cháu 23,5 % Phần II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  Những biện pháp sử dụng khi tiến hành môn làm quen với toán: *Biện pháp thứ I: Vì hoạt động chủ đạo của trẻ là “chơi mà học, học mà chơi” nên cô giáo cần nắm rõ cách thức tổ chức, cách dạy, tổ chức trò chơi để tiết học thêm sinh động. *Biện pháp thứ II: Cô giáo phải đầu tư tốt về giáo án, giáo án soạn có chi tiết đầy đủ, có dẫn chứng cụ thể thì lên lớp dạy mới hay . Đồng thời, cần chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy một cách đầy đủ, đẹp mắt, hấp dẫn và mới lạ để kích thích sự tò mò của trẻ, từ đó sẽ thu hút được trẻ vào giờ học tốt hơn. *Biện pháp thứ III: Cô giáo phải biết kết hợp các hoạt động trong ngày, tận dụng những thời gian đó để dạy trẻ. - Giờ đón trẻ: Cô hỏi trẻ xem con ngủ dậy lúc mấy giờ, khi tối con ăn mấy chén cơm, con hãy đếm xem có bao nhiêu bạn đã đến lớp. Như vậy, sẽ kích thích sự hứng thú ở trẻ và trẻ sẽ trả lời các câu hỏi một cách chính xác, nhanh chóng, qua đó tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo ở trẻ. - Giờ thể dục buổi sáng: Cô cho trẻ đếm và tập theo nhịp đếm, rồi hỏi trẻ xem con đã tập bao nhiêu động tác. - Giờ điểm danh: Cho trẻ đếm số bạn ở từng tổ rồi hỏi xem mỗi tổ có mấy bạn, tổ nào nhiều hơn và tổ nào ít hơn. Biết được có bao nhiêu bạn vắng trong buổi học này - Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ nhặt lá rơi rồi đếm xem có bao nhiêu lá. - Hoạt động chơi dài: Ví dụ : Ở gia đình, trẻ đếm xem gia đình trẻ có bao nhiêu người, hay qua trò chơi bán hàng trẻ sẽ biết được có bao nhiêu loại hàng, giá từng loại hàng là bao nhiêu. Hoặc qua trò chơi xây dựng, trẻ sẽ biết được có bao nhiêu viên gạch và có bao nhiêu cây, bao nhiêu bông hoa…. - Giờ ăn, giờ ngủ trưa: Cho trẻ chia muỗng cho số bạn từng tổ, trải nệm cho từng tổ và đếm xem có bao nhiêu cái nệm. - Giờ hoạt động bình cờ: Cô sẽ cho trẻ đếm xem có bao nhiêu bạn được cắm cờ. - Giờ trả trẻ: Đặng Thị Hoa – Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009 trang 3 Đếm xem mấy bạn đã về và từng tổ còn mấy bạn đang ở lại. Nếu cô giáo linh động, biết kết hợp thì các hoạt động qua một ngày của cô giáo sẽ củng cố kiến thức cho cháu rất nhanh và cháu rất nhớ. * Biện pháp thứ IV: Không những cô giáo có thể kết hợp với các hoạt động trong ngày mà kết hợp với các môn học khác . Ví dụ : Trong môn tạo hình đề tài vẽ đàn gà nhà bé thì cô giáo có thể cho cháu đếm, xem mình vẽ được bao nhiêu gà . Hay vẽ vườn cây ăn quả thì đếm xem mình vẽ được bao nhiêu quả . Hoặc trong môn âm nhạc thì cô giáo dạy cháu vỗ tay theo nhịp đếm , theo tiết tấu phối hợp thì cô giáo cho cháu đếm 1,2,3,4….hay vỗ tay theo tiết tấu nhanh thì đếm nhanh hơn 1…5 , qua đó cúng cố cho trẻ về mặt các chữ số. * Biện pháp thứ V: Cô giáo phải phối hợp với phụ huynh vì đây là một cách giúp cháu ghi nhớ lâu hơn những kiến thức mà cô giáo đã dạy, và bằng cách thông qua trao đổi với phụ huynh về các tiết dạy, các môn học cũng như tâm sinh lý trẻ qua các giờ đón, trả trẻ để phụ huynh nắm bắt được và từ đó sẽ có những phưong pháp dạy cháu khi về nhà tốt hơn. Như vậy, cháu vừa lĩnh hội được kiến thức trên lớp, vừa được củng cố và khắc sâu hơn kiến thức khi ở nhà để đạt được kết quả học tập tốt hơn. * Biện pháp thứ VI: Học hỏi thêm qua thao giảng , dự giờ. Là giáo viên khi dự giờ phải chú ý quan sát các thao tác, cử chỉ , lời nói của giáo viên lên tiết . những gì hay nên học hỏi để đốc rút những kinh nghiệm cho bản thân. Bởi một giáo viên có một cách dạy , cách dùng lời khác nhau nên các tiết dự giờ cũng là bài học để học hỏi và áp dụng cho tiết dạy của mình được tốt hơn .  Các phương pháp sử dụng trong quá trình tiến hành làm quen với môn Toán qua ba loại tiết:  Tiết 1: * Dạy trẻ đếm và xác định số lượngtrong phạm vi từ 1 đến 10. Nhận biết các số từ 1- 10: Đối với tiết này, phương pháp chủ đạo là trực quan và phương pháp dùng lời nói. Dựa trên cơ sở so sánh số lượng mới với nhóm số lượng đã học trước để biết được hai nhóm như thế nào với nhau. Ví dụ: Dạy trẻ đếm số 10 nhận biết nhóm số lượng 10 đối tượng, nhận biết số 10. Ta cho trẻ so sánh 10 con thỏ với 10 quả cà rốt. Trẻ xếp tương ứng 10 – 10 rồi nhận xét hai nhóm như thế nào, nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn. Sau đó, ta sẽ cho trẻ đếm- đầu tiên đếm nhóm số lượng mới, ta sẽ cho cháu đếm từ trái sang phải 1…10 tất cả là 10 con thỏ, sau đó cho trẻ đếm nhóm cà rốt từ 1…9 tất cả là 9 củ cà rốt. Cho trẻ đếm các nhóm có cùng số lượng là số mới bằng cách cho trẻ lấy thêm 1 củ cà rốt để tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm, rồi cho trẻ đếm hai nhóm và nhận xét đều bằng nhau cùng có số lượng là 10. Ví dụ : Để số cà rốt nhiều bằng số thỏ thì chúng ta phải làm sao? Phải lấy thêm mấy củ cà rốt? Trẻ sẽ trả lời là để hai nhóm bằng nhau ta phải lấy thêm 1 củ cà rốt. Tiếp đến cho trẻ đếm các nhóm đồ vật đã chuẩn bị xếp ở xung quanh lớp. Sau khi đếm các nhóm khác nhau và nhận xét nhóm này nhiều bằng nhóm kia rồi cho trẻ chọn số đặt vào các nhóm. Đặng Thị Hoa – Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009 trang 4 Đến phần luyện tập, cô cho trẻ xếp các nhóm đồ vật ra và chọn số tương ứng đặt vào để củng cố cho trẻ các số đã học. Cất dần nhóm hai và cho đếm từ số 1 đến số vừa mới được học. Cho trẻ đọc lại số mới rồi cất dần vào rổ. Cuối cùng cô có thể cho cháu giơ tay đếm. Ví dụ: Học đến số 5, cô cho trẻ đưa một bàn tay lên đếm xem có mấy ngón hoặc cho chơi pha nước chanh, múc 5 muỗng đường khuấy đều 5 lần, lấy 5 cục đá nhỏ bỏ vào và uống. Như vậy để củng cố lại kiến thức trẻ vừa mới học.  Tiết 2: * Dạy trẻ so sánh nhận biết mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi từ 1-10. Tiết các phép biến đổi đơn giản trong phạm vi từ 1-10: Tiết này thuộc về tiết củng cố, phương pháp chủ đạo thực hành là chính. Vì vậy, trẻ luôn luôn được thực hành cụ thể. Ví dụ: Cô có 5 bông hoa, cô tặng mẹ nhân ngày 8/3 một bông hoa, hỏi cô còn lại mấy bông hoa. Lúc đó trẻ sẽ biết lấy bớt 1 bông hoa và đếm số hoa còn lại. Như vậy, trẻ sẽ biết được câu hỏi của cô. Nhớ thực hiện các phép biến đổi đơn giản để trẻ có thể nắm bắt được một số kết quả dễ dàng mà không cần đến các đồ vật cụ thể. Nhưng muốn trẻ thực hiện được tốt thì cô giáo cần hòa mình với trẻ, nhẹ nhàng khi lên tiết, vận dụng các hình thức đơn giản mà hấp dẫn cộng với lời nói giải thích rõ ràng để thu hút trẻ tiếp thu bài dạy một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ví dụ: Phần 1- Ôn củng cố, luyện tập qua trò chơi. Phần 2- Trọng tâm bài dạy. Với phần này, cô giáo nên làm mẫu 1-2 lần để cháu quan sát rồi cho cháu lên làm thử, sửa sai và luyện tập trên cả lớp. Phần 3- Luyện tập kiểm tra lại kiến thức cho trẻ. Kết thúc tiết học cô nên cho cháu chơi những trò chơi nhẹ để cháu thoải mái sau giờ học.  Tiết 3: * Dạy trẻ chia nhóm đối tượng thành hai phần: Với tiết này là loại tiết hỗn hợp, phương pháp chủ đạo là trực quan và thực hành. Trước khi vào phần trọng tâm của bài dạy, cô ôn kiến thức đếm, đọc số sau đó. Cô làm mẫu, chia một nhóm thành hai phần cho các cháu xem. Ví dụ: Chia 10 đối tượng thành hai phần theo các cách : 1-9 , 2-8 , 3-7 , 4-6 , 5-5. Sau khi chia làm hai phần, cô cho cháu đếm từng phần đến hết. Trẻ lên làm thử, sửa sai. Cô cho cá nhân trẻ lên chia làm hai phần theo yêu cầu của cô, rồi chia theo ý thích của cháu. Sau đó cả lớp cùng thực hiện.  Phần luyện tập : Thông qua các trò chơi để kiểm tra kiến thức qua bài học. Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà” với số lượng chấm tròn trên trẻ và số lượng chấm tròn trên nhà gộp lại là 10. Với trò chơi này, trẻ sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình và cô cũng sẽ biết được số cháu tiếp thu bài nhiều hay ít để sữa chữa. + Qua thời gian thực hiên và theo dõi, tôi nhận thấy những biện pháp trên rất có hiệu quả, học sinh trong lớp có sự chuyển biến. Đặt biệt, các cháu đã nhận biết rõ ràng các chữ số, phát âm chuẩn và biết phát hiện các bạn trong lớp nhận sai chữ số cùng giúp bạn sữa chữa. Qua khảo sát, kết quả đạt được như sau : Đặng Thị Hoa – Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009 trang 5 Mức độ Số trẻ nhận ra nhanh chữ số, thao tác nhanh, tiếp thu tốt Số trẻ nhận ra chữ số tương đối, thao tác nhanh Số trẻ có thao tác và tiếp thu chậm Số lượng Tỷ lệ 12/17 cháu 70,6 % 04/17 cháu 23,5 % 01/17 cháu 5,9 % Phần III KẾT LUẬN  Kết quả : Bản thân đã thường xuyên thực hiên và nhận thấy tiết học có chất lượng, đem lại hiệu quả tương đối cao đã được thể hiện qua bảng khảo sát mức độ ở trên.  Bài học kinh nghiệm :  Để có được kết quả như vậy, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn trong chuyên môn, thường xuyên nghiên cứu tham khảo từ các đồng nghiệp và những tài liệu có liên quan đến môn học.  Tạo điều kiện để học tập, rút kinh nghiệm trong giảng dạy từ các trường bạn.  Tập trung đầu tư, tìm tòi những trò chơi hay, sáng tạo để lồng vào môn học. Đồng thời, cần làm nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn thu hút trẻ.  Cô giáo phải gần gũi với trẻ để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, quan tâm, chú trọng chăm sóc trẻ trong các hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ được thoải mái nhằm tiếp thu một cách tốt nhất những kiến thức đã học.  Cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ dể nhớ và nhớ lâu.  Giáo viên cần tranh thủ ý kiến chỉ đạo của BGH trường và có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, tuyên truyền vận động phụ huynh cùng cô giáo chăm lo, rèn luyện thêm cho trẻ để có kết quả học tập tốt hơn.  Ý kiến kiến nghị : Hòa Thành, ngày 05 tháng 01 năm 2009 Người viết Đặng Thị Hoa Đặng Thị Hoa – Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009 trang 6 Đặng Thị Hoa – Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008-2009 trang 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan