Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án mần non trẻ em mamnon...

Tài liệu Giáo án mần non trẻ em mamnon

.DOC
25
27
61

Mô tả:

`KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN Chủ đề nhánh: NHU CẦU GIA ĐÌNH Tuần thứ 03: Thực hiện từ ngày: 01. 11. 2010 - 05. 11. 2010 Mục tiêu chủ đề nhánh: 1. Phát triển nhận thức: - Tạo cho trẻ sự ham muốn tìm hiểu về các đồ dùng trong gia đình. Biết được công dụng, chất liệu của các đồ dùng gia đình. Biết giữ gìn và cách sử dụng các đồ dùng. - Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có 6 đối tượng làm 2 phần. 2. Phát triển ngôn ngữ: - Phát triển và mở rộng kỷ năng giao tiếp ngôn ngữ cho trẻ qua việc trò chuyện và trẻ tự xem tranh ảnh, đọc thơ, kể chuyện về gia đình, rèn luyện cách phát âm cho trẻ. Biết thể hiện ngôn ngữ của mình khi trẻ đọc bài đồng dao: “Đi cầu đi quán” - Phát âm chuẩn, không nói ngọng, mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh. - Nhận biết và phát âm đúng các chữ u, ư qua hình ảnh và các trò chơi 3. Phát triển thẩm mĩ: - Hình thành và phát triển khả năng nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật. Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ. Hào hứng khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật trong lớp. Trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát: “Bầu và bí” - Thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay để : “Nặn lọ” 4. Phát triển thể chất: - Trẻ thực hiện vận động cơ bản: “Bò dích dắt bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm”. Tập thành thạo các bài tập phát triển chung. Tham gia chơi sôi nỗi trò chơi “Cho thỏ ăn”. Nhằm phát triển các nhóm cơ bắp cho trẻ, rèn luyện sự nhanh nhẹn linh hoạt trong mọi hoạt động. - Giáo dục trẻ biết giữ giữ gìn các đồ dùng gia đình. 5. Phát triển TC-XH: - Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các trò chơi ở các góc. Thể hiện được các vai chơi. - Biết chơi đoàn kết với các bạn để hoàn thành các sản phẩm. Biết lắp ghép để xây dựng vườn rau của bé, biết yêu thích sản phẩm của mình và các bạn làm ra. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, biết đoàn kết với các bạn trong khi chơi. 1 KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG TUẦN Tuần: 03. Từ ngày: 01.11. 2010 – 05. 11. 2010 Hoat động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về những đồ dùng trong gia đình và nhu trò chuyện cầu gia đình. Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ và cất đồ dùng các nhân đúng nơi qui định. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ và việc đưa đón trẻ đến trường đúng giờ. Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Nhận xét Thể dục Trẻ tập thành Sân tập HĐ1: Cho trẻ đi vòng tròn kết - Trẻ biết phôí buổi sáng. thạo các bài sạch sẽ, hợp với các kiểu đi chạy với hợp tay chân Hô hấp: 2 tập thể dục rộng rãi, các tốc độ khác nhau. nhịp nhàng khi ĐT: tay: 1 buổi sáng. thoáng HĐ2: Cô giới thiệu tên bài tập tập các bài tập ĐT:chân:2 Phát triển các mát. và cô tập mẫu cho trẻ tập. thể dục. ĐT bụng: nhóm cơ bắp - ĐT hô hấp: 1 cho trẻ. GD ĐT bật: 2 trẻ thường - ĐT Tay: xuyên tập thể dục. - ĐT Chân: - ĐT Bụng: - ĐT Bật: HĐ3: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng. LQVH: LQVT: Thêm Đồng dao: bớt, chia nhóm “Đi cầu đi đồ vật có 6 đối quán” tượng làm 2 TT: Bài 17: phần Tô theo nét chấm mờ. Hoạt động KPKH: Đồ LQCV: GDÂN: có chủ dùng để ăn Làm quen VTTN: Bầu và đich trong nhà chữ u, ư bí. NH: Ru em. Thể Dục: Bò TH: TC: Lắng nghe dích dắt bằng Nặn lọ tiếng hát tìm bàn tay, bàn (ĐT) đồ vật. chân qua 5 TT: Bài 18: Tô hộp cách và nối chữ e nhau 60cm. TC: Cho thỏ ăn Hoạt động - Cho trẻ vẽ - Chơi trò - Cho trẻ - Chơi trò chơi: - Cho trẻ hát, ngoài trời trên sân chơi: nhổ cỏ, “Rồng rắn lên đọc thơ, kể những đồ “Bánh xe chăm sóc mây”. chuyện về gia dùng gia quay”. cây xanh. - Chơi tự do. đình. đình. - Chơi tự - Chơi tự do - Chơi tự do. -Chơi tự do. do Hoạt động - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giáo dục trẻ nên ăn đầy đủ chăm sóc các chất dinh dưỡng. Giáo dục trẻ nên ăn chín uống sôi nuôi - Tuyên truyền đến phụ huynh về kiến thức nuôi con theo khoa học . 2 dưỡng Tên góc Nội dung Góc - Cửa hàng phân vai bán đồ dùng gia đình HOẠT ĐỘNG GÓC Yêu cầu Chuẩn bị - Trẻ biết thể - Đồ dùng nấu hiện được vai ăn, đồ dùng chơi: Người bán sinh hoạt, hàng và người đi quần, áo... mua hàng. Tham gia chơi sôi nỗi và biết chơi đoàn kết với các bạn. Tổ chức thực hiện - Cho lớp đọc bài: “Đi cầu đi quán”. - Cô giới thiệu góc chơi, giới thiệu nội dung chơi. Trẻ tự chọn góc chơi. - Khi trẻ đến góc chơi cô gợi hỏi ở gia đình có những đò dùng gì. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Hoán đổi góc chơi. - Nhận xét góc chơi. Góc xây - Xây dựng - Biết dùng các - Các khối gỗ, - Cô giới thiệu góc chơi, dựng vườn rau khối gỗ, nhựa, nhựa, cây nội dung chơi cho trẻ tự của bé. cây xanh, cây rau xanh, cây rau, chọn góc chơi. để xây được hàng rào. - Trẻ tự phân vai chơi. vườn rau của bé. - Cô cùng trò chuyện với trẻ về vườn rau có những gì. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Hoán đổi góc chơi - Nhận xét góc chơi. Góc học - Thêm bớt, - Trẻ biết thêm - Các nhóm đồ - Cô giới thiệu góc chơi và tập chia nhóm bớt, chia nhóm dùng gia đình nội dung chơi. đồ vật có 6 đồ vật có 6 đối có số lượng 6, - Khi trẻ đến góc chơi cô đối tượng tượng làm 2 giấy, bút... hướng dẫn trẻ biết thêm làm 2 phần. phần, tô và viết bớt, chia nhóm đồ vật có 6 Tô, viết được chữ u, ư đối tượng làm 2 phần. Tô được chữ u, màu, tô và viết chữ u, ư ư. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Hoán đổi góc chơi - Nhận xét góc chơi. Góc - Nặn cái - Nặn được cái lọ - Đất nặn, - Cô giới thiệu góc chơi và nghệ lọ, tô màu và tham gia hát bảng con khăn cho trẻ chọn góc chơi. thuật đồ dùng gia bài hát trong chủ lau, tranh vẽ - Hướng dẫn trẻ biết nặn lọ đình và điểm. đồ dùng gia và tham tô màu đồ dùng tham gia đình. gia đình. Hát các bài hát hát bài hát trong chủ điểm. trong chủ - Hoán đổi góc chơi điểm - Nhận xét góc chơi. 3 Tên góc Nội dung Hoạt động góc Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện Góc thiên nhiên Hoạt động chiều - Ôn nhận biết chữ u, ư - Đọc bài đồng dao: “Đi cầu đi quán” - Trẻ tham gia hát và vận động các bài hát trong chủ điểm. - Thực hiện vở tập tô (Bài số 17 tô theo nét chấm mờ, bài 18 tô và nối chữ e) - Viết vở trắng chữ u - Tham gia chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. - Chơi trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây, Kéo co” - Chơi tự do. - Cả lớp hát bài “Hoa bé ngoan” Hoạt động - Cho lớp nhắc tiêu chuẩn bé ngoan nêu gương - Từng tổ cắm cờ cuối tuần. - Cô nhận xét chung và nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ - Căn cứ vào ô cờ của mỗi trẻ, cô phát phiếu bé ngoan cho cháu theo tổ. Cả lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan” - Vệ sinh trả trẻ. - Tổng số phiếu bé ngoan: Tổ trưởng chuyên môn. Giáo viên lập kế hoạch. Lê Thị Hữu 4 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010) Chủ đề nhánh: NHU CẦU GIA ĐÌNH I. Hoạt động học có chủ đích: KPKH Đề tài: ĐỒ DÙNG ĐỂ ĂN TRONG GIA ĐÌNH. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết được các đồ dùng ăn uống, biết được công dụng và chất liệu của đồ dùng. Biết sử dụng đồ dùng phù hợp với chất liệu, công dụng - Nhận biết được sự khác nhau về công dụng và chất liệu của đồ dùng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng và biết sắp xếp gọn gàng các đồ dùng. - Đạt: 89% 2. Chuẩn bị: a. Không gian tổ chức: Trong lớp. b. Đồ dùng: Đồ dùng như: Soong nhôm, chén sứ, đĩa nhựa, ly thủy tinh * Phương pháp: Quan sát – Dùng lời – Trò chơi. 3. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích: Cấu trúc Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động của cô - Cho lớp hát bài: “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? - Bài hát nói về một ngôi nhà, trong ngôi nhà của các con có những đồ dùng gì? - Con nào kể cho cô biết trong gia đình con có những đồ dùng gì nào? - Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng để dùng hằng ngày như đồ dùng để giải trí, đồ dùng để sinh hoạt, đồ dùng ăn uống. - Để biết đồ dùng ăn uống có những gì và có tác dụng gì thì hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về đồ dùng ăn uống nha. - Các con nhìn xem trên bàn có những đồ dùng gì nào? - Trong gia đình có rất nhiều các đồ dùng để nấu ăn, đồ dùng để uống. - Các con xem cô có gì đây nào? - Đây là cái soong - Cái soong dùng để làm gì? (Để nấu ăn) - Cái soong này làm bằng chất liệu gì vậy? (Cái soong làm bằng nhôm) - Cái soong còn có cái gì đây nào? (Cái quai) - Cái quai dùng để làm gì? (Để cầm) 5 Hoạt động của trẻ - Lớp hát -Trả lời - Trả lời - Trẻ kể - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời Hoạt động 4 Hoạt động 5 Hoạt động 6 - Các con nhìn xem cô còn có gì đây? - Đây là cái bát - Cái bát dùng để làm gì? (Cái bát để đựng cơm ăn) - Cái bát này được làm bằng nguyên vật liệu gì? - (Cái bát được làm bằng sứ) - Ngoài cái bát làm bằng sứ ra còn có cái bát làm bằng nhựa. - Ngoài ra đồ dùng để ăn còn có gì nữa nào? - Ngoài ra còn có đĩa, thìa, môi, bát... - Các con nhìn xem cô có gì đây nào? - (Đây là cái ly) - Cái ly này bằng gì? (Thủy tinh) - Ly làm bằng thủy tinh rất dể vỡ, vậy khi dùng xong các con phải cất cẩn thận. - Ngoài ly làm bằng thủy tinh này ra còn có ly, ca làm bằng nhựa, inox. - Con nào kể xem ngoài những đồ dùng này ra còn có đồ dùng gì để ăn và để uống nữa nào? - Để có những đồ dùng này thì bố mẹ các con phải mất nhiều tiền mới mua được vậy khi sử dụng các con phải biết giữ gìn cẩn thận và khi dùng xong các con nhớ cất đúng nơi qui định. - Cho trẻ đọc bài: “Đi cầu đi quán” chuyển đội hình hai hang dọc. - Trò chơi: “Ai nhanh hơn” - Cô có rất nhiều các đồ dùng trong gia đình ở trên, trong trò chơi này cô muốn các con lên chọn những đồ dùng để ăn và để uống. Trong thời gian 3 phút đội nào chọn được nhiều đồ dùng và chọn đúng thì phần thắng thuộc về đội đó. - Trò chơi bắt đầu - Trò chơi hết giờ cô cùng trẻ nhận xét tuyên dương 2 đội. - Cho lớp hát bài: “Bé quét nhà” chuyên đội hình 2 vòng tròn. - Trò chơi: “Ai khéo tay” - Cô chuẩn bị cho mỗi đội 1 bức tranh vẽ đồ dùng để ăn, để uống và cô yêu cầu trẻ tô màu đỏ những đồ dùng để ăn, tô màu vàng những đồ dùng để uống. Trong thời gian 3 phút đội nào tô màu đẹp và đúng thì phần thắng thuộc về đội đó. - Trò chơi bắt đầu. - Trò chơi hết giờ, cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Cho trẻ hát bài: “Niềm vui gia đình” - Giáo dục trẻ. 6 - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trẻ kể - Trả lời - Trẻ đọc và chuyển đội hình - Hai đội thi đua - Trẻ hát và chuyển đội hình. - Hai đội thi đua - Lớp hát và đi ra ngoài - Nhận xét giờ học. II. Hoạt động học có chủ đích: THỂ DỤC Đề tài: BÒ DÍCH DẮT BẰNG BÀN TAY VÀ BÀN CHÂN QUA 5 HỘP CÁCH NHAU 60 CM Trò chơi: CHO THỎ ĂN 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thực hiện đúng kỷ thuật vận động: “Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5- 6 hộp cách nhau 60 cm”. Tập thành thạo các bài tập phát triển chung và tham gia chơi sôi nỗi trò chơi: “Cho thỏ ăn” - Rèn kỷ năng khéo léo cho trẻ và phát triển các nhóm cơ bắp cho trẻ. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục. - Đạt 94% 2. Chuẩn bị: a. Không gian tổ chức: Trong lớp b. Đồ dùng: 5, 6 cái hộp. 4- 5 vòng. * Phương pháp: Làm mẫu- Hướng dẫn- Thực hành 3. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích: Cấu trúc Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động của cô - Cho trẻ hát bài “Con chuồn chuồn” - Để cho tinh thần thoả mái cô cùng các con đi bằng bàn chân- đi mũi chân- đi bằng bàn chân- đi gót chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- chạy nâng cao đùi- chạy chậm- đi thường. Cho trẻ chuyển 2 hàng ngang. - Cô giới thiệu các bài tập phát triển chung. - ĐT Hô hấp: Thổi bóng bay Hoạt động của trẻ - Lớp hát - Trẻ thực hiện - Trẻ chuyển đội hình. - ĐT Tay: Tay gập trước ngực - ĐT Chân: Bước khuỵu một chân ra phía trước, - Trẻ tập chân sau thẳng. - ĐT Bụng: Đứng đan tay sau lưng, gập người về trước. - ĐT Bật: Bật tiến về trước Hoạt động 4 - Vận động cơ bản: Bò dích dắt bằng bàn tay, bàn 7 Hoạt động 5 chân qua 5-6 hộp cách nhau 60 cm. - Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh thì các con phải làm gì ? - Để có một cơ thể khoẻ mạnh thì các con cần phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và phải thường xuyên tập thể dục. Ngoài ra chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sạch sẽ. Cần phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. - Các con nhìn xem cô có gì nào ? - Phía trên cô có rất nhiều các đồ dùng gia đình các con lên chọn và mang về trang trí cho ngôi nhà của mình. Con đường đi vận chuyển rất khó đi, để cho các con đi an toàn thì các con xem bạn A đi trước nha. - Cô cho trẻ lên làm mẫu. Cô giải thích: TTCB: Đứng thẳng khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ bò bằng bàn tay, bàn chân qua các hộp. Khi bò kết hợp tay chân nhịp và không chạm vào các hộp. Khi bò xong các con lên chọn một đồ dùng gia đình mang về cho đội của mình và đi về cuối hàng đứng. - Cho hai trẻ lên thực hiện. - Tổ chức cho lớp thực hiện 2-3 lần - Khi trẻ thực hiện cô quan sát sữa sai cho trẻ. - Cho tổ- nhóm- cá nhân thi đua. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Cho lớp hát bài: “Bầu và bí” chuyển đội hình 2 hàng dọc * Trò chơi: “Cho thỏ ăn”. - Luật chơi: Chỉ được bước một chân lên khối gỗ. Nhóm nào xong trước và không có người trượt chân là thắng cuộc. - Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm, mỗi nhóm 1 con thỏ và 5 khối vuông. Mỗi nhóm xếp theo hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1m. Trước mỗi hàng đặt một khối vuông theo hàng dích dắc, cái nọ cách cái kia 15-20cm, đầu hàng bên này đặt con thỏ đồ chơi. Cô hướng dẫn cho trẻ cách đi: Tay trẻ cầm tấm ảnh, bước một chân lên khối vuông thứ nhất, bước tiếp chân sau lên khối vuông thứ 2, nhấc chân kia lên khối vuông thứ 3...Sau khi bước hết 5 khối vuông đặt “thức ăn” (tấm ảnh) trước thỏ để cho thỏ ăn. Sau đó đi về xếp vào cuối hàng của mình. Cháu đứng thứ hai bắt đầu bước lên khối vuông...Tiếp tục như vậy cho đến hết nhóm. nhóm nào mang thức ăn cho thỏ xong trước và không có người trượt chân xuống đất khi bước trên khối vuông thì nhóm đó thắng. 8 - Trả lời - Trả lời - Trẻ làm mẫu - Trẻ thực hiện - Lớp thực hiện - Trẻ thi đua. - Lớp hát chuyển đội hình Hoạt động 6 - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương, cô động viên khuyến khích trẻ chơi. - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng - Trẻ thực hiện. - Giáo dục trẻ. - Nhận xết giờ học./. III. Đánh giá: 1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động: * Nội dung chưa dạy được và lý do: - Các nội dung thực hiện đạt yêu cầu * Những thay đổi cần thiết: - Không có nội dung thay đổi. 2. Đánh giá trẻ sau ngày: * Mặt mạnh: - Trẻ đi học đúng giờ qui định. Biết chào cô, chào bố mẹ khi vào lớp. - Biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định - Phối hợp tay chân nhịp nhàng khi tập các bài tập thể dục sáng và thực hiện đúng kỷ thuật vận động: “Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5- 6 hộp cách nhau 60 cm”. Tham gia chơi thành thạo trò chơi. - Trẻ biết được các đồ dùng để ăn, biết được công dụng và chất liệu của đồ dùng - Tham gia chơi tích cực ở hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài trời. - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Biết vâng lời cô giáo và cắm cờ đúng tên của mình. - Tham sôi nỗi ở hoạt động chiều * Biện pháp: - Tiếp tục duy trì biện pháp thực hiện. 9 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010 Chủ đề nhánh: NHU CẦU GIA ĐÌNH I. Hoạt động có chủ đích: LQCV ĐỀ TÀI: LÀM QUE CHỮ u, ư 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư trong các từ và thông qua các trò chơi - Rèn luyện khả năng phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khả năng quan sát, so sánh cho trẻ. Rèn khả năng chú ý ghi nhớ có chủ đinh ở trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng trong gí đình - Đạt 87% 2. Chuẩn bị: a. Không gian tổ chức: Trong lớp. b. Đồ dùng: Tranh vẽ “Cái tủ, cái giường”. Tranh vẽ: (Tủ lạnh, cái gương, cái lượt, cái tủ, ly thủy tinh, cái giường). Các thẻ chữ cái rời. - Tranh để trẻ nối chữ, mỗi trẻ 1 rổ chữ cái, hoa, quà. * Phương pháp: Đồ dùng trực quan- Giảng giải- Luyện tập. 3. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích: Hoạt động của Cấu trúc Hoạt động của cô trẻ Hoạt động 1 - Cho lớp đọc bài đồng dao: “Đi cầu đi quán” - Lớp đọc Hoạt động 2 - Các con vừa đọc bài đồng dao nói về điều gì? - Trả lời - Đi cầu đi quán mua được cái gì nào? - Trả lời - Mua được cái soong, dưa hấu, lượt, cặp... đó là đồ dùng trong gia đình. Ngoài những đồ dùng đó ra trong gia đình còn có những đồ dùng gì nữa nào? - Trả lời - Cô cho trẻ kể về các đồ dùng trong gia đình.. - Trẻ kể Hoạt động 3 - Các con xem cô có bức tranh vẽ gì nào? - Trả lời - Bức tranh vẽ “Cái tủ” đấy các con, dưới tranh có từ “Cái tủ” các con cùng đọc với cô nào. - Lớp đọc - Cô cho lớp phát âm từ: “Cái tủ” - Trẻ đọc - Cho cá nhân đọc. - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Trẻ ghép từ - Cô cho 1 trẻ lên ghép từ: “Cái tủ” theo mẫu của cô. “Cái tủ” - Cô cho trẻ chọn chữ cái đã học và phát âm - Trẻ chọn chữ a - Cô giới thiệu chữ u cho trẻ làm quen. - Trẻ quan sát - Cô phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm. - Lắng nghe cô đọc - Cho lớp phát âm. - Lớp phát âm. - Cho tổ, cá nhân phát âm. - Trẻ phát âm 10 - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Cô giới thiệu cấu tạo chữ u có 1 móc dưới và một nét thẳng đứng. - Cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ u - Cô giới thiệu chữ u in hoa, chữ u viết thường cho trẻ làm quen. * Tương tự cho trẻ làm quen chữ ư qua từ: “Cái giường” - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và phát âm. - Trẻ quan sát và nhận biết chữ ư * Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa chữ u, ư - Trẻ quan sát và - Giống nhau: Chữ u, ư đều có 1 nét móc dưới và một so sánh. nét thẳng đứng. - Khác nhau : Chữ u không có dấu, chữ ư có dấu móc trên nét thẳng đứng. - Cho trẻ nhắc lại câu trả lời. - Trẻ trả lời. Hoạt động 4 - Cho lớp hát bài: “Bé quét nhà” chuyển đội hình 2 - Trẻ hát và hàng ngang chuyển đội hình. - Trò chơi: “Ai nhanh tay tinh mắt” - Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 rổ chữ cái và cho trẻ chọn chữ u, ư theo yêu cầu của cô. Khi trẻ chọn đúng cô cho trẻ phát âm. Đội nào có nhiều bạn chọn đúng và nhanh hơn là phần thắng thuộc về đội đó. - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Hai đội thi đua - Trò chơi hết giờ, cô cùng trẻ nhận xét và tuyên dương trẻ. Hoạt động 5 - Cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau” và chuyển - Trẻ hát chuyển đội hình hai hàng dọc. đội hình. - Trò chơi có tên gọi: “Ai nhanh hơn” - Trong trò chơi cô chuẩn bị cho mỗi đội 1 bức tranh vẽ các đồ vật (Tủ lạnh, cái gương, cái lượt, cái tủ, ly thủy tinh, cái giường) và dưới tranh có các từ chứa chữ cái u, ư các con lên tìm và nối chữ trong từ với chữ cái trong vòng tròn. Đội nào nối đúng và được nhiều chữ hơn là phần thắng thuộc về đội đó. - Hai đội thi đua - Trò chơi bắt đầu. - Trò chơi hết giờ cô cùng trẻ nhận xét kết quả và tuyên dương trẻ - Trả lời Hoạt động 6 - Các con vừa được làm quen với chữ cái gì ? - Trẻ lắng nghe. - Giáo dục trẻ. - Nhận xét giờ học./. 11 II. Hoạt động có chủ đích: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: NẶN LỌ (ĐT) 1. Mục đích yêu cầu: - Cũng cố các kỷ năng đã học như: chia đất, xoay tròn, lăn dọc, vuốt tròn để nặn được cái lọ. - Rèn các kỷ năng nặn cho trẻ, phát triển óc tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ - Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và biết vâng lời người lớn - Đạt 88 % 2. Chuẩn bị: a. Không gian tổ chức: Trong lớp. b. Đồ dùng: Mẫu nặn của cô, đất nặn, khăn lau, bảng con, đĩa trưng bày sản phẩm. *. Phương pháp: Quan sát- Hướng dẫn- Làm mẫu- Thực hành. 3. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích: Hoạt động của Cấu trúc Hoạt động của cô trẻ Hoạt động 1 - Cho lớp đọc bài đồng dao: “Đi cầu đi quán” - Lớp hát - Các con vừa đọc bài đồng dao nói về điều gì? - Trả lời Hoạt động 2 - Bài đồng dao nói về các đồ dùng trong gia đình. Trong cuộc sống của gia đình chúng ta đều có nhu cầu khác nhau như ăn, uống, sinh hoạt... - Con nào kể cho cô biết trong gia đình con có những đồ dùng gì? - Trẻ kể Hoạt động 3 - Các con nhìn xem cô nặn được cái gì đây nào ? - Trả lời - Cái lọ - Đây là cái lọ - Cái lọ này làm bằng gì? (Làm bằng đất sét) - Trả lời - Cô đã dùng đất nặn để nặn thành cái lọ này. - Cái lọ này để làm gì? (Lọ dùng để cắm hoa) - Trả lời - Các con nhìn xem bên ngoài của cái lọ như thế nào? (Bên ngoài bằng phẳng) - Trả lời - Bên trong như thế nào? (Bên trong lãm) - Trả lời - Cái lọ còn có gì nữa nào? (Có đế) - Trả lời - Cô cho trẻ quan sát các kiểu lọ khác nhau.( Các - Trẻ quan sát và con biết đấy có rất nhiều kiểu lọ khác nhau như có trả lời lọ tròn và cao, miệng lọ tròn nhỏ và cao, lọ tròn và thấp thì miệng lọ tròn và loe ra) - Trả lời - Các con có thích nặn cái lọ giống của cô không? - Vậy để nặn được cái lọ bạn nào nhắc lại cách nặn cho cô và các bạn cùng nghe nào. Cho trẻ nhắc lại cách nặn. - Trẻ trả lời - Cô nhắc lại cách nặn: Để nặn được cái lọ các con 12 chia đất ra và xoay tròn cục đất to để làm thân lọ, lấy 1 phần đất khác lăn dọc giữa hai lòng bàn tay rồi uống đất thành hình cái bát rồi vuốt tròn, bẻ loe ra để làm miệng của lọ sau đó gắn các bộ phận lại như vậy thì nặn được cái lọ. - Cô nhắc trẻ khi nặn xong các con nhớ trang trí thêm cho cái lọ đẹp hơn. Hoạt động 4 * Trẻ thực hiện - Cô nhắc nhở trẻ không tranh giành đồ dùng của bạn và ngồi đúng tư thế khi nặn. - Khi trẻ thực hiện cô nhắc trẻ chia đất thành các phần sau đó nặn được cái lọ theo ý thích của trẻ. - Thực hiện - Khi trẻ thực hiện cô đến từng nhóm quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện. Khi trẻ nặn xong cô nhắc nhở trẻ trang trí thêm cho cái lọ. Hoạt động 5 * Trưng bày sản phẩm. - Cho lớp trưng bày sản phẩm - Lớp trưng bày sản phẩm. - Cho trẻ vận động và cho trẻ quan sát sản phẩm từ - Trẻ vận động 1- 2 phút theo cô và đi QS sản phẩm - Cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. - Cô cho 3-4 trẻ lên nhận xét sản phẩm. - Trẻ tự nhận xét - Cô nhận xét tuyên dương những sản phẩm đẹp và động viên những sản phẩm chưa đẹp. Hoạt động 6 - Cho lớp hát bài: “Ngôi nhà mới” - Trẻ hát - Giáo dục trẻ. - Nhận xét giờ học./. 13 III. Đánh giá: 1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động: * Nội dung chưa dạy được và lý do: - Chưa dạy được hoạt động ngoài trời vì lí do trời mưa * Những thay đổi cần thiết: - Có biện dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi 2. Đánh giá trẻ sau ngày: * Mặt mạnh: - Trẻ đi học đúng giờ qui định. Biết chào cô, chào bố mẹ khi vào lớp. - Phối hợp tay chân nhịp nhàng khi tập các bài tập thể dục sáng. - Nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư qua tranh ảnh và qua các trò chơi - Trẻ nặn và trang trí được cái lọ - Tham gia chơi tích cực ở hoạt động vui chơi - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Biết vâng lời cô giáo và biết cắm cờ vào chổ của mình. - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và bảo vệ môi trường sạch đẹp. - Tham gia sôi nỗi hoạt động chiều. 14 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (Thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2010) Chủ đề nhánh: NHU CẦU GIA ĐÌNH I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: BÉ VUI VỚI ĐỒNG DAO: “ĐI CẦU ĐI QUÁN” I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ đọc thuộc bài đồng dao thể hiện giọng đọc tươi vui khi đọc, hiểu nội dung bài đồng dao và trả lời được các câu hỏi đàm thoại - Cảm nhận và thể hiện âm điệu nhộn nhịp, vui tươi của bài thơ. - Rèn luyê ̣n giọng đọc thơ diên cảm cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua đọc bài đồng dao. - Qua bài đồng dao giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình - Lớp đạt 88% II. Chuẩn bị: - Soong loang, hai cái khăn, tranh vẽ về các trò chơi dân gian: Kéo co, kéo cưa lừa xẻ... * Phương pháp: Trực quan - Dùng lời – Đàm thoại – Trò chơi III. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích: Cấu trúc Hoạt động của cô Hoạt động 1 - Cho lớp đọc bài: “Rùa con đi chợ” Hoạt động 2 - Các con đọc tho rất hay cô sẽ thưởng cho các con trò chơi các con có thích không nào ? - Cô treo tranh “Kéo co” cho trẻ xem. - Bức tranh cô vẽ các bạn nhỏ đang chơi gì? - Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi “Kéo co” đấy. Đây là một trò chơi dân gian có từ rất lâu và được các bạn nhỏ rất thích chơi. - Các con xem cô còn có bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì vậy? - À! Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” đấy. Đây cũng là trò chơi dân gian có từ rất lâu và các bạn nhỏ rất thích chơi. Khi tham gia vào các trò chơi này giúp cho con người chúng ta khỏe mạnh. - Vậy bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con tham gia chơi các trò chơi nhé ! - Cô tổ chức cho lớp chơi trò chơi: “Kéo co” - Các con chơi có vui không ? - Vậy cô tổ chức cho các con chơi tiếp nha. - Cô tổ chức cho lớp chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ” 15 Hoạt động của trẻ - Lớp đọc - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Lớp tham gia chơi trò chơi: “ kéo co” - Trẻ trả lời - Lớp chơi trò chơi: “kéo cưa lừa xẻ” - Các thấy chơi trò chơi này có vui không ? - Ngoài những trò chơi cô tổ chức cho các con chơi thì các con còn biết những trò chơi dân gian nào nữa? - À! Còn có rất nhiều trò chơi nữa như: “Bịt mắt bắt dê, mèo bắt chuột, ô ăn quan, chi chi chành chành...” Hoạt động 3 - Các con biết không ngoài những trò chơi dân gian này có rất nhiều trò chơi khác nữa và còn có những bài đồng dao rất hay nữa đấy. Vì thế hôm nay cô sẽ cho lớp mình vui chơi với bài đồng dao “Đi cầu đi quán” nha. - Các con đã được cô dạy bài đồng dao “Đi cầu đi quán” chưa nào? - Bây giờ các con lắng nghe cô đọc bài đồng dao đó nhé! - Cô đọc bài đồng dao diên cảm lần 1. - Cô đọc bài đồng dao lần 2 kết hợp gõ đệm - Các con thấy nhịp điệu bài đồng dao thế nào? Bài đồng dao nhắc nhở ta điều gì? - Bài đồng dao thật là hay và ý nghĩa phải không các con. Hoạt động 4 - Để mua và bán được các đồ dùng thì phải đi đến đâu? + (Phải đi đến chợ, đến quán) - Bạn nhỏ đi bán gì nào? Bạn mua cái gì về để nấu? + (Đi bán lợn con, mua cái soong đêm về đun nấu) - Bạn mua gì về biếu ông bà? + (Mua quả dưa hấu, về biếu ông bà) - Mua con gì về cho ăn thóc ? + (Mua một đàn gà về cho ăn thóc) - Bạn còn mua gì để chải tóc? và mua gì để kẹp tóc? + (Mua lượt chải tóc, mua kẹp gài đầu) - Bài đồng dao khuyên chúng ta nên đi như thế nào? + (Đi mau, về mau kẻo trời sắp tối) - Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng vậy các con phải biết giữ gìn bảo vệ các đồ dùng đó. Khi sử dụng các con phải cẩn thận không được làm hư hỏng, khi đi đâu các con nhớ đi nhanh để về nếu không trời tối. Hoạt động 5 - Các con biết không những hình ảnh đó đã được khắc họa vào bài đồng dao “Đi cầu đi quán” đấy! - Bây giờ lớp chúng ta hãy cùng vui với bài đồng dao “Đi cầu đi quán” này nhé! 16 - Trẻ kể tên các trò chơi trẻ biết - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Cho lớp đọc bài đồng dao lần 1 - Để bài đồng dao hay hơn và vui nhộn hơn thì các con vừa đọc vừa gõ đệm đi vòng tròn nhé! - Cô mời các bạn ở tổ Chim Xanh hãy thể hiện tài năng của mình nào. - Các bạn ở tổ Bướm vàng hãy thể hiện tài năng đi nào! - Các bạn nam đâu các con hãy thể hiện giọng đọc đồng dao của mình đi nào! - Nào cô mời các bạn nữ hãy thể hiện tài năng của mình. - Cho 2 trẻ đại diện 2 đội vừa đọc vừa gõ đệm - Khi trẻ đọc cô chú ý sữa sai cho trẻ. Hoạt động 6 - Cô thấy lớp mình vừa đọc vừa gõ đệm thật hay nên bây giờ để thay đổi không khí cô sẽ cho các con tham gia chơi một trò chơi nữa nhé! * Đó là trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” + Cách chơi: Cô cho lớp ngồi thành vòng tròn chọn một trẻ làm “Người bắt dê”, 1 trẻ làm “dê” cho cả 2 trẻ bịt mắt bò trong vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh trò chơi bắt đầu thì “Người bắt dê” đi bắt “dê” bạn làm “dê” kêu “be be” để “người bắt dê” nghe và bắt “dê” + Luật chơi: Người bắt dê mà bắt được “dê” thì sẽ được khen nếu bắt không được “Dê” thì sẽ bị nhảy lò cò một vòng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô đổi trẻ chơi. - Khi trẻ chơi cô quan sát động viên khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động 7 - Cho lớp đọc lại bài đồng dao “Đi cầu đi quán” - Giáo dục trẻ - Cô nhận xét lớp học./. 17 - Trẻ vừa đọc vừa gõ đệm. - Tổ Chim xanh đọc gõ đệm - Tổ Bướm vàng đọc gõ đệm - Bạn nam đọc bước vào trong vòng tròn và làm điệu bộ - Các bạn nữ đọc bước vào trong vòng tròn và làm điệu bộ - 2 trẻ của 2 đội đọc và bước vào vòng tròn. - Lắng nghe - Lớp chơi - Lớp đọc II. Đánh giá: 1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động: * Nội dung chưa dạy được và lý do: - Các nội dung dạy đạt yêu cầu. * Những thay đổi cần thiết: - Không có nội dung thay đổi cần thiết 2. Đánh giá trẻ sau ngày: * Mặt mạnh: - Trẻ đi học đúng giờ qui định. Biết chào cô, chào bố mẹ khi vào lớp. - Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Phối hợp tay chân nhịp nhàng khi tập các bài tập thể dục sáng. - Trẻ đọc thuộc và thể hiện được nhịp điệu bài đồng dao và tham gia chơi sôi nỗi các trò chơi dân gian. - Tham gia chơi tích cực ở hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài trời. - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Biết vâng lời cô giáo và cắm cờ đúng tên của mình. * Biệp pháp: - Duy trì biện pháp thực hiện. 18 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (Thứ năm ngày 04 tháng 11 năm 2010) Chủ đề nhánh: NHU CẦU GIA ĐÌNH I. Hoạt động có chủ đích: LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: THÊM BỚT CHIA NHÓM ĐỒ VẬT CÓ 6 ĐỐI TƯỢNG LÀM 2 PHẦN 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thêm bớt chia nhóm đồ vật có 6 đối tượng làm 2 phần - Rèn kỷ năng so sánh cho trẻ, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu quí gia đình của bé và biết giũ gìn các đồ dùng trong gia đình. - Đạt 88% 2. Chuẩn bị: a. Không gian tổ chức: Trong lớp. b. Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 rổ có 6 cái bát. Các nhóm đồ vật có số lượng 6 - 2 lẵng hoa, các bông hoa rời. Tranh có nhóm đồ vật và chữ số tương ứng. - Có các thẻ chữ số từ 1...6. Hoa, quà. * Phương pháp: Đồ dùng trực quan- Hướng dẫn- Luyện tập. 3. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích: Cấu trúc Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 - Cho lớp hát: “Cả nhà thương nhau” - Lớp hát Hoạt động 2 - Cô được biết các con không những hát hay mà còn rất thông minh và để biết bạn nào thông minh hơn hôm nay cô tổ chức cho các con tham vào các trò chơi: “Bé vui học toán” Hoạt động 3 - Để bước vào trò chơi thứ 1 các con hát thật hay - Trẻ hát và chuyển bài: “Cháu yêu bà” và chuyển 3 hàng ngang. đội hình. - Cô chuẩn bị cho mỗi bạn 1 rổ và các con xem trong rổ có gì nào ? - Trẻ trả lời - Đó là những cái bát và các con hãy xếp những cái bát ra nào. - Trẻ thực hiện - Cho trẻ xếp 6 cái bát và cho trẻ đếm. - Trẻ xếp và đếm 6 - (Trẻ đếm 1...........6 tất cả có 6 cái bát). cái bát. - 6 cái bát tương ứng với chữ số mấy ? - Trẻ trả lời - 6 cái bát tương ứng với chữ số 6. Cho trẻ gắn chữ - Trẻ gắn chữ số 6 vào 6 vào. - Các con chia 6 cái bát ra làm 2 nhóm, 1 nhóm 1 và - Trẻ thực hiện nhóm 5 và gắn chữ số tương ứng vào mỗi nhóm. - Tương tự cho trẻ chia nhóm 2 và nhóm 4. Nhóm 3 - Trẻ thực hiện và nhóm 3. Cho trẻ gắn chữ số tương ứng vào. - Trẻ so sánh và trả 19 - Cho trẻ so sánh nhận biết nhóm nào nhiều hơn và nhóm nào ít hơn. - Mỗi lần chia nhóm cô nhận xét và sữa sai cho trẻ. - Cô nhận xét tặng hoa cho 2 đội. Hoạt động 4 * Cho trẻ hát bài: “Bé quét nhà” chuyển 2 hàng dọc. - Trò chơi: “Ai nhanh hơn” - Cô chuẩn bị cho mỗi đội một bức tranh và gắn nhóm đồ vật có số lượng 6 và yêu cầu trẻ lên chia các nhóm ra làm 2 phần và gắn chữ số tương ứng. Đội nào thực hiện đúng và nhanh hơn là đội đó thắng. - Trò chơi bắt đầu. - Trò chơi hết giờ cô cùng trẻ nhận xét và tặng hoa cho 2 đội. Hoạt động 5 - Cho trẻ đọc bài thơ: “Làm anh” chuyển đội hình vòng tròn. - Trò chơi: “Ai khéo tay”. - Chuẩn bị cho mỗi đội 1 bức tranh vẽ 2 lẵng và có chữ số 2 và 4. Yêu cầu trẻ dán các quả vào lẵng có số lượng tương ứng với chữ số. Đội nào thực hiện đúng và xong trước là đội đó thắng. - Trò chơi bắt đầu. - Trò chơi hết giờ cô cùng trẻ nhận xét và tặng hoa cho 2 đội. Hoạt động 6 - Cho đọc bài đồng dao: “Đi cầu đi quán” chuyển 2 hàng dọc - Trò chơi: “Đua tài” - Cô có rất nhiều các đồ dùng các con lên gắn các nhóm đồ vật và phân chia cho cô 1 nhóm 1- 5, nhóm 2- 4, nhóm 3- 3. Nếu bạn mình làm sai thì các bạn trong đội có quyền sữa lại. Nhưng trò chơi này có 4 phút đội nào thực hiện đúng thì phàn thắng thuộc về đội đó. - Trò chơi bắt đầu. - Trò chơi hết giờ cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và tặng hoa cho 2 đội. Hoạt động 7 - Kiểm tra số hoa của 2 đội và tặng quà cho 2 đội. - Giáo dục trẻ - Nhận xét giờ học./. 20 lời - Hai đội nhận hoa. - Hát chuyển đội hình. - Hai đội thi đua. - Hai đội nhận hoa. - Trẻ đọc và chuyển đội hình - Hai đội thi đua. - Hai đội nhận hoa. - Trẻ hát và chuyển đội hình. - Hai đội thi đua. - Hai đội nhận hoa. Hai đội nhận quà.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan