Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án mần non lớp mần nhà trẻ giao an thuc vat tài liệu mới cập nhật...

Tài liệu Giáo án mần non lớp mần nhà trẻ giao an thuc vat tài liệu mới cập nhật

.DOC
103
11
128

Mô tả:

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT XUNG QUANH BÉ (6 tuần ) Thực hiện từ ngày 28/12 Đến ngày 1/1/2016 I. Mục tiêu 1. Phát triển thế chất *Dinh dưỡng sức khỏe - Cháu khỏe mạnh tăng cường chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Cháu biết được một số món ăn thường được chế biến từ các loại thức ăn, rau củ quả và ăn hết suất. Biết ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. - Biết một số công việc tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày dưới sự giúp đỡ của người lớn. - Biết tránh một số vật dụng nguy hiểm; ao, hồ, sông suối. * Vận động - Cháu nhanh nhẹn khéo léo thực hiện các vận động của cô. - Kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động. - Có thể phối hợp tay mắt trong tung đập bắt bóng, biết kéo cài cởi khuy áo. 2. Phát triển nhận thức. - Cháu gọi tên và biết được đặc điểm nổi bật về thế giới xung quanh trẻ. - Phát triển khả năng nhận xét phán đoán về thế giới thực vật. Biết một số bộ phận của cây: hoa, quả, biết ích lợi của cây. - Biết so sánh số lượng, ước lượng( nhiều hơn, ít hơn, to hơn, nhỏ hơn, thấp hơn, cao hơn ). - Biết đếm đến 3, nhận biết nhóm có ba đối tượng, So sánh thêm bớt trong phạm vi 3, tách gộp trong phạm vi 3. 3. Phát triển ngôn ngữ. - Cháu biết kể tên và nơi sống về thế giới thực vật xung quanh bé mà trẻ biết. - Biết bày tỏ cảm xúc của mình qua lời nói. - Biết đọc thơ, kể truyện diễn cảm về thế giới thực vật xung quanh bé. - Biết xem tranh, lật giở sách đúng chiều. - Giao tiếp thân thiện cùng cô và các bạn, mọi người xung quanh. 4. Phát triển thẩm mỹ - Cháu tham gia tích cực vào hoạt động âm nhạc. - Cháu thích thú khi tạo ra các sản phẩm tạo hình. - Cháu biết bộc lộ cảm xúc về thế giới thực vật xung quanh bé. - Cháu thích hát múa và thực hiện các vận động đơn giản: vỗ tay, nhún nhảy. - Biết sử dụng đường nét, hình dạng tạo nên các sản phẩm đơn giản. - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và các sản phẩm tạo hình khác. 5. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội - Cháu biết nghe lời cô giáo và người lớn xung quanh bé. - Kính trọng người lớn và nhường nhịn bạn bè. - Biết cảm nhận một số trạnh thái cảm xúc của người khác. Biết chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người lớn. Đoàn kết giúp đỡ bạn bè. - Biết bỏ rác đúng nơi qui định. - Cháu yêu quí chăm sóc bảo vệ cây xanh, hoa lá xung quanh trường. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - Cháu biết gọi tên một số sản phẩm, đồ dùng trong ngày mồng 8/3. - Biết ngày mồng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ. - Biết một số đặc điểm nổi bật của ngày tết 8/3. II. MẠNG NỘI DUNG - Cháu biết gọi tên một số loại cây xanh. - Biết một số bộ phận chính của cây. Biết đặc điểm ích lợi của cây. - Biết chăm sóc bảo vệ cây, không bứt lá bẻ cành. Bé yêu cây xanh - Cháu biết gọi tên một số loại hoa. - Biết một số đặc điểm nổi bật như: màu sắc, hình dáng, mùi vị, thân lá của một số cây hoa. - Biết công dụng ích lợi của một số loại hoa. Biết chăm sóc bv hoa. Bé yêu hoa - Cháu biết tên gọi, đặc điểm của một số loại quả ( màu sắc, hình dáng, mùi vị, cấu tạo ). - Biết công dụng, ích lợi của một số loại quả. - Biết sử dụng các loại quả cho phù hợp. Bé thích quả gì Thế giới thực vật xung quanh bé Vườn rau nhà bé - Cháu biết tên gọi của một số loại rau. - Bết đặc điểm công dụng và ích lợi của một số loại rau để bổ sung vitamin cho cơ thể. - Biết chăm sóc bảo vệ rau xanh. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG - Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Mùa xuân của bé - Cháu biết tên gọi đặc điểm của mùa xuân. - Biết mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc - Mùa xuân có mưa phùn bay. Bé vui đón têt nguyên đán - Cháu biết tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc. - Biết ngày tết mọi người đi chúc tết - Được tiền lì xì, có âm ngũ quả, có hoa đào, gói bánh chưng. II. MẠNG HOẠT ĐỘNG * Dinh dưỡng sức khỏe - Cháu biết ăn một số thức ăn có lợi cho sức khỏe, ăn hết suất không rơi vãi. * Phát triển vận động - Bật qua dây, ném trúng đích thẳng đứng, bật xa, bật vào ô bò chui qua cổng. - TCVĐ: chuyền bóng, ném qua dây. - Cháu trò chuyện trao đổi với nhau về các cây xanh mà bé biết về các loại hoa quả, rau củ mà cháu biết. - Thơ: cây dây leo, cây đào, dán hoa tặng mẹ,hoa kết trái, cây bắp cải. - Truyện rau thìa là, cây táo thần. Phát triển Thể chất Phát triển Ngôn ngữ Thế giới thực vật xung quanh bé Phát triển Thẩm mĩ - Cháu tô màu, vẽ, nặn, xé, Dán hoa quả, cây củ, ngày 8/3 tặng cô, tặng mẹ. - DH: lý cây xanh, hoa trường em, quà 8/3. - NH: Em yêu cây xanh, Bông hoa mừng cô, ngày tết quê em, mùa xuân ơi, chim chích bông. - TCAN: Tai ai tinh, ai nhanh hơn, ai đoán giỏi. Phát triển tình Cảm và kỹ năng Xh XH - Cháu thích chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn, luôn quan tâm đến bạn. - Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn của người khác. - Biết giữ gìn bảo vệ môi trường. Cháu có thói quen bỏ rác đùng nơi qui định. - Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi. Phát triển Nhận thức - Cháu nhận biết được cao thấp, hình vuông, hình tròn. Nhiều hơn, ít hơn, to hơn, nhỏ hơn, dài ngắn. Đếm đến 3, thêm bớt so sánh, tách gộp trong phạm vi 3. - Bé yêu cây xanh, bé yêu hoa. - Bé thích quả gì?, Vườn rau nhà bé. IV.KẾ HOẠCH TUẦN CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ YÊU CÂY XANH Thực hiện từ ngày 28/12 đến ngày 01/01/2016 1. Mục đích yêu cầu * Phát triển thể chất * Dinh dưỡng và sức khỏe: Cháu ăn hết suất ở trường mầm non thích ăn các loại thức ăn và các loại thực phẩm nấu từ rau củ quả. - Có thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, khong vứt rác bừa bãi. * Vận động: Cháu thực hiện được các vận động nhanh nhẹn khéo léo( bật, ném, đi chạy theo hiệu lệnh ) - Phối hợp các cơ quan trong thực hiện các vận động. 2. Phát triển nhận thức - Biết tên gọi của một số cây quen thuộc và các bộ phận chính của cây. - Nhận ra đặc điểm nổi bật của cây, biết ích lợi của cây với con người, so sánh hai loại cây, hoa quả theo kích thước ( cao - thấp, to – nhỏ ). Biết so sánh hai loại cây, biết đếm đến ba so sánh thêm bớt tách, gộp trong phạm vi 3. - Chọn đúng hình chữ nhật, nói tên hình. Phát triển ngôn ngữ - Cháu biết sử dụng từ ngữ để kể chuyện, đọc thơ, về các loại cây xung quanh trẻ. - Biết lắng nghe, kể chuyện và nói lịch sự với mọi người. - Biết lật giở sách đúng chiều. 4. Phát triển thẩm mỹ - Nhận ra vẻ đẹp của cây cối hoa quả gần gũi xung quanh trẻ. - Biết sử dụng khéo léo của đôi bàn tay các hoạt động tạo hình. - Cháu thích hát múa cùng cô. 5. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội - Cháu yêu thích các loại cây và quí trọng người trồng cây 2. Kế hoạch hoạt động: Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 28/12 29/12 30/12 31/12 01/01 Hoạt động - Đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ chào ông bà cha mẹ cô giáo - TDS - Cho cháu ra sân tập TDS cùng cô và các bạn - Điểm danh - Cô điểm danh trẻ Hoạt động Bò cao- Đếm đến 3, Thơ: Cây Bé yêu cây DH: Lý cây Bật ô nhận biết dây leo xanh xanh học nhóm có ba NH: Em yêu đối tượng, cây xanh nhận biết số TC: Tai ai 3. tinh QS: Cây QS:Cây QS: Cây QS:Cây QS: Cây Hoạt động bàng phượng keo trứng cá trong sân ngoài trời T/C: gieo T/C: Cây T/C: Gieo T/C: cây trường hạt cao cỏ thấp hạt cao cỏ thấp T/C: hái Chơi tự do Chơi tự do hoa Chơi tự do Chơi tự do Chơi tự do - Góc phân vai: Gia đình bán hàng, nấu ăn, mẹ con Hoạt động góc - Góc xây dựng: Xây dựng công viên vườn hoa - Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ đề - Góc sách: Xem tranh ảnh sách về chủ đề - Góc học tập: Tô màu vẽ nặn cây xanh - Cô cho cháu rửa mặt rửa tay trước khi ăn cơm Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - Cho cháu ăn bữa trưa - Cô cho cháu ngủ trưa - Cho cháu - Vẽ cây - Luyện đọc - Tìm hiểu - BDVN Hoạt động chiều đọc các bài xanh (mẫu) thơ diễn về thế giới cuối tuần đồng dao - Rèn thao cảm thực vật - Bình xét - Rèn thao tác đánh - Rèn thao xung quanh bé ngoan tác VS rửa răng cho tác vê sinh - Rèn cho mặt rửa tay trẻ. rửa mặt rủa trẻ đánh cho trẻ tay cho trẻ. răng - Cô chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ Trả trẻ - Cho cháu chơi tự do - Trả trẻ V.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 28 Tháng 12 năm 2015 THỂ DỤC BUỔI SÁNG (Thực hiện cả tuần) 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: Cháu biết đi học đúng giờ để ra sân tập TTS cùng cô, các bạn b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tập TTS của trẻ c. Thái độ: Cháu thích thú khi tập TDS 2. Chuẩn bị: - Sân tập - Vòng, gậy TD 3. Tổ chức hoạt động: 3.1. Khởi động: - Cô cho trẻ ra sân tập TTS - Cho cháu đi vòng tròn làm động tác khởi động sau đó cho cháu đứng về hàng tập các ĐT TDS theo nhịp bài hát. 3.2 Trọng động: - ĐT tay: Hai tay đưa ra trước lên cao hai chân giang rộng bằng vai (4 x 8 ) - ĐT chân: Đứng thẳng hai chân giangn rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước khuỵu gối đứng thẳng về tư thế cân bằng (2 x 8) - ĐT bụng: 2 tay đưa lên cao tay rộng bằng vai cúi người xuống tay chạm mu bàn chân (4 x 8 ) - ĐT bật: 2 tay chống hông bật tại chỗ ( 2 x 8 ) 3.3 Hồi tĩnh: Cho cháu đi lại nhẹ nhàng rồi vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC LVPT: thể chất BÒ CAO – BẬT Ô I. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: Cháu biết bò cao, bật ô. Biết phối hợp các vận động. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động cho trẻ. c. Thái độ: Cháu biết giữ trật tự, không xô đẩy nhau. II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng. - Vòng thể dục. - Chiếu, phấn. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động: - Các con đang học chủ đề gì? - Cô và các con cùng đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, chạy, đi chậm, đi bình thường đứng về hàng theo tổ. * Hoạt động 2: Trọng động: a. Bài tập phát triển chung - Động tác tay: Tay đưa ra trước lên cao, hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. Tập 4x4 nhịp - Động tác chân: Hai tay chống hông, chân khuỵu gối về tư thế chuẩn bị. Tập 4x4 nhịp - Động tác bụng: Lườn: hai tay đưa lên cao, nghiêng người sang hai bên về tư thế chuẩn bị. Tập 2x4 nhịp - Động tác bật: Nhảy bật tại chỗ. b. Vận động cơ bản “BÒ CAO BẬT Ô” - Cô giới thiệu tên bài tập: Hôm nay cô sẽ cho các con tập vận động cơ bản bài: Bò cao, bật ô các con cùng chú ý xem cô tập mẫu nhé. - Cô tập mẫu 3 lần - Lần 1: Tập trọn vẹn động tác - Lần 2: Cô giải thích: Cô đứng ở vạch xuất phát, sau đó khi có hiệu lệnh của cô bắt đầu, cháu quì và bắt đầu bò bằng hai bàn tay và cẳng chân một đoạn, khi đến vòng thể dục cô đứng dậy hai tay chống vào hông, bắt đầu nhảy liên tục vào vòng. Sau đó đi về và đứng về cuối hàng. - Cô tập mẫu lần 3 không phân tích - Cho cháu lên tập thử nghiệm - Cho cháu nhận xét bạn tập - Cho hai tổ thi đua nhau - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ - các con đang tập bài tập gì? * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi ra chơi. + Kết thúc: chuyển hoạt động. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây bàng Trò chơi: Gieo hạt Chơi tự do: Cho cháu chơi với đồ chơi ngoài trời I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Cháu biết đặc điểm, tên gọi, ích lợi của cây bàng. - Kỹ năng; Rèn kỹ năng quan sát của trẻ. - Thái độ: Cháu biết chăm sóc, bảo vệ cây. 2. Chuẩn bị: 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích - Các con đang học chủ đề gì? - Các con nhìn xem đây là cây gì? - Cây có những bộ phận nào? - Đây là gì? - Nó có màu gì? - Cây bàng trồng để làm gì? - Con phải làm gì để chăm sóc cây? * Hoạt động 2: Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi: Cô cho trẻ đúng thành hai hàng ngang vừa đọc lời ca vừa làm động tác gieo hạt. - Cho cháu chơi 2-3 lần. - Con đang chơi trò chơi gì? - Cô nhận xét giờ chơi. * Hoạt động 3: Chơi tự do - cho cháu chơi với đồ chơi ngoài trời. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Mục đích yêu cầu; a. Kiến thức: Cháu nhận vai chơi và hành động phù hợp vai chơi ở các góc. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chơi góc cho trẻ. c. Thái độ: Cháu biết cất dọn đồ dùng đồ chơi khi chơi xong. 2. Nội dung chơi: * Góc xây dựng: Xây dựng công viên, vườn hoa. * Góc phân vai: - Gia đình: Mẹ con, nấu ăn. - Bác sĩ: Khám bệnh cho em bé. - Cửa hàng: Bán hàng. * Góc nghệ thuật: Hát múa đọc thơ về chủ đề. * Góc học tập: Vẽ tô màu cây xanh, cắt dán lá cho cây. * Góc sách: Xem tranh ảnh sách về chủ đề. 3. Chuẩn bị: * Góc xây dựng: Gạch, cây, hàng rào, cỏ. Góc phân vai: - Gia đình: Bộ đồ nấu ăn, búp bê, ô tô. - Bác sĩ: Bộ đồ bác sĩ, búp bê, bàn ghế. - Cửa hàng: Hoa quả, rổ nhựa, bàn ghế. * Góc nghệ thuật: Xắc xô * Góc học tập: Bút sáp màu, Giấy A4, bàn ghế. * Góc sách: Sách, tranh ảnh về chủ đề. 4. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi - Con đang học chủ đề nào? - Trong lớp con có những góc chơi nào? - Con muốn chơi ở góc chơi nào? - Ai muốn chơi ở góc A với bạn? - Ở góc đó con định chơi gì? - Con muốn rủ bạn nào về góc đó chơi cùng con. - Những góc còn lại bạn nào muốn chơi? - Trong khi chơi con phải làm gì? - Sau khi chơi xong con phải làm gì? * Hoạt động 2: Quá trình chơi - Cho cháu về góc chơi - Tự thỏa thuận vai chơi - Cô quan sát trẻ chơi - Con đang chơi ở góc nào?- Con đang làm gì? - Thế còn bạn A đang làm gì ?- Cái gì đây ? - Dùng để làm gì ? - Dùng như thế nào ? - Cho cháu chơi liên kết các góc chơi với nhau. - Cô quan sát trẻ chơi. * Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi. - Cho trẻ xúm xít xung quanh cô. - Hôm nay con chơi ở góc chơi nào ? - Hôm nay con chơi như thế nào ? - Con chơi có vui không ? - Giờ chơi sau con muốn chơi ở góc nào ? + Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Rèn cho trẻ đọc các bài đồng dao. - Cho trẻ đọc các bài đồng dao về các loại thực vật. - Cô quan sát trẻ đọc. 2. Cho cháu vệ sinh rửa mặt, rửa tay. - Cô rửa mẫu. - Cho trẻ rửa. - Cô quan sát trẻ. NHẬT KÝ HÀNG NGÀY .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2015 THỂ DỤC SÁNG - Cho cháu ra sân tập thể dục sáng kết hợp lời bài hát. - Cô quan sát trẻ. - Cho cháu đứng về hàng theo tổ. HOẠT ĐỘNG HỌC LVPT: Nhận thức ĐẾM ĐẾN 3. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 3 ĐỐI ĐỐI TƯỢNG. NHẬN BIẾT SỐ 3. 1. Mục đích yêu cầu a. Kiến thức: Cháu biết đếm đến 3, nhận biết nhóm có ba đối tượng, biết xếp tương ứng 1:1 xếp từ trái sang phải. - Trẻ biết đếm từ trái sang phải. b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định. - Biết xếp tương ứng các nhóm có số lượng là 3 c. Thái độ: Cháu ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo. 2. Chuẩn bị: - 4 hình vuông, 4 hình tam giác. - 3 cây xanh - Búp bê, giấy A4, bàn ghế, bút sáp màu. - Đồ dùng đồ chơi có số lượng là 3. 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Các con đang khám về chủ đề gì ? - Cô và các con cùng hát bài: em yêu cây xanh nhé. - Các con vừa hát bài hát gì bài hát nói về điều gì ? - Trồng cây xanh để làm gì ? * Hoạt động 2: Ôn đếm so sánh thêm bớt trong phạm vi 2 - Cho trẻ đi thăm quan vườn cây xanh, các con nhìn xem có bao nhiêu cây xanh trong vườn. - 1,2 cây xanh. Tất cả là hai cây xanh, gắn số mấy? - Cho trẻ đếm gắn số tương ứng (số 2) - Có bao nhiêu các bác nông dân đang chăm sóc cây xanh? - 1 bác nông dân ạ. - Hai nhóm như thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều hơn? - Nhóm nào ít hơn? - Ít hơn là mấy? - Nhiều hơn - Các con cùng xem chiếc khăn này có hình gì ? - Hình vuông có màu gì ? - Còn chiếc khăn này có hình gì ? - Có màu gì ? - Giờ cô mời cả lớp tìm xung quanh lớp mình xem có những đồ dùng đồ chơi gì có dạng hình vuông hình tam giác. - Các con vừa tìm được hình gì ? - Con tìm được cái gì đây ? - Cho trẻ đọc bài đồng dao đi cầu đi quán cho trẻ lấy rổ đồ chơi về chỗ ngồi. * Hoạt động 3: Dạy trẻ ghép đôi các đối tượng. - Con nhìn xem trong rổ có những gì ? - Con hãy chọn tất cả hình vuông lên tay như cô nào. - Cô và các con hãy cùng xếp tất cả hình vuông ra thành hàng ngang cạnh nhau từ trái Sang phải. - Trong rổ của con còn những hình gì ? - Con chọn tất cả hình tam giác ra tay Bây giờ các con vừa xếp vừa nói giống cô xếp lên trên cứ mỗi hình vuông một hình tam giác. - các con cùng đếm hình tam giác với cô nào. - Cho trẻ đếm hình tam giác. - Cho trẻ đếm hình vuông. - Con thấy có điều gì xảy ra ? - Có thừa ra hình tam giác nào không ? - Cá con vừa xếp được các ngôi nhà thật xinh xắn. Bây giờ các con hãy trồng cây xanh vào mỗi ngôi nhà để cho ngôi nhà thêm đẹp các con nhé. - Con hãy trồng cứ một ngôi nhà thì trồng một cây xanh. - Cô đã trồng cây xanh vào ngôi nhà của cô rồi. - Con thấy ngôi nhà đã đẹp hơn chưa ? - Giờ các con cùng đếm số cây xanh với cô. - Con có trồng 2 cây xanh vào một ngôi nhà không ? - Cho trẻ cất đồ dùng : cây xanh, hình vuông, hình tam giác. * Hoạt động 4: Luyện tập - Cho cháu chơi trò chơi : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây phượng Trò chơi: Cây cao, cỏ thấp Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời 1. Mục đích yêu cầu - Kiến thức : Cháu biết tên gọi đặc điểm của cây xanh, biết được ích lợi của cây xanh. - Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát của trẻ - Thái độ : Cháu biết chăm sóc bảo vệ cây xanh. 2. Chuẩn bị: - Trang phục của trẻ gọn gàng - Phấn, xắc xô 3. Tổ chức hoạt động : * Hoạt động 1 : Quan sát có chủ đích - Các con đang học chủ đề gì ? - Cô và trẻ hát bài : Em yêu cây xanh. - Các con vừa hát bài hát gì ? - Cây xanh có những bộ phận nào ? - Đây là gì ? Có những bộ phận nào ? - Có màu gì ? - Còn đây là gì ? - Lá to hay là lá nhỏ ? - Trồng cây xanh để là làm gì ? - Con phải làm gì để chăm sóc cây xanh ? - Các con vừa được quan sát cây Phượng, cây phượng là cây trồng để lấy gỗ và lấy bóng mát, các con phải biết chăm sóc bảo vệ cây, không ngắt là bè cành. Biết bảo vệ môi trường xung quanh sân trường không vứt rác bừa bãi. * Hoạt động 2 : Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi - Cho trẻ chơi 2- 3 lần - Cô quan sát trẻ chơi. - Cô nhận xét giờ chơi. * Hoạt động 3: Chơi tự do - Cho cháu chơi với đồ chơi ngoài trời. - Cô quan sát trẻ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây công viên, vườn hoa. Góc chơi phụ: Góc phân vai: Gia đình, bán hàng. Góc học tập: Vẽ bông hoa, tô màu cây xanh. Rèn kỹ năng: Rèn kỹ năng chơi góc cho trẻ. - Rèn cho trẻ có tinh thần tập thể, chơi đoàn kết với bạn. HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG HỌC LVPT: Thẩm mĩ: VẼ TÔ MÀU CÂY XANH ( Mẫu) 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: Cháu biết cách ngồi cách cầm bút, để vẽ cây xanh, biết tô màu cây xanh. b.Kỹ năng: Rèn kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ cho trẻ. c. Thái độ: Cháu biết chăm sóc bảo vệ bảo vệ cây xanh. Yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên. 2. Chuẩn bị: - Tranh mẫu. - Bút màu, giấy A4. - Bàn ghế, Búp bê, Mô hình nhà. 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú - Các con đang học chủ đề gì ? - Cô và trẻ hát bài: Em yêu cây xanh, trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Bài hát nói về điều gì ? - Trồng cây xanh để làm gì ? * Hoạt động 2: Quan sát – Đàm thoại: - Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây ? - Bức tranh nói về điều gì ? - Đây là gì ? - Có những bộ phận nào ? - Có màu gì ? - Còn đây là gì nữa ? - Lá cây to hay nhỏ ? - Lá cây có màu gì ? - Thân cây có màu gì ? - Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ cây xanh nhé, trước tiên muốn vẽ đẹp các con chú ý quan sát cô vẽ mẫu nhé. * Hoạt động 3: Cô vẽ mẫu: - Cô muốn vẽ được cây xanh cô phải có bút màu, giấy A4. Đầu tiên cô phải cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng ba ngón tay ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, Cô vẽ hai nét thẳng làm thân cây. Sau đó cô vẽ một vòng tròn to bắt đầu từ thân cây bên phải sau đó cô vẽ sang thân cây bên trái để làm lá cây. Sau đó cô dùng bút màu nâu cô tô thân cây, dùng bút màu xanh tô màu cho lá cây, cô tô trùng khít, không trờn ra bên ngoài, tô từ trên xuống dưới, tô từ bên phải sang bên trái. Thế là cô đã tô màu xong cây xanh rồi. - Các con có muốn vẽ được cây xanh như cô không ? * Hoạt động 4: Cho trẻ vẽ: - Cô cho cháu về bàn vẽ cây xanh. - Hỏi cháu cách ngồi cách cầm bút. - Cho trẻ vẽ. - Cô đi quan sát trẻ. - Các con đang vẽ gì ? * Hoạt động 5: Trưng bày nhận xét sản phẩm. - Cho trẻ mang bài lên. - Cho trẻ nhận xét bài của bạn. - Con thích bài của bạn nào nhất ? - Vì sao con thích bài của bạn nhất ? - Cô bổ sung ý kiến. + Kết thúc: Chuyển hoạt động. NHẬT KÝ HÀNG NGÀY .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 29 tháng 12 năm 2015 LVPT: Ngôn ngữ: Thơ: CÂY DÂY LEO. 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: Cháu biết tên bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ. Trẻ đọc thơ cùng cô. b. Kỹ năng: Rèn trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ định, biết trả lời câu hỏi của cô. c. Thái độ: Cháu biết cảm nhận vẻ đẹp của cây xanh, yêu quí chăm sóc cây xanh. 2. Chuẩn bị: - Tranh thơ: Cây dây leo - Tranh cây xanh. 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú. - Các con đang học chủ đề gì ? - Cùng nhau xem tranh nhé. - Con biết tranh này nói về điều gì không ? - Cây xanh trồng để làm gì ? - Cây xanh giúp con người những gì ? * Hoạt động 2: Đọc diễn cảm: - Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần + lần 1: Cô đọc thể hiện tình cảm bài thơ. + lần 2: Đọc kết hợp tranh. * Hoạt động 3: Diễn giải trích dẫn, làm rõ ý. - Cây dây leo thích vươn ra ngoài trời Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghển cổ Lên trời cao - Cây dây leo thích làm gì ? - Cây dây leo thích tắm nắng gió làm cho cây thêm cứng cáp. - Các con ạ trong bài thơ bé tí teo có nghĩa là bé rất nhỏ - Nghển cổ có nghĩa là cây vươn mình đâm thẳng lên trời Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp. Các con ạ! Cây xanh rất có ích với đời sống con người, cây dây leo luôn vươn mình ra ngoài trời để tắm nắng gió, mưa rào để cho cây mới cao hơn, lớn hơn, hoa mới đẹp, mang lại vẻ đẹp thêm cho cuộc sống. * Hoạt động 4: Đàm thoại - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? - Ai sáng tác bài thơ? - Cây dây leo sống ở đâu ? - Cây dây leo muốn bò ra ngoài cửa sổ để làm gì ? - Con biết những loại cây nào được trồng ở trong nhà ? - Trồng cây để làm gì ?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan