Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Giáo án mầm non chủ điểm bản thân 3 tuổi...

Tài liệu Giáo án mầm non chủ điểm bản thân 3 tuổi

.PDF
126
6041
119

Mô tả:

Chủ điểm bản thân 3 tuổi
Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Thời gian thực hiện: Từ ngày 9/09 đến ngày 7/10/2013 MỤC TIÊU GIÁO DỤC 1. Phát triển thể chất. - Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản theo nhu cầu của bản thân : Bò trong đường hẹp; Bật tại chỗ; chuyền bóng qua đầu… - Rèn luyện một số kỹ năng vận động đơn giản và chơi trò chơi nhanh nhẹn. - Phát triển cử động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay thông qua các hoạt động tạo hình: xếp hình, vẽ, nặn, xé dán… - Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân. - Biết làm một số việc tự phục bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ. Biết tránh 1 số nơi nguy hiểm để an toàn cho bản thân mình. 2. Phát triển nhận thức. - Trẻ biết trung thu là ngày tết cỗ truyền dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng và biết tết trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 rằm hàng năm. - Có một số hiểu biết về bản thân, đặc điểm, giới tính, sở thích riêng. - Trẻ biết các bộ phận và các giác quan của cơ thể mình, chức năng và cách chăm sóc các bộ phận và các giác quan đó. - Nhận biết các loại thực phẩm và lợi ích của chúng giúp cho cơ thể khỏe mạnh. - Nhận biết, phân biệt được hình tròn, hình vuông. nhận biết được tay phải, tay trái ; phía trên, phía dưới; phía trước phía sau của bản thân... - Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”. 3. Phát triển ngôn ngữ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc mở rộng vốn từ cho trẻ. - Biết sử dụng các từ, câu nói đơn giản để giới thiệu về mình. - Biết lắng nghe và trả lời, lễ phép với mọi người. - Biết bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình với mọi người xung quanh qua lời nói,cử chỉ, điệu bộ. - Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện và hát về chủ điểm - Trẻ kể chuyện, đọc thơ về chủ đề to, rỏ ràng. 4. Phát triển thẩm mỹ -Biết làm đẹp bản thân, giữ gìn sạch sẽ và bảo vệ cho bản thân. -Trẻ có nhu cầu mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp thông qua sản phẩm tạo hình, hoạt động góc… 5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh - Biết cảm nhận cảm xúc khác nhau của mình và của người khác. - Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. - Có ý thức gìn giữ đồ dùng, đồ chơi của lớp. - Biết xem tranh ảnh về chủ điểm , biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn một cách phù hợp. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh MẠNG NỘI DUNG TÔI LÀ AI? TẾT TRUNG THU - Trẻ biết trung thu là ngày tết cỗ truyền dành Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật. cho các cháu thiếu niên nhi đồng và biết tết Dáng vẽ, giới tính và sở thích, trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 trang phục. rằm hàng năm. - Khả năng của bản thân. TrÎ biÕt – biết được ngày tết trung thu có nhiều bánh kẹo , - Quan hệ, tình cảm với người đèn ông sao, mặt nạ … thân, những cảm xúc thể hiện sự - Biết ơn những người đã giúp bé có được yêu/ghét. ngày tết trung thu. - Trẻ biết được 1 số đặc điểm: CƠ THỂ TÔI - Tên gọi các bộ phận trên cơ thể, BẢN THÂN TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH. - Bé được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên. - Chăm sóc sức khoẻ Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh. - Sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp và không khí trong lành đối với cơ thể bé. An toàn, yêu thương. - Những người chăm sóc bé, sự an toàn và tình thương yêu của người thân trong gia đình và ở lớp mẫu giáo. - Đồ dùng dồ chơi và chơi hoà đồng với bạn tác dụng và chức năng của chúng. - Năm giác quan trên cơ thể: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác ( Tên gọi, vị trí, chức năng ). - Cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể. TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH. - Bé được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên. - Chăm sóc sức khoẻ Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh. - Sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp và không khí trong lành đối với cơ thể bé. An toàn, yêu thương. - Những người chăm sóc bé, sự an toàn và tình thương yêu của người thân trong gia đình và ở lớp mẫu giáo. - Đồ dùng dồ chơi và chơi hoà đồng với bạn Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN (ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO BÉ) -*Giáo dục dinh dƣỡng -Trò chuyện về nhu cầu của dinh dưỡng và thực phẩm đối với sức khoẻ -Thực hành một số kỹ năng sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt. *Thể dục vận động -Bài tập phát triển cơ và phối hợp chân tay: Chuyền bóng qua đầu, Bò trong đường hẹp, Bật tại cỗ, đập , bắt bóng với cô. Trò chơi: mèo đuổi chuột, đoán tên ban hát. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC *: Khám phá khoa học -Trò chuyện, đàm thoại, tìm hiểu về bản thân: Họ , tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật, đặt điểm hình dạng bên ngoài; sở thích; những người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp; -Tìm hiểu các bộ phận trong cơ thể và chức năng của các giác quan - Trò chuyện về ngày tết trung thu. *Làm quen với toán: -Thực hành nhận biết tay phải, tay trái của bé, xác định trên, dưới, trước sau của bản thân. -Thực hành so sánh ai cao hơn, ai thấp hơn. - Nhận biết hình tròn, hình vuông - So sánh 2 nhóm đối tương *Tạo hình: -Vẽ tóc của bé, nặn bánh tròn, tô màu bàn tay, cái áo , tô màu bạn trai, bạn gái. Xé dán hoa quả , dán hình ảnh biểu thi hoạt động chân , tay của các giác quan *Âm nhạc: -Hát "Cái mũi", "Đêm trung thu", “ Mừng sinh nhật”, “ hãy xoay nào, Tay thơm tay ngoan “ Chỉ có 1 trên đời” -Vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc, nghe hát. BẢN THÂN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN TC - XH -Trò chuyện về bé và những người bạn của bé. -Trò chuyện về những người thân chăm sóc bé/ công việc hàng ngày của bé. -Trò chơi đóng vai : mẹ con, phòng khám răng, siêu thị thực phẩm. -Trò chơi học tập: Rèn luyện các giác quan, tìm đúng nhà, tìm bạn thân. NGÔN NGỮ -Gọi tên và trò chuyện về các loại thực phẩm mà trẻ yêu thích. -Đọc thơ: Đôi mắt của em, miệng xinh, chổi ngoan, cái lưỡi … -Kể chuyện: Gà tơ đi học, Cậu bé mũi dài, Gấu con bị đau răng, mỗi người mỗi việc, món quà đặt biệt. .. -Trò chuyện về ngày sinh nhật bé. -Xem chuyện tranh, làm truyện tranh kể về bản thân bé. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh KẾ HOẠCH TUẦN I: TÔI LÀ AI (Tƣ̀ ngày 9/9 đến ngày 13/9/2012) Hoạt động Đón trẻ, thể dục sáng Hoạt động học có chủ đích Hoạt động ngoài trời Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 * Mở cửa : vệ sinh phòng lớp * Đón trẻ: - Dạy trẻ chào hỏi. - Dạy trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Nghe nhạc thiếu nhi. .Trò chuyện sáng: - Trò chuyện với trẻ về các hoạt động của trẻ trước khi đến trường. - Giới thiệu đồ chơi mới * Thể dục buổi sáng: Tập theo nhạc KPKH PTTC HĐTH LQVT Âm Nhạc Trò chuyện Bật tại chỗ Nặn bánh Nhận biết Dạy hát : với trẻ về tròn. phía trước Mừng sinh bản thân trẻ – phía sau nhật của bản thân Quan sát Học cách bạn trai, bạn chào hỏi gái. người lạ và Thơ : Chổi ngoan Nhặt lá vàng rơi các cô bác trong trường mầm non. Kể về sở thích, đặc điểm về bản thân trẻ Góc phân vai:Mẹ con ,phòng khám, bán hàng. Góc xây dựng: Xây công viên. Hoạt động góc Góc nghệ thuật: Cắt dán, vẽ, tô màu, nặn… về chủ đề bản thân Góc học tập: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về bản thân. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. Hoạt động chiều Tập nói tiếng việt cho trẻ. Tập nói tiếng việt cho trẻ. -Chơi trò chơi Thơ Tăng cường dân gian: Bịt “Đôi mắt dạy tiếng mắt bắt dê. của em”. việt cho trẻ - TC: Uống nước cam Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN CHỦ ĐỀ NHÁNH : TÔI LÀ AI NS: 08/09/2013 ND: Thứ 2/09/09/2013 * Hoạt động 1: Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng , Mở nhạc chủ đề cho trẻ nghe . - Đón trẻ: Dạy trẻ chào hỏi. Trò chuyện về chủ điểm được học - Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ. - Thể dục sáng : Tập theo nhạc 1. khởi động : Cho trẻ đi các kiểu đi 2. Trọng động : Tập theo nhạc + Hô hấp : Thổi nơ + Tay : Tay đưa sang ngang ngập trước ngực + Chân đưa ra trước, chân đưa ra sau + Bụng : Sang người sang hai bên + Bật : Bật tách chân khép chân 3.Hồi tỉnh : Đi hít thở nhẹ nhàng * Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Môn: Khám Phá Khoa Học Đề tài: Trò chuyện về bản thân trẻ I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Dạy trẻ biết họ, tên, tuổi, giới tính, sở thích của mình. 2/ Kỹ năng: - Kỹ năng so sánh, kỹ năng đếm. - PT khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 3/ Thái độ: - Biết thương yêu và quan tâm chăm sóc giúp đỡ bạn bè. II/ Chuẩn bị :- Tranh vẽ bố mẹ 3-4 con rời, tranh bạn trai, bạn gái … III/ Nội dung hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu - Cho trẻ hát bài "đường và chân" và đàm thoại cùng trẻ. - Cô hỏi tên bài hát, đàm thoại về bài hát - Giáo dục và chuyển hoạt động. Hoạt động 2: Trò chuyện về bản thân trẻ - Cô cho trẻ quan sát tranh bé trai hoặc bé gái. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ quan sát - Trẻ kể - Trẻ trả lời Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh - Cho 1 số bé trai, bé gái kể về bản thân mình. - Con tên gì? - Con là nam hay nữ? - Con bao nhiêu tuổi? - Con học lớp mấy? - Con thích gì? - Con thích mặc trang phục gì? - Cô khái quát lại những đặc điểm của từng trẻ. - Cô cho 1 bạn trai và 1 bạn gái đứng lên để các bạn khác nhận xét về điểm giống và khác nhau của 2 bạn. - Cô khái quát lại cho trẻ - Cô giáo dục: các con phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau nhé! Hoạt động 3: Chơi trò chơi: “Làm theo yêu cầu của cô” - Cách chơi: cô nói tên thì trẻ phải nói đặc điểm của bạn đó. Vd: Cô nói bạn Linh thì các con phải nói bạn ấy mặc áo màu gì hay quần màu gì nhé… - Luật chơi: Trẻ phải làm đúng theo yêu cầu của cô. - Cô cho trẻ chơi. - Cô nhận xét. Trò chơi 2: “kết bạn”. - Cô hướng dẫn cách chơi – luật chơi. - Cho trẻ chơi cô theo dõi động viên. - Cho trẻ kiểm tra, nhận xét. Kết thúc cô nhận xét và tuyên dương trẻ. - Trẻ nhận xét và so sánh - Trẻ nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ nghe - Trẻ chơi * Hoạt động 3 : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát hình bạn trai, bạn gái.. Trò chơi: giúp cô tìm bạn Chơi tự do I/ Mục tiêu chung: - Giúp trẻ được hít thở không khí ngoài trời, trẻ thoả mãn được nhu cầu vận động qua trò chơi và các đồ chơi ngoài trời...... -Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ co chủ định.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Trẻ biết lợi ích của trò chơi. II/ Chuẩn bị: 1. Địa điểm: Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh 2. Đồ dùng đồ chơi: - Bạn và tranh để quan sát, xắc xô, đồ chơi có sẳn trong sân trường. - Các đồ chơi cô chuẩn bị sẳn: Các con vật bằng lá như cào cào, con trâu, chong chóng, máy bay bằng giấy, thuyền, ô tô… III/ Nội dung hoạt động: 1. Quan sát có chủ đích: Quan sát hình bạn trai, bạn gái. 2. Chơi trò chơi: giúp cô tìm bạn 3. Hoạt động tự chọn: - chơi theo ý thích, chơi với các trò chơi có sẳn trong sân. - Chơi với các trò chơi cô chuẩn bị: chong chóng, thuyền, máy bay, ô tô, lá cay …. IV/ Tiến hành: 1. Yêu cầu trƣớc khi ra sân: - Ăn mặc gọn gang, đi đứng cẩn thận trước khi ra sân - Cô thông báo nội dung trước khi ra sân: + MTXQ: Quan sát hình bạn trai, bạn gái + Chơi trò chơi : Bắt chước tạo dáng + Hoạt động tự chọn 2. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: - Cô cùng trẻ vừa hát bài “Đi dạo” vừa đi ra quanh sân trường. kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ. Hoạt động 2: quan sát bạn trai bạn gái trong lớp. - Cô cho trẻ đọc lại bài thơ bạn mới và đàm thoại với trẻ. + Các con vừa đọc bài thơ gì , trong bài thơ có ai? - Hôm nay cô sẽ cho cả lớp minh cùng quan sát bạn trai và ban gái nhé. - Cô cho trẻ xem hình 1 bạn trai và bạn gái - Cô hướng dẫn trẻ trả lời về những đặc điểm của bạn trai bạn gái. + Bạn này tên gì? + Bạn có mái tóc ngắn hay dài? + Bạn mặc váy hay quần? + Bạn có đeo hoa tai hay không?... Hoạt động của trẻ - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ chơi Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh - Cô mời tiếp 1 bạn nam và 1 bạn nữ trong lớp và cho trẻ nói đặc điểm của 2 bạn đó. - Giáo dục: các con phải biết yêu thương giúp đỡ - Trẻ chơi bạn bè. Hoạt động 3: Trò chơi “giúp cô tìm bạn” - Trẻ thực hiện - Cô nói bạn tên gì thì các con phải nêu xem bạn ấy có những đặc điểm gì? Như tóc dài hay ngắn mặc đồ gì?... - Cô cho trẻ chơi thử. - tiến hành cho trẻ chơi. - Cô nhận xét. Hoạt động 4: Chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi có sẵn trong sân trường dưới sự giám sát của cô. - Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát động viên va xử lý các tình huống xảy ra. - Kết thúc nhận xét tuyên dương và cho trẻ vào lớp đi vệ sinh sạch sẽ. *Hoạt động 4: Hoạt động góc Các nhóm chơi: Góc phân vai: Mẹ con , phòng khám, bán hàng. Goc xây dựng: Xây công viên. Góc nghệ thuật: Cắt dán, vẽ, tô màu, nặn… về chủ đề bản thân Góc học tập: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về bản thân. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. I/Mục tiêu : - Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện những hành động vai chơi phù hợp với vai chơi của mình. - Bước đầu biết phối hợp với bạn trong nhóm chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không tranh giành, quăng ném. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng công viên - Rèn kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh, xếp cạnh nhau. Rèn kỹ năng ca hát va tô màu. - Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát. Biết vận động minh họa theo giai điệu bài hát về chủ điểm. - Giáo dục trẻ biết yêu thương bạn bè và chăm sóc bản thân. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh II/Chuẩn bị: 1. phòng học: Thoáng mát sạch sẽ, giá đồ chơi gọn gang, bố trí hợp lý. 2. Đồ chơi: Đồ dùng đồ chơi ở các góc - Xây dựng: khối gỗ, cây xanh, chai lọ, hoa… - Bán hàng: bán quần áo, dày dep, nón, thức ăn …. - Gia đình: xoong, thau. Bát, thìa ,Khăn lau mặt thau, búp bê.… - Bác sỹ: Dụng cụ tiêm, khám, thuốc, … - Nghệ thuật: Tranh các bạn , đất nặng, keo dán, giấy màu .., III/ Định hƣớng chủ đề chơi và các nhóm chơi. 1/ Chủ đề chơi: Xây dựng khu vui chơi 2/ Nhóm chơi: Xây dựng (chính) Bán hàng. Nấu ăn. Bác sỹ. Nghệ thuật IV/ Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1 1/ Thỏa thuận trước khi chơi: a/ Hình thức: Cô và trẻ thỏa thuận - Thảo luận cùng cô. b/ Nội dung + Chủ đề chơi, nhóm chơi. + Vai trò của cháu + Các hành động vai chơi + Bác trưởng công trình. c/ Định hướng thỏa thuận + Dẫn trẻ đi tham quan mô hình công - Đi tham quan cùng viên + Đàm thoại về khu công viên . cô. + Dẫn trẻ về lớp, trò chuyện nội dung tham quan. + Cô giới thiệu: Hôm nay cô cháu mình sẽ chơi trò chơi về chủ điểm bản thân Vậy các con thích chơi gì nào?... - Xây dựng khu công những ngày nghỉ các con thường đi viên đâu ? vâ ̣y hôm nay cô và các con xây - Xây dựng, phân vai, dựng công viên nhé. nghệ thuật,... + Cho trẻ nhắc lại tên gọi của các góc - Bán hàng, bác sỹ, chơi trong lớp. nấu ăn, tô màu, xé + Cho trẻ chọn nhóm chơi trong góc dán, xây dựng,... chơi - Về góc chơi và bầu Trường Mầm Non huyện + Dặn dò và mời trẻ về góc chơi. 2/ Quá trình chơi - Cô cùng chơi với trẻ - Giúp trẻ khi gặp khó khăn. 3/ Nhận xét: - Hình thức: Cuốn chiếu. - Nội dung: làm rõ chủ đề chơi và nhóm chơi - Giáo viên tới từng nhóm và nhận xét. - Tập trung trẻ laị nhóm chính. Cô với Bác trưởng công trình giới thiệu về công trình. Cô nhận xét chung GV: Võ Thị Kiều Hoanh nhóm trưởng. - Tích cực trong khi chơi. - Lắng nghe. - Trưởng công trình giới thiệu về công trình. - Lắng nghe * Hoạt động 5: Vệ sinh, cất đồ dùng học tập, dặn dò trẻ và cho trẻ vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế. - Vệ sinh: Cho trẻ đi vệ sinh trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. - Ăn trưa: Dạy trẻ ăn hết xuất, ăn không làm rơi vãi, biết các món ăn chính trong ngày. - Ngũ trưa: Tập trung ngũ, ngũ nhanh, biết nhờ cô giúp đỡ khi cần thiết. * Hoạt động 6: HOẠT ĐỘNG CHIỀU TĂNG CƢỜNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO TRẺ Cho trẻ làm quen với từ “ Đầu - tóc – chải tóc” I/ Mục tiêu: - Trẻ nghe, hiểu, nói được từ : Dầu, tóc, chải tóc, - Trẻ trả lời được các câu hỏi cô đưa ra: Đầu đâu, tóc đâu, cô đang làm gì? Đây là cái đầu; đây là tóc; cô chải tóc … - Giáo dục trẻ biết chăm sóc cho mái tóc và giữ gìn vệ sinh cho bản thân. II/ Chuẩn bị: - Cái lượt, tranh ảnh về bộ phận đầu tóc … - Cô chuẩn bị câu hỏi phối hợp với nội dung bài dạy. - Từ điển hre có các từ cho trẻ làm quen. III/ Cách tiến hành Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu cho trẻ hát “Hãy xoay nào” - Đàm thoại cùng trẻ: Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về cái gì? - Cô dẫn dắt giới thiệu các từ cho trẻ làm quen “Đầu - tóc – chải tóc” Hoạt động 2: Làm quen với từ “Đầu - tóc – chải tóc” - Cô đưa tranh vẽ về bộ phận đầu tóc cho trẻ quan sát, nhận xét và hỏi trẻ * Dạy trẻ từ “Đầu” Cô chỉ vào đầu mình và nói “Đầu” Cô làm lại 2 – 3 lần. - Cho 1 vài trẻ làm mẫu vừa chỉ vào đầu vừa nói “Đầu”. - Cho tất cả trẻ vừa làm hành động vừa nhắc lại từ “Đầu 2 – 3 lần”. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh *Tương tự như ậy dạy trẻ từ “Tóc” . * Dạy trẻ từ “Chải toc” - Cô vừa làm động tác chải đầu vừa nói “Chải đầu” Cô làm lại 2 – 3 lần. - Cho 1 vài trẻ lên làm mẫu vừa làm vừa nói “Chải đầu” - Cho tất cả trẻ vừa làm đông tác vừa nói lại từ “Chải tóc 2 – 3 lần”. - Cô nói đầu, tóc, chải tóc và trẻ chỉ vào các bộ phận thực hiện các hành động tương ứng, * Dạy trẻ nói các từ đầu đủ. - Cô chỉ vào đầu và nói: “Đây là cái đầu” cho trẻ nhắc lại. - Cô cầm tóc trên tay và nói: “Đây là toc” cho trẻ nhắc lại. - Cô cầm lược chải tóc và nói “Cô chải tóc” cho trẻ nhắc lại. - Cô đặt các câu hỏi và cho trẻ trẻ lời; Đầu đâu? Tóc đâu? Cô đang làm gì? Sau đó cho trẻ tự đặt câu hỏi và trả lời. - Trong quá trình trẻ phát âm cô lắng nghe , sửa sai cho trẻ. Tuyên dương và động viên trẻ. Hoạt động 3: trò chơi “Cái gì biến mất” Cô giới thiệu tên trò chơi và nói cách chơi, - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - kết thúc: nhận xét, tuyên dương trẻ. * Hoạt động 7: Vệ sinh, chơi tự do, trả trẻ. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe:………………………………………………… ………………………………………………………………………. Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:……………………………… ………………………………………………………………………. Kiến thức và kỹ năng:……………………………………………….. ………………………………………………………………………. **************************************** NS: 09/09/2013 ND: Thứ 3/10/09/2013 * Hoạt động 1: Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng , Mở nhạc chủ đề cho trẻ nghe . - Đón trẻ: Dạy trẻ chào hỏi. Trò chuyện về chủ điểm được học - Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ. - Thể dục sáng : Tập theo nhạc 1. khởi động : Cho trẻ đi các kiểu đi 2. Trọng động : Tập theo nhạc + Hô hấp : Thổi nơ + Tay : Tay đưa sang ngang ngập trước ngực (3l – 4n) Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh + Chân đưa ra trước, chân đưa ra sau (3l – 4n) + Bụng : Sang người sang hai bên (3l – 4n) + Bật : Bật tách chân khép chân 3.Hồi tỉnh : Đi hít thở nhẹ nhàng (3l – 4n) * Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Môn : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Vận động BẬT TẠI CHỖ I/ Mục tiêu chung: - Trẻ biết bật tại chổ là không xê dịch chân lên trên hay xuống dưới. - Trẻ thực hiện đúng kỹ năng bật ( 2 tay chống hông, khuỵ chân xuống lấy đà để bật lên tại chổ ) - Luyện kỹ năng khéo léo, mạnh dạn tự tin cho . Biết phối hợp tốt với các bạn học. - không xô đẩy bạn trong khi bật II/ Chuân bị: - Máy, đĩa, . -Một sợi dây dài 4-5 mét. III/ Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: gây hứng thú : Cho trẻ vừa hát vừa Trẻ hát múa bài “múa cho mẹ xem” Đàm thoại. Trẻ múa + Các con vừa hát bài gì ? các con có hay múa cho mẹ xem không? Trẻ nghe - Hôm nay cô sẽ cho lớp minh tập vận động bât tại chỗ nha. Hoạt động 2 : khởi động - Cho cháu đi theo cô tự do theo nhạc kết hợp Trẻ đi theo cô với các kiểu đi luc nhanh luc chậm rồi đừng thành 2 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. Hoạt đọng 3: Trọng động;  Bài tập phát triển chung : Trẻ tập - Hô hấp : Thổi nơ bay ( 2L x 2N ) - Tay, vai : Hai tay đưa ra trước, lên cao, ra trước ( 2L x 2N ) - Chân : Đứng dậm chân tại chổ ( 2L x 2N ) - Bụng: Cúi gập người về phía trước ( 2L x 2N ) - Bật : Bật tại chổ ( 2L x 2N )  Vận động cơ bản : Trẻ bật - Cho trẻ đứng hai hàng xoay mặt vào nhau . - Cô giới thiệu tên vận đông : Bật tại chỗ Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh + Cô làm mẫu : - Cô làm mẫu cho cháu xem một lần không phân tích, động tác rõ ràng, dứt khoát. - Lần 2 cô kết hợp phân tích cho cháu hiểu động tác bật . - .Bật tại chổ là đứng tự nhiên, hai tay chống hông chân khuỵ gối xuống để lấy đà bật tại chổm cao lên mà không xê dịch chân lên hay xuống khi có hiệu lệnh của cô. + Cháu luyện tập : - Cho hai bạn khá lên thực hành trước cho cả lớp cùng. - Cho cả lớp cùng luyện tập, - Trong quá trình trẻ tập cô chú ý xem cháu thực hành đã chính xác động tác bật chưa, chưa thì phải sửa sai cho trẻ. - Cho cháu thi đua giữa hai đội với nhau để khuyến khích cháu tham gia vào luyện tập một cách tốt hơn. * Trò chơi vận động : “kéo cưa lừa xẻ” - Cô giới thiệu tên trò chơi kéo cưa lừa xẻ. - nói cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ. Hoạt động4 : * Hồi tĩnh : - Cho cháu đi nhẹ nhàng sau đó ngồi xuống xoa bóp tay chân, hít thở nhẹ nhàng . Trẻ quan sát Trẻ bật Trẻ chơi Trẻ nghe * Hoạt động 3 : Hoạt động ngoài trời :”Học cách chào hỏi người lạ và các cô bác trong trường mầm non” I/ Mục tiêu chung: -Trẻ biết cách chào hỏi người lạ và các cô bác trong trường mầm non. - Trẻ lễ phép,Thực hiện đúng theo yêu cầu của cô. II/ Chuẩn bị : - Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ III/ Tích hợp : Âm nhạc, MTXQ, GDlễ giáo, GDVSMT IV/ Nội dung hoạt động : 1/ Hoạt động có chủ đích : Trẻ học cách chào hỏi người lạ và các cô bác trong trường mầm non” 2/ Trò chơi vân động : - Mạnh : Chơi với bóng Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh - Nhẹ : Uống nước chanh 3/ Chơi tự do : Theo ý thích V/ Tiến hành : 1/ Yêu cầu trước khi ra sân chơi : - Ăn mặc gọn gàng, đi đứng cẩn thận, nhường nhịn nhau - Cô thông báo nội dung trước khi ra sân : Trẻ học cách chào hỏi người lạ và các cô bác trong trường mầm non” - Chơi hai trò chơi : +Mạnh: Chơi với bóng + Nhẹ : Uống nước chanh - Cuối cùng cho trẻ chơi trò chơi tự do 2/ Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ  Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích Trẻ học cách chào hỏi người lạ và các cô bác trong trường mầm non” - Hát :”Con chim vành khuyên” - Trẻ lắng nghe Đàm Thoại:-Bài hát tên gì? - Nói về ai? - Trẻ trả lời câu - Chim vành khuyên như thế hỏi nào? - Các con học gì ở chim vành khuyên? - Tổ chức cho trẻ thực hiên hoat động chào hỏi. - Cô đưa ra các tình huống giúp trẻ thưc - Giáo dục trẻ biế t hiện việc chào hỏi cho phù hợp với hoàng giử gìn tân thể cảnh.  Hoạt động 2: Trò chơi vân động : - Trẻ tham gia - Mạnh : Chơi với bóng chơi + Cô giớ thiệu luật chơi và cách chơi + Cho trẻ tham gia chơi + Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Nhẹ uống nước chanh * Hoạt động 3: Chơi tự do : Theo ý thích *Hoạt động 4: Hoạt động góc Các nhóm chơi: Góc phân vai: Mẹ con , phòng khám, bán hàng. Goc xây dựng: Xây công viên. Góc nghệ thuật: Cắt dán, vẽ, tô màu, nặn… về chủ đề bản thân Góc học tập: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về bản thân. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. * Hoạt động 5: Vệ sinh, cất đồ dùng học tập, dặn dò trẻ và cho trẻ vệ sinh, ăn trưa, ngũ trưa, ăn xế. - Vệ sinh: Cho trẻ đi vệ sinh trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. - Ăn trưa: Dạy trẻ ăn hết xuất, ăn không làm rơi vãi, biết các món ăn chính trong ngày. - Ngũ trưa: Tập trung ngũ, ngũ nhanh, biết nhờ cô giúp đỡ khi cần thiết. * Hoạt động 6: HOẠT ĐỘNG CHIỀU TẬP NÓI TIẾNG VIỆT GỌI TÊN VÀ GIỚI TÍNH CỦA BẠN I/ Mục tiêu chung: - Cung cấp một số từ mới cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ . - Rèn luyện kỹ phát âm , ghi nhớ của trẻ. - Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ cơ thể mình. II/ Chuẩn bị. - Tranh bạn nam ,bạn nữ. III/ Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú. Cho trẻ hát bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục” - Trẻ hát -Đàm thoại: -Bài hát nói về gì? * Hoạt động 2: - Cung cấp từ: 1/ Từ:Bạn Nam - Cô giới thiệu tranh bạn nam : - Cô giới thiệu đây là. bạn nam - Cô đọc mẫu: bạn nam (3lần) - Trẻ nhận xét - Tổ chức cho cả lớp đọc, tổ nhóm ,cá nhân đọc. 2/ Từ :Bạn Nữ - Trẻ lắng nghe - Tổ chức tượng tự như từ bạn nam. b/ Luyện nói câu có từ vừa học: - Trẻ đọc - Bạn nam có tóc ngắn. - Bạn nữ có tóc dài. * Hoạt động 3: Trò chơi - Trẻ chơi *Trò chơi 1: Tìm tranh lô tô. * Hoạt động 7: Vệ sinh, chơi tự do, trả trẻ. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe:………………………………………………… ………………………………………………………………………. Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:……………………………… ………………………………………………………………………. Kiến thức và kỹ năng:……………………………………………….. ………………………………………………………………………. ----------------------************** ------------------------------- NS: 10/09/2013 ND: Thứ 4/11/09/2013 * Hoạt động 1: Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng , Mở nhạc chủ đề cho trẻ nghe . - Đón trẻ: Dạy trẻ chào hỏi. Trò chuyện về chủ điểm được học - Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ. - Thể dục sáng : Tập theo nhạc * Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Môn : Tạo hình Đề tài : NẶN BÁNH TRÕN I/ Mục tiêu: - Trẻ biết chia đất, biết xoay tròn, ấn bẹt để tạo thành những chiếc bánh tròn. - Phát triển và rèn luyện sự dẻo dai của đôi tay. - Rèn kỹ năng xoay tròn tạo nên các loại bánh. - Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. II/ Chuẩn bị; - Một số bánh cô nặn mẫu. Khăn ước - Bảng con, đất nặn cho cô và cho từng trẻ. III/ Cách tiến hành; Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: ổn định cho trẻ hát cùng cô bài hát Trẻ hát “quả bong” Đàm thoại cùng với trẻ. + Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát có quả gì? Trẻ trả lời Quả ấy có hình gì? * Hoạt động 2: Nặn bánh tròn Trẻ quan sát *Siêu thị của bé. Cô cùng trẻ đi siêu thị Cho trẻ quan sát hàng được bán ở siêu thị và nhận xét những gì trẻ thấy ở siêu thị: Con thấy những Trẻ trả lời chiếc bánh này như thế nào? Nó có hình gì? * Bé nào khéo tay - Nhận xét những chiếc bánh qua vật mẫu: Cô đưa Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh bánh mẫu ra và cho trẻ quan sát. - Cho trẻ chuyền tay nhau xem những chiếc bánh cô nặn. - Cho trẻ nhận xét về những chiếc bánh đó: Chiếc bánh này có hình gì? Nó như thê nào?( To, nhỏ). Có màu gì? - Cô khái quát lại: Để nặn được chiếc bánh này, cô phải chia đất, xoay tròn viên đất, dùng ngón cái ấn bẹt viên đất xuống để tạo thành chiếc bánh. - Cho một số trẻ nhắc lại các kỹ năng theo sự gợi ý của cô: Chia đất, nhồi đất, xoay tròn đất, ấn bẹt. - Hỏi ý định của một số trẻ: Con thích nặn chiếc bánh như thế nào? ( To, nhỏ ) * Trẻ thực hiện: Cô nhắc lại tư thế ngồi và cho trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện cô đi đến từng bàn để gợi ý, nhắc nhở trẻ nặn .Cô khuyến khích trẻ nặn nhiều loại bánh có kích cỡ khác nhau để tạo nên nhiều sản phẩm phong phú. - Hết giờ cho trẻ trưng bày sản phẩm, cho trẻ thể dục để chóng mệt. *Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Hoạt động 3: Chiếc bánh nào đẹp nhất - Cô khen cả lớp , Cô chon những chiếc bánh đẹp nhất để nhận xét và tuyên dương trẻ. - Cô nhắc những chiếc bánh chưa hoàn thành sẽ cố gắn thực hiện cho xong trong giờ hoạt động góc. - kết thúc: khái quát lại nội dung vừa dạy và cho trẻ đi rữa tay sạch sẽ. Trẻ chuyền tay xem Trẻ nghe Trẻ trả lời Trẻ nặn Trẻ nghe Trẻ nghe Trẻ đi vệ sinh * Hoạt động 3 : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thơ: Chổi ngoan Trò chơi: mèo đuổi chuột Chơi tự do I/ Mục tiêu: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng diễn cãm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ biết lợi ích của cây chổi và biết giúp đỡ bà quét nhà. II/ Chuẩn bị: -Tranh minh họa Trường Mầm Non huyện III/ Cách tiến hành: Hoạt động của cô  Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích - Văn học : Đo ̣c thơ “Chổi ngoan” - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và cho trẻ đọc - Cô đo ̣c và cho trẻ xem tranh 1 lần - Tóm tắc nội dung bài thơ và giáo dục trẻ. - Đàm thoại + bài thơ gì ? tác giả nào ? + chổi để làm gì? + Sáng ra ai đã cầm chổi quét nhà? +Các con có giúp đỡ bà quét nhà k? - Cô tóm lại nội và giáo duc cho trẻ.  Hoạt động 2: Trò chơi vân động : - Mạnh : Chơi với bóng + Cô giớ thiệu luật chơi và cách chơi + Cho trẻ tham gia chơi + Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Nhẹ uống nước chanh * Hoạt động 3: Chơi tự do : Theo ý thích * Hoạt động 4 :Nhận xét GV: Võ Thị Kiều Hoanh Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời câu hỏi - Giáo dục trẻ biế t giử giǹ tân thể - Trẻ tham gia chơi *Hoạt động 4: Hoạt động góc Các nhóm chơi: Góc phân vai: Mẹ con, phòng khám, bán hàng. Goc xây dựng: Xây công viên. Góc nghệ thuật: Cắt dán, vẽ, tô màu, nặn… về chủ đề bản thân Góc học tập: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về bản thân. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. * Hoạt động 5: Vệ sinh, cất đồ dùng học tập, dặn dò trẻ và cho trẻ vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế. - Vệ sinh: Cho trẻ đi vệ sinh trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. - Ăn trưa: Dạy trẻ ăn hết xuất, ăn không làm rơi vãi, biết các món ăn chính trong ngày. - Ngũ trưa: Tập trung ngũ, ngũ nhanh, biết nhờ cô giúp đỡ khi cần thiết. * Hoạt động 6: HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trường Mầm Non huyện GV: Võ Thị Kiều Hoanh Chơi trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê. TC: Uống nƣớc cam. I/ Mục tiêu: - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi,luật chơi, của trò chơi - Trẻ biết thực hiện các thao tác làm nước cam. - Phát triển thính giác và khả năng định hướng trong không gian. II/ Chuẩn bị: 2 khăn bịt mắt III/ Cách tiến hành: - Cô giới thiệu tên trò chơi : Cho cả lớp đứng thành vòng tròn . Cô chọn 2 trẻ 1 trẻ đóng vai dê, 1 trẻ đóng vai người bắt dê. Cô bịch mắt cả 2 trẻ lại, trong khi chơi cả 2 trẻ cùng bò. Trẻ làm dê vừa bò vừa kêu be be be , còn trẻ kia phải chú ý lăng nghe tiếng kêu để định hướng và tìm bắt được con dê . nếu bắt được dê thì trẻ đó thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô quan sát và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ chơi đúng - Cho trẻ chơi hòa nước chanh. - Cho trẻ làm động tác làm nước cam để uống. - Giáo dục trẻ nên uống nhiều nước trái cây để cho cơ thể khỏe mạnh. - Kết thúc nhận xét , tuyên dương trẻ. * Hoạt động 7: Vệ sinh, chơi tự do, trả trẻ. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe:………………………………………………… ………………………………………………………………………. Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:……………………………… ………………………………………………………………………. Kiến thức và kỹ năng:……………………………………………….. ………………………………………………………………………. -------------------------------***************-------------------------------- NS: 11/09/2013 ND: Thứ 5/12/09/2013 .* Hoạt động 1: Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng , Mở nhạc chủ đề cho trẻ nghe . - Đón trẻ: Dạy trẻ chào hỏi. Trò chuyện về chủ điểm được học - Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ. - Thể dục sáng : Tập theo nhạc * Hoạt động 2 : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Môn: Toán Đề tài: PHÂN BIỆT PHÍA: TRƢỚC – SAU CỦA BẢN THÂN.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan