Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án liên môn tích hợp vật lý 9 bài sử dụng điện an toàn và tiết kiệm...

Tài liệu Giáo án liên môn tích hợp vật lý 9 bài sử dụng điện an toàn và tiết kiệm

.DOCX
20
2568
77

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊN TRƯỜNG THCS TRI TRUNG BÀI DỰ THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP. Chủ đề: SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN, TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ PHIẾẾU D Ự THI : D ẠY H ỌC THEO CH Ủ ĐẾỀ TÍCH H ỢP Phụ lục I Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi - Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh/Thành phố: Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Phú Xuyên - Trường THCS Tri Trung - Địa chỉ: Tri Trung – Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0433788921; Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên): Họ và tên: Lương Trọng Toàn Ngày sinh: 26/02/1980 Môn :Vật lí - KTCN Điện thoại: 0977155495 Email: [email protected] Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp chủ đề Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả thông qua kiến thức các môn: Vật lý, Công nghệ , Toán và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài: “Sử dụng điện an toàn và tiết kiệm” môn Vật lý 9 2. Mục tiêu dạy học 2.1 Về Kiến thức a. An Toàn Khi Sử Dụng Điê ên - Tìm hiểu thực trạng về tai nạn điện của Việt Nam. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tai nạn điện. - Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. b. Tiết Kiê êm Điê ên - Xác định và giải thích nguyên nhân thiếu điện năng. - Nêu ra một số giải pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng thiếu điện ở Việt Nam hiện nay. - Biết cách tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức sử dụng điện hợp lí. 2.2. Về Kỹ Năng - Vận dụng kiến thức mônVật lí, môn Công nghệ, môn Toán để hiểu biết được nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và mọi người về an toàn điê nê , cách tiết kiệm điện và sử dụng điện hợp lý. - Góp phần hình thành cho HS kỹ năng: + Tìm kiếm thông tin trên mạng. + Thu thập và xử lí thông tin. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. + Làm việc theo nhóm. + Viết và trình bày báo cáo trước tập thể. + Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. 2.3. Về thái đô ê - Nâng cao ý thức sử dụng an toàn, tiết kiệm điê nê mô tê cách hợp lí. - Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm. - Hứng thú trong quá trình làm chủ đề. - Có hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống; có thái độ phê phán và tuyên truyền về sử dụng NLTK & HQ trong gia đình và cộng đồng. 3. Đối tượng dạy học của bài học Học sinh Lớp 9A Trường THCS Tri Trung 4. Ý nghĩa của bài học - Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ của môn Vật lí, Công nghệ ,Toán, Giáo dục công dân với thực tiễn đời sống xã hội, giúp học sinh có thái độ và hành vi tích cực trong cuộc sống, làm học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống. - Tuyên truyền quảng bá lợi ích của điện năng, sử dụng điện an toàn, tiết kiê êm & hiệu quả trong nhà trường, gia đình, nơi công cộng và các biện pháp vận động mọi người hưởng ứng thực hiện các chương trình, hoạt động và hành vi tiết kiệm điện; - Góp phần nâng cao nhận thức về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đối với học sinh và giúp các em học sinh nhận thấy vai trò của mình trong việc vận động gia đình thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, tham gia cùng cộng đồng trong việc thực hiện Chỉ thị V/v Tăng cường thực hiện tiết kiệm điện của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ đã ban hành; 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1 Yêu cầu đối với học sinh - Internet Kĩ năng sử dụng web - Sao chép và dán các hình ảnh Microsoft Word - Đánh máy và định dạng văn bản. - Mở văn bản. Lưu văn bản. - Chèn hình ảnh In văn bản Microsoft PowerPoint - Mở bài trình bày. - Tạo bài trình bày. Lưu bài trình bày. - Chèn văn bản và phim ảnh, nhạc nền. - In phần trình chiếu và trình chiếu ( slide show). Nguồn công nghệ thông tin cho lớp - Internet để truy cập các trang liên quan đến vấn đề điện. - Microsoft Word và Microsoft PowerPoint 5. 2. Yêu cầu đối với giáo viên - Phấn hoặc bút viết bảng. - Bản chụp kế hoạch bài học cho mỗi nhóm ,bài tập cho học sinh. - Bản chụp thu thập dữ liệu. - Bản photocopy phiếu hướng dẫn nghiên cứu cho mỗi nhóm. - Quy chuẩn đánh giá. 5. 3. Yêu cầu đối với lớp học: - Máy vi tính cài đủ bộ microsoft Office 2007 và các phần mềm cần thiết khác, - Nối mạng internet để truy cập vào các website có liên quan đến dự án. - Máy chiếu đa năng, loa. 5. 4. Tài liệu tham khảo - Sách giáo khoa vật lí lớp 7, sách giáo khoa vật lí 9, sách công nghệ 8. - Sách giáo viên, tài liệu liên quan đến bài học 5. 5. Các trang web có liên quan đến bài học http://evnhanoi.vn/list/39-Tu-van-su-dung-nang-luong-an-toan-hieu-qua.aspx https://www.youtube.com/watch?v=b4xbtrGr-Yk https://www.youtube.com/watch?v=gKmO2ZdRFdU https://www.youtube.com/watch?v=XE_CoRs4j50 https://www.youtube.com/watch?v=WGcTsf52IKo http://ecc-hcm.gov.vn/?menu=103&submenu=106&detail=1525&language=vn http://forums.vn/hoidap/nhung-phuong-phap-tiet-kiem-dien-nang-trong-gia-dinh http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/6244/quy-dinhbien-phap-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-hieu-qua http://tantien.khatoco.com/Default.aspx?TabId=971&id=1747 http://pckiengiang.evnspc.vn/index.php/an-toan-tiet-kiem-dien/759-s-dng-in-titkimahiu-qu-li-ich-cho-bn-than-gia-inh-cng-ng-va-quc-gia 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 6.1. Hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện: a) Giới thiệu thời gian dự án: - Từ 15/9/2014 đến 25/9/2014: Giáo viên lên kế hoạch chủ đề bài học , giới thiệu chủ đề bài học, in tài liệu phát cho mỗi nhóm học sinh. - Từ 27/9/2014 đến 2/10/2014: Các nhóm tiến hành thu thập thông tin liên quan đến chủ đề bài học trong phần nhiệm vụ đặt ra, tiến hành xử lí các thông tin thu thập được. - Từ 4/10/2014 đến 9/10/2014: Các nhóm tiến hành xử lí các thông tin thu thập được, chuẩn bị làm bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint. - Từ 11/10/2014 đến 16/10/2014: hoàn chỉnh sản phẩm, nộp sản phẩm, chuẩn bị nội dung báo cáo. - Từ 18/10/2014 đến 27/10/2014: báo cáo sản phẩm và tổng kết chủ đề bài học b) Phân nhóm, giới thiệu chủ đề bài học, phát và hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu liên quan đến chủ đề bài học: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư kí. - Giáo viên phát kế hoạch chủ đề bài học , phát phiếu hướng dẫn, phát tài liệu và chép file giới thiệu cho mỗi nhóm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm, xử lí thông tin liên quan đến chủ đề, c) Thực hiện chủ đề bài học: - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch chủ đề bài học, phiếu hướng dẫn. - Nhóm trưởng chỉ định công việc cho mỗi thành viên. * Nhóm 1: Tìm hiểu các tai nạn điện thường gặp. - Xác định số liệu các tai nạn điện thường gặp ở Việt Nam. - Xác định nguyên nhân chính gây tai nạn điện. * Nhóm 2: Hướng dẫn cách sử dụng an toàn điện. Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị để an toàn điện. - Đưa ra các biện pháp an toàn khi sử dụng điện để giảm thiểu tai nạn. - Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị để an toàn điện. * Nhóm 3 : Tìm hiểu nguyên nhân thiếu điện năng ? Tại sao phải tiết kiệm điện năng ? Lợi ích của việc tiết kiệm điện ? - Trình bày thực trạng việc sử dụng điện ở Việt Nam. - Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu điện năng ở nước ta hiện nay. - Rút ra kết luận tại sao chúng ta phải tiết kiệm điện năng. - Tuyên truyền về lợi ích của việc tiết kiệm điện năng. * Nhóm 4: Biện pháp tiết kiệm điện năng - Phân tích và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng lãng phí và thiếu hụt điện năng ở Việt Nam. - Tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức tiết kiệm điện một cách tự giác * Học sinh sử dụng Internet và các phương tiện để nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể. Học sinh nghiên cứu thu thập thông tin, các nhóm tập hợp, xử lí dữ liệu, rút ra kết luận.Học sinh tạo bài thuyết trình trong PowerPoint để minh họa d, Nộp sản phẩm cho giáo viên: - Nhóm nộp sản phẩm cho giáo viên sau mỗi tuần để giáo viên góp ý, nhóm chỉnh sửa. - Nhóm nộp bài thuyết trình cho giáo viên trước ngày báo cáo 1 tuần. - Nhóm lưu sản phẩm vào máy, các nhóm khác tham khảo, chấm điểm nội dung sản phẩm. e) Báo cáo kết quả và tổng kết bài học: - Các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm ( trình chiếu trên PowerPoint). - Các nhóm góp ý và chấm điểm cho nhau. - Giáo viên góp ý, học sinh ghi chép để hoàn thiện kiến thức. - Giáo viên công bố điểm cho từng nhóm, tuyên dương, khen thưởng. - Các nhóm về hoàn chỉnh lại sản phẩm, nộp lại sản phẩm cho giáo viên và cả lớp để làm tài liệu tham khảo. 6.2. Công việc của giáo viên: - Lên kế hoạch. - Phân nhóm, giao nhiệm vụ. - Hỗ trợ, góp ý các nhóm trong quá trình thực hiện bài học. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo. Giáo viên nhận xét – đánh giá. a) Ý kiến đánh giá: - Sử dụng bảng thu thập dữ kiện để xây dựng một bảng đánh giá không chính thức trước khi học sinh thuyết trình bằng PowerPoint. - Giáo viên có thể đánh giá học sinh về độ chính xác của thông tin, sử dụng hiệu quả các ví dụ, dữ kiện và kết luận - Đánh giá bài thuyết trình sử dụng một qui chuẩn đánh giá cho bài học. b) Các hoạt động bổ sung: Giáo viên có thể khuyến khích học sinh các nhóm chia sẻ thông tin thu thập của nhóm mình với các nhóm khác hoặc bạn bè của mình . Học sinh có thể đánh giá các bài thuyết trình và tạo ra những thông tin phản hồi. Giáo viên cần khuyến khích học sinh cập nhật thông tin hằng ngày để sâu sát hơn với bạn bè. c) Kế hoạch hỗ trợ: - Giáo viên chú ý khi phân nhóm phải đảm bảo học sinh cần được trợ giúp sẽ cùng nhóm với học sinh có năng lực, có khả năng hoạt động độc lập. - Vì học sinh làm việc dựa trên những câu hỏi và nghiên cứu, có thể giáo viên phải hướng dẫn các em tìm ra những dữ kiện cần thiết và đưa ra kết luận. - Giáo viên có thể chủ động phân nhóm cho học sinh thay vì để các em tự chọn. - Giáo viên cung cấp cho học sinh địa chỉ mail, số điện thoại di động, số điện thoại bàn để học sinh liên hệ giải đáp thắc mắc khi cần thiết. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 7.1. Về kiến thức: - Biết được điện là nguồn năng lượng quí giá đối với cuộc sống và nhu cầu sản xuất. - Biết được ý nghĩa của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. - Thực hành sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả tạo lớp học,trường học và gia đình. 7.2. Về kĩ năng: Đánh giá: - Rèn luyện năng giải bài toán tính điện năng tiêu thụ - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn 7.3. Về thái độ: Đánh giá thái độ học sinh : - Ý thức , tinh thần tham gia học tập - Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan. 7.4 Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập . Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan 1. Các dây dẫn có vỏ bọc như thế nào thì được xem là an toàn về điện? A. Vỏ bọc cách điện phải làm bằng nhựa. B. Vỏ bọc cách điện phải làm bằng cao su. C. Vỏ bọc cách điện phải chịu được hiệu điện thế điện định mức quy định cho mỗi dụng cụ điện. D. Vỏ bọc làm bất kỳ bằng vật liệu nào cũng được. 2. Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện? A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện. B. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện là được. C. Làm thí nghiệm với hiệu điện thế bất kỳ. D. Khi bóng đèn bị cháy, rút phích cắm của bóng đèn ra khỏi ổ cắm điện khi thay bóng đèn. 3. Hành động nào khi sử dụng điện năng không tiết kiệm? A. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. B. Lựa chọn, sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất hợp lý, đủ mức cần thiết - hiệu suất cao. C. Sử dụng các thiết bị điện trong thời gian hợp lý. D. Luôn sử dụng điều hòa nhiệt độ trong phòng ở mỗi gia đình. 4. Phát biểu nào không đúng khi nói về thủy điện? A. Thủy điện là nguồn năng lượng sạch. B. Thủy điện góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính. C. Thủy điện góp phần làm tăng nguy cơ động đất do kích thích. D. Thủy điện góp phần làm tăng nguy cơ hạn hán dưới hạ du các dòng sông. Câu hỏi : Câu 1: Để tiết kiệm điện chúng ta cần phải làm gì? Câu 2: Việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả có tác dụng như thế nào đối với môi trường? 8. Các sản phẩm của học sinh: Câu 1: - Sử dụng công suất nhỏ hơn. - Thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. - Sử dụng điện năng được sản suất từ các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường. Câu 2: Việc sử dụng tiết kiệm điện sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Vì nếu để lãng phí không tiết kiệm được điện năng thì sẽ phải xây dựng các nhà máy điện. Nếu xây dựng thêm các nhà máy thuỷ điện nó có thể gây ra ngập úng và hạn hán, làm thay đổi môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Với xây dựng các nhà máy nhiệt điện nó sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của đất nước, thải vào môi trường, làm ô nhiễm môi trường sống, tăng hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn đến hiện tượng băng tan nhanh hơn ở 2 cực của Trái Đất, làm cho nước biển dâng, gây ra thiên tai bảo lụt và hạn hán. Còn nếu xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thì việc đầu tư xây dựng nhà máy rất tốn kém, trong quá trình xây dựng và quản lí phải rất an toàn, nếu để ra sự cố dò chất phóng xạ ra ngoài sẽ rất nguy hiểm, nếu con nguời và sinh vật bị nhiêm chất phóng xạ quá mức cho phép dẫn đến bị ung thư hoặc đột biến gen, làm cho cơ thể sinh vật phát triển không bình thường. Khi nhà máy điện hạt nhân hết tuổi thọ thì việc phá hủy nó còn tốn kém tiền của hơn cả khi xây dựng và chất phóng xạ có thể ô nhiễm môi trương. Vì vậy nếu ta tiết kiệm được điện năng sẽ giảm bớt xây dựng các nhà máy điện, góp phần bảo vệ môi trường sống. GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Ngày soạn: 15/10/2014 Ngày dạy: 20/10/2014 Tiết 19 – Bài 19 : SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN I ) MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Môn Vật lý +Nêu được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. +Giải thích được các cơ sở vật lý của một số quy tắc an toàn điện. +Nêu được các lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng. +Nêu được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện. - Môn Công nghệ - Tìm hiểu thực trạng về tai nạn điện của Việt Nam. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tai nạn điện. - Xác định và giải thích nguyên nhân thiếu điện năng. - Nêu ra một số giải pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng thiếu điện ở Việt Nam hiện nay. - Môn Toán: Nắm được phương pháp và cách giải bài toán Tính chi phí sử dụng điện để tiết kiệm điện liên quan đến cách lập phương trình, hệ phương trình. - Môn GDCD : + Biết cách tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả +Hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường 2. Về Kỹ Năng - Nhận biết được nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và mọi người về an toàn điê nê , cách tiết kiệm điện và sử dụng điện hợp lý. - Góp phần hình thành cho HS kỹ năng: + Phân tích tổng hợp kiến thức... + Tìm kiếm thông tin trên mạng. + Thu thập và xử lí thông tin. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. + Làm việc theo nhóm. + Viết và trình bày báo cáo trước đám đông. + Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. + Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3. Về thái đô ê - Nâng cao ý thức sử dụng an toàn, tiết kiệm điê nê mô tê cách hợp lí. - Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm. - Hứng thú trong quá trình học tập. - Nghiêm túc , hợp tác , sáng tạo, tích cực, có ý thức thực hioện tốt các quy tắc về an toàn và tiết kiệm điện. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên: - Phấn hoặc bút viết bảng. - Bản chụp kế hoạch bài học cho mỗi nhóm, bài tập cho học sinh. - Bản chụp thu thập dữ liệu. - Bản photocopy phiếu hướng dẫn nghiên cứu cho mỗi nhóm. - Bản quy chuẩn đánh giá. - Sách giáo viên, tài liệu liên quan đến bài học. 2. Đối với học sinh: - Sách giáo khoa vật lí lớp 7, sách giáo khoa vật lí 9, sách công nghệ 8 - Sách khoa học phổ thông, tờ rơi tuyên truyền, đĩa CD, VCD, DVD, ph ần mềm có liên quan đến dự án. 3. Đối với lớp học: - Máy vi tính cài đủ bộ microsoft Office 2007 và các phần mềm cần thiết khác, nối mạng internet để truy cập vào các website có liên quan đến bài học. - Máy chiếu đa năng. Loa. III. PHÂN CÔNG CÁC NHÓM THỰC HIỆN BÀI TẬP: * Nhóm 1: Tìm hiểu các tai nạn điện thường gặp. - Xác định số liệu các tai nạn điện thường gặp ở Việt Nam. - Xác định nguyên nhân chính gây tai nạn điện. * Nhóm 2: Hướng dẫn cách sử dụng an toàn điện. - Hậu quả của tai nạn điện - Đưa ra các biện pháp an toàn khi sử dụng điện để giảm thiểu tai nạn. * Nhóm 3 : Tìm hiểu nguyên nhân thiếu điện năng ? Tại sao phải tiết kiệm điện năng ? Lợi ích của việc tiết kiệm điện ? - Trình bày thực trạng việc sử dụng điện ở Việt Nam. - Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu điện năng ở nước ta hiện nay. - Rút ra kết luận tại sao chúng ta phải tiết kiệm điện năng. - Tuyên truyền về lợi ích của việc tiết kiệm điện năng. * Nhóm 4: Biện pháp tiết kiệm điện năng - Phân tích và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng lãng phí và thiếu hụt điện năng ở Việt Nam. - Tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức tiết kiệm điện một cách tự giác IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: - Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm (1/) 3. Bài mới Hoạt động của thầy *Hoạt động 1(15/) Tìm hiểu Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Tích hợp kiến thức về an toàn điện môn Vật lí và Công nghệ - GV giới thiệu bài tập dành cho học - sinh. - Đại diện nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt lên I. An toàn khi sử dụng điện. - Các nhóm nhận xét 1. Nhớ lại các quy tắc an nội dung trình bày bài toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7. của mình. - Nêu công việc thực hiện của từng nhóm. - Mời đại diện nhóm 1 và nhóm 2 trình bày bài của nhóm. - Yêu cầu các nhóm nêu nhận xét - của bạn Giáo viên nhận xét. -Yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm trả lời C1 đến C4 ra phiếu học tập? -GV thống nhất C1 đến C4. -Yêu cầu HS đọc và trả lời C5 , C6? -HS đọc và thảo luận nhóm trả lời C1 đến C4. -HS nhận xét ,bổ sung. -HS đọc và thảo luận nhóm trả lời C5, C6. -Đại diện nhóm trả lời. -HS nhận xét ,bổ sung. -HS trả lời. -Qua C5, C6 hãy nêu cách sửa chữa những hư hỏng nhỏ C1: Unguồn < 40V. C2: Dây dẫn có vỏ bọc cách điện tốt, độ bền cơ học cao, chịu được cường độ dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ. C3: Cần mắc cầu chì, áp tô mát C4: Phải thận trọng vì U = 220V có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. -Chỉ sử dụng các thiết bị khi đã đủ tiêu chuẩn về an toàn điện. 2. Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện. C5: - Vì khi đó không thể có dòng điện chạy qua người, loại bỏ sự nguy hiểm . - Vì khi đó ta đã làm hở dây nóng, loại bỏ TH dòng điện chạy qua cơ thể, nên đảm bảo an toàn. - Do điện trở của các vật cách điện rất lớn, nên dòg điện chạy qua người (nếu có) rất nhỏ, không gây nguy hiểm. C6: - Dây nối đất là dây nối từ chốt 3 của phích cắm với vỏ kim loại nơi có kí hiệu. - Do điện trở của người là về điện trong gia đình? 1. - GV: Giáo dục tư tưởng: Khi gặp những sự cố có thể gây ra những tai nạn điện hoặc gặp tai nạn điện, gọi gấp về số điện thoại 0 rất lớn so với điện trở của dây nối đất, nên dòng điện chạy qua người là rất nhỏ, không gây nguy hiểm. II. Sử dụng tiết kiệm điện năng. Hoạt động 2(12/) Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. 2. 3. - Giáo viên mời đại diện nhóm 3 và nhóm 4 lần lượt lên trình bày 4. - Yêu cầu các nhóm nêu nhận xét - Đặt những câu hỏi để hoàn chỉnh nội dung bài học 5. - Giáo viên nhận xét -Yêu cầu HS đọc và trả lời C7? -GV thống nhất . - Đại diện nhóm 3 và nhóm 4 lên trình bày bài lên trình bày bài của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét nội dung trình bày của. bạn -HS đọc và nêu ý nghĩa. -HS đọc và thảo luận nhóm trả lời C7. Tích hợp theo chủ đề - Yêu cầu học sinh tìm thêm những lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng thông qua thảo luận và đánh giá những tác động của các nhà máy sản xuất điện đối với môi trường sinh thái, nguyên nhân của mô êt số vụ cháy do bất cẩn trong sử dụng điê nê năng thông qua mô êt số hình ảnh minh họa và những thông tin do giáo viên cung cấp: + Hiê ên nay, ở Viê êt Nam nguồn điê ên năng chủ yếu được sản xuất từ các nhà máy điê ên nào? + Những ảnh hưởng tiêu cực của các nhà máy sản xuất điê ên năng đó đối với môi -Đại diện nhóm trả lời. -HS nhận xét ,bổ sung. 1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng(SGK). * Lợi ích (SGK) C7: (tuỳ HS) trường sinh thái? -Yêu cầu HS đọc và trả lời C7, C8, C9? -GV thống nhất . *Hoạt động 3(10/ )Vận dụng. -Yêu cầu HS đọc và trả lời C10 và C11? Và liên hệ thực tế? 6. - Nêu thêm những biện pháp tiết kiệm điện học sinh chưa nêu ra. 7. -Yêu cầu học sinh ghi bài. -Giáo dục tư tưởng: Có ý thức tiết kiệm điện ở mọi lúc mọi nơi. 2. Các biện pháp sử dụng -HS đọc và trả lời C8, tiết kiệm điện năng. C9. C8: A =P.t -HS nhận xét ,bổ C9: - Lựa cọn sử dụng các sung. dụng cụ có P hợp lí. - Không, vì gây lãng phí lớn. -HS đọc và trả lời C10, C11. -HS nhận xét ,bổ sung. III. Vận dụng. C10: -Viết thông tin trên giấy: “ Tắt điện trước khi ra khỏi nhà” - Lắp chông báo hiệu - Lắp công tắc tự động ngắt điện. C11: Câu D. -HS liên hệ với thực tế. C12: -Điện năng sử dụng của : -HS đọc và tóm tắt + Bóng đèn dây tóc: Tích hợp bộ môn Toán: C12. A1 = P1.t = 0,075. 8000 = -HS hoạt động nhóm 600KW.h Vận dụng kiến thức toán trả lời. + Bóng đèn Compắc: A2 = học, lập luận và giải quyết -Đại diện nhóm nêu P2.t = 0,015 . 8000 = 120 các bước giải C12. KW.h bài toán thực tế, tính và so -HS nhận xét ,bổ - Chi phí cho việc sử dụng sánh điện năng tiêu thụ ở sung. bóg đèn : -HS nghe thông tin về + Dây tóc:( cần 8 bóng) mỗi bóng đèn. đèn Compắc và nhận T1 = 8.3500+600.700 = -Yêu cầu HS đọc và tóm tắt ra lợi ích khi sử dụng 448000 đồng. đèn Compắc. + Compắc: C12? T2 = 60000+120.700 = -Muốn tính điện năng ta sử 144000 đồng. dụng công thức nào? -Việc sử dụng bóng đèn -Tính tiền phải trả như thế Compắc có lợi: giảm bớt nào? chi phí, tiết kiệm điện năng, -Căn cứ vào yếu tố nào để giảm bớt sự cố quá tải xác định bóng đèn nào có lợi trong giờ cao điểm. ích hơn? -GV thống nhất C12 và nêu rõ lợi ích của bóng đèn Compắc. GV giới thiệu Clip vui https://www.youtube.com/watch?v=25J4JH2Bz8M 4. Củng cố: (5 phút) Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiê êm – hiê êu quả GV giới thiệu một số nguồn năng lượng điện sạch Theo dõi đoạn Clip Tuyên truyền tiết kiệm điện của EVN Hà Nội https://www.youtube.com/watch?v=b4xbtrGr-Yk GV tổng kết bài theo sơ đồ tư duy 5. Dặn dò: (1 phút) - Các nhóm hoàn chỉnh nội dung được giáo viên và các bạn góp ý. - Nộp bài hoàn chỉnh phần củng cố cho giáo viên, lưu bài vào máy để các bạn xem làm tư liệu. - Chia xẻ bài học với các bạn của mình ở trong trường, ở địa phương khác. -BTVN: 19.1  19.4 – SBT. -Đọc trước bài học mới, chuẩn bị trả lời trước phần tổng kết chương I. 6. Rút kinh nghiệm. Thiết bị dạy học và học liệu hỗ trợ hoạt động của học sinh theo tiến trình dạy học đã thiết kế 1 Yêu cầu đối với học sinh - Internet Kĩ năng sử dụng web - Sao chép và dán các hình ảnh Microsoft Word : Đánh máy và định dạng văn bản. Mở văn bản. Lưu văn bản. Chèn hình ảnh In văn bản Microsoft PowerPoint :Mở bài trình bày. Tạo bài trình bày. Lưu bài trình bày.Chèn văn bản và phim ảnh, nhạc nền. Nguồn công nghệ thông tin cho lớp - Internet để truy cập các trang liên quan đến vấn đề điện. - Microsoft Word và Microsoft PowerPoint 2. Yêu cầu đối với giáo viên - Phấn hoặc bút viết bảng. - Bản chụp kế hoạch bài học cho mỗi nhóm ,bài tập cho học sinh. - Bản chụp thu thập dữ liệu. - Bản photocopy phiếu hướng dẫn nghiên cứu cho mỗi nhóm. - Quy chuẩn đánh giá. 3. Yêu cầu đối với lớp học: - Máy vi tính cài đủ bộ microsoft Office 2007 và các phần mềm cần thiết khác, - Nối mạng internet để truy cập vào các website có liên quan đến dự án. - Máy chiếu đa năng, loa. 4. Tài liệu tham khảo - Sách giáo khoa vật lí lớp 7, sách giáo khoa vật lí 9, sách công nghệ 8. - Sách giáo viên, tài liệu liên quan đến bài học 5. Các trang web có liên quan đến bài học http://evnhanoi.vn/list/39-Tu-van-su-dung-nang-luong-an-toan-hieu-qua.aspx https://www.youtube.com/watch?v=b4xbtrGr-Yk https://www.youtube.com/watch?v=gKmO2ZdRFdU https://www.youtube.com/watch?v=WGcTsf52IKo https://www.youtube.com/watch?v=XE_CoRs4j50 http://ecc-hcm.gov.vn/?menu=103&submenu=106&detail=1525&language=vn http://forums.vn/hoidap/nhung-phuong-phap-tiet-kiem-dien-nang-trong-gia-dinh http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/6244/quy-dinhbien-phap-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-hieu-qua http://tantien.khatoco.com/Default.aspx?TabId=971&id=1747 http://pckiengiang.evnspc.vn/index.php/an-toan-tiet-kiem-dien/759-s-dng-in-titkimahiu-qu-li-ich-cho-bn-than-gia-inh-cng-ng-va-quc-gia Báo cáo về thử nghiệm tiến trình dạy học đã thiết kế, kèm theo minh chứng về hoạt động dạy và học đã tiến hành Các sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh chuẩn bị bài học Học sinh vận dụng kiến thức môn Vật lí, Công nghệ thực hiện nhiệm vụ của nhóm A, Nhóm 1: Tìm hiểu các tai nạn điện thường gặp. * Xác định số liệu các tai nạn điện thường gặp ở Việt Nam. Theo kết quả thống kê của Bộ Công thương hàng năm qua đã có hàng trăm vụ tai nạn điện xảy ra trên cả nước và thiếu hụt khoảng 8,6 tỷ KWh điện cho sản xuất và sinh hoạt. Ví dụ: Theo thống kê trong năm 2008 có: + 37/64 tỉnh thành xảy ra 195 vụ tai nạn điện, làm 255 người bị nạn trong đó có 155 người chết + 8,6 tỷ kwh điện bị thiếu hụt. * Xác định nguyên nhân chính gây tai nạn điện +Không hiểu biết và không có ý thức thực hiện an toàn điện khi sử dụng đồ dùng điện. +Do không cẩn thận khi sử dụng điện. +Do không kiểm tra an toàn các thiết bị, đồ dùng điện trước khi sử dụng (đối với các đồ dùng điện lâu không sử dụng). +Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện; phải sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện… +Do vi phạm khoảng cách an toàn đường dây điện cao áp. +Do đến gần dây điện đứt rơi xuống đất. Kết luận chung về nguyên nhân gây tai nạn điện: 1.Chạm vào vật mang điện. 2.Vi phạm khoảng cách an toàn của lưới điện cao áp và trạm biến áp. 3. Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất. Học sinh Thuyết minh -Để giải quyết tình huống này trước tiên ta đưa ra các nguy cơ dẫn đến tai nạn điện + Xây nhà gần nguồn điện cao thế hoặc gần các trạm biến áp +Tai nạn điện trong nhà: Rò rỉ từ những thiết bị điện, tróc vỏ dây dẫn điện, phích cắm điện bị rò điện +Các thiết bị điện chưa được nối đất +Tay ướt nhưng chạm vào thiết bị điện +Trẻ em sơ ý chạm vào nguồn điện + Mạng lưới điện ngày càng chằng chịt, mở rộng gây tai nạn dễ + Nhiều trẻ em đùa nghịch, trèo lên cột điện B, Nhóm 2: Quy định an toàn khi sử dụng điện + Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thể nhỏ hơn 40V + Khi thay thể các thiết bị điện cần cách điện hoàn toàn với mặt đất( đứng trên ghế nhựa hoặc bàn gỗ khô) + Khi chạm vào các thiết bị điện tay phải khô ráo, không nghe điện thoại di động khi đang sạc pin +Giữ khoảng cách với đường dây điện cao thế C, Nhóm 3 : Tìm hiểu nguyên nhân thiếu điện năng ? Tại sao phải tiết kiệm điện năng ? Lợi ích của việc tiết kiệm điện ? - Trình bày thực trạng việc sử dụng điện ở Việt Nam. Thực trạng ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng bán hàng; nhiều đường phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng làm việc buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên; đèn quảng cáo bố trí quá nhiều và phần lớn dùng bóng đèn tròn sợi đốt. Ở nhiều thành phố lớn, đèn trang trí được treo trên cây, số lượng đèn nhiều làm sáng rực cả khoảng không gian. Nhiều nơi mắc đèn ngõ xóm bằng bóng dây tóc nóng sáng 100-300W, hiệu suất chiếu sáng của bóng đèn kém, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phí điện. -Tình trạng lãng phí điện hiện nay: +Đèn đường bật vô tội vạ + Sử dụng đèn sợi đốt +Cùng với đó là tình trạng sử dụng thiết bị điện khi không cần thiết,bật đèn vô tội vạ,Thiết bị điện gây lãng phí điện năng như:tủ lạnh,máy giặt,máy nóng lạnh,… - Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu điện năng ở nước ta hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sử dụng điện lãng phí, chưa hợp lý, như: thiếu các tiêu chuẩn trong xây dựng (chiếu sáng, thông gió, điều hòa không khí,...) phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam; thiếu vốn để đầu tư, thay đổi thiết bị, công nghệ mới có hiệu suất cao, nhất là thay các loại đèn tròn sợi đốt bằng đèn compact hay đèn ống huỳnh quang; chưa tạo được thói quen sử dụng điện tiết kiệm; thiếu các quy định và chính sách cụ thể trong việc khuyến khích sử dụng các thiết bị gia đình (bếp điện, tủ lạnh, điều hòa...) tiết kiệm điện, có hiệu suất cao và chưa làm tốt công tác quản lý thị trường nhằm chống các loại hàng nhập lậu có chất lượng xấu, tiêu thụ điện lớn; chính sách giá điện chưa thật sự thúc đẩy hộ dùng điện sinh hoạt thực hiện tiết kiệm điện, nhất là với hộ gia đình có mức thu nhập khá; hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện chưa thường xuyên và hình thức chưa phong phú; chưa thực hiện các biện pháp về hành chính để chống lãng phí điện (xử phạt hành chính, giao định mức sử dụng điện và thực hiện cấp ngân sách chi cho điện tiêu dùng các công sở nhà nước theo định mức giao). - Rút ra kết luận tại sao chúng ta phải tiết kiệm điện năng. Điện năng không phải là vô tận mà nó có hạn.Vậy ngay từ bây giờ hãy luôn tiết kiệm điện năng - Tuyên truyền về lợi ích của việc tiết kiệm điện năng. Lợi ích của việc tiết kiệm điện năng: + Tiết kiệm điện năng giúp tiết kiệm kinh phí cho bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời, tiết kiệm cũng là tiết kiệm ngân sách quốc gia vào việc nhập khẩu điện + Góp một phần thiết thực vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên + Góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho bản thân và thế hệ mai sau Vì lợi ích của toàn xã hội, Hãy sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả. Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả không những mang lại lợi ích về kinh tế là góp phần giảm chi phí sinh hoạt hàng ngày đối với mỗi gia đình, giảm giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp mà còn giảm phát thải CO2, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất tới môi trường. Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp và xã hội nhằm góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia và bảo vệ môi trường sống. D, Nhóm 4: Biện pháp tiết kiệm điện năng - Phân tích và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng lãng phí và thiếu hụt điện năng ở Việt Nam. Các giải pháp tiết kiệm điện, gồm: - Tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh điện năng - Nâng cao hiệu suất chiếu sáng bằng cách tăng cường sử dụng các loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao, tiêu thụ năng lượng ít, sử dụng đèn compact, đèn ống huỳnh quang “gầy” T8, chấn lưu điện tử... ; tận dụng ánh sáng tự nhiên trong chiếu sáng. - Tiết kiệm điện trong chiếu sáng đường phố: Tiết giảm 50% công suất của hệ thống chiếu sáng công cộng, đồng thời có phương thức vận hành hợp lý để tiết kiệm điện, thực hiện chế độ bật đèn muộn từ 19 giờ trở đi và tắt sớm lúc 4giờ30’ sáng. - Thực hành sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm ở cơ quan và nơi công cộng, tích cực chống sử dụng điện lãng phí. - Tiết kiệm điện trong các hộ gia đình: Bố trí sử dụng điện sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng đồng thời các thiết bị tiêu thụ nhiều điện (điều hoà nhiệt độ, bàn là, bếp điện, bình đun nước nóng, máy bơm…) vào giờ cao điểm tối (18giờ – 22giờ), rút nguồn và tắt các thiết bị điện khi không cần thiết sử dụng. - Bố trí thời gian sử dụng điện trong ngày một cách hợp lý đối với các hộ sử dụng điện sản xuất và kinh doanh dịch vụ, thông qua việc thực hiện bán điện theo 3 giá, giúp hộ dùng điện giảm chi phí tiền điện đến mực thấp nhất và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện. - Tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức tiết kiệm điện một cách tự giác Nói về tiết kiệm điện, có rất nhiều biện pháp để thực hiện; tuy nhiên, trong thực hiện mỗi biện pháp, đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của mỗi người. Xuất phát từ vấn đề, câu hỏi đặt ra “Tại sao chúng ta không giáo dục, rèn luyện ý thức tự giác tiết kiệm điện cho mọi người ngay từ lúc nhỏ để hình thành thói quen?”, giống như câu “Dạy con từ thuở còn thơ…”, vì ở trẻ em thường rất nhạy bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắt chước, nên đây là thế mạnh của trẻ cần được khai thác. Do đó, để chủ trương tiết kiệm điện gặt hái được kết quả, cần tập trung giáo dục để trẻ em hình thành thói quen tiết kiệm điện. *Trong nhà trường Trước hết, phải xác định môi trường “trường học” và “gia đình” là nơi giáo dục, rèn luyện, tập cho trẻ hình thành thói quen, ý thức tự giác tiết kiệm điện tốt nhất, vì vậy cần sớm đưa chủ trương này vào trường học để giáo dục, rèn luyện các em tiết kiệm điện ngay từ nhỏ. Quang cảnh buổi tuyên truyền tiết kiệm điện tại trường THCS Để các điểm trường triển khai thực hiện chủ trương tiết kiệm điện, thu hút đông đảo các em học sinh nhiệt tình hưởng ứng, tham gia tích cực, về phía nhà trường cần áp dụng nhiều biện pháp, trong đó: - Phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với ngành điện lực, để được hỗ trợ về nhân lực, tài liệu hướng dẫn và một số hoạt động khác… - Phát tờ rơi, tờ bướm, khẩu ngữ, băng rôn tuyên truyền tiết kiệm điện với nhiều thông tin và hình ảnh hữu ích, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ giúp các em tiếp cận nhanh. - Tổ chức buổi ngoại khóa, hướng dẫn các em cách sử dụng các thiết bị điện trong gia đình tiết kiệm tối ưu theo hình thức truyền đạt sáng tạo để trẻ dễ dàng nhận thức và tiếp thu, theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. Việc đưa chủ trương tiết kiệm điện vào trường học là việc làm rất cần thiết, bổ ích và có ý nghĩa đối với học sinh, đồng thời giáo dục thói quen tiết kiệm điện cho các em ngay từ nhỏ. * Tại gia đình: Để duy trì và hình thành được thói quen tiết kiệm điện cho các em, bên cạnh sự giáo dục của nhà trường thì rất cần sự động viên, khuyến khích, hỗ trợ thường xuyên của gia đình. Ở trường các em được giáo dục kiến thức tiết kiệm điện, gia đình là nơi để các em thực hiện việc làm đó, chính vì vậy, về phía gia đình cần phải nỗ lực hơn nữa, tạo môi trường thuận lợi để các em thực hành việc làm tiết kiệm điện. Gia đình cần làm gương cho trẻ học theo; mặc dù được giáo dục từ nhà trường, nhưng khi về nhà nếu các em không được kèm cập hoặc bị tác động trước thói quen sử dụng các thiết bị điện một cách tùy tiện, không tiết kiệm của gia đình thì dù có giáo dục mấy hiệu quả mang lại sẽ không cao, thậm chí làm ảnh hưởng đến các em. Việc giáo dục trẻ tiết kiệm điện, vừa tập thói quen tốt cho trẻ, vừa tiết kiệm điện (kinh tế) cho gia đình, do đó đây là việc làm rất cần thiết, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn./. Kết luận: Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Vật lý nói chung và bài “Sử dụng điện an toàn và tiết kiệm ” nói riêng đối học sinh lớp 9 năm học 20142015 đã đạt kết quả rất khả quan. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146