Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Giáo án giảng dạy tích hợp liên môn lịch sử 12 bài 20 cuộc kháng chiến toàn quốc...

Tài liệu Giáo án giảng dạy tích hợp liên môn lịch sử 12 bài 20 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp kết thúc (1953 1954) (lịch sử 12 – ban cơ bản)

.DOC
13
2148
81

Mô tả:

TIẾT 32: BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954) (LỊCH SỬ 12 – BAN CƠ BẢN) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Qua tiết học trong dự án này, học sinh phải đạt được: 1. Về kiến thức: 1.1.Kiến thức bộ môn: - Lí giải được: Vì sao ta và địch đều quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược - Nắm được những nét chính về diễn biến, thắng lợi to lớn và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ - Nắm được những nét chính về vai trò của hai người anh hùng dân tộc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chiến dịch Điện Biên Phủ 1.2.Kiến thức liên môn - Địa lý: Nắm được vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên vùng Điện Biên Phủ - Ngữ Văn: Nắm được một số tác phẩm văn học về đề tài Điện Biên Phủ như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Tố Hữu), Bài ca Điện Biên Phủ (Nguyễn Đình Thi), Thồ lên Điện Biên (Đào Phương), Đằng sau phía trước (Nguyễn Minh Châu),… - Âm nhạc: Biết được những ca khúc đi cùng năm tháng: Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Hành quân xa, Giải phóng Điện Biên (Đỗ Nhuận),… - Quốc phòng: Vận dụng các kiến thức quân sự, quốc phòng để lí giải âm mưu của địch, chủ trương của ta, quá trình chuẩn bị cho chiến dịch, lí do vì sao ta chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”,…. - Giáo dục công dân: Nắm được tiểu sử, chiến công của các anh hùng, liệt sĩ như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn,.. Từ đó trân trọng quá khứ, có ý thức phấn đấu vươn lên 2. Về tư tưởng, thái độ, tình cảm - Khắc sâu niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp kháng chiến và xây dựng Tổ quốc - Trân trọng, tự hào về những chiến thắng vĩ đại của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp - Vận dụng kiến thức từ bài học để rèn luyện tinh thần, ý chí sắt đá, quyết tâm vượt qua gian nan để đạt được mục tiêu đề ra 3. Về kĩ năng 3.1. Kĩ năng bộ môn: - Củng cố kĩ năng khái quát, nhận định, đánh giá những nội dung lớn của lịch sử - Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, tranh ảnh để tự nhận thức lịch sử - Bồi dưỡng các kĩ năng sử dụng tư liệu tham khảo để làm sâu sắc thêm nhận thức lịch sử 3.2. Kĩ năng chung: - Bồi dưỡng kĩ năng thuyết trình, hoạt động nhóm, kĩ năng tổ chức hoạt động chung, … - Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn. - Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Một số hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ - Phim tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ - Một số bài hát về chiến dịch Điện Biên Phủ 2. Chuẩn bị của học sinh - Sưu tầm tài liệu liên quan: tranh ảnh, văn thơ,… - Đóng kịch về đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định lịch sử của mình - Chuẩn bị thuyết trình về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Tiết trước cô trò chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những âm mưu, thủ đoạn của Pháp – Mĩ qua việc thực hiện kế hoạch Nava. Chúng ta cũng thấy rằng kế hoạch đó của chúng đã bước đầu bị phá sản bởi cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Vậy khi nào nó bị phá sản hoàn toàn? Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” diễn ra như thế nào, có ý nghĩa lịch sử to lớn ra sao, cô trò ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 4. Tổ chức dạy và học bài mới KIẾN THỨC CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 2.Chiến dịch Điện Biên Phủ a. Hoàn cảnh lịch sử : Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu của địch và chủ trương của ta (Hoạt động nhóm – Toàn lớp) GV chia cả lớp thành hai nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Nhóm 1: Vì sao Pháp – Mỹ xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh ? + Nhóm 2: Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược ? - HS các nhóm trao đổi, thảo luân - Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét và chốt ý + Về phía địch Âm mưu của địch: Điện Biên GV tích hợp kiến thức Địa lý Phủ có vị trí chiến lược quan trọng  Nava cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương  Thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava. Điện Biên Phủ là cánh đồng lớn ở tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm dọc theo sông Nậm Rốm, ở phía Tây Bắc gần biên giới Việt-Lào, dài khoảng 18 km, rộng 6-8 km, giữa là châu lị Mường Thanh. Điện Biên Phủ được ví như một lòng chảo nằm lọt giữa rừng núi Tây Bắc. Điện Biên Phủ là địa bàn có vị trí chiến lược quan trong, từ đây có thể cơ động chiến lược giữa Tây Bắc (Việt Nam), Thượng Lào và Nam Trung Quốc. GV tích hợp kiến thức môn Quốc phòng Sau khi kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, nhận rõ vị trí chiến lược quan trọng, Pháp, Mĩ đã buộc phải tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ trở thành 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Chúng xây dựng ở đây 3 khu phòng thủ kiên cố: Phân khu Trung tâm, phân khu Bắc và phân khu Nam với 49 cứ điểm, 2 sân bay. Tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất có tới 16.200 quân. Phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập và Bản Kéo. Phân khu Trung tâm tập trung 2/3 lực lượng địch, có cơ quan chỉ huy, trận địa pháo, sân bay Mường Thanh, kho hậu cần và hệ thống cứ điểm trên cao. Phân khu Nam có trận địa pháo và sân bay Hồng Cúm. Mỗi cụm cứ điểm là 1 hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có các đường hào nối các cứ điểm với nhau. Toàn bộ cơ quan chỉ huy và nơi đặt súng đạn, đều nằm chìm dưới mặt đất. Mỗi cứ điểm đều được bao bọc bằng nhiều chiến tuyến hào, những ụ súng đắp đất dày trên 3 m và hàng rào dây thép gai xung quanh dày từ 20-50m, với những bãi mìn dày đặc, có lưới dây điện sát mặt đất. Lực lượng của địch ở đây lên tới 16.200 tên, gồm đủ các loại binh chủng: bộ binh, pháo binh, công binh, thiết giáp, không quân. GV tích hợp kiến thức Văn học Giáo viên khắc họa âm mưu của địch qua việc xây dựng tập đoạn cứ điểm Điện Biên Phủ qua việc trích dẫn một số câu trong tác phẩm Cao điểm cuối cùng của nhà văn Hữu Mai “Chúng còn dựng lên cả một hàng rào lửa trước vị trí. Cả thung lũng Mường Thanh sôi lên ầm ầm”, “Khúc hòa tấu rầm rộ ầm ầm như động biển của các cỡ pháo lớn”,“Không gian rung rinh vì tiếng máy bay” + Về phía ta: Chủ trương của ta: Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị và Trung ương GV tích hợp kiến thức Quốc phòng, Văn học, Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Âm nhạc, Giáo dục công dân… làm rõ công Biên Phủ  Điện Biên Phủ trở thành tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch. Chuẩn bị: Ta huy động mọi lực lượng, phương tiện, vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, gạo,... ra mặt trận  tháng 3/1954, ta chuẩn bị xong Quốc phòng: Công việc chuẩn bị cho chiến dịch ĐBP được gấp rút tiến hành với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Ta huy đông hàng trăm nghìn dân công, hàng chục nghìn tấn gạo. Đồng thời ta còn huy động hàng chục ô tô, xe đạp thồ cùng hàng vạn dân công để vận chuyển hàng hóa cho chiến dịch. Bộ đội và dân công ta còn đào đắp hàng trăm km đường giao thông, hầm hào phục vụ cho chiến dịch. Bên cạnh việc chuẩn bị của các đơn vị quân đội, dân quân... cùng các lực lượng khác trong cả nước, các văn nghệ sỹ cùng được lệnh vào cuộc. Văn học GV liên hệ hai tiểu thuyết Thồ lên Điện Biên và Đằng sau phía trước miêu tả những khó khăn vất vả của dân công Thanh Hóa chi viện chiến trường. Mặc dù không trực tiếp chiến đấu, nhưng họ cũng góp phần vẻ vang làm nên chiến thắng. Cậu thanh niên Quy trong Chiến đấu sau hỏa tuyến cũng mơ ước trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng không được thỏa nguyện. Cậu đã tiếp sức cho trận địa bằng cách tham gia đội xe vận tải chở hàng hóa vượt 400 cây số. Âm nhạc: Khi trình bày quá trình bộ đội ta vận chuyển lương thực, GV có thể hát hoặc bật một đoạn nhạc trong bài Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận Khi nói về quá trình bộ đội ta kéo pháo giáo viên mở bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân Quốc phòng và giáo dục công dân - GV phát vấn: Tại sao ta chuyển từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”? - HS trả lời bằng cách diễn lại một đoạn kịch đã chuẩn bị từ trước Đoạn kịch thể hiện rõ hai nội dung: Một là Diễn tả lại quá trình đồng chí Võ Nguyên Giáp ra quyết định lịch sử (Đồng chí đã trải qua hàng chục đêm thức trắng, trăn trở để chọn phương án “đánh chắc thắng chắc”) Hai là Thể hiện lòng tin của nhân dân và bộ đội vào quyết định của đồng chí (Bộ đội, dân công lo lắng trước quyết định kéo pháo ra. Trước tình hình đó, cấp ủy đã triệu tập hội nghị cán bộ, làm công tác tư tưởng, phổ biến phương án tác chiến mới, động viên mọi người,… Các chiến sĩ cán bộ đã nói: Phải tin vào đồng chí Võ Nguyên Giáp. Phải tin rằng chiến dịch nhất định thành công)  Chính việc thay đổi cách đánh này là nhân tố trực tiếp dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ, thể hiện sự sáng tạo, dũng cảm về trí tuệ trong điều kiện phải tôn trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp với sự minh mẫn, tài thao lược đã trọn vẹn trách nhiệm trước toàn dân, toàn Đảng, trước Bác Hồ, trước Bộ Chính trị. Người đã dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, quan trọng nhất là xuất phát từ thực tiễn, phát hiện ra quy luật, hành động đúng quy luật nên mới đưa chiến dịch đến thắng lợi. Bài học này không chỉ có giá trị trong chiến tranh mà còn có giá trị hiện thực đến bây giờ. b. Diễn biến chiến dịch : Chia làm 3 đợt : - Đợt 1 : Từ 13 đến 17/3/1954 quân ta tấn công các cứ điểm Him Lam và toàn bộ phận khu Bắc, diệt gần 2.000 tên địch. - Đợt 2 : Từ 30/3 đến 26/4/1954 ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A1,… chiếm được phần lớn các căn cứ của địch, hình thành thế bao vây chia cắt, khống chế địch. - Đợt 3 : Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954 đồng loạt tiến công phân khu trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7/5 Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Toàn lớp – Cá nhân) GV yêu cầu học sinh tường thuật ngắn gọn chiến dịch Điện Biên Phủ qua việc sử dụng phim tư liệu và lược đồ (HS đã chuẩn bị trước) GV chốt và nhấn mạnh một số sự kiện tiêu biểu trong chiến dịch quân ta đánh vào sở chỉ huy địch, 17h30 phút cùng ngày bắt sống Đờ Caxtơri và toàn bộ tham mưu địch. GV phát vấn: Hãy kể tên những tấm gương anh dũng hi sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ mà em biết? GV tích hợp kiến thức giáo dục công dân tạo biểu tượng về những tấm gương tiêu biểu đã hi sinh cho chiến dịch toàn thắng Tấm gương anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo Tấm gương anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai Anh Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng Anh Tạ Quốc Luật, anh Hoàng Đăng Vinh và anh Bùi Văn Nhỏ đã dũng cảm bắt sống tướng Đờ-cát Anh Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. GV tích hợp kiến thức văn học đọc một đoạn trong bài thơ“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Phủ” khắc sâu biểu tượng về những người anh hùng đó Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến Mấy tầng mây gió lớn mưa to Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan, thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh.. c. Kết quả : - Trong Đông – Xuân 1953 – 1954 và Điện Biên Phủ ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 tên địch, thu 19.000 súng các loại, 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. - Riêng Điện Biên Phủ loại 16.200 Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả - ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ (Toàn lớp – Cá nhân) GV nhấn mạnh kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ bằng cách cung cấp số liệu và thuyết minh một số hình ảnh ấn tượng tên địch, 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. (Hình ảnh tướng Đờ-cát xin hàng) GV phát vấn: Theo em, cuộc tiến công chiến lược đông –xuân 1953-1954 và chiến dịch ĐBP thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. d. Ý nghĩa : - GV nhận xét và chốt ý + Đây là thắng lợi lớn nhất trong Tích hợp kiến thức văn học qua bài thơ của Tố Hữu để mở rộng kiến thức cho học sinh cuộc kháng chiến chống Pháp. “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam + Đập tan hoàn toàn Kế hoạch Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...” Nava, giáng một đòn quyết định vào Và: ý chí xâm lược của thực dân Pháp. “Chín năm làm một Điện Biên + Làm xoay chuyển cục diện chiến Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện (Tố Hữu) thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại Tích hợp kiến thức âm nhạc Nếu còn thời gian giao. GV thuyêt trình một cách sâu sắc ý nghĩa to lớn của chiến dịch Điện Biên Phủ trên nền nhạc bài hát Giải phóng Điện Biên (Nhạc sĩ: Đỗ Nhuận) 5. Kết thúc bài học 5.1. Củng cố: Yêu cầu học sinh là bài tập trắc nghiệm (GV chuẩn bị sẵn phiếu) Hãy khoanh tròn đáp án đúng trong các câu hỏi sau đây: 1/ Đặc điểm chủ yếu của địa hình Điện Biên Phủ là: a/ Thung lũng b/ Núi cao c/ Đồng bằng d/ Trung du 2/Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm có: a/ 30 cứ điểm b/ 49 cứ điểm c/ 52 cứ điểm d/ 60 cứ điểm 3/ Vị tướng chỉ huy lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ là: a/ Na-va b/ Đờ Cát-tơ-ri c/ Sa-lăng d/ Đác-giăng-li-ơ 4/ Phương tiện vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men chủ yếu lên Điện Biên Phủ của quân ta là: a/ Bè mảng b/ Gánh bộ c/ Xe đạp thồ d/ Cả A, B và C 5/ Tổng Tư lệnh quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là: a/ Hồ Chí Minh c/ Nguyễn Chí Thanh b/ Võ Nguyên Giáp d/ Trần Đăng Ninh 6/ Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra qua: a/ 2 đợt b/ 3 đợt c/ 4 đợt d/ 5 đợt 7/ “… ngày đêm ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” (Tố Hữu). Trong dấu “…” điền từ: a/ Năm mươi sáu b/ Sáu mươi ba c/ Ba mươi tám d/ Chín mươi chín 8/ Bài hát “Hò kéo pháo” là bài hát của tác giả: a/ Đỗ Nhuận b/ Hoàng Vân c/ Huy Du d/ An Thuyên 9/ Trận đánh ác liệt nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là: a/ Him Lam b/Mường Thanh c/ Đồi A1 d/ Sân bay Hồng Cúm 10/ Nét đặc sắc trong cách đánh giặc của quân ta ở Chiến dịch ĐiệnBiênPhủ là: a/ Đánh điểm, diệt viện b/ Đánh “lấn”, bắn tỉa c/ Đánh truy kích d/ Mai phục, tập kích 5.2. Dặn dò Chuẩn bị: Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954); Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Pháp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan