Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án gdcd 6 hk2_cktkn

.DOC
61
407
118

Mô tả:

HỌC KỲ II Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng: 03/01/2013 Tiết19. Bài 12. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Kĩ năng: Biết nhận xét đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. 3. Thái độ: Tôn trọng quyền của mình và bản thân.. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: - SGK + SGV; Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Số liệu, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em như: Tranh ảnh, về các hoạt động vui chơi, hội họp của trẻ em, hoạt động chăm sóc trẻ em. - Bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK + vở ghi, đọc trước nội dung bài mới. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (1’) - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): UNESCO nhấn mạnh rằng: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”… khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội con người. Ngạn ngữ Hy lạp cũng khẳng định: “Trẻ em là niềm tự hào của con người”. Ý thức được điều đó Lieenn hợp quốc đã xây dựng công ước về quyền trẻ em. Vậy, công ước đó bao gồm những qui định gì về quyền trẻ em, tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này. 2. Dạy nội dung bài mới (38’): Hoạt động của thầy và trò HS - Một em đọc truyện SGK. - Thảo luận nhóm ? *N1+2: Tết ở làng trẻ SOS được diễn ra như thế nào? (nêu những chi tiết cụ thể) HS Tết ở làng SOS: - Nhà nào cũng đỏ lửa. - Đầy đủ nghi lễ. - Sắm quần áo, giấy dép. - Kẹo bánh, hạt dưa, cành đào, hoa quả… - Phá cỗ ngọt hát hò vui vẻ… Ghi bảng 1. Tìm hiểu truyện (15’): “Tết ở làng trẻ SOS Hà Nội” 1 ? *N3+4: Qua các chi tiết trên em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng trẻ SOS Hà Nội? HS Được sống đầm ấm, hạnh phúc như bao trẻ em khác. GV Giới thiệu khái quát về công ước. + 1989 công ước liên hiệp về quyền trẻ em được ra đời. + 1990 nước Việt Nam kí và phê chuẩn công ước. + 1991 Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. ? Hãy kể những quyền mà em được hưởng? HS Trả lời bài học 2. Nội dung bài học (18’): GV Nhấn mạnh: - Công ước Liên hợp quốc là luật Quốc tế về quyền trẻ em. - Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia công ước. Đồng thời ban hành luật về đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam. - Có 193 nước trên thế giới tham gia (Chi còn 2 nước không tham gia đó là Hoa Kỳ và Sômali) ? 2 a) Nội dung các nhóm quyền của trẻ em: * Nhóm quyền sống còn: - Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc.. * Nhóm quyền bảo vệ: - Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột. * Nhóm quyền phát triển: - Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu do sự phát triển… * Nhóm quyền tham gia: - Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ… b) Trách nhiệm của Nhà nước: Nếu như vi phạm quyền trẻ em sẽ bị sử lý - Hành vi xâm phạm qtrẻ em như thế nào? như: ngược đãi, làm nhục, bóc HS Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như lột trẻ em đều bị trừng phạt ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị nghiêm khắc. trừng phạt nghiêm khắc ? Việc thực hiện quyền trẻ em ở nơi em cư trú như thế nào? (đã thực hiện tốt hay chưa tốt?) HS - Đa số trẻ em đã được chăm sóc, bảo vệ, được giáo dục. - Một số bị tước mất quyền trẻ em… GV Bổ sung (nếu HS không nói được): Một số em bị tước mất quyền trẻ em như đang ở độ tuổi thành niên không được đi học, không được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, phải đi làm thuê để kiếm sống, bị đánh đâp tàn nhẫn, đối xử không công bằng, trọng nam, khinh nữ… 3. Bài tập (5'): Bài a (trang 31): - Đúng: 1, 4, 5, 7, 9. - Sai: 2, 3 ,6 ,8,10. *Bài a: Bảng phụ - HS lên bảng làm bài tập - HS nhận xét GV bổ sung. 3. Củng cố, luyện tập (5’): - HS trả lời câu hỏi: Trẻ em gồm có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? (Có 4 nhóm quyền: Sống còn + Bảo vệ + Phát triển + Tham gia) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học - Bài tập: Tìm hiểu thực tế về việc thực hiện quyền trẻ em ở nơi em cư trú. - Chuẩn bị tốt cho giờ học sau về nhà em hãy tìm hiểu nội dung bài phần còn lại. --------------------------------------------------------------------------------------- 3 Ngày soạn: 09/01/2013 Ngày giảng: 10/01/2013 Tiết 20. Bài 12. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em . 2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân 3. Thái độ: Tôn trọng quyền của mình và của mọi người. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: - Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. Số liệu, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em như: Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động vui chơi, hội họp của trẻ em, hoạt động chăm sóc trẻ em. - Phiếu học tập, bút dạ. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK + vở ghi, đọc trước nội dung bài học còn lại. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em * Câu hỏi: Em hãy cho biết trẻ em có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Nêu nội dung của các nhóm quyền đó? * Đáp án: (2đ)Trẻ em gồm có 4 nhóm quyền đó là: (2đ)- Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ… (2đ)- Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, không bị bỏ rơi, bóc lột,và xâm hại. (2đ)- Nhóm quyền phát triển: Là mhững quyền được đáp ứng ccá nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật… (2đ)- Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Tiết học 19 các em đã nắm được những quyền cơ bản của trẻ em. Để biết được nhữg nhóm quyền đó có ý nghĩa như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu phần còn lại của bài 12. 2. Dạy nội dung bài mới (35’): Hoạt động của thầy và trò 4 Ghi bảng 2. Nội dung bài học (tiếp) (25’): GV *Tình huống 1: Bảng phụ "Bà A ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con chồng. Thấy vậy hội phụ nữ địa phương đã can thiệp, nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này" HS Thảo luận nhóm (4') ? N1: Nhóm em có nhận xét gì về hành vi của bà A? HS Bà A đã vi phạm quyền trẻ em ở điều 24, 28, 37 của công ước. ? N2: Nếu nhóm em được chứng kiến sự việc đó thì sẽ làm gì? HS Lên án, can thiệp kịp thời với người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quyền trẻ em. ? N3: Nhóm em hãy cho biết việc làm của hội phụ nữ nói lên điều gì? HS - Quan tâm, can thiệp kịp thời đảm bảo và bảo vệ quyền trẻ em được thực hiện. - Nghiêm trị đích đáng những hành vi vi phạm quyền trẻ em. ? N4: Nhóm em hãy cho biết trách nhiệm của nhà nước đối với trẻ em như thế nào? HS - Rất cần đối với trẻ em. Vì các nhóm quyền của trẻ em đảm bảo cho trẻ em chống lại mọi sự xâm hại… ? Qua phần thảo luận trên em hãy cho biết những nhóm quyền có cần thiết đối với trẻ em không? vì sao? ? Quyền trẻ em có ý nghĩa gì? c) Ý nghĩa của công ước Liên HS Trả lời bài học hợp quốc về quyền trẻ em: - Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và được chăm sóc, dạy dỗ đầy đủ. 5 * Bổn phận và trách nhiệm của ? Trẻ em có bổn phận và trách nhiệm gì? công dân HS: HS Trả lời dựa vào những gì bản thân đã - Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ được thực hiện và được hưởng quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình. 3. Bài tập (10’): * Bài b: HS Một em đọc 2 lời trích ở cuối bài. - Bắt trẻ em bỏ học đi làm để kiếm sống. *Bài b: - Dụ dỗ trẻ em buôn bán ma tuý. ? Nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em? - Không cho trẻ em tham gia các - HS làm bài tập – GV bổ sung và uốn họat động... nắn (nếu cần) *Bài c: *Bài c: HS Đọc yêu cầu bài tập (c) trong SGK. ? Ai sai? Vì sao? Nếu em là Lan em sẽ nói với mẹ như thế nào? HS làm bài tập - HS nhận xét - GV bổ sung. - Lan sai. Vì nhà Lan đang khó khăn; Lan chưa biết thông cảm cho mẹ… - Nếu em là Lan, em sẽ nói với mẹ rằng: Khi nào tiết kiệm đủ tiền mẹ mua cho con.. *Bài đ: - Nếu em là Quân em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu: Ngoài việc h.tập *Bài đ: còn phải tham gia các hoạt động HS Đọc yêu cầu bài tập (đ) trong SGK. của trường, lớp thì mới phát triển ? Nếu là Quân em sẽ làm gì? toàn diện nhân cách. HS làm bài tập - HS nhận xét - GV bổ *Bài e: sung. - Nhờ người có thẩm quyền đến *Bài e: Bảng phụ: can thiệp. GV Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Khuyên bạn, giải thích cho bạn ? Em dự kiến cách ứng sử của mình trong hiểu sự cần thiết của việc học những trường hợp sau đây: tập…Nếu không nghe nói cho bố - Em thấy một người lớn đánh đập một mẹ bạn biết. bạn nhỏ. - Khuyên các bạn đi học… 6 - Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi. - Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ. GV Tổng hợp : Có nhiều cách ứng xử, tuỳ theo mỗi người và hoàn cảnh để có cách ửng xử tốt nhất. 3. Củng cố, luyện tập (3’): - HS trả lời câu hỏi: Trẻ em có bổn phận và có nghĩa vụ gì? - GV khái quát lại nội dung cả 2 tiết học cho HS nắm. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học trong SGK. - Làm bài tập g trang 38. - Đọc trước bài 13, trả lời phần gợi ý câu hỏi trong SGK. ---------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 09/01/2013 Ngày giảng: 17/01/2013 Tiết 21. Bài 13. CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được thế nào là công dân ;căn cứ để xác định công dân của một nước;thế nào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi. 3. Thái độ: Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: - SGK + SGV. - Hiến pháp 1992 (Chương v – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). - Luật quốc tịch (1988 - Điều 4). - Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. - Câu chuyện kể về danh nhân văn hoá, thành tích học tập, thể thao của HS Việt Nam. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK+ vở ghi. - Những tư liệu về công dân nước CHXHCN Việt nam. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 7 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em * Hỏi: Trẻ em cần phải làm gì đối với quyền và nghĩa vụ của mình? * Đáp (10đ): Biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. Phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình… * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Chúng ta luôn tự hào: Chúng ta là công dân nước CHXHCN Việt Nam. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào thì được gọi là công dân nước CHXHCN Việt Nam? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 13… 2. Dạy nội dung bài mới (32’): Hoạt động của GV và HS Ghi bảng 1. Tìm hiểu tình huống (10’): HS Đọc tình huống trong SGK. ? Theo em bạn A - li- a nói như vậy có đúng không? Vì sao? HS - A-li-a là công dân Việt Nam. - Vì bố A-li-a là công dân Việt Nam. (nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a) ? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác hoặc người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống lâu dài có được coi là công dân nước Việt Nam không? Vì sao? HS - Không phải là công dân Việt Nam. - Vì không nhập quốc tịch Việt Nam. (nếu tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam thì được coi là công dân Việt Nam) GV Giới thiệu luật quốc tịch, cho HS so sánh với câu trả lời trên đã chính xác chưa. * Nguyên tắc xác định quốc tịch là: - Trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam. - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bị bỏ rơi, tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. - Người được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam. ? Qua phần tìm hiểu em hãy cho biết công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân nước Việt Nam là người như thế nào? HS Trả lời bài học 2. Nội dung bài học (16’): a. Khái niệm: - Công dân là người dân của 8 GV ? HS ? GV (tr ? HS GV ? HS GV một nước. - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân đó. - Công dân nước CHXHCN * Tình huống: Việt Nam là người có quốc tịch "Một phụ nữ phát hiện đứa bé bị bỏ rơi bên Việt Nam. đường, mang về nuôi, đứa trẻ lớn lên có mái tóc vàng, da trắng" Theo em đứa trẻ đó có phải là công dân nước CHXHCH Việt Nam không? Vì sao? - Đứa trẻ đó là công dân nước CHXHCN Việt Nam dựa vào căn cứ xác định quốc tịch. Vậy những người như thế nào được quyền có quốc tịch Việt Nam? * Quyền của công dân: - Ở nước CHXHCN Việt Nam mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Mọi công dân cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam 3. Bài tập (6'): Bảng phụ * Bài a/36: Những trường hợp nào sau đây là công Việt (x)- Người Việt Nam đi công Nam? tác có thời hạn ở nước ngoài. Lên bảng đánh dấu, HS khác nhận xét (x)- Người Việt Nam phạm tội Bổ sung. bị giam tù. (x)- Người Việt Nam dưới 18 tuổi. - Người nước ngoài sang công tác ở Việt Nam. - Người Việt Nam định cư nhập quốc tịch nước ngoài. (x)- Người nước ngoài định cư nhập quốc tịch Việt Nam. * Bài tập tình huống: Bảng phụ * Bài tập tình huống: Điền dấu x vào đầu câu để xác định được - Nơi ở. công dân của một nước? - Hình dáng người. Lên đánh dấu trên bảng phụ. - Màu da. Nhận xét, bổ sung (x)- Quốc tịch. - Cách ăn mặc. 9 3. Củng cố, luyện tập (6’): - HS trả lời các câu hỏi: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Công dân nước Việt Nam là người như thế nào? - GV chốt lại nội dung bài học và hướng dẫn HS Liên hệ chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân nước CHXHCN Việt Nam: ? Công dân có những quyền và nghĩa vụ gì? (Trả lời qua các bài học GDCD). Và GV nhấn mạnh: Mọi Công dân có quyền và nghĩa vụ với Nhà nước; trong đó có quyền và nghĩa vụ với pháp luật thuế của Nhà nước: phái có nghĩa vụ đóng góp thuế cho Nhà nước đầy đủ khi mình là công dân nước Việt Nam. (Gợi ý cho HS kể những câu chuyện về thành tích học tập của HS Việt Nam trong các lĩnh vực và kết hợp kể một số câu chuyện sưu tầm được) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học SGK. - Làm bài tập d, đ trang 36. -----------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 09/01/2013 Ngày giảng: 24/01/2013 Tiết 22. Bài 13. CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (TIẾP) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi. 3.Thái độ: Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Hiến pháp 1992 (Chương v – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). - Luật quốc tịch (1988 - Điều 4). - Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. - Câu chuyện kể về danh nhân văn hoá, thành tích học tập, thể thao của HS Việt Nam. 2. Chuẩn bị của HS: - Học thuộc bài cũ, làm bài tập - Sưu tầm những tư liệu về công dân nước CHXHCN Việt nam. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em * Hỏi: Em hiểu thế nào là công dân của một nước? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân của nước CHXHCN Việt Nam? * Đáp: (3đ)+ Công dân là người dân một nước. (3đ)+ Căn cứ vào quốc tịch để xác định công dân một nước. (4đ)+ Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 10 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Tiết trước các em đã nhận biết được công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.Công dân nước Vịêt Nam là người có Quốc tịch Việt Nam. Để hiểu được giữa nhà nước và công dân có mối quan hệ như thế nào? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam, tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu phần còn lại của bài… 2. Dạy nội dung bài mới(33’): Hoạt động của GV và HS Ghi bảng 2. Nội dung bài học (tiếp) (23’): HS * Thảo luận: ? Hãy nêu các quyền của công dân mà em biết? HS * Các quyền của công dân: - Quyền được học tập nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. - Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thân thể… ? Công dân có nghĩa vụ gì đối với nhà nước? HS * Nghĩa vụ của công dân với nhà nước: - Nỗ lực học tập, bảo vệ tổ quốc. - Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước. - Tuân theo hiến pháp, pháp luật. - Đóng thuế là hoạt động công ích…. ? Trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì? HS * Trẻ em có quyền: Sống còn. Bảo vệ. Phát triển. Tham gia. * Trẻ em nghĩa vụ: Chăm chi học tập, rèn luyện đạo đức. Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. GV Nhấn mạnh: Công dân đã được hưởng các quyền mà pháp luật nước CHXHCN Việt Nam quy định. Vì vậy phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước. Có như vậy công dân mới được đảm bảo. Và liên hệ, mở rộng Tích hợp thuế: Trong các quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCN Việt Nam còn có 11 quyền và nghĩa vụ với pháp luật thuế của Nhà nước (Nghĩa là mỗi công dân phải có trách nhiệm đóng thuế đầy đủ, tham gia các hoạt động tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế ...) ? Vậy Nhà nước và công dân có mối quan hệ như thế nào? HS Trả lời bài học b) Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước: - Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam; được Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định ? Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập và của pháp luật. trách nhiệm của người HS, người công dân đối với đất nước? HS Thảo luận và nêu được: - Phải cố gắng học tập để nâng cao kiến thức, xây dựng quê hương đất nước. - Những tấm gương đạt giải trong các kì thi mang niềm tự hào, vinh quang cho đất nước. ? Kể những tấm gương HS giỏi đạt giải huy trương vàng, bạc… trong các kì thi? HS VD: - Trương Bá Tú giải nhì toán quốc tế… - Nguyễn Thuý Hiền vô địch thế giới ủsu. - Lý Đức, Phạm Văn Bách thể dục thể hình…. Yêu cầu HS về đọc thêm truyện đọc SGK và sưu tầm những tấm gương làm rạng danh đất nước ở mọi lứa tuổi ? Nhà nước có trách nhiệm gì với mỗi trẻ em? * Trách nhiệm của nhà nước: - Nhà nước CHXHCN Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. 3. Bài tập (10’): *Bài d: *Bài d: (trang 36) 12 ? Kể tấm gương sáng tạo trong học tập, thể - Đàm Thanh Xuân huy chương thao đem lại vinh quang cho dân tộc Việt vàng môn ủsu. Nam? - Nguyễn Ngọc Trường Sơn kiện tướng cờ vua. - Lý Huỳnh huy chương vàng môn thể hình. - Trương Quế Chi huy chương vàng vẽ tranh… *Bài đ: (tr-36) * Bài đ: (trang 36) - Đọc yêu cầu bài tập SGK. - Không ngừng học tập để năng - HS làm bài tập. cao kiến thức. - Rèn luyện phẩm chất đạo đức… để phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. 3. Củng cố, luyện tập (5’): - HS trả lời một số câu hỏi: Điều gì là căn cứ để xác định công dân của một nước? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước và xã hội? Nhà nước có trách nhiệm gì với mỗi trẻ em? - GV chốt lại nội dung bài học qua câu trả lời của HS 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học; làm bài tập c/35 - Chuẩn bị bài 14 13 Ngày soạn: 29/01/2013 Ngày giảng: 31/01/2013 Tiết 23. Bài 14. THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên nhân phổ biến của các tai nạn giao thông. - Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số loại biển báo thông dụng trên đường. 2. Kĩ năng: Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông 3.Thái độ: - Tôn trọng những qui định về trật tự an toàn giao thông - Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Luật giao thông đường bộ. - Nghị định 39/ CP ngày 13/ 7 / 2001. - Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số người bị thương, tử vong trong cả nước. - Biển báo giao thông. 2. Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông ở địa phương và trên cả nước - Nắm chắc ý nghĩa của các loại đèn giao thông III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em * Hỏi: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đất nước? * Đáp:+ Quyền (5đ): - Được học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. - Được hưởng các chế độ bảo vệ sức khoẻ. - Được tự do đi lại, cư trú... + Nghĩa vụ (5đ): - Học tập thật tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước. - Tuân theo hiến pháp và pháp luật… * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Có nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề trên. 2. Dạy nội dung bài mới(33’): Hoạt động của GV và HS 14 Ghi bảng 1. Tìm hiểu thông tin, sự HS GV HS ? HS GV ? HS ? HS Đọc thông tin SGK (số liệu năm 1990-2001) Bổ sung: Thảo luận nhóm *N1: Qua số liệu thống kê em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về con người do tai nạn giao thông gây ra? Số tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng. (số liệu năm 2002-2007: Số vụ, số người chết, số người bị thương giảm) *N2: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông nhiêu như vậy? - Dân cư gia tăng. - Các phương tiện gthông ngày càng nhiều. - Việc quản lý giao thông ngày càng hạn chế. - Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt như: Đi không đúng phần đường quy định, phóng nhanh vượt ẩu… *N3: Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là chủ yếu gây ra tai nạn giao thông? - Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông - Ý thức kém khi tham gia giao thông. ? Liên hệ ở phù yên: HS Trình bày những sưu tầm của mình GV Bổ sung: Năm 2001 xẩy ra 17 vụ tai nạn giao thông đường bộ chết 17 người, bị thương 16 người. Nguyên nhân: Chủ yếu do người điểu khiển phương tiện vi phạm các lỗi; điều khiển phương tiện trong tình trạng say rượu, bia; đi không đúng phần đường, vi phạm tốc độ, vượt đường sai quy định. Tuyến đường thường xẩy ra tai nạn là quốc lộ 37, phương tiện gây tai nạn chủ yếu là mô tô. ? N4: Vậy để tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm gì? kiện (13’): * Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông: Do ý thức của người tham gia giao thông (kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành) 15 HS - Tuyệt đối chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. ? Theo em biện pháp nào đảm bảo an toàn khi đi đường? HS - Học luật giao thông, hiểu pháp luật về giao thông - Tuân theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. - Không coi thường hoặc cố tình vi pháp luật an toàn giao thông 2. Nội dung bài học (20’): a) Quy định chung: - Để đảm bảo an toàn khi đi đường phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, ? Khi tham gia giao thông đường bộ các em tường bảo vệ, hàng rào chắn. thường thấy có những đèn tín hiệu nào? (treo . bảng phụ) ? Mỗi loại tín hiệu đèn có ý nghĩa như thế nào? HS Đèn tín hiệu giao thông: - Đèn đỏ - Cấm đi. - Đèn vàng - Chuẩn bị thay đổi tín hiệu. - Đèn xanh - Được phép đi. ? Dựa vào màu sắc hình khối hãy nhận xét biển báo hiệu thuộc loại nào? Mỗi loại có biển báo có ý nghĩa gì? GV Treo biển báo. Nhận xét từng loại biển báo hiệu. b) Các biển báo thông dụng: Chú ý: Biển báo 101, 102 là biển báo đặc * Biển báo cấm: Hình tròn, biệt. nền trắng, viền đỏ, hình vẽ đen * Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.. *Biển hiệu lệnh: Hình tròn, màu xanh lam, hình vẽ trắng nhằm báo hiệu điều phải thi 16 GV Giới thiệu điều 10 luật giao thông đường bộ. HS Quan sát tranh: ? Người tham gia giao thông đi vào đường có biển 101 – 102 có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Vì sao? HS - Vi phạm luật giao thông đường bộ đi vào đường cấm đi ngược chiều. - Vì đã có biển báo cấm đi ngược chiều. GV Bảng phụ:. Điền dấu x vào đầu câu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông? 1. Đi đúng theo tín hiệu đèn giao thông. x 2. Đi vào đường cấm đi ngược chiều. x 3. Đi đường không chú ý vạch kẻ. x 4. Đi xe không chú ý biển báo. x 5. Sang đường không quan sát kĩ. x 6. Coi thường luật giao thông. hành. * Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam. 3. Củng cố, luyện tập (5’): * GV liên hệ tích hợp thuế: - HS trả lời câu hỏi: ? Em hãy cho biết hệ thống giao thông hàng năm cần nâng cấp, tu sửa không? Vì sao? Nếu nâng cấp và tu sửa thi kinh phí lấy từ đâu? dựa vào nội dung bài học về các nguồn thu của ngân sách Nhà nước - GV nhấn mạnh: Để thực hiện an toàn giao thông, ngoài ý thức của người tham gia giao thông còn cần phải có hệ thống giao thông tốt và lực lượng gìn giữ trật tự giao thông. Do vậy, phải có nguồn kinh phí để thực hiện những quy định về an toàn thông như: làm mới, tu sửa đường; bổ sung các biển báo giao thông; chi trả lương cho lực lượng gìn giữ trật tự giao thông. Nhà nước cần phải có nguồn kinh phí chi cho các hoạt động này, vì vậy mỗi người phải có ý thức nộp thuế đầy đủ vào ngân sách Nhà nước để đủ chi cho các hoạt động chung. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Học thuộc nội dung bài học 1, 2 SGK. - Làm bài tập a, b trang 40 - Tìm hiểu việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ở Phù Yên - Đọc tiếp phần còn lại chuẩn bị cho tiết sau. 17 Ngày soạn: 20/02/2013 Ngày giảng: 21/02/2013 Tiết 24. Bài 14. THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được những qui định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, qui định đối với trẻ em. - Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông 2. Kĩ năng: Biết thực hiện đúng về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 3.Thái độ: - Tôn trọng những qui định về trật tự an toàn giao thông. - Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Luật giao thông đường bộ. - Nghị định 39/CP. - Số liệu các vụ tai nạn, người bị thương, người tử vong trong cả nước. - Biển báo giao thông. 2. Chuẩn bị của HS: - Học bài và làm bài tập. - Chuẩn bị nội dung phần còn lại. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): 1 em * Hỏi: Để đảm bảo an toàn thì người đi đường chúng ta phải làm gì? Nêu các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông? * Đáp: Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm: (5đ)+ Hiệu giao thông của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn (5đ) + Nguyên nhân: Do ý thức của người tham gia giao thông kém, phương tiện giao thông ngày càng nhiều... * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông người tham gia giao thông phải nắm được các qui tắc đi đường. Vậy, người đi bộ phải đi như thế nào, người đi xe… chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp bài 14… 2. Dạy nội dung bài mới (33’): Hoạt động của GV và HS GV * Tình huống: 18 Phần ghi bảng 2. Nội dung bài học (tiếp) (23’): “Tan học về đường vắng, muốn thể hiện mình với các bạn, Hưng đi xe thả hai tay và đánh võng. Không may xe Hưng vướng vào một bác bán rau đi cùng chiều giữa lòng đường” ? Em có nhận xét gì về Hưng và bác bán rau? Nếu em là công an em sẽ giải quyết vụ này như thế nào? HS - Hưng vi phạm luật giao thông: Buông cả hai tay, đi đánh võng… - Người bán rau cũng vi pham luật giao thông: Đi giữa đường. - Là công an em nhắc nhở người đi bộ và người đi xe đạp phải đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và đi bộ... Nhấn mạnh: Để tránh được các tai nạn giao thông chúng ta cần nắm được các quy định đi đường… ? Người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng qui định của luật an toàn giao thông? HS Trả lời dựa vào thực tế đã và đang thực hiện c) Một số quy định khi đi đường: * Người đi bộ: - Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. ? Nơi có vạch kẻ đường và có đèn tín hiệu - Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ người đi bộ phải đi như thế nào? đường người đi bộ phải tuân thủ đúng. GV *Tình huống: “Một nhóm HS 7 bạn đi ba chiếc xe đạp hàng ba, kéo đẩy nhau, gần đến ngã tư đèn vàng cả ba xe đều tăng tốc độ vượt qua đầu xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều” ? Theo em các bạn đó đã vi phạm lỗi gì về luật an toàn giao thông? HS Nhóm HS vi phạm luật an toàn giao thông: đèo ba, đi xe hàng ba, kéo đẩy nhau, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông. (Đèn vàng không dừng, rẽ vào 19 đường ngược chiều, tạt qua đầu xe máy đang chạy). ? Từ tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp? HS Trả lời thực tế đã thực hiện * Người đi xe đạp: - Không đi xe dàn hàng ngang, lạnh lách, đánh võng, không đi vào phần đuờng dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác. Không sử dụng xe kéo đẩy xe khác, không mang vác chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay, không đi xe GV Giới thiệu luật giao thông điều 29. bằng một bánh. ? Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái * Trẻ em dưới 16 tuổi không xe gắn máy? lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 GV Giới thiêụ về điều kiện để được lái xe mô tô cm3. (máy). ? Đối với đường sắt chúng ta cần lưu ý điều gì? HS Trình bày phần tìm hiểu trước bài *Qui định về an toàn đường sắt: - Không chăn thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt. - Không thò đầu, tay, chân ra ngoài khi tàu đang chạy. - Không ném các vật nguy hiểm từ trên tàu hoặc từ dưới ? Bản thân em và các bạn trong lớp ta đã thực lên tàu. hiện đúng các qui định đi đường chưa? HS Liên hệ thực tế ? Trách nhiệm của HS đối với trật tự an toàn giao thông như thế nào? HS - Tìm hiểu luật an toàn giao thông. - Thực hiện ngiêm luật giao thông. - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện - Lên án hành vi cố tình vi phạm. - Có hình thức xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật giao thông... 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan