Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giáo án đạo đức lớp 5 vnen...

Tài liệu Giáo án đạo đức lớp 5 vnen

.DOC
54
8174
136

Mô tả:

Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Biết cách lựa chọn trang phục và việc lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh. 2. Quan tâm đến các trang phục của bản thân khi đi học, đi chơi. II. Hoạt động học. A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động. - Ban văn nghệ điều hành lớp hát bài “Sắp đến tết rồi”. - Bài hát cho ta biết điều gì? - Bạn hãy kể tên một số trang phục mà bạn biết? - Mời GV vào tiết học. - Ghi tên bài vào vở. * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 1-2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức. 1: Ý nghĩa của trang phục. Việc 1: Trả lời câu hỏi. + Em hãy cho biết qua trang phục của một người, em có thể biết những gì về họ? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả chung của nhóm. 2: Lựa chọn trang phục. Việc 1: Trả lời các câu hỏi sau. + Em thường mặc quần áo như thế nào khi ở nhà, khi đi chơi xa, khi đi học? Vì sao? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 3: Cách mặc trang phục. Việc 1: Trả lời câu hỏi. + Em nên ăn mặc như thế nào khi đến trường? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. B. Hoạt động thực hành: 1: Xử lí tình huống. - Tình huống 1: Lớp tổ chức lễ hội mùa xuân chào đón một năm mới. Mì e thẹn trong bộ quần áo dân tộc của mình bước vào lớp. Nhiều bạn trố mắt ngạc nhiên trước bộ quần áo kiểu lạ mắt mà các bạn chưa bao giờ nhìn thấy. Các bạn chỉ trỏ bộ quần áo của Mì, xì xầm, bàn tán và cười cợt. Nếu là một học sinh trong lớp, em sẽ làm gì trong tình huống trên? - Tình huống 2: Nhà bạn quân có điều kiện về kinh tế, nên bố mẹ bạn thường mua cho Quân những đôi giày và ba lô thật sành điệu. Các bạn trong lớp luôn mê mẩn trước những đồ dùng học tập hay đồ vật mà Quân mang đến lớp. Ngược lại, Tùng lại luôn đi một đôi giay bình thường nhưng cậu không xấu hổ và phàn nàn với bố mẹ vì gia đình cậu có mức sống trung bình. Tuy nhiên, cậu cũng thầm cảm thấy ghen tị trước những đồ dùng của Quân; còn Quân tỏ vẻ coi thường bạn khi nhìn đôi giày của Tùng… Nếu là bạn học cùng lớp, em sẽ nói gì với Tùng và Quân? - Tình huống 3: Trọng là một cậu bé rất nghịch ngợm trong lớp. Trọng không thể ngồi yên một phút. Hôm nay khi cậu ấy đến lớp, áo của cậu bị tuột chỉ một đoạn dài. Nhân ngồi cạnh Trọng và nhìn thấy áo bạn như vậy, băn khoăn không biết nên làm gì. Nếu em là Nhân, em sẽ ứng xử như thế nào? 5. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi: Việc 1: Ban học tập nêu câu hỏi, các bạn đều có quyền giơ tay phát biểu. + Qua bài học em thấy bản thân cần có kĩ năng gì khi lựa chọn trang phục? Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Phó chủ tich HĐTQ yêu cầu cá nhân viết vào vở những điều đã học được qua bài học. Việc 4: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Tự lựa chọn trang phục cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày. 2. Tư vấn về cách lựa chọ trang phục phù hợp cho bạn bè và em nhỏ trong gia đình. 3. Đề xuất ý kiến về trang phục khi cùng bố mẹ mua sắm quần áo. Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 2: QUẢN LÍ THỜI GIAN (TIẾT 1) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Nêu được giá trị của thời gian. 2. Xác định được một số việc làm gây lãng phí thời gian. 3. Có KN quản lí thời gian để đạt được mục tiêu học tập, rèn luyện của bản thân. II. Hoạt động học. A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động. - Ban văn nghệ điều hành lớp hát bài “Hổng dám đâu”. - Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại nói “Hổng dám đâu”? - Mời GV vào tiết học. - Ghi tên bài vào vở. * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 1-2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức. 1: Giá trị của thời gian. Việc 1: Đọc thầm 1-2 lần câu chuyện: “Một phút”. Mọi người trong gia đình đều có tính cẩn thận và quý trọng thời gian, chỉ trừ có Minh. Minh bao giờ cũng chậm trễ hơn người khác. Đến giờ ăn, mọi người đã ngồi vào bàn, chỉ thiếu Minh. Mẹ gọi: - Minh ơi! Lại ăn cơm nhanh lên con! - Một phút nữa thôi, mẹ ạ! Minh thường trả lời như thế. Mỗi khi có người gọi Minh làm việc gì đó, lần nào bạn ấy cũng trả lời: “Một phút nữa!”. Ba Minh thường bảo: - Đến bao giờ con mới biết quý trọng thời gian? - Một phút có là bao, ba à! Một hôm, ở trường có cuộc thi thể thao. Minh rất thích môn chạy và quả thật bạn ấy chạy rất nhanh. Minh tin chắc mình sẻ về đích trước tiên. Nhưng kết quả không như vậy, bạn Vinh chiếm giải nhất, còn Minh về thứ nhì. Minh về nhà, mặt buồn rười rượi. Bạn ấy kể cho ba nghe về chuyện thất bại của mình. Ba Minh nghe xong, mỉm cười: - Có hề gì, một phút có là bao, con về sau bạn Vinh có một phút thôi mà! Từ hôm đó Minh hiểu rằng, trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng. Việc 2: Trả lời các câu hỏi sau: + Theo em Minh sẽ thay đổi như thế nào sau cuộc thi chạy ở trường? + Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 2: Tìm những việc làm gây lãng phí thời gian. Việc 1: Tìm xem những việc làm nào gây lãng phí thời gian. (1) Ngủ dậy muộn. (2) Chơi điện tử suốt ngày. (3) Làm việc nhà (quét nhà, quét sân, lau bàn ghế, nấu cơm,…). (4) Học bài. (5) Tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường. (6) Tán chuyện gẫu hàng giờ qua điện thoại. (7) Đi thăm họ hàng. (8) La cà, đàn đúm với kẻ xấu. (9) Đọc truyện chưởng, xem phim ảnh bạo lực. (10) Đọc sách ở thư viện. (11) Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. (12) Ngồi hàng giờ xem ti vi. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 3: Tầm quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian. Việc 1: Trả lời câu hỏi. a) Điều gì có thể xảy ra nếu do không biết quản lí thời gian nên: + Người lái xe cứu hỏa đến đám cháy bị chậm trễ? + Bác sĩ không kịp đến cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời? + HS đến phòng thi bị muộn giờ? b) Nếu HS không biết quản lí thừi gian thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và việc học tập của bản thân? Ảnh hưởng như thế nào tới công việc chung của nhóm, của lớp? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 4. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi: Việc 1: Ban học tập đề nghị các bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình sau tiết học. Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Phó chủ tich HĐTQ yêu cầu cá nhân viết vào vở những điều đã học được qua bài học. Việc 4: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 2: QUẢN LÍ THỜI GIAN (TIẾT 2) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Có KN quản lí thời gian để đạt được mục tiêu học tập, rèn luyện của bản thân B. Hoạt động thực hành: * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 1-2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 1: Lập kế hoạch thời gian. Việc 1: Lập kế hoạch của bản thân trong một tuần theo mẫu vào vở. MẪU LẬP KẾ HOẠCH CHO MỘT TUẦN Mục tiêu trong tuần này của tôi là: ………………………………………………………... Tuần thứ ……. tháng …… năm 2015 Thứ hai, ngày ….. Thứ năm, ngày ….. ……………………………………… ……………………………………………...... ……....... . ……………………………………… ……………………………………………...... ……....... . Thứ ba, ngày ….. Thứ sáu, ngày ….. ……………………………………… ……………………………………………...... ……....... . ……………………………………… ……………………………………………...... ……....... . Thứ tư, ngày ….. Thứ bảy, ngày ….. ……………………………………… ……………………………………………...... ……....... . ……………………………………… ……………………………………………...... ……....... . Chủ nhật, ngày ….. ……………………………………………...................................................................... ................ ……………………………………………...................................................................... ................ Việc 1: Chia sẻ kế hoạch với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 3: Điều chỉnh lại kế hoạch đã lập. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn đọc lại kế hoạch đã lập thời gian cho một tuần, các bạn khác nghe và bổ sung. 2. Tự đánh giá kĩ năng quản lí thời gian. Việc 1: Suy nghĩ và hồi tưởng: a)Trong quá khứ, em đã biết quản lí tốt thời gian của bản thân chưa? Hãy nêu một ví dụ cụ thể về một tình huống em đã quản lí thời gian tốt hoặc chưa tốt. Điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến kết quả công việc của em hoặc nhóm em? b) Bây giờ nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ điều chỉnh cách quản lí thời gian của mình như thế nào cho tốt hơn? Vì sao? Việc 1: Chia sẻ với bạn về những trải nghiệm của bản thân. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn chia sẻ với nhóm về những trải nghiệm của bản thân. 3. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi. Việc 1: Ban học tập đề nghị các bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình sau tiết học. Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Hãy đặt mục tiêu trong tháng tới, năm học tới của em và lập kế hoạch thời gian để thực hiện mục tiêu đó. 2. Chia sẻ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ về kế hoạch thời gian của em. Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 4: INTERNET – NHỮNG KHÁM PHÁ DIỆU KÌ (tiết 1) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Nêu được vai trò của internet trong việc cung cấp tri thức, trao đổi, chia sẻ thông tin, ý kiến, cảm xúc giữa các thành viên trong cộng đồng mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. II. Hoạt động học. A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động. - Ban văn nghệ điều hành lớp hát vui. - Mời GV vào tiết học. - Ghi tên bài vào vở. * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức. 1: Vai trò của internet. Việc 1: Trả lời câu hỏi sau: + internet giúp ích gì cho cuộc sống của em và mọi người? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ ý kiến với bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 2: Tìm kiếm thông tin trên internet. Việc 1: Trả lời các câu hỏi sau. + Em thường tìm kiếm những thông tin nào trên internet? + Em tìm kiếm những thông tin đó để làm gì? + Em đã tìm kiếm những thông tin trên internet bằng cách nào? Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả. 3: Những nguy cơ khi sử dụng internet. Việc 1: Trả lời câu hỏi. + Khi nào người lớn không đồng ý cho em sử dụng máy tính? + Trẻ em có nên chơi trò chơi điện tử quá nhiều không? Vì sao? + Trẻ em không nên xem những loại thông tin nào trên internet? Vì sao? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 4. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi: Việc 1: Ban học tập đề nghị các bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình sau tiết học. + Nêu vai trò của internet? + Khi tìm kiếm thông tin trên internet em cần có những kĩ năng gì? Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Phó chủ tich HĐTQ yêu cầu cá nhân viết vào vở những điều đã học được qua bài học. Việc 4: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 4: INTERNET – NHỮNG KHÁM PHÁ DIỆU KÌ (tiết 2) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Có kĩ năng tìm kiếm thông tin cần thiết trên internet, biết loại bỏ các thông tin không phù hợp. B. Hoạt động thực hành: * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 1-2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 1: Thực hành tìm từ khóa. Việc 1: Thực hành tìm kiếm một trong các thông tin sau: - Lễ hội Trung thu. - Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc 1: Chia sẻ cách tìm kiếm với bạn. Việc 2: Điều chỉnh lại cách tìm kiếm (nếu cần). Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáocách thực hành tìm kiếm thông tin, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 2. Liệt kê những việc nên và không nên làm khi sử dụng internet. Việc 1: Liệt kê những việc nên và không nên làm khi sử dụng internet. Việc 2: Viết vào vở những việc nên và không nên làm khi sử dụng internet. Việc 1: Chia sẻ với bạn. Việc 2: Điều chỉnh lại bài làm (nếu cần). Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 3. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi: Việc 1: Ban học tập đề nghị các bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình sau tiết học. Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Tìm các thông tin, tranh ảnh cần thiết trên internet để phục vụ cho việc học tập. 2. Viết thư điện tử cho người thân hoặc bạn cũ đang ở xa. Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 5: AN TOÀN KHI GẶP NGƯỜI LẠ (tiết 1) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Nêu được một số quy tắc an toàn khi tiếp xúc với người lạ và ý nghĩa của việc thực hiện the các quy tắc đó. 2. Thực hiện được các quy tắc an toàn đã học trong cuộc sống hằng ngày. II. Hoạt động học. A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động. - Ban văn nghệ điều hành lớp trò chơi “Chanh chua, cua cắp”. + Qua trò chơi này, bạn có thể rút ra điều gì? - Mời GV vào tiết học. - Ghi tên bài vào vở. * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 1-2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức. 1: Một số tình huống nguy cơ. Việc 1: Thảo luận và xử lí tình huống. - Tình huống 1: Hòa đang ở nhà một mình thì có một người đàn ông lạ mặt, ghé nhìn qua cửa sổ, hỏi bố mẹ em có nhà không. Khi biết Hòa chỉ có một mình ở nhà, người đàn ông bèn nói ông ta là người quen của bố mẹ và bảo Hòa mở cửa cho ông ta vào nhà chơi. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Hòa mở cửa cho người đàn ông lạ mặt đó vào trong nhà? - Tình huống 2: Hôm nay, trên đường đi học về qua một đoạn đường vắng Thanh gặp một thanh niên lạ mặt đi xe máy. Anh ta ngọt ngào rủ Thanh lên xe anh ta chở đi chơi và hứa sẽ cho Thanh nhiều tiền. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Thanh lên xe của người thanh niên đó? - Tình huống 3: Sáng chủ nhật, Mì cùng mấy bạn gái trong bản đi chơi chợ phiên. Khi cả nhóm thèm thuồng đứng ngắm những chiếc vòng cổ, vòng tay sáng lấp lánh bày trong gian hàng thì một người phụ nữ lạ mặt, to béo, ăn mặt rất diện, cổ và tay đeo đầy trang sức vàng chóe đến gần và bảo: - Các em thích mấy chircs vòng này lắm phải không? Chị sẽ mua tặng mỗi đứa một cái nếu các em ngoan ngoãn đi theo chị lên tỉnh giúp chị bán hàng. Chị sẽ cho các em ăn ngon, mặc đẹp và trả lương cao. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Mì và các bạn đi theo người phụ nữ lạ mặt đó? - Tình huống 4: Hôm nay được tan học sớm, Đông chưa về nhà ngay mà rẽ vào một quán điện tử đứng xem mọi người chơi. Bỗng có hai thanh niên đến gần Đông và hỏi em: - Chú mày có muốn chơi không, anh cho tiền. Đông chưa kịp trả lời thì họ đã hào phóng dúi cho Đông tờ giấy bạc 20 nghìn đồng và bảo em cứ chơi vô tư đi, đừng ngại. Khi Đông chơi xong, hai thanh niên kéo Đông vào chỗ khuất và đưa cho Đông một gói nhỏ, nhờ em mang đến một cửa hàng cà phê ở góc phố gần đấy. Họ còn dặn Đông phải giữ bí mật, không được nói với ai, xong việc em sẽ được thưởng thêm tiền. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Đông làm theo lời họ? Việc 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Việc 3: Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung 2: Các quy tắc an toàn khi tiếp xúc với người lạ. Việc 1: Trả lời các câu hỏi sau. + Qua việc phân tích các tình huống trên, em thấy bọn người xấu thường dùng những thủ đoạn như thể nào để lừa gạt, làm hại trẻ em? + Để phòng tránh được các nguy cơ bị lừa gạt, bị xâm hại, bị buôn bán, bắt cóc, chúng ta cần làm gì khi tiếp xúc với người lạ? Việc 2: Viết câu trả lời vào vở. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 3. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi: Việc 1: Ban học tập đề nghị các bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình sau tiết học. + Nêu một số quy tắc an toàn khi gặp người lạ? Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Phó chủ tich HĐTQ yêu cầu cá nhân viết vào vở những điều đã học được qua bài học. Việc 4: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 5: AN TOÀN KHI GẶP NGƯỜI LẠ (tiết 2) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Nêu được một số quy tắc an toàn khi tiếp xúc với người lạ và ý nghĩa của việc thực hiện the các quy tắc đó. 2. Thực hiện được các quy tắc an toàn đã học trong cuộc sống hằng ngày. II. Hoạt động học. A. Hoạt động thực hành. * Khởi động. - Ban văn nghệ điều hành lớp trò chơi “Chanh chua, cua cắp”. * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 1-2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 1: Đóng vai. Việc 1: GV phân công mỗi nhóm xử lí và đóng vai ứng xử 1 trong 4 tình huống - Tình huống 1: Hòa đang ở nhà một mình thì có một người đàn ông lạ mặt, ghé nhìn qua cửa sổ, hỏi bố mẹ em có nhà không. Khi biết Hòa chỉ có một mình ở nhà, người đàn ông bèn nói ông ta là người quen của bố mẹ và bảo Hòa mở cửa cho ông ta vào nhà chơi. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Hòa mở cửa cho người đàn ông lạ mặt đó vào trong nhà? - Tình huống 2: Hôm nay, trên đường đi học về qua một đoạn đường vắng Thanh gặp một thanh niên lạ mặt đi xe máy. Anh ta ngọt ngào rủ Thanh lên xe anh ta chở đi chơi và hứa sẽ cho Thanh nhiều tiền. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Thanh lên xe của người thanh niên đó? - Tình huống 3: Sáng chủ nhật, Mì cùng mấy bạn gái trong bản đi chơi chợ phiên. Khi cả nhóm thèm thuồng đứng ngắm những chiếc vòng cổ, vòng tay sáng lấp lánh bày trong gian hàng thì một người phụ nữ lạ mặt, to béo, ăn mặt rất diện, cổ và tay đeo đầy trang sức vàng chóe đến gần và bảo: - Các em thích mấy chircs vòng này lắm phải không? Chị sẽ mua tặng mỗi đứa một cái nếu các em ngoan ngoãn đi theo chị lên tỉnh giúp chị bán hàng. Chị sẽ cho các em ăn ngon, mặc đẹp và trả lương cao. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Mì và các bạn đi theo người phụ nữ lạ mặt đó? - Tình huống 4: Hôm nay được tan học sớm, Đông chưa về nhà ngay mà rẽ vào một quán điện tử đứng xem mọi người chơi. Bỗng có hai thanh niên đến gần Đông và hỏi em: - Chú mày có muốn chơi không, anh cho tiền. Đông chưa kịp trả lời thì họ đã hào phóng dúi cho Đông tờ giấy bạc 20 nghìn đồng và bảo em cứ chơi vô tư đi, đừng ngại. Khi Đông chơi xong, hai thanh niên kéo Đông vào chỗ khuất và đưa cho Đông một gói nhỏ, nhờ em mang đến một cửa hàng cà phê ở góc phố gần đấy. Họ còn dặn Đông phải giữ bí mật, không được nói với ai, xong việc em sẽ được thưởng thêm tiền. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Đông làm theo lời họ? Việc 2: Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. Việc 3: Các nhóm lên đóng vai. Việc 4: Thảo luận lớp sau mỗi tình huống đóng vai. 2. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi. Việc 1: Ban học tập đề nghị các bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình sau tiết học. Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Thực hiện các quy tắc an toàn khi tiếp xúc với người lạ trong cuộc sống hằng ngày. 2. Chia sẻ với bố mẹ và những người thân về những quy tắc an toàn đã họ Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 6: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ (tiết 1) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể: 1. Nêu được sự cần thiết của việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. 2. Nêu được thế nào là các địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy. II. Hoạt động học. A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động. Việc 1: Hồi tưởng xem trong quá khứ em đã có khi nào gặp khó khăn và phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai chưa? Đó là tình huống như thế nào? Em đã nhờ ai giúp đỡ? Họ có giúp em không? Giúp em như thế nào? Việc 2: Hồi tưởng. Việc 1: Chia sẻ cùng bạn. Việc 1: Phó chủ tịch HĐTQ mời 1-2 bạn cia sẻ trước lớp. Việc 2: Cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). * Xác định mục tiêu bài. Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài 1-2 lần. Việc 2: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm. Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức. 1: Bàn tay tin cậy. Việc 1: Ban học tập nhận tài liệu học tập. Việc 2: Xòe bàn tay úp lên giấy A4 rồi dùng bút chì vẽ theo bàn tay. + viết về một khó khăn mà em đã trải qua trong quá khứ vào giữa hình bàn tay. Ví dụ: Em bị ốm, phải nghỉ học; Em bị bạn bắt nạt … + Trên mỗi hình ngón tay, hãy ghi tên một người thân đã giúp em giải quyết khó khăn đó. Ví dụ: bố mẹ, thầy cô, bạn Hưng, Bác Lan hàng xóm … Việc 3: Chia sẻ hình “Bàn tay tin cậy” của mình với bạn ngồi bên cạnh. Việc 4: Trả lời các câu hỏi sau: + Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường muốn tìm ai để chia sẻ và nhờ hỗ trợ? + Vì sao em lại muốn tìm đến những người này mà không phải là những người khác? + Theo em thế nào là những người/địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy? + Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn có cần thiết không? Vì sao? Việc 1: Viết câu trả lời ra giấy nháp. Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 3: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 2: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Việc 1: Tìm các địa chỉ hỗ trợ và lời nói cần thiết trong một tình huống và điền vào bảng theo mẫu dưới đây: Tình huống cần hỗ trợ 1. Em gặp khó khăn về Tiếng Việt. 2. Em bị bắt nạt. Địa chỉ/người hỗ trợ phù hợp Câu đề nghị giúp đỡ nên sử dụng 3. Em bị ốm khi ở trường. 4. Em bị lạc ở bến ô tô. 5. Em nhìn thấy nhà hàng xóm bị cháy trong khi cả nhà đi vắng. 6. Em nhìn thấy có kẻ trộm cậy khóa cửa nhà hàng xóm. 7. Bà của em bị ngất trong khi chỉ có hai bà cháu ở nhà. Việc 1: Các nhóm ghi kết quả thảo luận ra bảng nhóm và trưng bày trước lớp học. Việc 2: Các nhóm đi xem và ghi ý kiến bình luận, bổ sung. 3. Các số điện thoại khẩn cấp. Việc 1: Ghi các trường hợp khẩn cấp cần gọi các số điện thoại sau: - 113: Số điện thoại gọi ………………………. - 114: Số điện thoại gọi ………………………. - 115: Số điện thoại gọi ………………………. Việc 1: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Việc 2: Đổi vở, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả trong nhóm. 3. Ban học tập chia sẻ với lớp các câu hỏi: Việc 1: Ban học tập đề nghị các bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình sau tiết học. + Thế nào là địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy? Việc 2: Cho lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). Việc 3: Phó chủ tich HĐTQ yêu cầu cá nhân viết vào vở những điều đã học được qua bài học. Việc 4: Ban học tập mời GV chia sẻ với phần hoạt động của lớp. Môn: GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 6: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ (tiết 2) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS có thể:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan