Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án chủ đề gia đình...

Tài liệu Giáo án chủ đề gia đình

.DOC
104
1494
72

Mô tả:

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Thời gian: Từ ngày 06 / 10 đến ngày 31/ 11 / 2014 I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC: 1. Phát triển thể chất: - Hình thành ý thức và một số kỹ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi của trong gia đình sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp. - Ăn uống hợp lý và đúng giờ. - Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ hiểu được mối qua hệ và công việc của mỗi thành viên trong cuộc sống giađình. - Biết được trong gia đình có những ai, sở thích của từng người trong gia đình. - Trẻ hiểu về nhu cầu gia đình (Nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu giải trí, quan tâm lẫn nhau.) - Trẻ nhận biết một số quy tắc đơn giản của gia đình. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ, nhu cầu của mình. - Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Bước đầu hình thành kỹ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa gia đình. 4. Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ thích hát, thích nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về gia đình. - Trẻ biết yêu cái đẹp, biết vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng. - biết tạo ra các sản phẩm: Vẽ, năn dán theo nội dung chủ đề. - Biết ăn mặc gọn gàng. - Biết nói năng lễ phép. - Cảm nhận được vể đẹp trong cử chỉ lời nói. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Trẻ có ý thức tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình. - Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình. - Hình thành một số kỹ năng ứng xử, tôn trọng theo truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. II .NỘI DUNG GIÁO DỤC 1.Tuần 1 :Gia đình và những người thân của bé. - Biết tên các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, anh chị em... - Biết một vài đặc điểm nổi bật, sở thích của từng thành viên gia đình. - Công việc của các thành viên trong gia đình. - Tình cảm của những người thân trong gia đình với nhau: yêu thương, kính trọng, giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ, động viên, ... 1 - Những ngày kỷ niệm của gia đình. - Những thay đổi trong gia đình: người chuyến đên, người sinh ra, người mất đi 2.Ngôi nhà gia đình bé - Biết địa chỉ gia đình. - Nhà là nơi để các thành viên trong một gia đình cùng hội tụ về nghỉ ngơi, trò truyện sau một ngày làm việc và học tập vất vả. - Nhà là nơi mọi người thân trong gia đình cùng chung sống hòa thuận, yêu thương, đùm bọc nhau. Tất cả cùng nhau ở, dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. - Có nhiều kiểu nhà khác nhau: nhà xây, nhà gỗ, nhà 1 tầng, 2- 3 tầng, ... - Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà. - Những người thợ xây, kỹ sư, thợ mộc…là những người làm lên ngôi nhà thân yêu. 3.Một số đồ dùng trong gia đình - Đồ dùng gia đình ( tên gọi, đặc điểm, màu sắc, chất liệu, công dụng, ... ) - Cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng khi sử dụng. - Phương tiện đi lại của gia đình. - Biết những đồ dùnh gì mình có thể làm được và những đồ dùng gì cần phải có sự giúp đỡ của người lớn. 4. Nhu cầu của gia đình - Các loại thực phẩm cần thiết giành cho gia đình. - Biết một số món ăn và dinh dưỡng của nó đối với cơ thể. - Biết những nhu cầu cần thiết của gia đình ( ăn, uống, ngủ, giải trí...) - Sử dụng tiết kiệm và ăn uống hợp lý các món ăn. - Cần ăn uống hợp vệ sinh. - Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Biết bản thân có những nhu cầu gì? III.HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 1. Phát triển thể chất - PTVĐ + Đi trong đường hẹp. + Chạy theo đường zíc zắc. + Bật nhảy tách - khép chân. + Ném xa bằng 2 tay. - Trò chơi: tự chọn. 2. Phát triển nhận thức - PTNT + So sánh Cao hơn - Thấp hơn (So sánh chiều cao của 2 đối tượng) + So sánh chiều cao 3 đối tượng. Sắp xếp thứ tự nhiều cao. + Nhận biết; So sánh độ dài 2 đối tượng. + Xếp tương úng 1 - 1, ghép đôi. Nhận biết chữ số 1. - KPKH: + Gia đình và những người thân của bé. + Nhà của bé. + 1 số đồ dùng trong gia đình. 2 + Trò chuyện về bữa ăn trong gia đình. 2. Phát triển ngôn ngữ - Nghe. - Các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm. - Nghe các bản nhạc khác nhau về gia đình. - Nói. - Trả lời các câu hỏi : Khi nào? Để làm gì? Thế nào? - Biết thể hiện nhu cầu, cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ. - Văn học: + Thơ: Mẹ và cô; Em yêu nhà em; Thăm nhà bà. + Truyện: Gấu con chia quà. Tích chu 3.Phát triển thẩm mĩ - TH + Trang trí khăn mặt của bé +Tô màu tranh người thân trong gia đình. + Vẽ ngôi nhà. Dán ngôi nhà. Nặn cái bát. - Âm nhạc: + Dạy hát: Múa cho mẹ xem; Nhà của tôi; Đôi dép; Cả nhà thương nhau. + Nghe hát: Ru em; Bàn tay mẹ; Cho con; Chỉ có một trên đời, ... + Trò chơi: Tự chọn - Ca dao: Cái cò đi đón cơn mưa; Công cha như núi thái sơn, ... 4.Phát triển TCXH - Tình cảm của những người thân với bé. - Tình cảm của bé với gia đình. - Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ IV. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC 1 . Chuẩn bị, đồ dùng , đồ chơi ,học liệu: Trang trí lớp theo chủ đề ‚“Gia đình” - Các loại tranh ảnh về cảnh sinh hoạt gia đình: Ăn uống, vui chơi, làm việc. - Giấy, bút sáp màu, hồ, keo, các loại đồ dùng, đồ chơi. - Các loại thực phẩm chế biến trong gia đình. - Tranh về các loại thực phẩm. - Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ đề. - Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề. - Các bài thơ, bài hát về chủ đề. - Giấy vẽ, bút màu cho trẻ 2.PH Phụ huynh: - Nói cho trẻ biết tên, sử thích, công việc của các thành viên trong gia đình. - Dạy trẻ cách xưng hô ứng sử, nói đủ câu, đủ từ phù hợp với các thành viên trong gia đình. - Chăm sóc, tuyên truyền về kiến thức dinh dưỡng sức khỏe cho các bậc phụ huynh - Trao đổi về cách dạy trẻ mặc quần áo phù hợp, đúng mùa. 3 - Cho trẻ mang ảnh của trẻ và gia đình đến lớp. KẾ HOẠCH TUẦN 1: GIA ĐÌNH & NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA BÉ. Từ ngày 06 / 10 đến ngày 10/ 10/ 2014 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 - Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở đưa trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất Đón trẻ đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề Gia đình. - Hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi và chơi tự chọn. - Điểm danh trẻ vắng mặt để báo ăn. - TDS: Trẻ tập với các động tác thể dục. * KPKH * PTTC * PTNT * PTNN * PTTM Hoạt - Gia - Đi trong - So sánh Cao - Thơ: Mẹ và - Hát + múa: động đình và đường hẹp. hơn - Thấp cô. Múa cho mẹ có những . hơn (So sánh xem. chủ người chiều cao của - NH: Bàn tay đích thân của 2 đối tượng) mẹ. bé. - TC: Đoán tên bạn hát? Hoạt động ngoài trời Hoạt động góc Vệsinh ăn trưa nhủ trưa - Tham quan nhà bếp, đồ dùng gia đình, thực phẩm gia đình, ... - Quan sát vườn hoa, vườn rau, cây xanh trong vườn trường. - TC: Về đúng nhà, nhảy vào nhảy ra, chồng nụ chồng hoa, Bánh xe quay, lắc vòng, gieo hạt, tung bắt bóng, ..... - Chơi tự chọn, chơi với thiết bị, đồ chơi ngoài trời. - Nhặt lá vàng, vệ sinh sân trường, nhặt lá xâu hoa, ... Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng. Góc XD: Xây ngôi nhà của bé. Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình. Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây -Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Rèn cho trẻ ngủ đúng giờ. - Trẻ ngủ dậy, cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và chuẩn bị vận động nhẹ ăn quà chiều 4 Hoạt động chiều * PTTM Tô màu tranh người thân trong gia đình Làm quen truyện: Gấu con chia quà, Tích chu, khi mẹ vắng nhà, cây khế.. - Nghe kể, xem băng đĩa các câu truyện có nội dung theo chủ đề. - Làm album ảnh để cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình. - Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ diễn cảm, ca dao - đồng dao. - Ôn luyện củng cố các trò chơi cũ và tập luyện các trò chơi mới. - Ôn luyện các hoạt động có chủ đích, các vận động. - Nêu gương - bình cờ. Vệ sinh - trả trẻ. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................ SOẠN CHUNG CHO CẢ TUẦN Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh. 1. Đón trẻ. - Cô đón trẻ vào lớp với thái độ niềm nở, vui vẻ. - Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Hướng dẫn trẻ vào nhóm chơi, ổn định lớp, chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày. 2. Trò chuyện. - Cô gợi ý cho trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân. - Quan sát tình trạng sức khoẻ của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời. 3. Chơi tự do. - Cho trẻ tự chọn hoạt động chơi mình thích dưới sự quan sát của cô. 4. Điểm danh. - Cô điểm danh số trẻ có mặt. - Ghi tên những trẻ vắng mặt để tìm hiểu lí do vắng. Thể dục sáng. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ tập đúng và đều các động tác theo cô và các bạn. - Rèn cho trẻ có kỹ năng vận động, sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước nhiều người. - Giáo dục: trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị. - Sân tập sạch sẽ. - Cô và trẻ gọn gàng. - Nơ và hoa tay cho trẻ. III. Tổ chức hạt động. 1. Hoạt động 1. Khởi động. - Cho trẻ xếp và đi theo hàng. 5 - Tạo thành vòng tròn. Kết hợp các kiểu đi ,chạy sen kẽ nhau: Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Chạy chậm - Chay nhanh - Chạy chậm - Đi thường - Về ga. - Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang. 2. Hoạt động 2: Trọng động. - Để cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn sảng khoái bước vào một ngày học tập chúng ta cùng nhau luyện tập thể dục nhé. - Cho trẻ tập giống cô. + Hô Hấp: Thổi nơ ( 4l ) + Tay : Co và duỗi tay, bắt chéo hai tay trước ngực ( 2l x 8n) + Chân : Đứng lên - ngồi xổm ( 3l x 8n ) + Bụng - lườn: Quay sang trái sang phải kết hợp, tay chống hông. (2l x 8n ) + Bật : Bật về phía trước ( 3l x 8n ) -> Cô và trẻ cùng tập, trong quả trình trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai. 3. Hoạt động 3: Trò chơi hồi tĩnh. - Trò chơi: Gieo hạt, con muỗi, ... - Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần. - Cô bao quát động viên trẻ. 4. Hoạt động 4: Kết thúc. - Cô nhận xét giờ học . - Cho trẻ vào lớp. Hoạt động góc 1.Góc PV: Nấu ăn - Bán hàng * Yêu cầu: - Trẻ biết đóng vai các thành viên trong gia đình; Biết cách xưng hô giữa các thành viên, ông bà, bố mẹ. Biết xưng hô với người bán hàng. * Chuẩn bị Các đồ dùng dụng cụ phục vụ nấu ăn, các loại hoa quả, bánh kẹo. * Tiến hành: - Cô giới thiệu góc chơi rồi cho trẻ về góc chơi. + Trẻ nhận vai chơi và phân chia vai chơi. + Cho trẻ tự trò chuyên, tự đàm thoại về nội dung sự việc. + Cô đến hỏi trẻ về các vai trẻ đóng và đã làm được những công việc gì. 2. Góc XD: Xây ngôi nhà của bé. * Yêu cầu: Trẻ xây dựng được nhà cấp 4( nhà ngói), nhà tầng, nhà mái bằng. * Chuẩn bị: - Các khối gỗ, cầu, trụ, vuông, chữ nhật, tam giác, cây cỏ hoa lá, đồ dùng gia đình. * Tiến hành: Cho trẻ về góc tự thoả thuận vai chơi của mình. - Trẻ xem tranh và nhận xét về các kiểu nhà và bắt trước xếp thành những ngôi nhà đó. 6 Cô đến hỏi trẻ và gợi ý cho trẻ xây dựng được nhiều kiểu nhà. Hỏi trẻ tên ngôi nhà mà trẻ đã xây dựng được. 3. Góc TH: Vẽ, tô màu tranh về gia đình. * Yêu cầu: Trẻ biết chon bút màu để tô bức tranh về gia dình. * Chuẩn bị: Giấy màu, bút. * Tiến hành: - Cô kể cho trẻ nghe hoặc hỏi trẻ về sinh hoạt hàng ngày của gia đình trẻ (lúc ăn cơm, lúc đi chơi, lúc làm việc, lúc tụ họp) - Cho trẻ về góc nhớ lại và tưởng tượng thành 1 gia đình để vẽ, tô màu cho phù hợp. - Cô hỏi trẻ về nội dung bức tranh. 4. Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình. * Yêu cầu: Trẻ xem và hiểu, biết nội dung câu truyện, bức tranh đó. * Chuẩn bị: Truyện tranh ảnh về gia đình. * Tiến hành Cho trẻ về góc tự xem tranh và nói lên cảm nhận suy nghĩ của mình về những bức tranh, câu chuyện đó. * LƯU Ý: Khi trẻ thực hiện chơi ở các góc cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi ngoan, đoàn kết, dàn xếp để trẻ chơi ở các góc cố số lượng trẻ hợp lý. - Cuối buổi chơi cô gợi ý để trẻ nhận xét các góc chơi, rút kinh nghiệm giờ chơi sau. - Cô và trẻ thu dọn, cất đồ chơi vào nơi quy địnhthu dọn đồ dùng đồ chơi rồi ra chơi. Thứ hai, ngày 06 tháng 10 năm 2014. A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS. KPKH : GIA ĐÌNH & NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA BÉ I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết được địa chỉ, nơi ở của gia đình. - Biết trong gia đình có những ai và công việc của những người trong gia đình (Tên, nghề nghiệp, công việc ở nhà, sở thích...). - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ có chủ định. - Ôn kỹ năng chọn và tô màu tranh, đếm, Hát bài hát trong chủ đề, - Giáo dục trẻ yêu quý mội người trong gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ, ... II. Chuẩn bị. - Cô: Tranh gia đình, que chỉ. - Trẻ: tranh tô màu, sáp màu. III. Tổ chức hoạt động. 7 Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cô và trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau. ? Cô và chúng mình vừa hát bài gì. ? Bài hát nói về gì. ? Gia đình trong bài hát có những ai. -> Củng cô và giới thiệu bài: Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về gia đình của bé 2. Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ về gia đình. a) Quan sát tranh và đàm thoại: * Tranh gia đình bạn Hùng. + Cho trẻ chơi trò chơi: Cốn cô - Cô treo tranh. + Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh ? Cô có tranh vẽ gì. ? Gia đình nhà bạn Hùng có bao nhiêu người. ? Đó là những ai. ? Bố (mẹ, chị, ...) bạn Hùng làm công việc gì. + Cho Hùng giới thiệu địa chỉ, nơi ở của gia đình, công việc của từng người trong gia đình mình. -> Củng cố nội dung tranh. ? Bố mẹ bạn Hùng có mấy người con. -> Củng cố: Gia đình bạn Hùng có 2 người con đó là chị của Hùng và Hùng. * Tranh gia đình bạn Hồng Ngọc. ? Cô có tranh vẽ gia đình bạn nào. ? Trong bức tranh có những ai. ? Gia đình nhà bạn có bao nhiêu người. -> Cô củng cố, cho trẻ đếm số người trong gia đình. + Cô gợi ý và cùng trẻ nhận xét về địa chỉ, nơi ở của gia đình, trang phục, công việc của những người trong tranh. + Cho bạn Hồng Ngọc lên và cô gợi ý để trẻ giới thiệu công việc của những người trong nhà mình. 8 Hoạt động của trẻ - Hát to và rõ ràng. - Trò chuyện cùng cô. - Lắng nghe. - Quan sát tranh và nhận xét theo hướng dẫn của cô. - Trẻ tự giới thiệu. - Lắng nghe nhận xét. - Trẻ đếm cùng cô. - Chú ý nghe nhận xét. - Quan sát và nhận xét tranh. - Trẻ đếm số người trong bức tranh. - Trẻ giới thiệu theo hướng dẫn của cô. - Trẻ lên giới thiệu. => Cô củng cố lại nội dung bức tranh. b) Tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ. - Cô cho trẻ xem 2 bức tranh về gia đình: Gia đình bạn Hùng và bạn Phượng Anh. ? Hai bức tranh có gì khác nhau. - Cô gợi ý và củng cố. => Cô cho trẻ biết gia đình chỉ có bố mẹ và con cái gọi là gia đình nhỏ, gia đình có ông bà, bố mẹ, con cái là gia đình có nhiều người gọi là gia đình lớn. + Các gia đình có 1- 2 con gọi là gia đình ít con, gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình nhiều con. c) Cho 1 số trẻ kể về gia đình của trẻ: ? Nơi ở, trong gia đình nhà con có những ai. ? Công việc của từng người như thế nào. ? Gia đình con là gia đình đông con hay ít con. ? Hàng ngày ai đưa con đến lớp, đón con về nhà. ? Ông bà, bố mẹ có thương yêu, chăm sóc chúng mình không. ? Các con có yêu bố mẹ, ông bà không. ? Các con đã làm gì để thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người trong nhà. => Cô gợi ý trẻ kể và củng cố, giáo dục: Trong gia đình có rất nhiều người,mọi người trong gia đình yêu thương và giúp đỡ nhau. Bố mẹ là người làm những công việc nặng nhọc vất vả để nuôi các con, bố mẹ rất yêu thương các con vì thế các con phải ngoan ngoan nghe lời bố mẹ, chăm ngoan học giỏi d) Luyện tập: Tô màu người thân trong gia đình. - Cô phát tranh và hướng dẫn trẻ nhận xét nội dung tranh. - Gợi ý trẻ chọn màu để tô từng phần của bức tranh. - Trẻ thực hiện, cô bao quát lớp. 3. Hoạt động 3. 9 - Quan sát và nhận xét. - Lắng nghe cô củng cố. - 2 - 3 trẻ kể về gia đình của mình theo gợi ý của cô. - Trả lời theo suy nghĩ. - Có ạ! - Có ạ! - 3 - 4 trẻ trả lời. - Lắng nghe. - Nhận xét tranh. - Tô tranh - Nhận xét sản phẩm của trẻ. Nhắc nhở, khen trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi. - Lắng nghe cô nhận xét. - Cất đồ dùng và ra chơi. C. Hoạt động ngoài trời. Quan sát có mục đích: Một gia đình ở gần trường. Trò chơi vận động: Tung bắt bóng. Chơi theo ý thích: Chơi tự do. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết vị trí của gia đình đó, biết một vài đặc điểm của gia đình đó và những đồ dùng trong gia đình. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ,phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ của trẻ. - Trẻ yêu quý gia đình và biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. II. Chuẩn bị. - Liên hệ mượn địa điểm quan sát. - Bóng nhựa, trang phục cô và trẻ gọn gàng. - Hột hạt, rổ đựng, phấn, que, ... III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Ổn định - Cho trẻ đến địa điểm quan sát, trẻ đứng xung quanh cô. ? Đây là nhà ai. - Củng cố và giới thiệu nội dung quan sát. 2. Hoạt động 2: Quan sát - Cho trẻ quan sát và gợi ý trẻ nhận xét: ? Đây là ngôi nhà của gia đình ai ? Nhà nằm gần trường học nào. ? Nhà to hay nhỏ? Nhà mấy tầng. ? Nhà có đặc điểm gì? ( mái, tường, nền nhà, ...) -> Cô củng cố các đặc điểm của ngôi nhà. ? Nhà có tác dụng gì. - Ngôi nhà là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình sau một ngày lao động vất vả. Trong nhà cần có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Chúng mình cùng đi vào trong tìm hiểu nhé. - Gợi ý trẻ kể tên các đồ dùng trong gia đình và nêu lên đặc điểm, chất liệu, công dụng của một số 10 Hoạt động của trẻ - Cùng cô đến địa điểm quan sát. - Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn và gợi ý. - Lắng nghe. - Kể tên và nhận xét đồ dùng trong gia đình. đồ dùng đó. ? Đây là cái gì ? Đồ dùng đó làm bằng gì ? Sử dụng đồ dùng đó để làm gì ? Cần sử dụng ntn để chúng không nhanh bị hỏng. -> Củng cố, giáo dục trẻ. 3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động. - Giới thiệu tên trò chơi: Tung bắt bóng - Nhắc lại cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. -> Cô tổ chức, động viên, khen trẻ kịp thời. 4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích - Giới thiệu các nội dung chơi: xếp hình người trong gia đình bằng hột hạt, que, vẽ hình người thân, .... - Cho trẻ chơi tự do ngoài sân theo nhóm nhỏ. -> Cô bao quát và gợi ý hoạt động. 5. Hoạt động 5: Kết thúc - Nhận xét, rửa chân tay, vào lớp. - Lắng nghe cô nói. - Lắng nghe. - Choi theo yêu cầu. - Chú ý nghe. - Hoạt động tự do. - Vệ sinh tay chân, vào lớp. C. Hoạt động góc: Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng. Góc XD: Xây ngôi nhà của bé. Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình. Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa. E. Hoạt động chiều. * Vệ sinh - Ăn quà chiều. * ÔN TẬP: Trò chuyện về gia đình & những người thân của bé. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết được địa chỉ, nơi ở của gia đình. - Biết trong gia đình có những ai và công việc của những người trong gia đình (Tên, nghề nghiệp, công việc ở nhà, sở thích...). - Giáo dục trẻ yêu quý mội người trong gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ, ... II. Chuẩn bị. - Cô: Tranh, hình ảnh gia đình, que chỉ. III. Tổ chức hoạt động. - Xem và nhận xét tranh, hình ảnh về gia đình. - Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ. - Làm album ảnh để cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình. * Nêu gương - bình cờ. * Vệ sinh - trả trẻ (Cho trẻ chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn). 11 Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày. 1.Tr ẻđến lớp:……………………………………………………………………..…… 2. Hoạt động học:……………...…………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. 3. Các hoạt động khác: …………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… 4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: …………………………………………………………………………………………………. 5. Những điều cần lưu ý: …………………………………………………………………………………………………. Thứ ba, ngày 07 tháng 10 năm 2014. A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS. PTTC : ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP I. Mục đích yêu cầu. - Kiến thức. + Trẻ biết tên bài tập vận động “Đi trong đường hẹp” + Trẻ đi được trong đường hẹp & biết giữ thăng bằng theo hướng dẫn của cô. + Trẻ biết chơi trò chơi “Trời mưa” - Kỹ năng. + Trẻ đi tự nhiên, khi đi không chạm vào vạch, nhanh nhẹn khi tham gia chơi trò chơi. + Rèn luyện kỹ năng khéo léo và định hướng không gian cho trẻ. - Thái độ: Trẻ thích tập thể dục, hứng thú tham gia hoạt động. II.Chuẩn bị. - Đài băng đĩa nhạc có các bài hát “Cả nhà thương nhau”, ''Múa cho mẹ xem'', “Cháu yêu bà” - Hai đường hep có chiều rộng 20 cm, chiều dài từ 3m - 3,5m. - 2 cái ô làm mái nhà, 10 ghế nhựa cho trẻ chơi trò chơi. - Địa điểm: Trong lớp. III. Tiến hành hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Ổn định, giới thiệu bài. - Xúm xít. - Cô giới thiệu đại biểu. - Trẻ chào - Hát tặng đại biểu bài hát: Cháu yêu bà. - Hát to, rõ ràng. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề, dẫn dắt trẻ vào bài. - Trò chuyện cùng cô. 2. Hoạt động 2. Khởi động. - Cho trẻ đi - chạy khởi động các kiểu chân theo đội - Trẻ đi - chạy khởi động nhanh hình vòng tròn. 12 - Chuyển 3 hàng ngang tập BTPTC: 3. Hoạt động 3. Trọng động. * Bài tập phát triển chung. - Tập theo nhạc bài hát: Múa cho mẹ xem. + Tay 2: Hai tay đưa sang ngang – lên cao. + Chân: Đứng dậm chân tại chỗ. + Bụng: Đứng quay sang 2 bên. + Bật: Bật tại chỗ. - Vừa rồi cô thấy các con tập luyện rất tốt, bây giờ các con nhẹ nhàng xếp thành 2 hàng dọc trước vạch kẻ màu đỏ nào. * Vận động cơ bản: “Đi trong đường hẹp”. - Cô giới thiệu tên vận động. - Tập mẫu vận động cho trẻ xem. + Lần 1: không phân tích. + Lần 2: Cô vừa tập vừa phân tích. Từ đầu hàng cô đi đến trước vạch chuẩn ở đầu con đường, khi có hiệu lênh “chuẩn bị” 2 tay cô chống hông, khi có hiệu lệnh “đi” cô bước đi tự nhiên trong đường hẹp, mắt nhìn thẳng về phía trước, đầu không cúi, chân không chạm vào vạch, đi hết đường hẹp, cô đi về cuối hàng đứng. + Lần 3: Mời 1 trẻ lên đi cùng cô. - Trẻ thực hiện: + Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện đến hết lớp. - Khi trẻ thực hiện cô cho trẻ nhận xét xem bạn đi thế nào, đi có bị chạm vào vạch không. + Cho 2 tổ thi đua. - Hỏi lại tên bài tập. * Trò chơi: “Trời mưa” - Giới thiệu tên trò chơi: “Trời mưa”. Cô đã chuẩn bị 2 cái ô làm ngôi nhà, mỗi ngôi nhà cô xếp 5 cái ghế. - Cách chơi: Cả lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô nói trời mưa thì các con phải chạy nhanh về nhà. - Luật chơi: Mỗi bạn phải tìm cho mình 1 cái ghế để ngồi, nếu không tìm được ghế thì sẽ phải nhảy lò cò. Các con đã hiểu rõ cách chơi chưa. - Cho trẻ chơi thử 1 lần. Cô nhận xét, sửa sai. - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ kịp thời. 4. Hoạt động 4. Hồi tĩnh, kết thúc. - Cho trẻ đi quanh lớp 1 - 2 vòng trên nền nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”. 13 nhẹn theo hiệu lệnh của cô. - Xếp 3 hàng ngang. - Trẻ nghe nhạc & tập các động tác cùng cô. - Trẻ chuyển đội hình 2 hàng dọc. - Trẻ chú ý lên cô. - Quan sát cô làm mẫu. - Quan sát & lắng nghe cô tập mẫu. - 1 Trẻ thực hiện cùng cô. - Trẻ thực hiện - Trẻ nhận xét. - Trẻ thi đua 2 tổ. - Trẻ nói tên bài tập - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Một nhóm trẻ lên chơi thử. -Trẻ hứng thú tích cực tham gia. - Trẻ đi nhẹ nhàng, thả lỏng chân tay. - Cô nhận xét giờ học, giáo dục trẻ biết thường - Lắng nghe cô nhận xét. xuyên tập luyện thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, ... - Cất đồ dùng, cho trẻ ra chơi. - Ra chơi. C. Hoạt động ngoài trời. Quan sát có mục đích: Sân chơi của bé. Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ; Lộn cầu vồng. Chơi theo ý thích: Chơi tự do. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ quan sát và kể được một vài đặc điểm của sân chơi lớp mình. - Biết chơi trò chơi, hứng thú khi chơi. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát. - Giáo dục trẻ thêm yêu trường lớp. II. Chuẩn bị. - Địa điểm quan sát. - Một số đồ dùng, đồ chơi. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: - Ổn định, cho trẻ xếp hàng đi ra sân. 2. Hoạt động 2: Quan sát sân chơi của bé. - Giới thiệu nội dung quan sát: Sân chơi. - Cô và trẻ chơi một số trò chơi mà trẻ thích: Gieo hạt, ồ sao bé không lắc. - Cho trẻ quan sát và tiến hành đàm thoại. ? Các con vừa chơi trò chơi gì. ? Chúng mình chơi ở đâu. ? Các con thấy sân trường có đặc điểm gì. ? Trên sân trường có gì. ? Xung quanh sân trường có gì. ? Sân chơi rộng hay hẹp. ? Có bằng phẳng không. ? Các con thường làm gì trên sân. ? Khi chơi trên sân các con cần chú ý điều gì. -> Cô củng cố lại và giáo dục trẻ yêu quý trường lớp và bạn bè, kính trọng cô giáo. 3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động. - Cô giới thiệu tên trò chơi: Ném bóng vào rổ; Lộn cầu vồng. - Hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần. 14 - Xếp hàng ra sân. - Chơi các trò chơi. - Quan sát và nhận xét. - Lắng nghe nhận xét. - Chú ý nghe cô hướng dẫn. - Chơi theo yêu cầu. -> Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ. 4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích - Cô giới thiệu các nội dung chơi. - Chơi tự do với đồ chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. 5. Hoạt động 5: Kết thúc - Nhận xét và cho trẻ vệ sinh cá nhân, ra chơi. - Hoạt động theo ý thích. - Rửa chân tay, ra chơi. D. Hoạt động Góc. Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng. Góc XD: Xây ngôi nhà của bé. Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình. Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình. Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa. E. Hoạt động chiều. * Vệ sinh - Ăn quà chiều. PTTM: TÔ MÀU TRANH NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH BÉ 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết cách cách cầm bút để tô màu tranh vẽ về những người thân trong gia đình của bé. Rèn kỹ năng tô màu và cách chọn màu, trẻ tưởng tượng sáng tạo về cách chọn màu 2. Chuẩn bị : + Đồ dùng : Tranh vẽ về những người thân trong gia đình của bé, sáp màu. + Nội dung : - Nội dung chính : Tô màu những người thân trong gia đình của bé. - Nội dung tích hợp : + GDÂN : Bài hát ": Cả nhà thương nhau." + MTXQ : Trò truyện với trẻ về những người thân trong GĐ của bé. + Phối hợp với phụ huynh : - Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình của bé. 3. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: - Hát động theo bài hát: Cả nhà - Hát múa tập thể. thương nhau. + Trò chuyện với trẻ về chủ đề. + Ai có thể kể về gia đình của mình? Cho trẻ kể về những người thân trong gia đình. Tên, công việc, sở thích… + Các con có yêu trường gia đình của mình không? - Có ạ Để thể hiện lòng yêu quý với gia đình, chúng mình cùng tô màu những bức tranh về những người thân 15 trong gia đình cho thật đẹp nhé! * Hoạt động 2: Các con cùng quan sát cô tô mẫu nào - Quan sát cô tô mẫu (Cô đặt câu hỏi để trẻ nhận xét bức tranh và gợi hỏi ý tưởng của trẻ rồi cho trẻ tô ). - Trẻ thực hiện: (Cô đến từng trẻ hỏi về cách tô - Trẻ thực hiện. sao cho đẹp không bị chờm ra ngoài và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng) * Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm: Trẻ nào vẽ xong trước cô cho lên trưng bày trước. + Cô gợi ý để trẻ nhận xét các bài * Con thích bài nào nhất? * Vì sao con thích? * Bạn tô như thế nào? - Cô nhận xét thêm 1 số bức tranh đẹp khác về - Nhận xét theo câu hỏi gợi ý của cách chon màu và tô màu. Động viên những trẻ tô cô. chưa đẹp cố gắng ở lần sau. * Nêu gương - bình cờ. * Vệ sinh - trả trẻ (Cho trẻ chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn). Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày. 1. Trẻ đến lớp: ............................................................................................................ 2. Hoạt động học: ..................................................................................................................................... 3. Các hoạt động khác: ................................................................................................................................ ..... ..................................................................................................................................... 4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ………………………....................................... 5. Những điều cần lưuý:…………… Thứ tư, ngày 08 tháng 10 năm 2014. A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS PTNT :SO SÁNH CAO HƠN - THẤP HƠN (So sánh chiều cao của 2 đối tượng) I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết nhận biết, so sánh sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng. - Rèn luyện các kỹ năng quan sát, hoạt động với đồ vật. - Phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ. - Trẻ biết hát cùng cô bài: Cháu yêu bà. - Biết đọc cùng cô bài thơ: Thăm nhà bà. 16 - Củng cố nhận biết của trẻ về gia đình & các thành viên trong gia đình của bé. - Biết yêu quý và giữ gìn ngôi nhà của mình. Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. II. Chuẩn bị. - Mỗi trẻ có 3 ngôi nhà bằng đồ chơi trong đó có 2 ngôi nhà cao bằng nhau, ngôi nhà còn lại cao hơn, băng giấy. - Các khối hình học vuông, chữ nhật, tam giác. - Các đồ dùng - đồ chơi có độ cao chênh lệch hoặc bằng nhau xếp bày xung quanh lớp. - Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước hợp lí. - Chiếu ngồi, rổ đựng, ... III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú. - Cô và trẻ hát bài: Cháu yêu bà. - Cho trẻ kể tên, công việc, 1 vài đặc điểm của các thành viên trong nhà của mình. + Mọi người trong gia đình sống ở đâu? - Củng cố, cho trẻ trò chuyện về các kiểu nhà mà trẻ biết. -> Cô củng cố, giới thiệu một vài kiểu nhà cho trẻ biết. ? Để cho ngôi nhà luôn sạch sẽ các con cần làm gì -> Giáo dục: trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho ngôi nhà thân yêu và xung quanh ngôi nhà. 2. Hoạt động 2. Nhận biết, so sánh sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng. * Ôn tập nhận biết sự sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng. - Cô hướng trẻ về đối tượng cần ôn. - Cho trẻ quan sát và nhận xét 2 con búp bê trên sàn nhà. ? Búp bê nào cao hơn, búp bê nào thấp hơn. - Cho trẻ nhận xét 2 cái giường đồ chơi ? Cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn. - Cho trẻ nhận xét 2 cái ghế. ? Cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn. => Cô gợi ý trẻ nhận xét một số đồ dùng khác và củng cố lại. * So sánh chiều cao của 2 đối tượng. - Cho trẻ lấy rổ đồ chơi đặt ra trước mặt ? Trong rổ của con có những gì. ? Có tất cả mấy ngôi nhà. ? Đó là những kiểu nhà gì. 17 Hoạt động của trẻ - Hát cùng cô - Kể tên và đặc điểm của mọi người trong gia đình mình. - Sống trong ngôi nhà. - Nhận xét về vài kiểu nhà khác. - Chú ý quan sát. - Trả lời. - Chú ý nghe. - Quan sát và nhận xét. - Chú ý nghe. - Lấy đồ dùng và nhận xét. -> Củng cố. - Cho trẻ lấy 2 ngôi nhà cao bằng nhau ra đặt cạnh nhau - Cô xếp mẫu để trẻ làm theo. - Gợi ý trẻ quan sát và so sánh 2 ngôi nhà. ? Kiểu nhà gì? Màu sắc thế nào. ? Độ cao của 2 ngôi nhà này thế nào. ? Vì sao con biết. - Cho trẻ dùng băng giấy đặt ngang trên nóc 2 ngôi nhà và nhận xét độ chênh lệch của băng giấy. => Cô củng cô kết quả phép so sánh & cho trẻ nhắc lại. - Cất một ngôi nhà và lấy ngôi nhà còn lại trong rổ ra đặt cạnh nhau. ? Ngôi nhà nào cao hơn? Vì sao con biết. ? Ngôi nhà nào thấp hơn? Vì sao. - Cô và trẻ cùng đặt băng giấy lên nóc 2 ngôi nhà. Nhận xét độ chênh lệch 2 đầu băng giấy. => Đưa ra kết luận về chiều cao của hai ngôi nhà. - Tương tự cho trẻ quan sát 2 - 3 nhóm đồ vật khác và so sánh chiều cao của chúng với nhau. * Trò chơi luyện tập: - Cho trẻ tìm các nhóm đồ dùng có số lượng 2 đặt xung quanh lớp. So sánh chiều cao của 2 đồ vật đó. - Cho trẻ xếp hình các ngôi nhà cao - thấp. -> Cô gợi ý, hướng dẫn và nhận xét kết quả thực hiện. 3. Hoạt động 3. Kết thúc. - Nhận xét giờ học, cho trẻ cất đồ dùng. - Cho trẻ đọc bài thơ: Thăm nhà bà và ra chơi. - Thực hiện yêu cầu. - Nhận xét. - Nghe cô nhận xét & nhắc lại kết quả. - Thực hiện yêu cầu. - Quan sát và thử ngiệm. - Đặt bang giấy để đo & đưa ra nhận xét. - Quan sát các cặp đồ vật & so sánh chiều cao của chúng. - Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn. - Xếp hình theo yêu cầu của cô. - Chú ý nghe. - Nghe nhận xét và cất đồ dùng. - Đọc thơ, ra chơi nhẹ nhàng. C. Hoạt động ngoài trời. Quan sát có mục đích: Một gia đình ở gần trường. Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ. Chơi theo ý thích: Chơi tự do. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết vị trí của gia đình đó, biết một vài đặc điểm của gia đình đó và những đồ dùng trong gia đình. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ,phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ của trẻ. - Trẻ yêu quý gia đình và biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. II. Chuẩn bị. - Liên hệ mượn địa điểm quan sát. 18 - Bóng nhựa, trang phục cô và trẻ gọn gàng. - Hột hạt, rổ đựng, phấn, que, ... III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Ổn định - Cho trẻ đến địa điểm quan sát, trẻ đứng xung quanh cô giữ trật tự. ? Chúng mình có biết đây là nhà ai không. -> Củng cố và giới thiệu nội dung quan sát. 2. Hoạt động 2: Quan sát - Cho trẻ quan sát và gợi ý trẻ nhận xét: ? Đây là ngôi nhà của gia đình ai ? Nhà nằm gần trường học nào. ? Nhà to hay nhỏ? Nhà mấy tầng. ? Nhà có đặc điểm gì? ( mái, tường, nền nhà, ...) -> Cô củng cố các đặc điểm của ngôi nhà. ? Nhà có tác dụng gì. - Ngôi nhà là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình sau một ngày lao động vất vả. Trong nhà cần có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Chúng mình cùng đi vào trong tìm hiểu nhé. - Gợi ý trẻ kể tên các đồ dùng ở phòng khách của gia đình đó và nêu lên đặc điểm, chất liệu, công dụng. ? Đây là cái gì ? Đồ dùng đó làm bằng gì ? Sử dụng đồ dùng đó để làm gì ? Cần sử dụng ntn để chúng không nhanh bị hỏng. ? Ngoài các đồ dùng phóng khách còn treo gì. - Cho trẻ quan sát và nhận xét những người trong ảnh. ? Các con đoán xem trong ảnh có những ai. ? Vì sao con biết. ? Kiểu tóc, trang phục của người đó ra sao. -> Củng cố, giáo dục trẻ. 3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động. - Giới thiệu tên trò chơi: Ném bóng vào rổ. - Nhắc lại cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. -> Cô tổ chức, động viên, khen trẻ kịp thời. - Kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi. 19 Hoạt động của trẻ - Cùng cô đến địa điểm quan sát. - Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn và gợi ý. - Lắng nghe. - Kể tên và nhận xét đồ dùng trong gia đình. - Nhận xét theo câu hỏi gợi ý của cô. - Quan sát, gọi tên các thành viên trong gia đình. - Lắng nghe cô nói. - Lắng nghe cô giới thiệu. - Chú ý nghe cô phổ biến. - Chơi theo yêu cầu & hướng dẫn của cô. 4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích - Giới thiệu các nội dung chơi: xếp hình người trong gia đình bằng hột hạt, que, vẽ hình người thân, .... - Cho trẻ chơi tự do ngoài sân theo nhóm nhỏ. -> Cô bao quát và gợi ý hoạt động. 5. Hoạt động 5: Kết thúc - Nhận xét giờ hoạt động. - Cho trẻ rửa chân tay, vào lớp. - Quan sát & lắng nghe cô hướng dẫn. - Hoạt động tự do. - Lắng nghe cô nhận xét. - Vệ sinh tay chân, vào lớp D. Hoạt động Góc. Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng. Góc XD: Xây ngôi nhà của bé. Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình. Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa. E. Hoạt động chiều. * Vệ sinh - Ăn quà chiều. * ÔN TẬP: So sánh cao hơn - thấp hơn (So sánh chiều cao 2 đối tượng) -> Cô gợi ý, hướng dẫn thực hiện. - Ôn tập với vở: Bé làm quen với toán. * Nêu gương - bình cờ. * Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn). Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày. 1. Trẻ đến lớp:............................................................................................................. 2. Hoạt động học : ................................................................................................................................. .... 3. Các hoạt động khác:................................................................................................ ..................................................................................................................................... 4. Những trẻ có biểu hiện đặcbiệt:............................................................................... Thứ năm, ngày 09 tháng 10 năm 2014. A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS. PTNN : MẸ VÀ CÔ I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả. Hiểu được nội dung bài thơ. - Trẻ thuộc thơ và biết đọc diễn cảm. - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, phát triển ngôn ngữ. - Củng cố nhận biết của trẻ về những người trong gia đình. - Ôn luyện kỹ năng tô màu. - Củng cố kỹ năng đếm trong phạm vi 3. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan