Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Giáo án buoi 2 lớp 5 tuần 1- 9x...

Tài liệu Giáo án buoi 2 lớp 5 tuần 1- 9x

.DOC
170
303
94

Mô tả:

Giáo án buoi 2 lớp 5 tuần 1 - 9
TUẦN 1 Thứ hai ngày tháng năm Tiết 1: ĐẠO ĐỨC EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 I - MỤC TIÊU Sau khi học bài này HS biết: - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5.Có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các bài hát về chủ đề Trường em. - Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên. - Giấy trắng, bút màu. - Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: HoàngVân Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận * Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5. * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: - Tranh vẽ gì? - Em nghĩ gì khi xem tranh, ảnh trên? - HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác? - Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 2. HS thảo luận cả lớp 3. GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5.Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối khác học tập. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK. * Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5. * Cách tiến hành 1. GV nêu yêu cầu bài tập 1. 2. HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi 3. Một vài HS trình bày trước lớp. 4. GV kết luận: Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. Bây gìơ chúng ta hãy tự liên hệ xem đã làm được những gì: những gì còn cần cố gắng hơn. Hoạt động 3: Tự liên hệ (bài tập 2 SGK) * Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. * Cách tiến hành 1. GV nêu yêu cầu tự liên hệ. 2. HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. 3. Thảo luận theo nhóm đôi 4. GV mời một số HS tự liên hệ trước lớp. 5. GV kết luận: Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5. Hoạt động 4: Chơi trò chơi Phóng viên * Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học * Cách tiến hành 1. HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên (Báo Thiếu Niên Tiền Phong hoặc Đài truyền hình Viêt Nam) để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ: - Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì? - Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5? - Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên - Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứngđáng là HS lớp 5. -Hãy nêu những điểm bạn thấy mình phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5. - Bạn hãy hát một bài hoặc đọc một bài thơ về chủ để Trường em. 2. GV nhận xét và kết luận 3. HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. Hoạt động tiếp nối 1. Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: - Mục tiêu phấn đấu; - Những thuận lợi đã có; - Những khó khăn có thể gặp; - Biện pháp khắc phục những khó khăn; - Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn. 2. Sưu tầm các bài thơ, bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em. 3. Vẽ tranh về chủ đề Trường em Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. I M ỤC TI ÊU -HS biết và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học. -HS hiểu ý nghĩa, nội dung 10 biển báo hiệu GT mới. -.Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT. -Mô tả được các biển báo đó băng lời nói hoặc bàng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nộidung của các biển báo hiệu GT. -Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường. -Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .Phiếu học tập. .Các biển báo. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên 1-Ổn định tổ chức 2- Bài mới Giới thiệu Hoạt động 1 : Trò chơi phóng viên. Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo -1HS làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời. -Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì? -Những biển báo đó được đặt ở đâu? -Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không? -Họ có thấy các biển báo đó có ích gì không? .Hoạt động 2. Ôn lại các biển báo đã học: -Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc. -Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. GV kết luận. Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiêu -Cho HS quan sát các loại biển báo. -Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó. -Biển báo cấm. -Biển báo nguy hiểm. -Biển báo chỉ dẫn. GV kết luận 3.Củng cố dặn dò : chuẩn bị bài Kĩ năng đi xe đạp an toàn. Hoạt động của học sinh HS trả lời. -Thảo luận nhóm. -Phát biểu trước lớp. .Thảo luận nhóm 4 . .Tìm và phân loại biển báo, mô tả.... .Phát biểu trước lớp. .Lớp góp ý, bổ sung. Tiết 4: HDHToán ÔN LUYỆN I .M ỤC TI ÊU - Ôn tập phân số, các tính chất cơ bản của phân số - Quy đồng, rút gọn phân số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở luyện tập toán 5 tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra VBT 2. Bài mới - Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1(4) Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu làm bài cá nhân - 1 HS đọc kết quả bài làm của mình. Cả lớp nhận xét Bài 2 (5) -Yêu cầu HS đọc đề bài Gọi 2 HS lên bảng làm bài GV nhận xét Bài 3 (5) Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả Gv kết luận Bài 4 (5) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gv nhận xét, kết luận Bài 5: Rút gọn phân số - Gv gợi ý cách làm - Gọi 2 hS lên bảng làm bài - GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS Hoạt động của học sinh -1 HS đọc đề bài - Cả lớp làm bài vào vở - 1 Hs đọc -1Hs đọc - 2 HS lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở - 2 Hs cùng bàn trao đổi nhóm đôi - Đai diện nhóm báo cáo kết quả - 2 HS lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài Thứ ba ngày tháng năm Tiết 1 : HDH Tiếng việt ÔN LUYỆN I MỤC TIÊU - Đọc- hiểu và trả lời các câu hỏi bài Tổ quốc em - Luyện tập về từ đồng nghĩa, từ láy - Giáo dục HS lòng yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở luyện tập Tiếng việt 5 tập 1 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - 2HS trả lời và cho ví dụ -Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ - GV nhận xét, biểu dương khuyến khích học sinh 2. Bài mới Hoạt động 1: Đọc - hiểu(6) -Yêu cầu HS đọc bài Tổ quốc em - GV lần lượt nêu các câu hỏi cuối bài GVkết luận đáp án đúng :1-c; 2-c; 3b;4-c; 5-c Hoạt động 2: Luyện từ và câu Bài 1(7) - Yêu cầu HS đọc đầu bài - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét Bài 2(8) - Cả lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài Bài 3(8) - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài - GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Thế nào là từ đồng nghĩa? - Dặn dò HS về nhà làm BT4(8) - 3 HS đọc bài - HS trả lời các câu hỏi - HS làm bài vào vở - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả Cả lớp làm bài vào vở. - HS làm bài vào VBT - HS nêu Tiết 3: Lịch sử “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH” I. MỤC TIÊU: HS biết: - Thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp. + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1858). + Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến. + Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp. - Biết các đường phố, trường học, …. ở địa phương mang tên Trương Định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bản đồ hành chính Việt Nam. -Phiếu học tập của HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu bài học 2. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: (làm việc cả lớp với bản đồ) - HS lên chỉ địa danh Đà Nẵng, - Treo bản đồ 3 tỉnh miên Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ. Hoạt động 2: (nhóm đôi) Giao nhiệm vụ: - Các nhóm thảo luận cả 3 ý, +Khi nhận được lệnh của triều đình có mỗi nhóm trình bày 1 ý. điều gì làm Trương Định lo nghĩ? - Các nhóm khác nhận xét, bổ +Trước những băn khoăn và lo nghĩ đó, sung. nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? +Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? - Kết luận: +Giữa lệnh vua: về triều đình nhận chức và lòng dân: ông ở lại để lãnh đạo nhân dân đánh giặc, ông chưa biết hành động thế nào cho phải lẽ. +Nghĩa quân và nhân dân suy tôn ông làm “Bình Tây Đại nguyên soái” +Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân đánh giặc. Hoạt động 3: Liên hệ - Em có suy nghĩ gì về việc Trương Định không tuân lệnh triều đình? -Em biết gì thêm về Trương Định? -Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định? 3.Củng cố, dặn dò: -Em biết gì về Trương Định? -Chuẩn bị bài mới - HS liên hệ bản thân và cho ý kiến, HS khác bổ sung. Tiết 1: HDH Toán ÔN LUYỆN I MỤC TIÊU - Ôn tập tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số - Giải các bài toán có liên quan II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở luyện tập toán 5 tập 1 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ -Nêu các cách so sánh phân số - GV nhận xét. 2. Bài mới - Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1(6): Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu làm bài cá nhân - 1 HS đọc kết quả bài làm của mình. Cả lớp nhận xét Bài 2 VBT- 6 -Yêu cầu HS đọc đề bài -Gọi 3 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét Bài 3(6) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả - Gv kết luận Bài 4(6) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gv nhận xét, kết luận Bài 5: - Gv gợi ý cách làm - Gọi 1 hS lên bảng làm bài - GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Nêu các tính chất cơ bản của phân số - Dặn dò HS Hoạt động của học sinh - HS nêu -1 HS đọc đề bài - Cả lớp làm bài vào vở - 1 Hs đọc -1Hs đọc - 3 HS lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở 2 HS cùng bàn trao đổi nhóm đôi Đai diện nhóm báo cáo kết quả 2 HS lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở -1 HS lên bảng làm bài Cả lớp làm bài vào vở - HS nêu Tiết 2: HDH Tiếng việt CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH. I. MỤC TIÊU: - Học sinh nắm dược cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần. - Phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung, phấn màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. - GV cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ SGK (12) - GV nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh. Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Tiếng việt 5 tập I (10) - Cho một học sinh đọc to bài văn. - Cho cả lớp đọc thầm bài văn - Đọc thầm phần giải nghĩa từ khó : * Lụi: cây cùng loại với cây rau, cao 1-2m, lá xẻ hình quạt, thân nhỏ, thẳng và rắn, dùng làm gậy. * Kéo đá: dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa. - Cho HS đọc thầm và tự xác định mở bài, thân bài, kết luận. - Cho HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. - HS nhắc lại. Hoạt động của học sinh - HS thực hiện. - Học sinh đọc to bài văn. - Cả lớp đọc thầm bài văn - HS đọc thầm và tự xác định mở bài, thân bài, kết luân. - HS phát biểu ý kiến: - Bài gồm có 3 phần: * Từ đầu đến… khác nhau: Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng. * Tiếp theo đến…lạ lùng. Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật. * Đoạn còn lại. Tả thời tiết, con người. Vậy: Một bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: a) Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. b) Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. c) Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. 3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - HS về nhà ôn bài. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ tư ngày tháng năm Tiết 3: Địa lí VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam: + Trên bán đảo đông dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo. + Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam – Pu – Chia. - Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330 000 km 2 . - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lý Việt Nam,quả Địa cầu - Tấm bìa ghi chữ Côn Đảo, Phú Quốc, hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào.... III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở. B. Bài mới: 1.Giới thiệu: Đọc bài thơ Việt Nam của Lê Anh Xuân 2. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Vị trí địa lý và giới hạn (cả lớp) - Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào? - Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ? - Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? - Biển bao bọc phía nào của phần đất liền nước ta? Tên biển là gì? Hoạt động của học sinh - HS quan sát hình 1 trong SGK - Đất liền, biển, đảo, quần đảo, vùng trời. - HS lên bảng chỉ lược đồ vừa trình bày. + Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia + Đông, nam, tây nam. Tên biển Đông. + Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, - Kể tên một số đảo ,quần đảo ở nước ta? Côn Đảo, Phú Quốc,..quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. - Lên chỉ trên quả địa cầu - Vị trí nườc ta trên quả địa cầu? - Giao lưu bằng đường bộ - Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việt giao ,đường biển và đường hàng lưu các nước khác? không. Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích (nhóm2) Nội dung thảo luận: - Thảo luận và trình bày. - Hẹp ngang, chạy dài và có bờ - Phần đất liền nước ta có đặc diểm gì? biển cong như hình chữ S. - 1650 km. - Từ bắc vào nam theo đường thẳng, phần đất liền dài bao nhiêu km? - Chưa đầy 50 km. - Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? - Khoảng 330.000 km 2 . - Diện tích lãnh thổ nước ta bao nhiêu? -Nhỏ. -So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu? 3. Củng cố, dặn dò: -Trò chơi “Tiếp sức”: HS lên gắn các tấm bìa có ghi tên nước vào lược đồ trống. -GV tuyên dương khen thưởng.Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4 : HDH Tiếng việt ÔN LUYỆN I MỤC TIÊU - Ôn luyện về cấu tạo bài văn tả cảnh. - Phân tích cấu tạo bài văn Cây đa làng - Biết lập dàn ý bài văntả cảnh quen thuộc nơi em ở. - Giáo dục HS lòng yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở luyện tập Tiếng việt 5 tập 1 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ Gọi 2HS lên bảng chữa bài 4(8) - GV nhận xét. 2. Bài mới Bài 1(9) - Yêu cầu HS đọc bài Cây đa làng - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài - GV nhận xét. Bài 2(10) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. GV đi giúp đỡ những HS còn lúng túng - GV chữa bài - GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Hãy nêu cấu tạo bài văn tả cảnh? - Dặn dò HS Hoạt động của học sinh - 2HS lên bảng làm bài. - 3 HS đọc bài - HS trả lời các câu hỏi vào VBT - HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài vào vở. - HS đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS nêu Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016 Tiết 1: Kĩ thuật ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( tiết 1 ) I.MỤC TIÊU : HS cần phải : -Biết đính khuy 2 lỗ . -Đính được khuy 2 lỗ đúng qui trình, đúng kĩ thuật. -Rèn luyện tính cẩn thận . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Mẫu đính khuy 2 lỗ . -1 số khuy, 1 mảnh vải, chỉ, kim, phấn thước. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài HS lắng nghe và ghi đầu bài 2/ HĐ 1 : Quan sát, nhận xét mẫu . -Qs 1 số mẫu khuy 2 lỗ và hình 1a ( SGK), -Y/c HS quan sát rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 2 lỗ . -Qs mẫu và hình 1b ( sgk) nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy. -Giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ, y/c quan sát Kết luận : Khuy còn gọi là cúc hoặc nút được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau .Khuy được dính trên nẹp áo . 3/ HĐ 2 : H/dẫn thao tác kĩ thuật -Y/c HS đọc mục II -Yêu cầu HS đọc mục I và nêu cách vạch dấu -H/dẫn cách đính khuy GV hướng dẫn cách đính khuy Lắng nghe -Đọc nd mục II ( sgk ) nêu tên các bước trong qui trình đính khuy ( vạch dấu , đính khuy vào các điểm vạch dấu.) -Đọc nd mục I, qs hình 2 ( sgk) nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ. -Vài HS nêu. -Đọc mục 2b và qs hình 4 ( sgk ) nêu cách đính khuy. -2 HS lên bảng thực hiện . -Qs hình 5, 6 ( sgk )nêu cách quấn chỉ kết thúc đính khuy. -2 HS nhắc lại thao tác đính khuy . -Thực hành gấp nẹp, khâu lượt nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. 3/ Củng cố, dặn dò : -Chuẩn bị tiết sau thực hành. Tiết 4: HĐNGLL LỄ KHAI GIẢNG I MỤC TIÊU - HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng. - Tạo không khí phấn khởi, hào hứng tự hào, trong ngày khai giảng. - HS biết yêu trường, yêu lớp. II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG -Tổ chức theo quy mô lớp III. CÁCH TIẾN HÀNH 1. Chuẩn bị - Nhà trường, đại diện cha mẹ HS họp thống nhất kế hoạch . - Trang hoàng địa điểm. 2. Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Đội nghi thức rước quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ Đội lên lễ đài. tiếp sau -Học sinh quan sát và thực hiện là HS các lớp. - Các HS lớp 1 tay cầm hoa được các HS lớp 5 dắt tay đưa vào vị trí ngồi ở trung tâm. - Đại diện Ban tổ chức tuyên bố lí do, giới thiệu các đại biểu. - Chào cờ. - Hiệu trưởng đọc bản báo cáo tổng -Học sinh lắng nghe kết năm học trước. - Đại diện chính quyền lên đọc thư của chủ tịc nước. - Đại diện giáo viên lên phát biểu cảm tưởng - Đại diện HS lên đọc lời hứa danh dự của HS trước các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các vị đại biểu. - Đại diện HS lên đọc lời hứa danh dự của HS trước các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các vị đại biểu - Hiệu trưởng lên tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh hồi trống khai giảng năm học mới. - Bế mạc khai giảng. HS xếp hàng lớp theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ - Bế mạc khai giảng. HS xếp hàng lớp theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. -HS xếp hàng lớp theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan