Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 (cả năm)...

Tài liệu Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 (cả năm)

.DOC
105
1942
54

Mô tả:

Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ Buổi 5: ÔN TẬP TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (VẺ ĐẸP CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm văn xuôi trung đại: Những đặc điểm nổi bật của thể loại này nhằm phân biệt với văn xuôi hiện đại. - Nắm được vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung đại được thể hiện qua mỗi tác giả, tác phẩm đã học. - Biết cảm nhận , phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại. - Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm. II. CHUẨN BI: G: Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập. H: - Đọc lại các tác phẩm văn xuôi Trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9. - Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1Kiểm tra: - Hãy kể tên các tác phẩm văn xuôi trung đại mà em đã được học trong chương trình? Cho biết trong các tác phẩm ấy em thích nhất tác phẩm nào? Tại sao? 2. Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn, bộ phân văn học trung đại chiếm một số lượng không nhiều, nhưng các truyện văn xuôi trung đại là những câu chuyện có những vẻ đẹp riêng. Vậy vẻ đẹpcủa những tác phẩm này ở những điểm nào? Cách hiểu và phân tích những tác phẩm này như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRO G: Giới thiệu nội dung chuyên đề. ?: Em hiểu thế nào về khái niệm văn xuôi trung đại? H: Trao đổi, thống nhất. ?: Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã được học những tác phẩm văn xuôi trung đại nào? H: Phát biểu cá NỘI DUNG CẦN ĐẠT - I. Khái niệm văn xuôi trung đại: - Văn xuôi trung đại là những tác phẩm văn xuôi ra đời từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, hết thế kỉ XIX - Là những tác phẩm văn xuôi ra đời và phát triển trong môi tường xã hội phong kiến trung đại qua nhiều giai đoạn. - Văn xuôi ở thời kì trung đại có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan điểm thẩm mĩ, về ngôn ngữ. - Văn xuôi trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kết tinh được thành tựu ở những tác giả lớn, những tác phẩm xuất sắc cả về chữ Hán và chữ Nôm.( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Ngô Gia Văn Phái...) II. Những tác giả, tác phẩm văn xuôi trung đại đã học trong chương trình ngữ văn THCS: - Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn - Hịch tướng si – Trần Quốc Tuấn. - Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi. - Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ - Hoàng Lê Nhất thống chí – Ngô gia Văn Phái. - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ. 1 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ nhân. III. Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi trung đại qua một số tác phẩm cụ thể: 1. “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: * Nội dung: - Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi ?: Giới thiệu tác phẩm của Tuyền kì mạn lục. những nét chính về - Qua câu chuyện về cuộc sống và cái chết thương tâm của Vũ vẻ đẹp nội dung và Nương Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm nghệ thuật của thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt “Chuyên người nam dưới chế độ phong kiến; đồng thời khẳng định vẻ đẹp con gái Nam truyền thống của họ. xương”? - Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến H: Trao đôi, bổ tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể sung hiện sự cảm nhận sâu sắc với khát vọng cũng như bi kịch của G; Chốt người phụ nữ trong xã hội xưa. - Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm , day dứt trước sự mỏng manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. * Nghệ thuật: - Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, tự sự kết hợp với trữ tình. - Tác phẩm cho thấy nghệ thuật XD tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực - ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. - Yếu tố kì ảo, có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật VN: + Nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, với chồng con, với quê nhà... + Khao khát được phục hồi danh dự ( dù không còn là con ?: Phân tích ý người của trần gian) nghĩa của yếu tố kì + Những yếu tố kì ảo đã tạo nên một kết thúc có hậu cho ảo trong chuyện truyện, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lec công NCGNX ? bằng( Người tốt dù bị oan khuất cuối cùng đã được đèn trả H: Thảo luận, trao xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng) đổi, dại diện phát + Tuy vậy kết thúc có hậu ấy cũng không làm giảm đi tính biểu. bi kịch của câu chuyện: Nàng chỉ trở về trong chốc lát, thấp thoáng, lúc ẩn, lúc hiện giữa dòng sông rồi biến mất không phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi, mà điều chủ yếu là ở nàng chẳng còn gì để về, đàn giải oan chỉ là một chút an ủi với người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xư, nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được. + VN không quay trở về, biểu hiện thái độ phủ định , tố cáo xã hội PK bất công đương thời không có chỗ dung thân cho người phụ nữ Khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thương của người phụ nữ trong chế độ PK. + Kết thúc truyện như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với T. Sinh. VN không trở cề TS càng phải cắn dứt, ân hận vì lỗi lầm của mình. 2 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) ?: Vẻ đẹp về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? So sánh với thể truyện? H: Bàn bạc, thống nhất, trả lời. ?: Đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? H: Trao đổi, thống nhất. ?: Khi phân tích một tác phẩm truyên trung đại cần chú ý điểm gì? Trường THCS Sơn Thọ 2. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ. * Nội dung: - Tái hiện cuộc sống xa hoa bề ngoài và sự mục ruỗng của kỉ cương phép nước mục ruỗng của kỉ cương phép nước thời chúa Trịnh: + Chúa Trịnh Sâm ham mê tuần du triền miên, hết ngự li cung... + Biết ý chúa thích chơi “ Trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, và chậu hoa cây cảnh ở chôn dân gian”, bọn hoạn quan thừa gió bẻ măng gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho dân. - Tỏ thái độ phê phán đối với thói hư tật xấu của vương triều trước, đồng thời nhắc nhở cảnh tỉnh với triều đại đương thời. * Nghệ thuật: - Bài văn được ghi chép theo thể tùy bút: + Ghi chép người thực việc thực một cách chân thực, sinh động, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống. + Nhà văn ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần theo hệ thống, cấu trúc nào cả, nhưng vẫn nhất quán theo cảm hứng chủ đạo, giàu chất trữ tình. ( Truyện thuộc loại văn tự sự, có cốt truyện, hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm các sự kiện, các sung đột, chi tiết miêu tả nội tâm, ngoại hình, khắc họa tính cách nhân vật). 3.“Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi thứ mười bốn của Ngô Gia Văn Phái. * Nội dung: - Kể lại chiến công oanh liệt, sức mạnh và tài năng quân sự của quang Trung tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh. - Khắc họa chân thực sự hèn nhát, bất lực của quận Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. * Nghệ thuật: - Nghệ thuật tương phản khắc họa rõ nét , sắc sảo tính cách nhân vật  Người đọc thấy được tính khách quan, tinh thần dân tộc và thái độ phê phán của tác giả. IV. Cách phân tích một tác phẩm truyện trung đại: - Khi phân tích một tác phẩm truyện cần chú ý về nhân vật, về chủ đề, về giá trị nội dung, hay giá trị nghệ thuật của truyện. - Cần biết đưa ra những nhận xét đánh giá một cách rõ ràng, có luận cứ và lập luận thuyết phục. - Trong quá trình phân tích cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của mình về tác phẩm . - Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần đảm bảo các ý sau: a) Mở bài: + Giới thiệu tác phẩm ( Đôi nét về tác giả, tác phẩm, ...) + Đánh giá sơ bộ về tác phẩm. b) Thân bài: - Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. ( có luận cứ luận chứng cho từng luận điểm) 3 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) G: Hướng dẫn H luyện tập. H: Viết từng đoạn văn phần TB. Trường THCS Sơn Thọ c) Kết bài: Tổng kết nhận định, đánh giá chung về tác phẩm, khẳng định ý nghĩa của truyện đối với đời sống. V. Luyện tập: BT1: Em hãy phân tích “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này. *Dàn ý: a) MB: giới thiệu tác giả và tác phẩm. VD: + “CNCGNX” là truyện ngắn hay trong “Truyện truyền kì mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở Việt Nam TKXVI. + Truyện được Nguyễn Dữ trên cơ sở một truyện DGVN có truyện và nhân vật gắn với một không gian, một chứng tích cụ thể để phản ánh một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời, đó là thân phận con người nói chung, người phụ nữ trong XHPK. b) TB: * Giá trị tố cáo xã hội của truyện thể hiện qua : - Cuộc đời bất hạnh của nhân vật VN - Những nguyên nhân xã hooijtaoj nên nỗi bất hạnh đó. *Giá trị nhân đạo: - Đề cao phẩm giá, ca ngợi tài đức và những tình cảm cao đẹp của VN. - Xót xa trước bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc. c) KB: - Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện. - Ý nghĩa của truyện đối với đời sống.  Hướng dẫn học ở nhà - Ôn tập kĩ. - Viết thành bài văn hoàn chỉnh. Buổi 2 Duyệt ngày : TỪ HÁN – VIỆT: VAI TRO, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH Ngày lập kế hoạch: Ngày thực hiện : I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nắm được khái niệm từ Hán – Việt, phân biệt với các từ mượn. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán – Việt. 4 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ - Thấy được những lỗi cần tránh trong việc sử dụng từ Hán – Việt: Nguyên nhân, hậu quả. - Có kĩ năng sử dụng đúng từ Hán – Việt và kĩ năng phát hiện sửa lỗi loại từ này. II.CHUẨN BI: G: Soạn bài chuẩn bị hệ thống bài tập. H: Ôn kĩ phần kiến thức đã học về từ Hán – Việt. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới: HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm từ hán Việt , phân biệt với các từ mượn khác. ?1: Thế nào là tư Hán Việt? Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn của các nước khác? H: Trả lời cá nhân G: Chốt. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa, vai trò, giá trị của sử dụng từ H-V. ?2: Muốn hiểu được nội dung của từ Hán Việt thì làm thế nào? Ý nghĩa của tư H-V? H: Trao đổi, thảo luận I.Khái niệm từ Hán Việt: - Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt. - Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt. - Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga...), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó. VD: - Thảo mộc : cây cỏ ( từ H-V) - Sôcôla( bột ca cao đã được chế biến có vị ngọt và béo), roocket( tên lửa) ... II. Nội dung, ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán – Việt: - Để hiểu được nội dung của từ ghép Hán Việt, cần hiểu được ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt - Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần việt và Hán Việt có có nghĩa tường đương nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa về sắc thái ý nghĩa về màu sắc biểu cảm, phong cách. VD: quốc gia = nước nhà, giang sơn = sông núi, vãng lai = qua lại, thổ huyết = hộc máu... - Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình. VD: Thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu... - Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hòa, khiếm nhã...) VD: Phu nhân = vợ, hi sinh = chết... - Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng... 5 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) HĐ3: Hướng dẫn sử dụng từ Hán Việt. ?3: Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý điều gì? H: Thảo luận, trao đổi. HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập H: Đọc bài tập Trao đổi, trả lời. Trường THCS Sơn Thọ VD: huynh đệ = anh em, bằng hữu = bạn bè, thiên thu = mãi mãi, khẩu phật tâm xà = miệng nam mô bụng bồ dao găm... - Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đồng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừ tường, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để: + Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc. VD; Nói : Hội phụ nữ( không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc( không nói hội trẻ em cứu nước)... + Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ. VD: Nói: Đại tiện, tiểu tiện, hậu môn ... để tránh thô tục, khiếm nhã. + Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa VD: Dùng các từ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã...trong các truyền thuyết, truyện cổ tích. III. Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý: - Nói viết đúng các từ gần âm Từ Hán Việt với từ thuần Việt. VD: Tham quan thì nói( viết thành thăm quan) , vong gia thì nói ( viết thành phong gia)... - Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt . VD: từ yếu điểm, biển thủ là từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển trong tiếng Việt - Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: lựa chọn từ để phù hợp với thái độ của mình với người nói, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( VD: Xơi – ăn, cầm đầu – thủ lình, đề nghị – xin phiền...) - Không lạm dung từ Hán Việt, nhưng nếu sử dụng đúng từ Hán Việt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huống giao tiếp sẽ mang lại giá trị nghệ thuật. VD: Sau ngôi đền có nhiều dị vật ( sâu ngôi đền có nhiều vật lạ) IV.Luyện tập: Em có nhận xét gì về cách dùng từ, ngắt nhịp trong đoạn thơ trích trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du dưới đây: Quân trung / gươm lớn / giáo dài, Vệ trong thị lập / cơ ngoài song phi. Sẵn sàng tề chỉnh / uy nghi, Vác đòng chật đất / tinh kì rợp sân. Trướng hùm / mở giữa trung quân, Từ công sánh với / phu nhân cùng ngồi. * Gợi ý: - Đoạn văn dùng nhiều từ Hán Việt. 6 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ - Cách ngắt nhịp. Hướng dẫn học ở nhà : -Ôn kĩ về từ Hán Việt. BUỔI 3: TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ TIẾNG VIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO Duyệt ngày : Ngày lập kế hoạch: Ngày thực hiện : A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức - Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy). 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập B. CHUẨN BI CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau: Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao. * Tổ chức dạy học bài mới - GV: Từ đơn là gì? Lấy ví dụ? - HS nêu, lấy VD. - GV: Từ phức là gì? Lấy ví dụ? - HS nêu, lấy VD. - GV: Từ phức được chia thành những kiểu phức nào? - HS trả lời. - GV: Có những kiểu ghép nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp? - HS nêu, lấy VD. I Từ phân theo cấu tạo 1. Từ đơn và từ phức. A- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. VD: bố, mẹ, xanh,... B- Từ phức là từ gồm có hai tiếng hay nhiều tiếng. VD: bà ngoại, sách vở, sạch sẽ,... Từ phức gồm: + Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. VD: sách vở, ... + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đo đỏ, ... 2. Từ ghép: a. Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ. 7 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ VD: bàn ghế, sách vở, tàu xe,... b. Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ. VD: bà + ....(bà nội, bà ngoại, bà thím, bà mợ,...) 3. Từ láy: - GV: Có những kiểu láy nào ? Lấy VD a. Láy toàn bộ: cụ thể từng trường hợp? Láy toàn bộ là cách láy lại toàn bộ cả - HS nêu, lấy VD. âm, vần giữa các tiếng. VD: xinh xinh, rầm rầm, ào ào,... Lưu ý: Tuy nhiên để dễ đọc và thể hiện một số sắc thái biểu đạt nên một số từ láy toàn bộ có hiện tượng biến đổi âm điệu. VD: đo đỏ, tim tím, trăng trắng,... b. Láy bộ phận: Láy bộ phận là cách láy lại bộ phận nào đó giữa các tiếng về âm hoặc vần. + Về âm: rì rầm, thì thào, ... + về vần: lao xao, lích rích,... Bài tập 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về cấu tạo từ tiếng Việt: CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT Bài tập 2: Cho các từ láy sau: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, thuồng luồng, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, bìm bịp, ù ù, lí nhí, xôn xao, chuồn chuồn. a. Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả? Vì sao? b. Phân biệt sự khác nhau giữa hai từ róc rách và bìm bịp. Bài tập 3: Tìm các từ ghép Hán Việt: viên (người ở trong một tổ chức hay chuyên làm một công việc nào đó), trưởng (người đứng đầu), môn (cửa). Gợi ý: Bài tập 1: cần hoàn thành: 8 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ Cấu tạo từ Tiếng Việt Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ ghép ĐL Từ láy Từ ghép CP Từ láy Tbộ Từ láy bộ phận Từ láy âm Từ láy vần Bài tập 2: Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, ù ù, lí nhí, xôn xao. Bài tập 3: viên: giáo viên, nhân viên, kế toán viên,... trưởng: hiệu trưởng, lớp trưởng, tổ trưởng,... môn: ngọ môn, khuê môn,... * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân. - Chuẩn bị: Nghia của từ Rút kinh nghiệm * * * * * * * * * BUỔI 4 NGHĨA CỦA TỪ TIẾNG VIỆT Duyệt ngày : Ngày lập kế hoạch: Ngày thực hiện : A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ tiếng Việt: nghĩa đen, nghĩa bóng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng. - Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết làm bài tập. B. CHUẨN BI CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. 9 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Làm bài tập VN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân. * Tổ chức dạy học bài mới I. Khái quát về nghĩa của từ - GV: Hãy vẽ sơ đồ khái quát về nghĩa của từ tiếng Việt? - HS vẽ đúng. Nghĩa của từ Nghĩa đen Nghĩa bóng - GV: Thế nào là nghĩ đen, nghĩa bóng - Nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ. của từ? Lấy VD để làm rõ? - Nghĩa bóng là nghĩa phát triển trên cơ - HS nêu và lấy VD. sở nghĩa gốc của từ. VD: ăn (ăn cơm): nghĩa đen ăn (ăn phấn, ăn ảnh,...): nghĩa bóng ii. hiện tượng chuyển nghĩa của từ - GV: Thế nào là hiện tượng chuyển Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. nghĩa của từ? - HS nêu. iii. hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa a. Từ đồng âm Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ đồng âm giống nhau về chính tả cũng có thể khác nhau về chính tả. - GV: Thế nào là từ đồng âm, từ đồng VD: cái bàn, bàn bạc, ... b. Từ đồng nghĩa nghĩa, từ trái nghĩa? VD? Từ đồng nghia là những từ có nghĩa giống - HS nêu và lấy VD. nhau hoặc gần giống nhau VD: chết/mất/toi/hi sinh,... c. Từ trái nghĩa Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh, lời nói thêm sinh động. VD: cao - thấp, xấu - đẹp, hiền - dữ,... 10 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ iv. cấp độ khái quát nghĩa của từ trường từ vựng 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn - GV: Thế nào là từ ngữ nghĩa rông, từ (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát ngữ nghĩa hẹp? VD? hơn) nghĩa của từ khác. - HS nêu và lấy VD. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. - Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, lại và có nghĩa hẹp. VD: Cây: lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ. Cây là từ ngữ nghĩa rộng so với lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ và lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ là từ ngữ nghĩa hẹp so với cây. 2. Trường từ vựng: - GV: Thế nào là trường từ vựng? Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít VD? nhất một nét chung về nghĩa. - HS nêu và lấy VD. VD: Trường từ vựng trạng thái tâm lí gồm: giận dữ, vui, buồn,... Luyện tập Bài tập 1: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau. Dựa vào đâu ta phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? cho ví dụ? Gợi ý: - Từ đồng âm lẫn từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng hoàn toàn khác xa nhau về nghĩa. VD: Cà chua (tiếng trong tên gọi một sự vật - danh từ)) Cà này muối lâu nên chua quá. (từ chỉ mức độ - tính từ) - Từ nhiều nghĩa là những từ có mối liên hệ với nhau về nghĩa. VD: mùa xuân, tuổi xuân,... đều có chung nét nghĩa chỉ sự sống tràn trề Bài tập 2: Từ “Bay” trong tiếng Việt có những nghĩa sau( cột A) chọn điền các ví dụ cho bên dưới ( vào cột B) tương ứng với nghĩa của từ ( ở cột A) tt A- Nghĩa của từ 1. Di chuyển trên không 2. Chuyển động theo làn gió 3. Di chuyển rất nhanh 4. Phai mất ,biến mất 5. Biểu thị hành động nhanh ,dễ dàng a- Lời nói gió bay. b- Ba vuông phấp phới cờ bay dọc( Tú Sương). c- Mây nhởn nhơ bay- Hôm nay trời đẹp lắm( Tố Hữu). d- Vụt qua mặt trận- Đạn bay vèo vèo( Tố Hữu). B- ví dụ 11 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ e- Chối bay chối biến. Gợi ý: 1.c 2.b 3.d 4.a 5.e Bài tập 3: Phân tích nghĩa trong các câu thơ sau: Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. (ánh trăng - Nguyễn Du) Gợi ý: - Hai câu đầu: Gợi lên hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh bất chấp mọi sự thay đổi, sự vô tình của người đời. - Hai câu cuối: Hình ảnh ánh trăng im lặng như nhắc nhở con người nhớ về quá khứ tình nghĩa thuỷ chung. Bài tập 4: a. Trong câu văn “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghia khác” (Lão Hạc - Nam Cao) cụm từ “đáng buồn theo một nghĩa khác” ở đây được hiểu với nghĩa nào? A. Buồn vì Lão Hạc đã chết thật thương tâm. B. Buồn vì một người tốt như Lão Hạc mà lại phải chết một cách dữ dội. C. Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công. D. Vì cả ba điều trên. b. Từ nào có thể thay thế được từ “bất thình lình” trong câu “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy” (Lão Hạc - Nam Cao) A. nhanh chóng B. đột ngột C. dữ dội D. quằn quại Gợi ý: a. D b. B Bìa tập 5: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau : Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém, giết những người yêu nước thương nòi của ta, chúng tắm các cuộc khởi nghia của ta trong những bể máu. Gợi ý: Trường từ vựng : Tắm, bể. Cùng nằm trong trường từ vựng là nước nói chung. - Tác dụng : Tác giả dùng hai từ tắm và bể khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: Giải thích nghĩa của các từ sau đây? Thâm thuý , thấm thía, nghênh ngang, hiên ngang. Gợi ý: Thâm thuý: Sâu sắc một cách kín đáo, tế nhị. Thấm thía: Tiếp nhận một cách tự giác có suy nghĩ. Nghênh ngang: Hành vi kém văn hoá. Hiên ngang: Tư thế của ngời anh hùng. - Chuẩn bị: Từ tiếng Việt theo nguồn gốc - chức năng 12 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ Rút kinh nghiệm * BUỔI 5 * * * * * * * * TỪ TIẾNG VIỆT THEO NGUỒN GỐC - CHỨC NĂNG Duyệt ngày : Ngày lập kế hoạch: Ngày thực hiện : A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về từ tiếng Việt theo nguồn gốc: từ mượn, từ Hán Việt, từ địa phương, biệt ngữ xã hội, thuật ngữ, từ tượng thanh - từ tượng hình. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập B. CHUẨN BI CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà. * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết i. Củng cố lí thuyết 1. Từ mượn ? Thế nào là từ mượn? Có những bộ Từ mượn là những từ mượn từ tiếng của phận từ mượn nào là chủ yếu trong nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tiếng Việt? tượng, đặc điểm ... mà tiếng Việt chưa - HS nêu khái niệm và các bộ phận từ có từ thật thích hợp để diễn đạt. mượn. GV bổ sung qua sơ đồ. Từ mượn Từ mượn tiếng Hán (Từ Hán Việt) ? Thế nào là từ địa phương? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? VD? - HS nêu khái niệm và VD. Từ mượn các ngôn ngữ khác (Pháp, Anh...) 2. Từ địa phương Từ địa phương là những từ được sử dụng phổ biến ở một địa phương, vùng miền nhất định. VD: mô (đâu), tê (kia), răng (sao), rứa (thế)...là những từ ở địa phương vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá). 3. Biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất 13 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ định. Không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội vì có thể sẽ gây khó hiểu. VD: ngỗng (điểm 2), trứng (điểm 1),... 4. Thuật ngữ ? Thế nào là thuật ngữ? VD? Thuật ngữ là những biểu thị khái niệm - HS nêu khái niệm và VD. khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. VD: thạch nhũ (Địa lí), từ vựng (Ngôn ngữ học),... 5. Từ tượng thanh - từ tượng hình. ? Thế nào là từ tượng thanh ? VD? - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng - HS nêu khái niệm và VD. âm thanh của người, vật trong tự nhiên và đời sống. ? Thế nào là từ tượng hình? VD? VD: oa oa, hu hu, hô hố,... - HS nêu khái niệm và VD. - Từ tượng hình là từ mô phỏng hình dáng, điệu bộ của người, vật. VD: Khật khưỡng, lừ đừ,... Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: a) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. vật vã B. rũ rượi C. xôn xao D. xộc xệch b) Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? A. vô địch B. nhân dân C. bộ óc D. chân lý c) Trong đoạn thơ sau có mấy từ Hán Việt ? Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạm thanh Gần xa nô nức yến anh. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Gợi ý: a) B b) C c) 11 Bài tập 2: Tìm các từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình trong các câu, đoạn thơ sau: a. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (Thu điếu - Nguyễn Khuyến) b. Trời thu trong vắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến) c. ôi! Từ không đến có Xảy ra như thế nào? Nay má hây hây gió 14 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ Trên lá xanh rào rào ( Quả sấu non trên cao - Xuân Diệu) Gợi ý: Từ láy tượng thanh: rào rào; từ láy tượng hình: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ phơ, hắt hiu, hây hây, rào rào. Bài tập 3: Xác định các từ địa phương có trong đoạn thơ sau: Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được! (Thăm lúa - Trần Hữu Thung) Gợi ý: lổ:trổ, răng (sao) * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: 1. Giải nghĩa các thuật ngữ sau và cho biết nó thuộc môn, lĩnh vực khoa học nào: đơn chất, truyện, đơn bào,truyện Nôm. 2. Đọc đoạn thơ: “Gần miền có một mụ nào... Dớp nhà thờ tượng người thương dám nài !” - Truyện Kiều (Nguyễn Du). Thống kê từ Hán Việt theo mẫu: + Năm từ theo mẫu “viễn khách: + Năm từ theo mẫu “tứ tuần”: + Năm từ theo mẫu “vấn danh” - Chuẩn bị: Khái quát về các biện pháp tu từ từ vựng Rút kinh nghiệm * * * * * * * * * BUỔI 6 : KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG Duyệt ngày : Ngày lập kế hoạch: Ngày thực hiện : A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về các biện pháp tu từ tiếng Việt. Phân biệt một số phép tu từ so sánh - ẩn dụ - hoán dụ - nhân hoá. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập B. CHUẨN BI CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà. 15 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết i. Củng cố lí thuyết Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh. 1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi - GV cho HS nêu khái hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. niệm các phép tu từ từ VD: Trẻ em như búp trên cành vựng và lấy được các 2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để VD. miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng - HS làm theo yêu cầu loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm của GV. cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu. 3. ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. 4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài). 5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc... VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 6. Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước. VD: Mênh mông muôn mẫu màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ 7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho. 8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học? 16 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ Gợi ý: 1.( 1điểm) Trả lời đợc : - ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học là phép chuyển nghĩa tạo nên nghĩa mới thực sự của từ, các nghĩa này được ghi trong từ điển. - ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là các ẩn dụ, hoán dụ tạo ra ý nghĩa lâm thời (nghĩa ngữ cảnh) không tạo ra ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình tượng mang tính biểu cảm cho câu nói; Không phải là phương thức chuyển nghĩa tạo nên sự phát triển nghĩa của từ ngữ. Bài tập 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì ? Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi . ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) A. ẩn dụ C. Tương phản B. Hoán dụ D. Nói giảm , nói tránh . Gợi ý: C Bài tập 3: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ? “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” A. Nhân hoá và so sánh C. ẩn dụ và hoán dụ. B. Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ. Gợi ý: A Bài tập 4: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau: Ngày ngày mặt trờ đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trog lăng rất đỏ. Gợi ý: Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: Viết đoạn văn kể về một con vật trong gia đình em, trong đó vận dụng các phép tu từ. - Chuẩn bị: Luyện tập làm bài tập về các biện pháp tu từ từ vựng Rút kinh nghiệm * * BUỔI 7: Duyệt ngày : * * * * * * * LUYỆN TẬP LÀM BÀI TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG Ngày lập kế hoạch: Ngày thực hiện : A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về các biện pháp tu từ tiếng Việt qua làm các bài tập thực hành. 2. Kỹ năng: 17 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập B. CHUẨN BI CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà. * Tổ chức HS luyện tập Bài tập 1: Xác định và phân tích phép tu từ có trong các đoạn thơ sau: A. Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm. (Nguyễn Du) B. Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Nguyễn Duy) C. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Chinh phụ ngâm khúc) D. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Chính Hữu) Gợi ý: A. Nói quá: thể hiện nỗi đau đớn chia li khôn xiết giữa người đi và kẻ ở. B. Nhân hoá - ẩn dụ: Phẩm chất siêng năng cần cù của trenhư con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. C. Điệp ngữ: Nhấn mạnh không gian xa cách mênh mông bát ngát giưa người đi và kẻ ở. Từ đó tô đậm nỗi sầu chia li, cô đơn của người chinh phụ. D. Hoán dụ: bàn tay để chỉ con người. Bài tập 2: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? A. Thôi để mẹ cầm cũng được. B. Mợ mày phát đạt lắm, có như dạo trước đâu. C. Bác trai đã khá rồi chứ. D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Gợi ý: D Bài tập 3: Cho các ví dụ sau: Chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, long trời lở đất. Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên? A- Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh. B- Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. C- Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. D- Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh. Gợi ý: B Bài tập 4: Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ sau: “ Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh. Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình” (Tố Hữu) Gợi ý: - Xác định được các phép tu từ có trong đoạn thơ: 18 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ hoán dụ: Hồn thơm; ẩn dụ: Ngôi sao, bình minh Từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng. - Phân tích cách diễn đạt bằng hình ảnh để thấy cái hay cái đẹp của đoạn thơ: thể hiện sự vĩnh hằng, bất tử của Bác: hoá thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót sự ra đi của Người. Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác Hồ. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Trau dồi vốn từ. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 20/11/2011 BUỔI 8 LUYỆN TẬP TRAU DỒI VỐN TỪ A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về cách trau dồi vốn từ: Cách nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, cách làm tăng vốn từ. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ qua làm các bài tập. B. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Nêu những cách trau dồi vốn từ? 2 Tổ chức HS hoạt động 1: Củng cố kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ * . Kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ H. Nêu những cách để trau dồi vốn từ? 1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của - HS xác định được 2 cách rèn luyện để từ và cách dùng từ trau dồi vốn từ chính. - Một từ có thể nhiều nghĩa, ngược lại một khái niệm có thể được biểu hiện H. Tại sao cần phải nắm vững nghĩa của bằng nhiều từ. từ và cách dùng từ? - Vì vậy cần phải có ý thức nắm được - HS lí giải nghĩa của từ và sắc thái ý nghĩa của từ trong từng trường hợp thì mới có thể dùng từ một cách chính xác. 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ - Gặp từ ngữ khó không hiểu thì ta phải H. Ta có thể làm tăng vốn từ cho bản nhờ họ giải thích để hiểu biết và nắm 19 Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 9 (cả năm) Trường THCS Sơn Thọ thân bằng những cách nào? chắc được nghĩa của từ. - HS rút ra kinh nghiệm cá nhân. GV bổ - Khi xem sách vở, báo chí nếu gặp từ sung, rút ra kết luận chung. ngữ nào mình không hiểu nghĩa thì phải tra từ điển hoặc hỏi những người tin cậy để nắm được nghĩa của từ đó để hiểu được nội dung của văn bản. - những từ mới cần ghi chép cẩn thận... II. Luyện tập Bài tập 1: Tìm nghĩa của các từ: đánh, chín , gánh, nắm trong các trường hợp sau: - đánh cho mấy đòn, đánh đuổi giặc, đánh đàn, đánh cờ, đánh chuối để trồng, đánh hàng ra chợ. - quả cây đã chín, cơm canh đã chín, vá chín săm xe, ngượng chín mặt. - gánh lấy thất bại, gánh lúa về nhà. - nắm tay lại để đấm, nắm vắt xôi, nắm chính quyền, nắm kiến thức. Bài tập 2: Phát hiện lỗi dùng từ sau và chữa lại cho đúng: a. Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca. b. Ba tiếng kẻng dóng lên một hồi dài. c. một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK. d. Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị tra tấn hết sức cực đoan. e. Cách đây 25 năm, điểm chuẩn dể du học nước ngoài là 21 điểm vào năm 1981. Bài tập 3: Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa của các từ trong từng cặp từ sau: thám báo - quân báo; tình báo - gián điệp; trinh sát - trinh thám; đối thủ - đối phương. Bài tập 4: Đặt câu với các từ ngữ Hán Việt sau : tinh tú, điều tiết, tiết tháo, phá gia chi tử, công luận, độc thoại. Gợi ý: Bài tập 1: đánh (đánh cho mấy đòn): làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực (nghĩa gốc), các từ đánh còn lại dùng theo nghĩa chuyển. Bài tập 2: a. bù lao = thù lao; b. cha ruột = cha đẻ; c. cực đoan = dã man; ... Bài tập 3: Mẫu : lính có nhiệm vụ dò xét thu thập tình hình quân sự phục vụ chiến đấu cho địch thì gọi là thám báo, cho ta thì gọi là quân báo. Bài tập 4: Mẫu: Ông ấy vẫn giữ vững tiết tháo của một nhà nho. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT. Bài tập: Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với các từi Hán Việt sau: vấn đáp, tứ tuần, phụ mẫu, ẩm thực, trường độ, cường độ, không phận, tư duy, an khang, thông minh, thiên kiến. - Chuẩn bị: Chủ đề 4: Hệ thống hoá một số vấn đề về lịch sử văn học Việt Nam. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan