Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án bài tục ngữ về con người và xã hội...

Tài liệu Giáo án bài tục ngữ về con người và xã hội

.PDF
4
1082
108

Mô tả:

Giáo án Ngữ văn lớp 7 Tiết 77 : TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghã của con người Việt Nam. - Thấy đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. - Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội. - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn: - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. - Đọc - Hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về về con người và xã hội trong đời sống. b. Kỹ năng sống: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về về con người và xã hội. - Ra quyết định : vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc đúng chỗ. 3. Thái độ: - Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc. III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội. - Động não suy nghĩ: rút ra những bài học thiết thực về về con người và xã hội. IV. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi : 1. Đọc 8 câu tục ngữ trong bài “ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”? 2. Nêu nội dung, nghệ thuật bài 1. - Đáp án: 1 Giáo án Ngữ văn lớp 7 Câu Nội dung trả lời Điểm 1 HS đọc theo yêu cầu của GV 10 2 - Vần lưng, phép đối, nói quá. - Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài – Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhau. 10 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giái trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hằng ngày. Với những điều nói trên được thể hiện trong mỗi câu tục ngữ như thế nào? Thì tiết học hôm nay, cô cùng các em đi tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung I. GIỚI THIỆU CHUNG: ? Văn bản trên viết theo thể loại gì? - HS: Suy nghĩ trả lời - GV: Chốt ghi bảng. * HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản - Gv: Đọc sau đó gọi hs đọc (Chú ý vần lưng, 2 câu lục bát thứ 9. Giọng đọc rõ, chậm) - Giải thích từ khó (chú thích sgk) ? Về nội dung có thể chia văn bản này thành mấy nhóm? Nêu nội dung từng nhóm? ? Tại sao 3 nhóm trên vẫn có thể hợp thành 1 văn 1. Thể loại: Tục ngữ II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: Chia làm ba phần. b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình c. Phân tích : C1 .Kinh nghiệm về bài học phẩm chất con người *Câu 1: Một mặt người …. - Vần lưng, so sánh, nhận hoá. bản như trong sgk? - Gọi học sinh đọc câu tục ngữ thứ nhất. ? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? ? Dùng phép so sánh như vậy muốn đề cao điều gì ? ? Kinh nghiệm nào của dân gian đúc kết trong câu tục ngữ này? ? Em hãy tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự? a. => Đề cao giá trị con người so với mọi thứ của cải, người quí hơn của gấp nhiều lần. *Câu 2: Cái răng, cái tóc… => Những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm thành vẻ đẹp của con người về hình thức và nhân cách. - HS đọc câu tục ngữ thứ 2. 2 *Câu 3: Đói cho sách ,rách … a. Nghĩa đen: Dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ , giữ gìn cho thơm tho. Giáo án Ngữ văn lớp 7 ? Em hiểu góc con người trong câu tục ngữ trên b. theo nghĩa nào dưới đây : ? Ở con người, răng và tóc là những chi tiết rất nhỏ . Vậy nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? b. Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa. =>Giáo dục con người phải có lòng tự trọng – HS: Thảo luận nhóm, trả lời. ? Kinh nghiệm nào của dân gian được đúng kết trong câu tục ngữ này? - HS: Mọi biểu hiện ở con người đều phản ánh vẻ đẹp, tư cách của anh ta. ? Lời khuyên từ kinh nghiệm này là gì ? ? Về hình thức câu tục ngữ thứ 3 có gì đặc biệt ? tác dụng của hình thức này là gì ? -HS: Đối lập ý trong mỗi vế, đối xứng giữa 2 vế nhấn mạnh sạch và thơm, dễ nghe, dễ nhớ. - Gọi HS đọc câu 3. ? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? ? Kinh nghiệm sống nào được đúc kết trong câu tục ngữ này ? ? Từ kinh nghiệm sống này dân gian muốn khuyện ta điều gì? - HS: Hãy biết giữ gìn nhân phẩm. Dù trong bất kì cảnh ngộ nào cũng không để nhân phẩm bị hoen ố. - Chú ý câu 4. ? Câu tục ngữ thứ 4 về cấu tạo có gì đặc biệt ? điệp từ học có tác dụng gì? ? Dân gian đã từng nhận xét về việc ăn nói của con người bằng những câu tục ngữ nào? ? Từ đó kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? - HS: Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp, việc học phải toàn diện tỉ mỉ. - Hs đọc 2 câu tục ngữ 5,6 ? Nghĩa của 2 câu tục ngữ này là gì ? ? Theo em những điều khuyên răn trong 2 câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho C2. Kinh nghiệm về học tập tu dưỡng *Câu 4 : Học ăn, học nói ….  Con người cần thành thạo mọi việc , khéo léo trong giao tiếp , việc học phải toàn diện tỉ mỉ. *Câu 5: Không thầy đố mày làm nên - Khẳng định vai trò, công ơn người thầy dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức, về cách sống. Vì vậy phải biết kính trọng thầy. *Câu 6 : Học thầy không tày học bạn. - Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy. = Cả 2 câu tục ngữ này bổ sung cho nhau C3. Kinh nghiệm về quan hệ ứng xử *Câu 7: Thương người như thể thương....  Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình. *Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ …..  Khi được hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên , phải biết ơn người đã giúp mình. *Câu 9: Một cây …….Núi cao Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm – khẳng định sức mạnh đoàn kết. III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : sgk 1. Nghệ thuật : - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng các phép so sánh,ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ....... - Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 2. Nội dung: 3 Giáo án Ngữ văn lớp 7 nhau ? Vì sao? - Gọi HS đọc câu 7. ? Nghĩa của câu tục ngữ thứ 7 là gì ? ? Câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì? - Không ít câu tục ngữ là nhữngkinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân sử thế. IV. LUYỆN TẬP : ? Tìm một số câu tục ngữ thành ngữ có nội dung tương tự? - HS: Lá lành đùm là rách, bầu ơi … - HS đọc câu tục ngữ thứ 8. ? Tìm nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ ? Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì ? Đồng nghĩa 1. - Người sống hơn đống vàng. 8. - Uống nước nhớ nguồn. Trái nghĩa: 1. - Của trọng hơn người. 8 . - Ăn cháo đá bát. - HS đọc câu 9. ? Tìm nghĩa đen nghĩa bóng trong câu tục ngữ này là gì? ? Bài học rút ra kinh nghiệm đó là gì ? - HS: Đọc ghi nhớ. * HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn tổng kết ? Qua Văn bản để lại những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật? * HOẠT ĐỘNG 4 :Hướng dẫn luyện tập VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Nhắc lại sơ qua nội dung của các câu tục ngữ là nói về con người và xã hội. - Đọc phần đọc thêm: - Học thuộc 9 câu tục ngữ, phần ghi nhớ. - Tìm thêm 1 số câu tục ngữ VN và tục ngữ nước ngoài ; Soạn bài tiếp theo “ Rút gọn câu”. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan