Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết tranh chấp trên biển bằng tòa án quốc tế về luật biển (itlos)...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp trên biển bằng tòa án quốc tế về luật biển (itlos)

.PDF
116
629
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THỊ KIM THANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (ITLOS) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THỊ KIM THANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (ITLOS) Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN LƯU THỊ KIM THANH MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................ 5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN VÀ TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN................................................... 10 1.1. Giải quyết tranh chấp trên biển........................................................... 10 1.1.1. Khái niệm tranh chấp trên biển .................................................... 10 1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ............................................................................... 11 1.2. Khái niệm Tòa án Quốc tế về Luật biển ............................................. 16 1.2.1. Lịch sử hình thành và địa vị pháp lý của Tòa án Quốc tế về Luật biển........................................................................................................ 16 1.2.2. Tổ chức của TALB ...................................................................... 19 1.2.3. Phương thức xác lập thẩm quyền ................................................. 20 1.2.4. Quyền tài phán đối với vấn đề nội dung. ...................................... 24 CHƯƠNG 2: THỦ TỤC TỐ TỤNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .............................................................. 29 2.1. Thủ tục tố tụng ................................................................................... 29 2.1.1. Thủ tục tố tụng theo Công ước Luật biển 1982 ............................ 29 2.1.2. Thủ tục tố tụng theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật biển........................................................................................................ 31 2.1.3. Thủ tục bổ trợ .............................................................................. 37 1 2.1.4. Thủ tục tố tụng tại các Tòa đặc biệt ............................................. 42 2.1.5. Thủ tục phóng thích tàu thuyền và thủ thủ đoàn ........................... 43 2.1.6. Thủ tục tố tụng trong các vụ việc tranh chấp tại Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển. ......................................................... 45 2.1.7. Thủ tục tham vấn ......................................................................... 46 2.2. Thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp của TALB .............................. 47 2.2.1. Vụ tàu M/V Sa ga giữa Vincent và Grenada và Guinea (Vụ số 1 và 2) ........................................................................................................... 48 2.2.2. NewZeland và Australia yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời đối với việc đánh cá của Nhật Bản ............................................................... 51 2.2.3. Phân định ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar ở vịnh Bengal 53 2.3. Bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết tranh chấp của TALB............ 70 2.3.1. Căn cứ pháp lý TALB áp dụng khi giải quyết tranh chấp ............. 70 2.3.2. Xem xét thẩm quyền của chính mình trong việc giải quyết tranh chấp ....................................................................................................... 73 2.3.3. Các bên có quyền lựa chọn Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử vụ án .............................................................................................................. 74 2.3.4. Nguyên tắc xem xét và đánh giá chứng cứ ................................... 75 2.4. TALB đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII – CƯLB 1982 ........................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUẨN BỊ KHI VIỆT NAM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN............. 80 3.1. Tổng quan về các tranh chấp Biển Đông ............................................ 80 3.2. Việt Nam giải quyết tranh chấp trên biển tại TALB .......................... 84 3.2.1. Việt Nam và việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển......................................................................................... 84 3.2.2. Khó khăn và thuận lợi trong giải quyết tranh chấp Biển Đông .... 86 2 3.2.3. Những lưu ý khi Việt Nam giải quyết tranh chấp Biển Đông tại TALB .................................................................................................... 93 3.2.4. Những vấn đề cần chuẩn bị khi Việt Nam đệ trình giải quyết tranh chấp trên biển lên TALB ....................................................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................ 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 111 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 CƯLB 1982 Tòa án quốc tế về Luật biển TALB Tòa án công lý quốc tế TAQT 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Đường phần định ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar ........... 67 Hình 3.1. Đường chữ U chín đoạn phi lý của Trung Quốc .......................... 108 Hình 3.2. Ranh giới đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc và ranh giới Vùng đặc quyền kinh tế của các nước .................................................. 109 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biển và đại dương chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, được thừa nhận là cái nôi của sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc gia, dù có chế độ kinh tế chính trị, xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau, không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay không có biển đều có những lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển và đại dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại lợi ích cho các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương ngày càng phức tạp và diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia. Những năm gần đây, các quốc gia có xu hướng dần tăng cường khả năng kiểm soát các đảo, bãi san hô và cả các vùng nước xung quanh. Kết quả là thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa các bên. Để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra giữa các Quốc gia về việc giải thích hay áp dụng CƯLB 1982, CƯLB 1982 quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc. Các bên có thể tự do lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn. Bất kỳ một quốc gia thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục mà Công ước đã quy định. Trong trường hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục hòa giải thì vụ việc có thể được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền, trong số đó có Tòa án quốc tế về Luật biển – Cơ quan tài phán quốc tế mới được lập ra trong khuôn khổ của Công ước. Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không, huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Châu Âu, Trung Cận Đông với 6 Đông Á và bờ biển phía Tây Châu Mỹ. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam vươn ra biển nâng cao vị trí chính trị và kinh tế của Việt Nam, vừa đặt ra những thách thức phức tạp do sự cạnh tranh giữa các nước lớn khác trong khu vực trọng yếu này. Trong những năm qua, Việt Nam đã giải quyết một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng. Tuy nhiên các tranh chấp trên biển mà ta đang và sẽ phải giải quyết hết sức đa dạng. Như vậy, Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tránh bị tác động khi các nước có liên quan chủ động hoặc đề xuất việc sử dụng cơ quan tài phán là TALB. Với tình hình tranh chấp Biển Đông diễn ra ngày càng căng thẳng hiện nay thì việc chuẩn bị mọi phương thức giải quyết tranh chấp đối với những nước có lợi ích gắn liền với Biển Đông là điều hết sức cần thiết. Đối với Việt Nam, chủ quyền thiêng liêng của đất nước là bất khả xâm phạm, và lòng tự tôn dân tộc. Con người Việt Nam đang ra sức bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, và đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển – một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 là yêu cầu mang tính cấp thiết đối với các Quốc gia ven biển trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Đây chính là lý do để tác giả chọn vấn đề “Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS)” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu có liên quan: - Tòa án quốc tế về luật biển (2006), Nhà xuất bản tư pháp; T.S. Nguyễn Hồng Thao chủ biên. - Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về 7 Luật biển năm 1982 – Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2008, tác giả: Nguyễn Mạnh Đông, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. - Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam (2004), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Ban Biên giới – Bộ ngoại giao chủ biên. Đây là những tài liệu hết sức quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn cao trong việc nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề như Quy tắc tố tụng của TALB, Phân tích các án lệ điển hình để thấy quan điểm giải quyết các vụ án của TALB. Theo đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xét xử của TALB và những chuẩn bị cho Việt Nam khi đệ trình giải quyết tranh chấp lên TALB 3. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ lý do nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra bài học kinh nghiệm và những chuẩn bị cho Việt nam khi giải quyết các vấn đề trên biển tại TALB. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến quy chế của TALB, nội quy của TALB, thực tiễn các phán quyết và ý kiến tư vấn của TALB, các tranh chấp trên biển của Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Tổ chức, thẩm quyền, quy tắc tố tụng, nội quy của TALB, một số phán quyết và ý kiến tư vấn của TALB, các loại tranh chấp mà Việt Nam đã đang và sẽ phải giải quyết, bài học kinh nghiệm và những chuẩn bị cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó, luận văn còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch, 8 so sánh, tổng hợp, xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài Bổ sung những nghiên cứu gần đây nhất của các học giả liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp trên biển bằng TALB. Từ việc nghiên cứu một cách tổng quan về TALB, quy tắc tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về thực tiễn xét xử của TALB, theo đó đặt ra những vấn đề mà Việt nam cần chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp tại TALB. 7. Kết cấu của Luận văn Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển và Tòa án Quốc tế về Luật biển Chương 2: Thủ tục tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp của Tòa án quốc tế về Luật biển và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chương 3: Những chuẩn bị cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án Quốc tế về Luật biển 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN VÀ TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN 1.1. Giải quyết tranh chấp trên biển 1.1.1. Khái niệm tranh chấp trên biển Xuất phát từ những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng mà biển và đại dương đã đang và sẽ mang lại cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển. Chính vì vậy, từ trước đến nay trên thế giới đã xảy ra rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia đối với các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia So với tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp quốc tế về biển có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, về chủ thể của tranh chấp quốc tế về biển. Cũng như chủ thể của Luật quốc tế nói chung, chủ thể của tranh chấp về biển chính là các chủ thể của Luật quốc tế, trước tiên và chủ yếu là các quốc gia. Bên cạnh đó, tranh chấp quốc tế về biển cũng có thể xảy ra giữa các chủ thể không phải là quốc gia được CƯLB 1982 trù định, đó là: các tổ chức quốc tế theo Khoản 1 điều 157 CƯLB 1982 là “… tổ chức mà qua nó, các quốc gia thành viên tổ chức và kiểm soát các hoạt động tiến hành trong Vùng” Hai là, phạm vi của nội dung tranh chấp quốc tế về biên có nội dung phạm vi hẹp hơn so với tranh chấp quốc tế. Ba là, khách thể của tranh chấp quốc tế về biển là chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển cũng như các quyền liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia Như vậy, tranh chấp quốc tế về biển là những bất đồng, xung đột giữa các chủ thể luật quốc tế, trong quá trình xác lập và phân định chủ quyền, 10 quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với các vùng biển theo quy định của Luật biển quốc tế. 1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Sau 9 năm đàm phán và hơn 4 năm chuẩn bị, ngày 10/12/1982 Công ước Luật biển 1982 đã được thông qua và mở cho các quốc gia ký tại Montego Bay, Jamaica, đánh dấu thành công của cả cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng nên một Công ước mới và được cộng đồng quốc tế cùng chấp nhận. [4. tr29] Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, CƯLB 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. CƯLB 1982 quả thực đã thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế về biển và đại dương thông qua việc không chỉ pháp điển hóa các quy phạm đã tồn tại trước đó mà Công ước Luật biển 1982 còn chứa đựng nhiều các quy định mới, rõ ràng và cụ thể hơn. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 đã được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó nổi bật nhất là nguyên tắc các bên tranh chấp có khả năng tự do lựa chọn bất kỳ thủ tục giải quyết tranh chấp nào mà họ mong muốn. Điều này thể hiện ở chỗ xuyên suốt các quy định về việc giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982, thỏa thuận giữa các quốc gia về việc giải quyết tranh chấp luôn được ưu tiên áp dụng so với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Các điều khoản liên quan về nghĩa vụ chung giải quyết hòa bình trong tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982 được quy định từ Điều 279 đến Điều 285 của Công ước. Theo đó, trước khi việc dẫn đến thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất ràng buộc, theo quy định của 11 CƯLB 1982, các quốc gia thành viên Công ước có thể tuyên bố lựa chọn một hoặc nhiều thủ tục giải quyết bắt buộc được ghi nhận trong Điều 287 để giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982 Yếu tố quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 là các điều khoản quy định các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc. Các quốc gia có thể chọn một hoặc nhiều biện pháp về thủ tục giải quyết bắt buộc như TALB, Toà trọng tài đặc biệt dành cho các tranh chấp về lĩnh vực nghề cá, bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển hoặc về hàng hải,v.v… [23]. Các bên có thể lựa chọn bất cứ phương pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp trên. Trong trường hợp các bên không đạt được giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình đã lựa chọn thì họ phải tuân theo thủ tục bắt buộc được quy định trong Phần XV của Công ước. Trước hết các bên phải áp dụng thủ tục hòa giải bắt buộc. Trường hợp vẫn không giải quyết được và theo yêu cầu của một bên, các bên có thể áp dụng thủ tục tài phán bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc. Điều 287 CƯLB 1982 quy định việc lựa chọn một hay nhiều biện pháp bắt buộc sau: Tòa án quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VI, Tòa án công lý quốc tế, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII. Nhiều nhà đàm phán tại Hội nghị Luật biển lần thứ III đã nghĩ rằng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước có thể giúp gắn kết các thỏa hiệp đã được quy định trong CƯLB 1982 [16]. Các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc quy định trong Mục 2 của phần XV, từ Điều 286 đến Điều 296 của CƯLB 1982 thực sự là đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982. Theo quy định tại mục này, tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982 sẽ được giải quyết theo thủ tục bắt buộc đưa đến 12 những quyết định mang tính chất ràng buộc, trong trường hợp những tranh chấp này không thuộc phạm vi của Mục 3 (giới hạn của việc áp dụng và ngoại lệ) và khi các bên không đạt được giải pháp cho tranh chấp khi đã sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống dựa trên cơ sở đồng thuận được nêu tại Mục 1. Đối với việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc, các Quốc gia thành viên CƯLB 1982 có 2 hình thức Tòa án và hai hình thức Tòa trọng tài để lựa chọn. Nếu trong trường hợp có sự lựa chọn khác nhau hoặc không lựa chọn thì hình thức Tòa Trọng tài sẽ được sử dụng. Việc đa dạng các hình thức giải quyết tranh chấp bắt buộc là một trong những thỏa hiệp đạt được tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3 để các bên có thể đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng một hệ thống giải quyết tranh chấp bắt buộc bằng bên thứ 3. Trong trường hợp các quốc gia thành viên không tiến hành lựa chọn hoặc không cùng lựa chọn thủ tục thì họ có nghĩa vụ đưa tranh chấp của mình ra xét xử theo thủ tục Trọng tài. Bất cứ thời điểm nào (ký, phê chuẩn hoặc tham gia CƯLB 1982 hoặc bất cứ thời điểm nào sau đó), các Quốc gia có thể ra tuyên bố chấp nhận trước quyền tài phán của một hoặc nhiều thể chế xét xử nêu trên trong việc giải quyết các tranh chấp của mình liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Các quốc gia cũng có quyền hủy, thay đổi, tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp của mình theo những điều kiện được quy định tại Điều 287 của Công ước. Tuyên bố này được gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để lưu chiểu và Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác về vấn đề này cũng như tuyên bố này sẽ được đăng tại tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của Liên hợp quốc. Nếu như Điều 287 quy định các thể chế có quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến CƯLB 1982 theo thủ tục bắt buộc thì Điều 288 quy định 13 phạm vi quyền tài phán của các thiết chế này (quyền tài phán đối với các vấn đề nội dung). Quyền tài phán của các thiết chế xét xử trong Công ước được mở rộng đối với cả các tranh chấp nằm ngoài khuôn khổ song có liên quan đến mục đích của CƯLB 1982. Nó cho phép các bên tranh chấp đệ trình cả các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng một điều ước quốc tế liên quan đến mục đích của CƯLB 1982 với điều kiện là việc đệ trình tranh chấp này ra giải quyết theo thủ tục bắt buộc phải tuân thủ các quy định của điều ước đó. Ngoài ra trong phần này, CƯLB 1982 cũng quy định TALB có thẩm quyền tài phán bắt buộc với các bên trong một số trường hợp cụ thể liên quan đến việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo lãnh và việc quy định các biện pháp tạm thời. * Giới hạn và ngoại lệ đối với việc áp dụng thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc CƯLB 1982 được xây dựng dựa trên cơ sở nguyên tắc cân bằng hai khuynh hướng cơ bản là tự do biển cả và quyền của quốc gia ven biển. Các khuynh hướng này ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung thực chất của Luật biển, trong đó có cả vấn đề giải quyết tranh chấp. Để các quốc gia tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ III có thể ủng hộ và chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc trong điều kiện CƯLB 1982 không cho phép các quốc gia có quyền bảo lưu bất cứ điều khoản nào thì việc thừa nhận giới hạn, ngoại lệ cũng như cho phép các quốc gia có quyền loại bỏ việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp là hết sức cần thiết, bảo đảm sự cân bằng quyền và lợi ích của các quốc gia [4. tr 47] Tại Mục 2 – Phần XV CƯLB 1982 cho phép quốc gia thành viên đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại một trong bốn thể chế chế giải quyết tranh chấp được nêu thì Mục 3 được xây dựng trên cơ sở là một số loại tranh chấp nhất định sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết 14 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi tranh chấp bắt buộc. Bản chất của những quy định này là hạn chế quốc gia thành viên sử dụng và áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong CƯLB 1982 trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Theo quy định tại mục 3 phần XV của CƯLB 1982, có hai hình thức miễn trừ việc áp dụng quyền tài phán bắt buộc, đó là miền trừ đương nhiên và ngoại lệ. Theo Điều 297 CƯLB, một số loại tranh chấp nhất định đương nhiên được loại bỏ khỏi thủ tục bắt buộc, chúng bao gồm: tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước trong việc nghiên cứu khoa học biển theo các Điều 246 và 253, tranh chấp liên quan đến quyền quản lý của quốc gia ven biển đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế từ Điều 61 – 72 của Công ước. Như vậy, điều này có nghĩa rằng, liên quan đến các tranh chấp này, các quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi thủ tục mang tính chất bắt buộc. Theo Điều 298 CƯLB, nếu một quốc gia thành viên CƯLB 1982 tuyên bố vào bất cứ thời điểm nào rằng họ không chấp thuận một trong các thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất bắt buộc liên quan đến một số loại tranh chấp nhất định, các bên tranh chấp khác không thể sử dụng thủ tục mang tính chất bắt buộc để chống lại các quốc gia thành viên này khi có phát sinh các tranh chấp đó. Những loại tranh chấp mà các quốc gia có thể tuyên bố không thuộc đối tượng điều chỉnh của việc giải quyết tranh chấp bắt buộc bao gồm: - Các tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển theo Điều 15, 74, 83 của CƯLB 1982 hoặc các vụ tranh chấp về vịnh hay danh nghĩa lịch sử; - Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại; - Tranh chấp liên quan đến các hành động bảo đảm thi hành luật pháp trong việc thực thi các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia về 15 quản lý tài nguyên sinh vật, nghiên cứu khoa học và khoản 2, 3 của Điều 297 đã loại trừ khỏa thẩm quyền của một Tòa án; - Các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết theo thẩm quyền của mình và được ghi nhận trong Hiến chương LHQ. Tuyên bố về việc không chấp nhận một hoặc nhiều thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc có thể được các quốc gia thành viên CƯLB 1982 đưa ra vào bất cứ thời điềm nào song phải dưới hình thức bằng văn bản và được gửi tới Tổng thư ký LHQ. Các quốc gia cũng có quyền đưa ra một tuyên bố mới hoặc rút lại tuyên bố về vấn đề này theo các thủ tục quy định tại Điều 298 của CƯLB 1982 . Cũng như Tuyên bố lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc, tuyên bố không chấp nhận thủ tục cũng được đăng tải tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của LHQ. Tóm lại, cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế CƯLB 1982 là một bước phát triển mới trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 được thừa nhận là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông qua Hiến chương LHQ và quy chế TAQT [12]. Theo đó, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước đều sẽ được giải quyết phù hợp với luật pháp và công lý quốc tế thông qua thủ tục bắt buộc bằng bên thứ 3. Mặt khác trong một chừng mực nhất định, các quốc gia thành viên vẫn duy trì và đảm bảo được quyền kiểm soát và quyền quyết định đối với việc giải quyết một số tranh chấp nhạy cảm có liên quan đến các đặc quyền của quốc gia ven biển hoặc những tranh chấp ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia ven biển như tranh chấp về việc phân định các vùng biển. 1.2. Khái niệm Tòa án Quốc tế về Luật biển 1.2.1. Lịch sử hình thành và địa vị pháp lý của Tòa án Quốc tế về Luật biển * Lịch sử hình thành Trong Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển đã xuất hiện 16 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ý tưởng về việc thiết lập một cơ quan xét xử mới, chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương hình thành ngay từ đầu của quá trình đàm phán xây dựng Công ước Luật biển 1982. Nhiều nước tham gia Hội nghị luật biển lần thứ III cho rằng cần phải thành lập một Tòa án mới với các thẩm phán là những người am hiểu thực sự về sự phát triển của các nguyên tắc, quy định mới được ghi nhận trong CƯLB 1982. Một số lý do hình thành ý tưởng thiết lập một TALB Hoạt động của TAQT trong những năm 70 chưa giành được lòng tin của các nước trên thế giới, nhất là sau các vụ Tây Nam Phi năm 1962 và 1966, Bắc Cameroon năm 1963. Các nước này ủng hộ việc thành lập Tòa án riêng về luật biển với thành phần mở rộng hơn, trong đó họ có thể kiểm soát một cách hiệu quả hơn quyền lợi của mình. Khác với TAQT, TALB sẽ phải có nhiều đại diện của hệ thống luật pháp các nước đang phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước kém phát triển hơn sẽ có cơ hội để đảm bảo tiếng nói của mình tại Tòa án. [9. tr 16] Thủ tục phức tạp mất nhiều thời gian và chi phí của TAQT cũng là một lý do để thành lập TALB. Vụ Barce Traction, Tòa án đã mất tới 11 năm để giải quyết trong đó có 8 năm để đưa ra phán quyết đầu tiên không chấp nhận đơn khởi kiện. Mặc dù đã có cải tiến nhưng trung bình phải mất 3 – 5 năm TAQT mới giải quyết được một vụ xét xử. TALB sẽ phải có những quy định về thủ tục rút gọn để đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên biển nhanh, gọn, ít ảnh hưởng đến kinh tế. TAQT chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Trong khi đó, hoạt động trên biển dẫn tới nhiều loại tranh chấp không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các pháp nhân, thể nhân, tổ chức quốc tế với nhau. Tòa án quốc tế về luật biển cần có thẩm quyền giải quyết tất cả các loại tranh chấp này. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan