Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở việt nam...

Tài liệu Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở việt nam

.DOC
217
849
150

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT 1 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT AFROSAI ARABOSAI ASOSAI EUROSAI INCOSAI INTOSAI §TM KTMT KTNN KTTC NSNN OECD OLACEFS UNFCCCỦy Tổ chức các cơ quan KTTC châu Phi Tổ chức các cơ quan KTTC Ả-rập Tổ chức các cơ quan KTTC châu Á Tổ chức các cơ quan KTTC châu Âu Đại hội đồng các cơ quan Kiểm toán Tối cao Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao Bản cam kết bảo vệ môi trường Kiểm toán môi trường Kiểm toán nhà nước Kiểm toán tối cao Ngân sách Nhà nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Tổ chức các cơ quan KTTC châu Mỹ La-tinh Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi môi trường ban Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc UNCSD WB WGEA Ngân hàng thế giới Nhóm làm việc về kiểm toán môi trường 2 MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT...............................................................1 MỤC LỤC.........................................................................................................3 MỞ ĐẦU...........................................................................................................8 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................12 1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..12 1.1.1.Các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành............................12 1.1.2. Các công trình khoa học.......................................................................13 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. . .14 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trường................14 1.2.2.Nhóm các quy trình hướng dẫn nghiệp vụ...........................................16 CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG................................................................................................19 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.............................................................................................................19 2.1.1. Kiểm toán..............................................................................................19 2.1.2. Kiểm toán Nhà nước.............................................................................21 2.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG...............30 2.2.1. Bối cảnh ra đời và quá trình phát triển của kiểm toán môi trường trong lĩnh vực công.........................................................................................30 2.2.2. Sự cần thiết phải kiểm toán môi trường..............................................35 2.2.2.1. Kiểm toán môi trường là một thành tố quan trọng của hoạt động kiểm toán........................................................................................................38 2.2.2.2. Kiểm toán môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tổng sản lượng thực tế của quốc gia và chi phí thực tế của doanh nghiệp.................38 2.2.2.3. Kiểm toán môi trường cần thiết đối với phát triển bền vững của nền kinh tế......................................................................................................................39 2.2.3. Khái niệm, bản chất của Kiểm toán môi trường.................................40 2.2.3.1. Khái niệm “Kiểm toán môi trường”.....................................................40 2.2.3.2. Phân loại kiểm toán môi trường..........................................................42 2.2.3.3. Mục tiêu kiểm toán môi trường............................................................43 2.2.3.4. Đối tượng/Nội dung kiểm toán môi trường...........................................44 3 2.2.3.5.Quy trình kiểm toán môi trường............................................................44 2.2.3.6. Phương pháp và kỹ thuật kiểm toán môi trường..................................46 2.2.3.6.Hình thức tổ chức kiểm toán môi trường..............................................46 2.2.4. Vai trò của của các cơ quan Kiểm toán tối cao trong kiểm toán môi trường.....................................................................................................48 2.2.4.1. Kiểm toán môi trường hỗ trợ việc tạo lập và thực thi Chiến lược phát triển bền vững của quốc gia.............................................................................48 2.2.4.2. Kiểm toán môi trường cung cấp các điều kiện cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững......................................................................49 2.2.4.3. Kiểm toán môi trường giúp đảm bảo cho việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình phù hợp với các yêu cầu phát triển bền vững................................................................................................................50 2.2.5. Chức năng của cơ quan KTTC trong kiểm toán môi trường.............51 2.2.5.1. Chức năng kiểm tra, xác nhận.............................................................51 2.2.5.2. Chức năng tư vấn................................................................................51 2.2.6. Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức kiểm toán môi trường............52 2.2.6.1. Địa vị pháp lý......................................................................................52 2.2.6.2.Thiếu kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết..........................................53 2.2.6.3. Thiếu các chuẩn mực và thông số môi trường chuẩn...........................53 2.2.6.4. Thiếu các số liệu môi trường chính thống............................................54 2.2.6.5. Các hệ thống giám sát và báo cáo về môi trường hoạt động không hiệu quả...................................................................................................................54 2.2.7. Xu hướng phát triển của kiểm toán môi trường.................................55 2.2.7.1. Những yếu tố tác động đến mục tiêu và phương thức hoạt động của cơ quan Kiểm toán tối cao trong kiểm toán môi trường.........................................55 2.2.7.2. Xu hướng phát triển trong kiểm toán môi trường của các cơ quan Kiểm toán tối cao.......................................................................................................57 CHƯƠNG 3 -THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG. .63 3.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM................................................................................................................63 3.1.1. Các văn bản pháp luật về môi trường và hệ thống các cơ quan bảo vệ môi trường của Việt Nam...............................................................................63 3.1.1.1. Hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường của Việt Nam.......................63 4 3.1.1.2. Hệ thống các cơ quan quản lý về môi trường.......................................65 3.1.2. Thực trạng tổ chức kiểm toán môi trường của KTNN.......................66 3.1.2.1. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.......................66 3.1.2.2. Một số thành tựu của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán môi trường trong thời gian qua...........................................................................................69 3.1.2.3. Một số tồn tại và hạn chế trong tổ chức kiểm toán môi trường của Kiểm toán Nhà nước.................................................................................................81 3.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ QUAN KIỂM TOÁN TỐI CAO TRÊN THẾ GIỚI.......................85 3.2.1. Một số kết quả đạt được trong kiểm toán môi trường........................85 3.2.2. Một số tồn tại và khó khăn trong tổ chức kiểm toán môi trường.....101 3.2.2.1. Nhận thức về kiểm toán môi trường chưa đúng và thiếu nhất quán...102 3.2.2.2. Địa vị pháp lý của cơ quan KTTC chưa tương xứng..........................103 3.2.2.3. Các hướng dẫn, chuẩn mực và tiêu chí kiểm toán môi trường còn thiếu và không tương xứng.....................................................................................106 3.2.2.4. Các kinh nghiệm và nguồn lực kiểm toán môi trường còn thiếu và còn yếu..........................................................................................................108 3.2.2.5. Một số khó khăn khách quan.............................................................110 3.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...................................................112 CHƯƠNG 4 – ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM................................................................................117 4.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM..............................................................................................................117 4.1.1. Những định hướng trong hoạt động kiểm toán của KTNN..........117 4.1.1.1. Phát triển Kiểm toán Nhà nước trở thành công cụ mạnh trong Nhà nước pháp quyền............................................................................................117 4.1.1.2. Phát triển Kiểm toán Nhà nước phải phù hợp với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền....................................................................................118 4.1.1.3. Phát triển Kiểm toán Nhà nước phải phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.......................................................................119 4.1.2. Quan điểm chỉ đạo tổ chức kiểm toán môi trường của KTNN.........119 5 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM................................................................................................121 4.2.1. Nhóm giải pháp về vấn đề nhận thức về kiểm toán môi trường.......121 4.2.1.1. Tiếp thu và triển khai kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán môi trường. .121 4.2.1.2. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.....................122 4.2.1.3. Đẩy mạnh hoạt động công khai kết quả kiểm toán.............................122 4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các quy định môi trường pháp lý......122 4.2.2.1. Nâng cao địa vị pháp lý của KTNN....................................................123 4.2.2.2. Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước và các luật có liên quan..123 4.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn...........................................123 4.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện nội dung, quy trình, phương pháp/kỹ thuật, tiêu chí đánh giá kiểm toán môi trường...............124 4.2.3.1. Giải pháp về nội dung kiểm toán........................................................124 4.2.3.2. Nhóm giải pháp về quy trình kiểm toán môi trường............................135 4.2.3.3. Nhóm giải pháp về các kỹ thuật/phương pháp kiểm toán....................139 4.2.3.4. Giải pháp xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm toán.................................143 4.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và nhân sự................................146 4.2.4.1. Thành lập đầu mối thực hiện chức năng kiểm toán môi trường.......146 4.2.4.2. Phát triển và xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên theo hướng đầy đủ về số lượng và đa dạng hóa về chuyên môn, nghiệp vụ với cơ cấu chuyên môn hợp lý.....................................................................................................147 4.2.4.3. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ, kiểm toán viên..148 4.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức các cuộc kiểm toán môi trường.............149 4.2.5.1. Xây dựng chiến lược kiểm toán trong đó chú trọng tổ chức kiểm toán môi trường.....................................................................................................149 4.2.5.2. Đa dạng hóa nội dung/mục tiêu kiểm toán.........................................150 4.2.5.3. Đa dạng hóa các dạng kiểm toán liên quan đến các yếu tố môi trường .......................................................................................................................152 4.2.5.4. Đổi mới cách thức tổ chức đoàn kiểm toán.........................................152 4.2.5.5. Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cho kiểm toán môi trường...........153 4.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.....................................................................154 4.3.1. Những kiến nghị đối với Nhà nước....................................................154 6 4.3.2. Những kiến nghị đối với Kiểm toán Nhà nước..................................155 4.3.3. Các kiến nghị đối với đơn vị kiểm toán..............................................156 PHỤ LỤC SỐ 1...............................................................................................160 PHỤ LỤC SỐ 2...............................................................................................172 PHỤ LỤC SỐ 3...............................................................................................175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................192 7 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Những vấn đề về môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi sự quan tâm đúng tầm của mọi tầng lớp trong xã hội từ Chính phủ, công chúng, các phương tiện thông tin đại chúng đến các tổ chức phi chính phủ. Cơ quan Kiểm toán Tối cao (KTTC) với chức năng tăng cường và đảm bảo việc sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn lực của quốc gia, trong đó có nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cần nhanh chóng và tích cực tham gia vào công cuộc bảo vệ môi trường bởi những vấn đề về môi trường hoặc sự yếu kém trong việc bảo vệ môi trường nếu không được xử lý một cách nhanh chóng và triệt để sẽ tác động xấu đến lòng tin của xã hội đối với các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, sự phát triển bền vững của môi trường còn là yếu tố sống còn đối với toàn thể nhân loại hôm nay và cả những thế hệ mai sau. Chính phủ và chính quyền các cấp đã, đang và còn sẽ phải chi rất nhiều tiền để giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ ô nhiễm môi trường nhưng những vấn đề như việc thiếu hụt nguồn nhân lực hay thiếu các chế tài xử phạt và thiếu các cơ chế giám sát sẽ đặt ra câu hỏi liệu những cố gắng nhằm ngăn ngừa và xử lý môi trường có thật sự hữu hiệu hay không. Từ góc độ của cơ quan KTTC, các kiểm toán viên có nghĩa vụ đưa ra các ý kiến đánh giá về những khoản chi cho các dự án môi trường có được chi đúng mục đích, đúng định mức và các kết quả của những dự án đó có đáp ứng được những mục tiêu cũng như mong muốn đề ra hay không. Và như vậy, kiểm toán môi trường (KTMT) là một trọng tâm kiểm toán mang tầm chiến lược đối với các cơ quan KTTC nói chung và cơ quan KTNN Việt Nam nói riêng. 8 Hơn 20 năm qua kể từ khi kiểm toán môi trường được triển khai một cách chính thống đã có hơn 2000 cuộc kiểm toán môi trường được thực hiện với nhiều chủ đề khác nhau từ việc quản lý lưu vực sông ngòi, quản lý thuốc bảo vệ thực vật đến việc báo cáo các vấn đề về phát triển bền vững, bảo vệ hệ sinh vật, thay đổi khí hậu, xử lý rác thải và các hiệp định quốc tế về môi trường. Tuy nhiên, thể chế chính trị của các quốc gia cũng như cơ cấu tổ chức, địa vị pháp lý của các cơ quan KTTC tại các quốc gia có sự khác biệt. Vì vậy mà INTOSAI đã thành lập Nhóm làm việc về kiểm toán môi trường (WGEA) với mục đích tạo điều kiện để các cơ quan KTTC hiểu biết tốt hơn về các vấn đề của kiểm toán môi trường; thúc đẩy việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong kiểm toán môi trường giữa các cơ quan KTTC; và Ban hành các tài liệu hướng dẫn về kiểm toán môi trường và những thông tin khác có liên quan. WGEA đã xây dựng và ban hành một số tài liệu về kiểm toán môi trường như Kế toán Tài nguyên thiên nhiên, Hướng dẫn về kiểm toán các hoạt động dươi góc độ kiểm toán môi trường, Sự phát triển và Xu hướng phát triển của kiểm toán môi trường... Những tài liệu này đã khái quát được một số vấn đề lý luận về kiểm toán môi trường cũng như cho thấy được thực trạng phát triển của nội dung kiểm toán này trong thời gian qua tại một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nghiên cứu nào được thực hiện nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm toán môi trường một cách đầy đủ theo các tiêu thức như chủ thể, đối tượng, phạm vi, căn cứ, nội dung và các phương pháp kiểm toán môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu về kiểm toán môi trường một cách có hệ thống và cụ thể hơn nhằm giúp các cơ quan KTTC giải quyết những vấn đề trên cả về lý luận lẫn thực tiễn nhằm trả lời các câu hỏi: - Làm thế nào để xây dựng năng lực, kiến thức và các kỹ năng cần thiết để tiến hành kiểm toán môi trường một cách hữu hiệu? 9 - Làm thế nào để phối, kết hợp nội dung kiểm toán môi trường vào trong hoạt động kiểm toán của cơ quan KTTC? - Làm thế nào để cơ quan KTTC có thể gia tăng giá trị, tác động của kiểm toán môi trường một cách đầy đủ và khả thi? Việc làm trên được coi là hết sức cần thiết, xét trên bình diện quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, kiểm toán môi trường là một vấn đề còn rất mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. KTNN mới chỉ thành lập Nhóm làm việc để học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về kiểm toán môi trường (KTMT). Thực tế từ năm 2010 đến nay KTNN mới chỉ tổ chức thực hiện được một vài cuộc kiểm toán có những nội dung nhất định liên quan đến môi trường. Trong khi đó giá trị, lợi ích, tầm quan trọng của KTNN ngày càng được khẳng định và phát triển mở rộng, sự khuyến cáo của INTOSAI càng ngày càng mạnh mẽ; đồng thời đòi hỏi của thực tiễn về vấn đề liên quan đến môi trường đặc biệt được Chính phủ và công chúng quan tâm. Điều đó khẳng định tất yếu ở Việt Nam KTMT cần sớm được thực hiện nhiều hơn, toàn diện hơn và đầy đủ hơn về mục tiêu, nội dung kiểm toán, với phương pháp và cách thức tổ chức kiểm toán phù hợp, hiệu quả hơn. Từ những nguyên nhân trên, các vấn đề về lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn KTMT cần được nghiên cứu. Trong đó, các vấn đề về mục tiêu, nội dung, quy trìn, phương pháp và các vấn đề về tổ chức KTMT thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và giới chuyên môn trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán chính phủ nói riêng. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm toán môi trường 10 - Phân tích, đánh giá thực tiễn kiểm toán môi trường tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả công tác kiểm toán môi trường do KTNN thực hiện, đồng thời dự đoán về những xu thế phát triển của kiểm toán môi trường - Đề xuất các giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực tiễn kiểm toán môi trường do các cơ quan KTTC trên thế giới thực hiện trong vòng 20 năm qua; đồng thời đánh giá địa vị pháp lý, chức năng và mô hình tổ chức của cơ quan KTNN Việt Nam để triển khai kiểm toán môi trường ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đồng thời với áp dụng các phương pháp truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp điều tra phân tích kết hợp với phương pháp suy luận, diễn giải, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống... 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Ch¬ng 2: Tổng quan về kiểm toán và kiểm toán môi trường Chương 3: Thực trạng về kiểm toán môi trường Chương 4: Định hướng và giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam 11 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Kiểm toán các yếu tố có liên quan đến môi trường là một nội dung kiểm toán được thực hiện bằng cả ba loại hình kiểm toán là kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán môi trường là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung và KTNN nói riêng. Bởi vậy số lượng các công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trường còn rất hạn chế. Cho tới thời điểm hiện tại mới chỉ có một số rất ít công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố dưới các hình thức như các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và đề tài nghiên cứu khoa học. 1.1.1. Các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Các bài viết trong lĩnh vực này còn hạn chế về cả số lượng bài viết lẫn nội hàm nghiên cứu. Các bài này chỉ mới nêu được khái niệm, các thức phân loại các cuộc kiểm toán môi trường. Dưới đây là một số bài tiêu biểu: Kiểm toán môi trường và những thách thức đặt ra đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam của Nguyễn Tuấn Trung (Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán số tháng 04/2008) giới thiệu khái quát về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững và nêu ra một số dạng ô nhiễm môi trường và tác động của chúng đối với hệ sinh thái, qua đó làm toát lên sự cần thiết phải thực hiện kiểm toán môi trường. Với cách tiếp cận kiểm toán môi trường được thực hiện bằng cả 3 loại hình kiểm toán, tác giả cũng đã liệt kê được một số nguyên nhân khiến cho kiểm toán môi trường chưa được triển khai tại Việt Nam, đó là: tính pháp lý chưa cao, chưa có ngân hàng dữ liệu về môi trường của quốc gia, chưa có quy trình kiểm toán riêng áp dụng cho kiểm toán môi trường. 12 Kiểm toán môi trường của Anh Quốc và bài học kinh nghiệm cho kiểm toán môi trường ở Việt Nam của TS. Phạm Đức Hiếu và TS. Đặng Thị Hòa (Tạp chí Kiểm toán Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán.) đã đưa ra một số vấn đề có tính chất khái quát về kiểm toán môi trường. Tuy nhiên các tác giả này chỉ mới nêu ra quan điểm tiếp cận về kiểm toán môi trường trong khu vực tư nhân như khái niệm, phân loại, quy trình và nội dung kiểm toán, đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm kiểm toán môi trường của Anh Quốc theo những tiêu chí nêu trên. Trao đổi ý kiến về kiểm toán môi trường của TS. Giang Thị Xuyến (Tạp chí Kiểm toán số 4(125) tháng 4/2011) đề cập đến một số vấn đề như: Kiểm toán môi trường là gì? Tại sao cần kiểm toán môi trường? Ai kiểm toán môi trường?. Theo quan điểm của tác giả, kiểm toán môi trường là một loại hình kiểm toán tổng hợp cả 3 loại hình kiểm toán; đơn vị được kiểm toán không chỉ là một tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn có thể bao gồm cả đơn vị, tổ chức quản lý hành chính tùy theo mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán; Kiểm toán môi trường được thực hiện nhằm góp phần năng lực quản lý và bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý chức năng, và giúp tăng cường nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị, thúc đẩy đơn vị phát triển bền vững và bảo vệ môi trường chung theo hướng “sản xuất sạch hơn”. 1.1.2. Các công trình khoa học 13 Có thể nói cho đến tại thời điểm hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có một đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề kiểm toán môi trường, đó là đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai thực hiện kiểm toán môi trường ở Việt Nam” do TS. Lê Quang Bính là chủ nhiệm. Công trình khoa học này có mục tiêu muốn làm rõ các khái niệm, tiêu chí, và nội dung kiểm toán môi trường nói chung và trong phạm vi hoạt động của Kiểm toán nhà nước nói riêng; Phân tích thực trạng kiểm toán môi trường ở một số quốc gia và Việt Nam làm căn cứ xác lập vai trò của kiểm toán môi trường đối với KTNN, xác lập các định hướng, quan điểm chỉ đạo và đề xuất những nội dung để khai kiểm toán môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ được sự khác biệt giữa kiểm toán môi trường trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân dẫn đến việc phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán môi trường cũng như việc đề xuất quy trình, nội dung và phương pháp kiểm toán đối với các yếu tố liên quan đến môi trường chưa có tính thuyết phục. Những giải pháp đó vẫn chỉ là mô phỏng quy trình, nội dung và phương pháp kiểm toán áp dụng cho kiểm toán tài chính, không làm toát nên được tính đặc thù của hoạt động kiểm toán các yếu tố có liên quan đến môi trường . 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trường 14 Kiểm toán môi trường đã xuất hiện từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước và ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững đã được đặt ra từ lâu và phát triển mạnh về cả lý luận và thực tiễn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trường được thực hiện để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao và những người quan tâm. Có thể nó gần như toàn bộ các công trình nghiên cứu này là tác phẩm tập thể của Nhóm là việc về kiểm toán môi trường của INTOSAI. Dưới đây là một số nghiên cứu đáng được quan tâm: Environment Audit của Giáo sư A.K.Shivastava, Ấn Độ. Công trình này được sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho các kiểm toán viên tại Trung tâm đào tạo quốc tế tại New Dehli, Ấn Độ. Nội dung của công trình bao gồm những vấn đề: (1) Giới thiệu về Kiểm toán môi trường theo các chủ đề như kiểm toán thiên nhiên, kiểm toán năng lượng, vận tải, kế hoạch sử dụng đất, kiểm soát ô nhiễm, rác thải và tái chế, quá trình mua sắm...; (2) Phân tích thực trạng kiểm toán môi trường theo những nội dung như Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược, quản lý quá trình đánh giá tác động đối với môi trường; và (3) Thực trạng kiểm toán môi trường của Ấn Độ. Building the Environment Audit Process applied for Vietnam's Industrial Parks của TS. Lê Doãn Hoài, Việt Nam tại Trường quản trị kinh doanh- Đại học Quốc gia Kangwon, Hàn Quốc. Trên cơ sở đánh giá những tác động không tích cực do các khu công nghiệp ở Việt Nam gây ra đối với môi trường, sự cần thiết phải tiến hành kiểm toán môi trường cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình kiểm toán môi trường trên thế giới tác giả đã đề xuất một quy trình kiểm toán môi trường bao gồm 3 giai đoạn là: - Các hoạt động trước khi kiểm toán (Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán); - Các hoạt động được tiến hành tại đơn vị được kiểm toán (Giai đoạn thực hiện kiểm toán); 15 - Các hoạt động được thực hiện tại cơ quan KTTC (Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán và lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán). Đối tượng nghiên cứu trong công trình này là rác thải tại các khu công nghiệp ở Việt Nam và quy trình kiểm toán mà tác giả đề xuất chỉ được áp dụng cho loại hình kiểm toán tuân thủ. 16 Environmental Audit & Regularity Auditing (tài liệu của Nhóm làm việc của INTOSAI về Kiểm toán môi trường) đưa ra khái niệm về kiểm toán môi trường, cho thấy tác động (ảnh hưởng) của các vấn đề liên quan đến môi trường đến báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán; đồng thời đưa ra những hướng dẫn thực hành đối với kiểm toán viên về thực hiện và báo cáo kiểm toán. Sustainable Development: The Role of Supreme Audit Institutions (tài liệu của Nhóm làm việc của INTOSAI về Kiểm toán môi trường). Với cách tiếp cận phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường (phát triển bền vững), công trình này đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Chính phủ và phát triển bền vững và cách thức phát triển bền vững tác động đến cơ quan kiểm toán tối cao; Phát triển bền vững ở các cấp độ quốc gia và khu vực; Kiểm toán phát triển bền vững và Xây dựng năng lực của cơ quan Kiểm toán tối cao nhằm thích ứng với hoạt động kiểm toán phát triển bền vững. Environmental Accounting: Current Status and Options for SAIs 2010 (Kế toán môi trường: Thực trạng và sự lựa chọn cho các cơ quan KTTC, 2010) do cơ quan KTTC Hoa Kỳ soạn thảo. Cùng với việc đưa ra những khái niệm, cách thức phân chia và những lợi ích mà kế toán môi trường đem lại cho các quốc gia, tài liệu này còn cho thấy những nỗ lực của cộng đồng thế giới trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán môi trường cũng như thành tựu của một số quốc gia trong việc sử dụng các báo cáo kế toán môi trường để ứng phó với biến đổi khí hậu. Giá trị của tài liệu này còn được gia tăng với việc đề xuất những phương án lựa chọn trong việc áp dụng kế toán môi trường phù hợp theo hai nhóm là nhóm các quốc gia đã sử dụng kế toán môi trường và nhóm các quốc gia chưa áp dụng kế toán môi trường. 1.2.2. Nhóm các quy trình hướng dẫn nghiệp vụ 17 Ngoài những công trình nói trên, Nhóm làm việc về Kiểm toán môi trường của INTOSAI đã cho công bố một số công trình nghiên cứu khoa học khác về kiểm toán môi trường dưới dạng quy trình hướng dẫn cho từng chủ đề kiểm toán cụ thể: - Auditing Forests: Guidance for Supreme Audit Institutions 2010 (Kiểm toán các khu rừng: Cẩm nang cho các cơ quan KTTC, 2010) - Auditing Mining: Guidance for Supreme Audit Institutions 2010 (Kiểm toán mỏ: Cẩm nang cho các cơ quan KTTC, 2010); - Auditing Sustainable Energy: Guidance for Supreme Audit Institutions 2010 (Kiểm toán năng lượng bền vững: Cẩm nang cho các cơ quan KTTC , 2010); - Auditing Sustainable Fisheries Management: Guidance for Supreme Audit Institutions 2010 (Kiểm toán Quản lý Nghề cá bền vững, 2010); - Auditing the Implementation of Multilateral Environmental Agreements (MEAs): A Primer for Auditors (Kiểm toán việc thực hiện các nghị định quốc tế về môi trường: Hướng dẫn căn bản cho kiểm toán viên) - Auditing the Government Response to Climate Change: Guidance for Supreme Audit Institutions (Kiểm toán các hoạt động của Chính phủ trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu: Tài liệu hướng dẫn cho các cơ quan KTTC, 2010) 18 Cũng như các công trình nghiên cứu trong nước, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã công bố cho thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và có hệ thống về kiểm toán môi trường cũng như vai trò, chức năng của kiểm toán môi trường và nhiệm vụ của cơ quan Kiểm toán tối cao đối với kiểm toán môi trường ở Việt Nam. Vì vậy, luận án này tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá và làm rõ nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã công bố kể trên có giá trị tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu luận án. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Các công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trường được phân chia thành 2 nhóm là nhóm các công trình nghiên cứu trong nước và nhóm các công trình nghiên cứu nước ngoài. 19 Về các công trình nghiên cứu trong nước, luận án đã trích lược những thông tin cơ bản của 03 bài viết đăng trên các tạp chí có uy tín và 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Nhìn chung, đây là một vấn đề khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung và KTNN nói riêng nên số lượng và quy mô của các công trình nghiên cứu trong nước về kiểm toán môi trường còn khiêm tốn. Về tình nghiên cứu ở nước ngoài, luận án đã giới thiệu một số tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, Việt Nam, các chuyên gia của INTOSAI và nhiều quy trình kiểm toán môi trường theo các lĩnh vực như khoáng sản, nước, rừng, năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu... được ban hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng các cơ quan KTTC trong khu vực và thế giới. Đa phần các công trình này là những nghiên cứu ứng dụng, là tài liệu hướng dẫn để thực hiện các nội dung của kiểm toán môi trường trong lĩnh vực công. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan