Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới của huyện đại từ, tỉnh thái...

Tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

.PDF
106
1
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––– PHẠM DUY HÙNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––– PHẠM DUY HÙNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ trong nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Duy Hùng iv LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè, cơ quan đồng nghiệp và đặc biệt là sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường và sự dạy bảo tận tình của thầy cô. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, cùng thầy cô trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Các phòng ban chuyên môn của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê; Ủy ban nhân dân các xã trong Huyện, các ban, ngành đoàn thể, các ông, bà trưởng xóm và các hộ dân tại được điều tra đã nhiệt tình ủng hộ và cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết cho luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 4 năm 2022 Tác giả luận văn Phạm Duy Hùng v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii DANH MỤC BẢNG VÀ HỘP ........................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn ........................................................ 4 1.1.2. Nông thôn mới, những yêu cầu đặt ra đối với XDNTM......................... 6 1.1.3. Các tiêu chí để huyện đạt chuẩn nông thôn mới ................................... 12 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM ........................................... 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18 1.2.1. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở nước ta ......................... 18 1.2.2. Kinh nghiệm đạt chuẩn xây dựng NTM tại một số địa phương ........... 20 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng NTM tại huyện Đại Từ ................................................................................................... 25 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ...................................................... 26 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29 2.1. Khái quát địa bàn huyện Đại Từ .............................................................. 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29 2.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 32 vi 2.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 33 2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến xây dựng NTM .............................................................................. 35 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36 2.3.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 36 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 36 2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ......................................................... 38 2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ......................................... 39 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 41 3.1. Thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đại, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2021 ........................................................................................ 41 3.1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện .................................... 41 3.1.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo .............................................. 43 3.1.3. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí xã nông thôn mới ................................... 44 3.1.4. Kết quả thực hiện tiêu chí huyện Nông thôn mới (theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025) .................................................................................... 46 3.1.5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng Nông thôn mới........................ 48 3.2. Lộ trình thực hiện các tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM tại huyện Đại Từ (Theo bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025) ............................... 50 3.2.1. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới ................................................................ 50 3.2.2. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao ................................................. 51 3.2.3. Thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh ....................................................... 52 3.2.4. Tỷ lệ hài lòng của người dân................................................................. 57 3.2.5. Các tiêu chí khác ................................................................................... 58 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM ..................................................................................................... 64 vii 3.3.1. Các yếu tố về công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ................................................................................................. 64 3.3.2. Các yếu tố về huy động, sử dụng nguồn lực đất đai ............................. 65 3.4. Những thành tựu, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế của xây dựng NTM huyện Đại Từ .................................................................. 69 3.4.1. Những thành tựu.................................................................................... 69 3.4.2. Một số tồn tại, hạn chế: ......................................................................... 70 3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ......................................................... 70 3.5. Quan điểm, mục tiêu và các giải pháp xây dựng huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM ..................................................................................................... 71 3.5.1. Quan điểm ............................................................................................. 71 3.5.2. Mục tiêu................................................................................................. 71 3.5.3. Các giải pháp xây dựng huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM ....................... 72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BCĐ Ban chỉ đạo BQ Bình quân BQL Ban quản lý CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội GTNT Giao thông nông thôn HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - Xã hội LT Lương thực MTQG Mục tiêu Quốc gia NQ Nghị quyết NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới OCOP Mỗi xã một sản phẩm TP Thành phố TT Thị trấn TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân XD NTM Xây dựng nông thôn mới ix DANH MỤC BẢNG VÀ HỘP Bảng: Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 2.3: Bảng 3.1: Các loại đất trên địa bàn huyện Đại Từ......................................... 31 GTSX của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ ........... 32 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trên địa bàn huyện Đại Từ ...... 34 Số lượng các văn bản ban hành để triển khai thực hiện Chương trình XD NTM ............................................................................... 41 Bảng 3.2: Công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo ...................................... 43 Bảng 3.3: Kết quả thực hiện bộ tiêu chí xã nông thôn mới huyện Đại Từ .... 45 Bảng 3.4: Kết quả thực hiện tiêu chí huyện NTM (theo bộ tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020) ......................................................................... 47 Bảng 3.5: Huy động nguồn lực xây dựng NTM ............................................ 49 Bảng 3.6: Lộ trình các xã đạt chuẩn XD NTM huyện Đại Từ ...................... 50 Bảng 3.7: Lộ trình các xã đạt chuẩn NTM nâng cao ...................................... 51 Bảng 3.8: Lộ trình đạt chuẩn đô thị văn minh ............................................... 53 Bảng 3.9: Lộ trình đạt chuẩn các tiêu chí khác ............................................... 59 Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá của người dân về huy động sử dụng nguồn lực đất đai trong xây dựng NTM ................................................... 65 Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của người dân về huy động, sử dụng nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM................................................ 67 Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá của người dân về huy động, sử dụng nguồn lực nhân lực trong xây dựng NTM................................................ 68 Hộp: Hộp 3.1: Ý kiến của cán bộ quản lý chương trình XD NTM về nguồn lực đất đai ............................................................................................ 66 Hộp 3.2: Ý kiến của cán bộ quản lý chương trình XD NTM về nguồn lực tài chính ......................................................................................... 68 Hộp 3.3: Ý kiến của cán bộ quản lý chương trình XD NTM về nguồn nhân lực ......................................................................................... 69 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Những thông tin chung 1.1. Họ và tên tác giả: Phạm Duy Hùng 1.2. Tên đề tài: Giải pháp thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên 1.3 .Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số:8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng 1.5. Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2. Nội dung bản trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là“ Xây dựng huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM trước năm 2025”; đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng huyện Đại Từ trở thành huyện nông thôn mới, xác định rõ nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo Quốc phòng - An ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập và nâng cao mức sống người dân nông thôn. Đánh giá quá trình thực hiện XD NTM huyện Đại Từ giai đoạn 2016 – 2021 và đề ra giải pháp đạt mục tiêu Huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2024 là lý do nghiên cứu đề tài 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về XD NTM huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên - Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới - Phân tích những khó khăn thuận lợi đến xây dựng NTM huyện Đại Từ - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên . xi 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê: thống kê những dữ liệu có liên quan; Phương pháp so sánh: phân tích đúng thực trạng việc huy động các nguồn lực; Phương pháp thống kê mô tả: hệ thống hoá và phân tích được các số liệu thu thập. 2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được Giai đoạn 2016 - 2021 huyện Đại Từ có 23/28 xã đạt chuẩn. Tính đến hết năm 2021 huyện Đại Từ còn 5/28 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới; Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện phấn đấu đến năm 2024, có 3 xã đạt NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và hoàn thành các tiêu chí huyện NTM còn lại. Tổng nguồn vốn huy động cho XD NTM huyện Đại Từ giai đoạn 2016 - 2021 đạt 1.393.066 triệu đồng, trong đó: Vốn trực tiếp cho Chương trình xây dựng xây dựng NTM 531.685 triệu đồng (vốn Trung ương 202.069 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 329.616 triệu đồng); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 655.866 triệu đồng; vốn huy động đóng góp của nhân dân 205.515 triệu đồng Đối với các tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM (theo bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025) thì đến hết năm 2021 huyện Đại Từ đạt 3/9 tiêu chí. 2.5. Kết luận Chương trình MTQG về XD NTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Đại Từ, là cơ sở quan trọng để phát triển Kinh tế - Xã hội bền vững, giữ ổn định chính trị, đảm bảo Quốc phòng - An ninh, nâng cao đời sống cho nhân dân. XD NTM trên địa bàn huyện là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Xây dựng huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX. Qua nghiên cứu đề tài đã đưa ra 7 nhóm giải pháp để đạt được mục tiêu huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM vào năm 2024. xii 2.6. Khuyến nghị chính sách Đề nghị Tỉnh nghiên cứu, bổ sung hỗ trợ các chương trình phát triển hạ tầng, phát triển sản xuất và cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác NTM các cấp, nhất là với đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm ở cấp xã, cấp huyện. Người hướng dẫn khoa học Học viên (Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký) Phạm Duy Hùng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh ở các địa phương. XD NTM là Chương trình cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn", với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. XD NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu Quốc gia XD NTM, trong 5 năm qua, huyện Đại Từ đã triển khai đồng bộ các giải pháp và huy động hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện. trong giai đoạn vừa qua UBND huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình XD NTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn và phụ trách từng tiêu chí cụ thể, huyện đã ban hành 16 Quyết định, 09 kế hoạch và 99 văn bản để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình XD NTM trên địa bàn huyện. Các văn bản đã giúp cho huyện Đại Từ huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công cuộc XD NTM, nhất là trong huy động nguồn lực. Nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2016-2020 đạt 1.393.066 triệu đồng, trong đó huy động đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp 205.515 triệu đồng. Đối với công tác đào tạo, tập huấn từ năm 2016-2021, huyện đã tổ chức được 115 lớp tập huấn cho trên 10.000 lượt người tham gia. nội dung tập huấn bao gồm việc triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về xây dựng NTM, các kiến thức về quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương 2 trình, các nội dung trong công tác lập quy hoạch, lập Đề án XD NTM và Đề án phát triển sản xuấ.t Hiện nay huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã có 23/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 14 tiêu chí. Huyện phấn đấu đến cuối năm 2023 có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu 100% số xã về đích nông thôn mới vào năm 2023 và đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2024 (Đề án xây dựng NTM huyện Đại từ giai đoạn 2021-2025) Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải đánh giá thực trạng XD NTM huyện Đại Từ giại đoạn 2016-2021 và có những giải pháp nào để huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM? đó chính là lý do tôi chọn “ Giải pháp thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng về XD NTM huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên - Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới - Phân tích những khó khăn thuận lợi đến xây dựng NTM huyện Đại Từ - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới, các chủ thể tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở phần quản lý nhà nước về các chỉ tiêu để huyện đạt chuẩn XD NTM. - Về mặt thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2016 2021. Điều tra khảo sát được thực hiện năm 2022. 3 - Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Đại Từ. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Qua quá trình triển khai đề tài giúp cho tôi áp dụng được những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Bổ sung các kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin để nâng cao kỹ năng làm việc. Rèn luyện các kỹ năng làm việc độc lập, tổng quan được tình hình về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, về quốc phòng an ninh cũng như phong tục tập quán tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên ngành kinh tế nông nghiệp trong nghiên cứu và học tập về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua đánh giá về thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện đại từ (2016-2021) cũng như kết quả đạt được bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới tác giả đã đưa ra được lộ trình thực hiện các tiêu chí huyện Đạt chuẩn nông thôn năm 2024. Đây là tài liệu quý cho địa phương trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình để huyện Đại từ đạt chuẩn nông thôn mới như kế hoạch đưa ra. Là tài liệu để các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ tham khảo, đưa ra các chính sách, giải pháp thực hiện mục tiêu huyện Đại Từ đạt chuẩn NTM vào năm 2024. Góp phần khái quát thực tiễn về NTM, những vấn đề đặt ra về xây dựng NTM trong hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Trên cơ sở đó kiến nghị với Chỉnh phủ và các bộ, ngành Trung ương các nội dung trong chương trình MTQG về xây dựng NTM. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong tổng kết thực tiễn về xây dựng NTM tại huyện Đại Từ. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm nông thôn Hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về nông thôn tùy thuộc vào điều kiện KT-XH của mỗi Quốc gia. Khi tiếp cận vấn đề nông thôn, nhiều người lấy khái niệm thành thị để làm rõ những nội hàm của khái niệm nông thôn. Trong đó, nhiều học giả sử dụng những tiêu chí về mật độ dân số, số lượng dân cư, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng, trình độ phát triển sản xuất hàng hóa, khả năng tiếp cận thị trường, hoạt động sản xuất chủ yếu… để phân biệt nông thôn và thành thị (Bùi Quang Dũng, 2015). Theo đó, các nhà kinh tế học, xã hội học quan niệm nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng, trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa kém hơn. Tuy nhiên, khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Nông thôn là một khái niệm thông dụng nhưng có nội hàm rộng, được nhìn nhận khác nhau tùy theo cách tiếp cận. “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã” (Đinh Xuân Hùng, 2019). “Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông”, “Nông thôn là một xã hội, là môi trường sống của người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều nét đặc thù và đó không phải là đô thị (về không gian sống, về cấu trúc và tổ chức xã hội, về quan hệ con người và sinh kế) nhưng cũng không hoàn toàn đối lập với đô thị (nhất là về văn hóa)” (Nguyễn Xuân Thắng, 2015). “Nông thôn được hiểu là nơi sinh sống của người nông dân với các 5 hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù và không phải là đô thị” (Hồ Xuân Hùng, 2010). Từ những khái niệm trên, nông thôn Việt Nam được xác định có các đặc điểm: - Thứ nhất, về địa lý, nông thôn là một địa bàn rộng lớn, bao quanh các thành thị (thành phố, thị xã, thị trấn). - Thứ hai, về kinh tế, nông thôn chủ yếu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các loại ngành nghề thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, nông dân. - Thứ ba, về tính chất xã hội, dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân, mật độ dân cư thấp hơn thành thị, tính cộng đồng cao, có nhiều yếu tố tập quán riêng biệt. - Thứ tư, về môi trường tự nhiên, nông thôn lưu giữ và bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên, làm cho con người gần gũi với thiên nhiên. Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác (Hà Tiến Thăng, 2019). 1.1.1.2. Vai trò của nông thôn trong phát triển KT-XH Nông thôn có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH của của tất cả các nước, vai trò đó thể hiện: Thứ nhất, nông thôn là không gian cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp. Ở bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ quốc gia nào, nông nghiệp luôn là kế sinh nhai, giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, là nền tảng cho phát triển KT-XH, ổn định chính trị, tạo tiền để để công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nước nông nghiệp. Vai trò trước tiên và quan trọng nhất của nông nghiệp trong nền kinh tế là cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an toàn cho 6 sự phát triển KT-XH. Nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản. Nông nghiệp phát triển giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, bởi phần lớn lao động tập trung ở nông thôn hay nông nghiệp phục vụ phần lớn cho người lao động (Trần Công Thắng, 2021). Thứ hai, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Quốc gia nào cũng vậy, cội nguồn của dân tộc đều được sinh ra và phát triển từ nông thôn, bản sắc văn hóa làng quê vì thế đồng nghĩa với bản sắc văn hóa từng dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa làng quê là giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc. (Phan Thị Ái Vân, 2021). Thứ ba, nông thôn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, quá trình mưu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên. Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con người với thiên nhiên. Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Thứ tư, nông thôn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho người dân mà không một ngành sản xuất nào thay thế được (Vũ Nhữ Thăng, 2015). Thứ năm, trên địa bàn nông thôn có 70% lực lượng lao động xã hội, đó là nguồn lao động quan trọng cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ. Thứ sáu, nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn những sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, đồng thời nông thôn cũng là nơi cung cấp số lượng lớn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào thúc đẩy phát triển sản xuất (Phạm Huỳnh Minh Hùng, 2017). 1.1.2. Nông thôn mới, những yêu cầu đặt ra đối với xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Nông thôn mới Mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NTM, tuy nhiên các quan điểm đều chỉ ra NTM là sự thay đổi nông thôn truyền thống thành một 7 hình thức nông thôn tốt hơn, phát triển hơn, ổn định và bền vững hơn. Theo nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì “Nông thôn mới được hiểu là nông thôn mà ở đó có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng KT-XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Vũ Nhữ Thăng, 2015). 1.1.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với xây dựng nông thôn mới Để đảm bảo nông thôn Việt Nam phát triển bền vững, đạt được những mục tiêu đã được Đảng, Chính phủ đề ra, yêu cầu đặt ra đối với XD NTM giai đoạn tiếp theo như sau: Một là, các nội dung, hoạt động của chương trình XD NTM phải hướng tới đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, cần quan tâm đến tất cả các vấn đề gắn với đời sống của người dân như kinh tế nông thôn, môi trường nông thôn, không gian sống ở khu vực nông thôn, giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng, năng lực lãnh đạo, quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản… (Huỳnh Công Chất, 2016). Hai là, xác lập, kiên trì, quyết tâm và dành nguồn lực xứng đáng đề thực hiện các nội dung trong XD NTM. Tránh tình trạng nóng vội, chạy theo thành tích vì XD NTM là quá trình ổn định và bền vững với những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường hướng tới hiện đại và sự thịnh vượng lâu dài của cả cộng đồng Ba là, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng địa phương là chính, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do 8 chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện (Trần Công Thắng, 2021). Bốn là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông thôn: lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước; kiên trì hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật; hình thành giá đỡ để nông dân yên tâm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; tạo môi trường tốt cho các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ người dân địa phương; củng cố, xây dựng các tổ chức xã hội vì lợi ích trực tiếp của chính cư dân nông thôn. Năm là, kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động đóng góp của các tầng lớp nhân dân (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2019). Sáu là, XD NTM phải gắn với các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và chính sách đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ ban hành Như vậy, XD NTM chính là thực hiện chương trình phát triển toàn diện, bền vững nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm nâng cao đời sống người dân và ổn định xã hội. Mục tiêu trọng tâm của XDNTM là nâng cao đời sống người dân nông thôn, xây dựng xã hội nông thôn năng động, văn hoá hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị văn hoá truyền thống (Huỳnh Công Chất, 2016) 1.1.2.3. Tính tất yếu của xây dựng nông thôn mới Đảng và nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và XD NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình KT-XH của đất nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất