Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp thu hút khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển việt ...

Tài liệu Giải pháp thu hút khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển việt nam

.PDF
77
448
83

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH BÌNH GIẢI PHÁP THU HÚT KHU VỰC TƢ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CÔNG MỸ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn PHẠM THANH BÌNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………..1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC TƢ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN ………………………………………………………………………….4 1.1. Một số quan niệm, khái niệm……………………………………….……4 1.2. Tổng quan các mô hình đầu tư có sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển hạ tầng cảng biển………………………………………………….16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển hạ tầng cảng biển……………………………………………………….19 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN HIỆN NAY…………………………………………...35 2.1. Khái quát chung về đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam, đánh giá sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cảng biển ............................ 2.2. Rà soát các thể chế, cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển ..........................................................................................48 2.3. Mô hình đầu tư phát triển cảng biển ở Việt Nam hiện nay..........................51 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TƢ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM …………………….………..59 3.1. Bối cảnh trong và ngoài nước, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước ảnh hưởng đến triển vọng thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng….…..59 3.2. Các giải pháp thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam……………………………………....61 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….....72 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BOT: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao DWT: Deadweight tonnage Tấn khối lượng do tàu biển chuyên chở FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTVT: Giao thông vận tải KCHT: Kết cấu hạ tầng PPP: Hình thức hợp tác công tư VTS: Hệ thống kiểm soát lưu thông trên biển AIS: Hệ thống thông tin liên lạc trên biển QLNN: Quản lý nhà nước NQ/TW: Nghị quyết Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân WB: World Bank Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của khu vực tư trong đầu tư hạ tầng cảng biển……………………………………………………………….21 Bảng 2.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng ở Việt Nam………………………………………………………………………….57 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Một hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ tạo không gian phát triển kết nối giữa các vùng, miền để biến các lợi thế so sánh của từng vùng thành lợi thế cạnh tranh. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2010 xác định cần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Thực hiện một trong các đột phá chiến lược, ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI có Nghị quyết số 13-NQ/TW về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đối với kết cấu hạ tầng cảng biển đã được định hướng “Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hai cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu)”. Định hướng này, tiếp tục được xác định và quyết tâm thực hiện tại Nghị quyết số 16/NQCP của Chính phủ ngày 08/6/2012 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2020 (tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Trên thực tế kinh nghiệm và khung pháp lý để thu hút và sử dụng nguồn lực tư nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng (đặc biệt hạ tầng cảng biển) đã được hình thành tại Việt Nam nhưng việc triển khai thu hút nguồn lực vốn từ khu vực này còn hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng các giải pháp cụ thể để thu hút thành công nguồn lực tư nhân cho phát triển hạ tầng cảng biển là hết sức quan trọng và cấp thiết. 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có rất nhiều nghiên cứu về cảng biển và dịch vụ cảng biển, nhưng về thu hút đầu tư tư nhân vào để phát triển Kết cấu hạ tầng cảng biển thì hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu đi sâu vào phân tích, Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp em xin phép được đi vào nghiên cứu những vấn đề của kết cấu hạ tầng cảng biển, cùng với đó là nghiên cứu và đề ra một số giải pháp nhằm thu hút khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam hiện nay. Cần phải có những giải pháp và cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng thu hút sự tham gia của khu vực tư vào phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển ở Việt Nam. Cùng với đó là đi vào phân tích, nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế, kết hợp với dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế về xu hướng phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Đề xuất các giải pháp chung để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng cảng biển và mô hình tư nhân đang quản lý và phát triển cảng biển ở một số cảng trên thế giới; đề xuất giải pháp cụ thể để thu hút sự tham gia của khu vực tư vào phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là về kết cấu hạ tầng cảng biển, các chính sách của nhà nước về cảng biển, các hoạt động của cảng biển và những cơ chế thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực KCHT cảng biển. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn này giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cảng biển của Việt Nam. Nêu và phân tích một số cảng biển nước ngoài đã thành công trong việc thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển KCHT cảng biển, đưa ra 2 những giải pháp áp dụng vào Việt Nam. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài luận văn được viết từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam. Đầu tiên là những khái niệm chung về cảng biển, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, lý thuyết nghiên cứu liên quan. Từ đó trình bày tình hình xây dựng và khai thác cảng biển ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để rút ra mặt được, chưa được và nguyên nhân của những mặt chưa được. Cuối cùng là một số đề xuất về giải pháp thu hút khu vực tư nhân vào phát triển KCHT cảng biển Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, hệ thống… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã nghiên cứu tổng hợp một số lý luận chung về khái niệm và đặc điểm về xây dưng KCHT cảng biển Việt Nam; một số lý thuyết liên quan đến phát triển hạ tầng cảng biển. Đồng thời,luận văn đã hệ thống những nét cơ bản của hệ thống cảng biển đang được áp dụng trên thế giới để phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình cảng biển của Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển KCHTcảng biển phù hợp với tình hình thực tế và kinh nghiệm từ nước ngoài. 7. Cơ cấu của luận văn Từ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nội dung nghiên cứu được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển. Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển hiện nay. Chương 3: Giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam. 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC TƢ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN 1.1. Một số quan niệm, khái niệm 1.1.1. Khái niệm về kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển Kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành vật chất kỹ thuật thuộc loại nền tảng có tính chất dịch vụ chung cho hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Nhìn chung lại chúng ta có thể khái quát đó là tổng thể các nhu cầu thiết yếu về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của con người. Kết cấu hạ tầng có thể chia làm hai loại kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế (có thể gọi kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật) bao gồm các hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, khí, hệ thống cấp thoát nước... Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, cơ sở văn hoá... Kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng đặc biệt, là nền tảng của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Khái niệm Cảng biển Có nhiều khái niệm khác nhau về cảng biển, từ quan điểm truyền thống đến quan điểm hiện đại, nhưng ta có thể sử dụng khái niệm trong Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 như sau: “Cảng biển” là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng, bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng [5]. “Vùng đất cảng” là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. 4 “Vùng nước cảng” là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác. “Bến cảng” bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống thông tin, giao thông liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. “Cầu cảng” là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Chức năng, vai trò của cảng biển Chức năng cảng biển Cảng biển có những chức năng cơ bản như: Cung cấp các phương tiện, thiết bị, nhân lực cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả khách, cung cấp luồng hàng hải, đường giao thông trong cảng kết nối với hệ thống giao thông bên ngoài, cung cấp dịch vụ cung ứng, hỗ trợ tàu thuyền, sửa chữa… Bên cạnh đó, cảng biển có chức năng bổ sung như: Bảo đảm an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Ngoài ra, cảng biển có những chức năng cá biệt: Kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn an toàn của tàu thuyền kiểm soát ô nhiễm môi trường; đăng ký tàu thuyền, khảo sát thủy đạc, lập hải đồ; thực hiện dịch vụ kinh tế, thương mại: Dự án khu công nghiệp, hậu cần sau cảng, dịch vụ tư vấn… Vai trò, vị trí của cảng biển Cảng biển là đầu mối trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, là hạt nhân trong quy hoạch phát triển các loại hình GTVT; lưu chuyển hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu với số lượng lớn, giá thành thấp so với phương tiện khác.Cảng biển là cơ sở hình thành trung tâm chuỗi logistics, là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, góp phần trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác, phát triển kinh tế xã hội khu vực, vùng miền, quốc gia. 5 Kết cấu hạ tầng cảng biển thuộc loại kết cấu hạ tầng kinh tế (kỹ thuật) và có thể được hiểu là bao gồm tất cả các hạng mục như cầu bến, kho bãi, đường giao thông trong cảng, các trang thiết bị xếp dỡ, hệ thống điều hành dẫn tàu, luồng lạch, phao tiêu, báo hiệu (bao gồm cả hệ thống đèn biển), kè chắn… Kết cấu hạ tầng cảng biển có thể được chia thành hai nhóm sau: Nhóm cấu trúc hạ tầng (gồm cầu bến, kho bãi, đường giao thông trong cảng…) và các trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá của cảng. Nhóm hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo an toàn hàng hải gồm luồng lạch, phao tiêu, báo hiệu, đèn biển, hệ thống quản lý tàu ra vào cảng,… Trongđó, nhóm hệ thống cơ sở vật chất bảo đảm an toàn hàng hải là hạng mục phục vụ chung cho các đối tượng (vì trên cùng một đoạn luồng hàng hải có thể có nhiều cảng khác nhau) như luồng lạch, kè chắn, được xếp vào nhóm kinh doanh phi lợi nhuận nên việc đầu tư phát triển, bảo dưỡng thường do Chính phủ thực hiện, thông qua các Doanh nghiệp Nhà nước công ích. Còn đối với nhóm cấu trúc hạ tầng cảng và các trang thiết bị xếp dỡ, việc đầu tư phát triển và bảo trì các hạng mục thuộc nhóm này ở các mô hình chức năng cảng đều do Cơ quan quản lý cảng thực hiện. Tuy nhiên, việc khai thác các hạng mục này còn tuỳ thuộc vào cảng được tổ chức theo mô hình chức năng nào. 1.1.2. Quan niệm, khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan là cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp bằng các quyền mà luật pháp trao cho mỗi cơ quan. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu là hoạt động quản lý kinh tế của cơ quan hành pháp, tức Chính phủ đối với nền kinh tế quốc dân trên cơ quản các quyền của Chính phủ mà luật pháp trao cho và quốc hội giao nhiệm vụ.[6] 6 Hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh tế có tính chất khoa học vì những lý do sau: Hoạt động quản lý của nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải dựa trên các nguyên tắc, các phương pháp, xuất phát từ thực tiễn và dựa trên các quy luật kinh tế khách quan cũng như tùy thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia vào từng tình hình quản lý nhất định. Để quản lý nhà nước về kinh tế đảm bảo tính khoa học và để công tác quản lý nhà nước về kinh tế có hiệu quả, Nhà nước cần đảm các yếu tố sau: Tích cực nhận thức các quy luật khách quan, tổng kết thực tiễn để nhận thức các nguyên lý trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế. Tổng kết kinh nghiệm, những mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước trên thế giới để đúc rút ra những bài học cho quốc gia. Nghiên cứu đồng bộ các hoạt động của nền kinh tế, không chỉ giới hạn ở mặt kinh tế-kỹ thuật mà còn phải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý tức là phải giải quyết tốt vấn đề mà thực tế nền kinh tế đặt ra. Về phƣơng pháp, Nhà nƣớc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế thông qua các phƣơng pháp cơ bản là: Phương pháp hành chính: là cách Nhà nước tác động trực tiếp lên nền kinh tế bằng các quyết định mang tính bắt buộc áp đặt lên các đối tượng, các hoạt động của các đối tượng kinh tế, các khách thể trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định. Phương pháp hành chính trong quản lý Nhà nước về kinh tế có vai trò xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp khác thành hệ thống. Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động. Các phương pháp kinh tế chính là các phương pháp tác động của Nhà nước thông qua sự vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế-kỹ thuật, tức là về thực chất các phương 7 pháp kinh tế là một phương pháp sử dụng các quy luật kinh tế để điều hành, quản lý nền kinh tế, các hoạt động kinh tế. Đặc điểm của phương pháp kinh tế là nó tác động lên đối tượng quản lý không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng cách điều chỉnh các giới hạn mà doanh nghiệp có thể hay được phép thực hiện để tìm kiếm lợi nhuận để Nhà nước điều chỉnh nền kinh tế đạt được các mục tiêu nhất định. Nhà nước cũng có thể sử dụng các khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Phương pháp giáo dục: là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức, tình cảm của những người thuộc đối tượng quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế. Phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản lý kinh tế vì đối tượng của các hoạt động kinh tế đều là con người, họ chịu tác động của các mối quan hệ giáo dục, tình cảm và là những con người, họ có khả năng tiếp nhận các hình thức giáo dục, có khả năng nhận thức và thay đổi các hoạt động kinh tế của mình theo hướng tích cực, tuân thủ pháp luật. Phương pháp giáo dục có thể được thực hiện kết hợp với các phương pháp quản lý Nhà nước về kinh tế khác một cách uyển chuyển, linh hoạt để tạo nên tác động quản lý tổng thể hiệu quả lên các đối tượng chịu tác động quản lý Nhà nước về kinh tế. 1.1.3. Quan niệm, khái niệm về quản lý nhà nước trong phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng cảng biển Xuất phát từ khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế, về cảng biển và hạ tầng cảng biển, có thể hiểu khái niệm Quản lý nhà nước về hạ tầng và hạ tầng cảng biển là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền Nhà nước lên các hoạt động của các tổ chức trong hệ thống hạ tầng nói chung và hạ tầng cảng biển nói riêng nhằm sử dử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế tại các khu vực cảng biển nhất định nằm 8 trong tổng thể kinh tế quốc gia, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Công tác quản lý cảng biển được chia làm 2 lĩnh vực: Quản lý Nhà nước cảng biển và quản lý khai thác cảng biển. Quản lý Nhà nước cảng biển Quản lý Nhà nước cảng biển là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý cảng biển và hoạt động tại cảng biển; ban hành chiến lược và chính sách phát triển cảng biển; lập và công bố quy hoạch phát triển cảng biển, giám sát thực hiện quy hoạch cảng biển, quản lý việc đầu tư xây dựng phát triển cảng biển. Quản lý cảng biển còn là ban hành và tổ chức thu các loại phí, lệ phí cảng biển. Đồng thời, quản lý cảng biển là thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa, phương tiện tại cảng biển; điều động tàu thuyền ra vào, hoạt động tại cảng biển; thủ tục về biên phòng đối với con người, kiểm dịch y tế, động vật, thực vật với con người, hàng hóa tại cảng biển; thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường… Quản lý khai thác cảng biển Quản lý khai thác cảng biển là việc tổ chức quản lý khai thác cầu, bến: Bốc dỡ, vận chuyển, lưu kho bãi, đón trả hành khách; quản lý khai thác khu đất hậu cần sau cảng, khu công nghiệp phụ trợ; cung cấp dịch vụ phụ trợ tại cảng: Hoa tiêu, lai dắt, đại lý hàng hải, cung ứng vật tư, sửa chữa; đầu tư, cho thuê kết cấu hạ tầng cầu bến, hậu cần; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của nhà khai thác tại cảng biển và lập kế hoạch xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng cầu, bến cảng biển theo từng giai đoạn. Quản lý Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển Là việc quản lý và định hướng các hoạt động trong hệ thống kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển thông qua hệ thống các văn bản pháp luật nhằm thực hiện các nội dung quản lý của nhà nước bao gồm: Một là, ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật, đồng thời có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ quan QLNN triển khai công tác QLNN đối với các hoạt động kết 9 cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển. Trên cơ sở các Luật được Quốc hội thông qua, Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định hướng dẫn thi hành luật; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định, Quyết định ban hành các quy chế triển khai thực hiện từng hình thức QLNN, quy định các điều kiện để các doanh nghiệp được phép mở rộng thêm các hình thức hoạt động; các cấp Bộ, ngành ban hành các Thông tư, Quyết định và UBND tỉnh, thành phố ban hành các Quyết định nhằm phối hợp cùng các Bộ, ngành hướng dẫn, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển phù hợp với đặc thù của ngành, phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của từng địa phương; Hai là, định hướng về QLNN trong phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng trong phạm vị cả nước, từng vùng, ngành, từng khu vực, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vựchạ tầng và UBND tỉnh, thành phố phê duyệt các đề án và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của từng lĩnh vực cụ thể. Việc triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội là những công cụ QLNN quan trọng, định hướng các mục tiêu, các chỉ tiêu, giải pháp tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; là cơ sở khoa học và là cơ sở thực tiễn định hướng mục tiêu, chỉ tiêu của QLNN đối với hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng cảng biển nói riêng. Ba là, kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình QLNN trong phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển: Cơ quan thanh tra, giám sát của các cấp QLNN thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình phát triển các hình thức, loại hình, phương thức cảng biển theo phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ trên cơ sở rủi ro đối với từng hình thức, loại hình, phương thức cảng biển. Nội dung thanh tra, giám sát bao gồm: Thanh tra việc chấp hành các điều kiện được cấp phép hoạt động, tuân thủ các quy chế của các doanh nghiệp quản lý và khai thác cảng biển; 10 Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu thanh tra, giám sát; xem xét, đánh giá mức độ phát triển dịch vụ cảng biển; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN đối với kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển; Kiến nghị, yêu cầu các Bộ, ngành có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển. Bốn là, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu QLNN trong phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng cảng biển: Các cấp QLNN tổ chức thống kê, dự báo về hoạt động hạ tầng cảng biển, công khai thông tin về tình hình hoạt động, phát triển cảng biển cũng như hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng cảng biển. Các cơ quan QLNN tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin, chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động, phát triển về dịch vụ cảng biển nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển; tổ chức, giám sát việc cung cấp thông tin của các khách hàng có quan hệ với hoạt động, phát triển dịch vụ cảng biển. Năm là, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực: các Bộ, ngành quản lý công tác nghiên cứu khoa học thông qua các đơn vị trực thuộc, các trường, Viện như Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải, trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương Mại… 1.1.4.Các khu vực thể chế trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển Với quan niệm về quản lý trong phát triển kinh tế và quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng như đã nêu trên, thì các khu vực thể chế trong đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển có thể được phân chia như sau: Khu vực công: là Nhà nước (bao gồm Chính phủ, các Bộ, chính quyền các địa phương) và doanh nghiệp do đại diện phần vốn nhà nước giữ vai trò chi phối (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước). Khu vực này nắm giữ nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước và là đại diện của khu vực công trong nền kinh tế. Nguồn lực 11 của khu vực này chủ yếu là xuất phát từ ngân sách của các cấp chính quyền, vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước hoặc vốn do khu vực công huy động được. Khu vực tư nhân trong nước: là doanh nghiệp tư nhân do nguồn vốn trong nước chi phối. Khu vực này bao gồm các đơn vị kinh doanh do nguồn lực trong nước chi phối, bao gồm cả các hợp tác xã. Nguồn vốn của khu vực này xuất phát từ người dân Việt Nam, bao gồm cả các tổ chức như Ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: (gọi chung là khu vực FDI). Khu vực này bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp cổ phần mà hình thức tổ chức và cơ cấu vốn của nó có thể chịu sự chi phối của yếu tố nhân sự nước ngoài (bao gồm cả các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước nhưng đại diện nhà nước không chiếm vai trò chi phối). Khu vực này cũng bao gồm các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam vay vốn, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (có thể có pháp nhân đại diện tại Việt Nam hoặc không).Khu vực này cũng bao gồm các ngân hàng có vốn nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, các khu vực thể chế này tham gia vào kiến thiết kết cấu hạ tầng tại Việt Nam thông qua các cơ chế, chính sách, luật pháp Việt Nam cho phép. Đối với đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển ở Việt Nam hiện nay các khu vực này tham gia dưới các hình thức như sau: Hạ tầng cảng biển có vai trò rất lớn và tầm quan trọng đối với quốc gia. Trước đây, do Cục Hàng hải chịu trách nhiệm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, sau khi hình thành công trình cảng biển thì giao cho các công ty kinh doanh dịch vụ cảng do nhà nước chi phối quản lý (như giao cho Vinalines quản lý, Vinalines tổ chức hoạt động của mình thành các đơn vị thành viên là các công ty kinh doanh cảng). Như vậy, khu vực công giữ vai trò chi phối và là khu vực thể chế chính thực hiện đầu tư xây dựng các cảng biển quan trọng cấp quốc gia.Nguồn vốn nhà nước cũng là nguồn lực chính trong đầu tư xây dựng các cảng biển này. 12 Từ khi có Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp cùng với chính sách mở cửa của Việt Nam, khu vực tư nhân trong nước và khu vực FDI đã tham gia vào đầu tư phát triển hệ thống cảng trên phạm vi cả nước, bao gồm cả cảng biển và cảng sông. Đặc biệt, tại các khu vực có tiềm năng phát triển cảng biển và kinh doanh dịch vụ logistic lớn như tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh đã có sự tham gia của khu vực thể chế nước ngoài, biểu hiện là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án đầu tư phát triển và kinh doanh cảng. Đồng thời, với sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán...trở thành kênh huy động vốn hiệu quả giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng trong nước phát triển nhanh. Có thể kể đến một vài tên tuổi lớn như: Gemadept, Vinalines, Viconship, Đình Vũ, Cát Lái… nhiều doanh nghiệp trong số này là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán cho phép thu hút vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thể chế khác nhau của nền kinh tế. Gần đây, chủ trương của Chính phủ là sẽ cổ phần hóa mạnh các cảng biển do các đơn vị có vốn nhà nước nắm giữ, Nhà nước chỉ giữ vị thế chi phối tại các cảng trọng yếu với tỷ lệ nắm giữ 51%, các cảng còn lại sẽ cho phép cổ phần hóa để các thành phần kinh tế khác nắm giữ trên 50% vốn và cho phép khu vực tư nhân chi phối hoạt động phát triển cảng. Như vậy, với chính sách mới này, trong tương lai vai trò của khu vực tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ gia tăng. Chính sách mới này cùng với việc thực hiện thu hút đầu tư phát triển cảng và thực hiện quy hoạch phát triển nhóm cảng tại các khu vực có tiềm năng nhất dự kiến sẽ thu hút được các nhà đầu tư từ khu vực FDI. Đối với các cảng ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, khu vực TP. Hồ Chí Minh, Long An, khu vực Đà Nẵng, Khánh Hòa, Chính phủ đang thực hiện các giải pháp để thu hút được vốn từ khu vực ngoài ngân sách. Sự tham gia của khu vực Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sẽ dần chuyển sang vai trò định hướng và vai trò dẫn vốn trong triển khai dự án mới. Nhà nước sẽ chỉ nắm quyền chi phối tại các dự án cảng có vai trò quan trọng cấp 13 quốc gia. Đối với các cảng biển đang thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước không phải là các cảng biển quan trọng cấp quốc gia thì thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ cổ phần phát hành được phép trên 50% và cho phép các nhà đầu tư từ các khu vực khác nắm quyền chi phối. Sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong các dự án đầu tư cảng biển cấp địa phương. 1.1.5 Quan niệm, khái niệm về sự tham gia của khu vực tư trong phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và phát triển hạ tầng cảng biển nói riêng Đầu tư tư nhân là hình thức cá nhân hay một doanh nghiệp sở hữu tư nhân sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu được lợi ích về kinh tế. Vì doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng gần như toàn bộ trong số vốn cũng như các dự án đầu tư ( xét trong khu vực đầu tư tư nhân). Vì vậy khi nhắc đến đầu tư tư nhân là đang nhắc đến đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân kể cả các doanh nghiệp nước ngoài có chủ sở hữu là tư nhân. Khu vực tư trong phát triển hạ tầng nói chung và hạ tầng cảng biển nói riêng cần được xác định dựa trên nguồn gốc vốn của khu vực đó. Một đơn vị được xác định thuộc khu vực tư khi cấu trúc vốn của họ có dưới 25% vốn nhà nước và đại diện phần vốn nhà nước tại đơn vị này không định đoạt được tất cả định hướng phát triển của đơn vị đó, nói cách khác, nhà nước không nắm vai trò chi phối trong hoạt động của đơn vị. Khu vực tư bao gồm các doanh nghiệp tư nhân có 100% vốn trong nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, công ty đại chúng, công ty có vốn đầu tư nước ngoài… Sự tham gia của khu vực tư trong phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng cảng biển nói riêng được hiểu là việc các đơn vị thuộc khu vực tư thực hiện một phần công việc hoặc toàn bộ phần công việc trong quá trình hình thành dự án phát triển kết cấu hạ tầng bắt đầu từ hoạt động đề xuất ý tưởng của dự án đến thiết kế dự án (tư vấn thiết kế, thẩm định thiết kế), lấy ý kiến về dự án, tổ chức thực hiện dự án, giám sát thực hiện dự án, vận hành dự án, bảo đảm hoạt động của công trình kết cấu hạ tầng, giám sát việc vận hành và bảo đảm hoạt động của công trình kết 14 cấu hạ tầng. Bất kỳ sự tham gia nào vào các bước trên của tiến trình thực hiện dự án của một cá nhân hoặc đơn vị thuộc khu vực tư đều được coi là sự tham gia của khu vực tư vào phát triển kết cấu hạ tầng nói chung. Theo nghĩa hẹp hơn, sự tham gia của khu vực tư vào phát triển kết cấu hạ tầng là sự đóng góp nguồn lực tài chính hoặc sự đóng góp các nguồn lực khác nhưng có ý nghĩa về mặt tài chính (sự đóng góp về trí tuệ, sức người hoặc tài sản trong quá trình thực hiện dự án mà sự đóng góp đó có thể được quy ra thành giá trị tài chính) cho quá trình hình thành công trình kết cấu hạ tầng. Đối với mối quan tâm hiện nay của Nhà nước về việc phát triển kết cấu hạ tầng là huy động nguồn lực tài chính để phát triển kết cấu hạ tầng thì sự đóng góp của khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng được xác định là một vấn đề trọng tâm mà Nhà nước cần xây dựng cơ chế để huy động. Những yếu tố tác động từ các chính sách QLNN đến việc khả năng huy động khu vực tư vào các dự ánđầu tư xây dựng cảng biển: Thứ nhất, từ phía cơ quan quản lý, cần siết chặt công tác quy hoạch cảng, theo đó tập trung cho các cảng biển lớn, có ý nghĩa phục vụ cấp vùng và có khả năng đón tàu lớn tới các thị trường biển xa. Đối với các cảng thuộc loại này, chỉ nên quy hoạch phát triển 1-2 cảng quy mô lớn cho toàn vùng và không cho phép phát triển thêm bất kỳ cảng nào có năng lực tương tự trong cùng 1 vùng. Thứ hai, là đầu tư phát triển từng bước, nghĩa là quy hoạch đi trước, đầu tư từng bước, nhu cầu hàng hóa tới đâu thì cho phép tiến hành đầu tư xây dựng bến và công trình dịch vụ phụ trợ tới đó, các dịch vụ logistic cũng theo đó mà phát triển theo, không đầu tư dàn trải cạnh tranh lẫn nhau dẫn tới làm giảm hiệu quả đầu tư cho các bên. Thứ ba, là trong thẩm định tính toán dự án, cơ quan thẩm định cần công tâm và nên đặc biệt chú ý đến các dự báo về nguồn hàng, nhìn vào tiềm năng phát triển chân hàng của cảng mà tư vấn thẩm định, bởi yếu tố này sẽ tác động trực tiếp lên quyết định cấp phép đầu tư cho dự án. Dễ dàng trong cấp phép sẽ dẫn đến cạnh tranh hạ tầng cảng làm giảm hiệu quả đầu tư chung. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan