Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔ...

Tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA

.PDF
10
146
102

Mô tả:

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA
1 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp: 08TC117 Trƣờng: Đại học Lạc Hồng Khoa: Tài chính – Ngân hàng Email: [email protected] Tóm tắt Hệ thống Ngân hàng là huyết mạch của cả nền kinh tế nên tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng phản ánh tính thanh khoản của nền kinh tế, khi hệ thống Ngân hàng mất khả năng thanh khoản thì cũng là lúc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Bài viết nghiên cứu đi sâu phân tích tình hình huy động vốn, dư nợ của ngân hàng. Từ đó phân tích tình hình thanh khoản của NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa, nêu bật được những mặt đạt được và những mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản của chi nhánh. Tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định mô hình, phân tích nhân tố, phân tích tương quan hồi quy.Qua đó nhận biết được các yếu tố tác động đến việc đánh giá thanh khoản trong ngân hàng như thế nào, làm tiền đề để tác giả đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản đối với chi nhánh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: “Thanh khoản chính là dầu bôi trơn các bánh răng trong cỗ máy tài chính” Malcolm D Knight, Tổng giám đốc công ty BIS. Thanh khoản đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự trơn chu trong hoạt động của các ngân hàng. Một khi rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy vào mức độ và sức lan truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của một hay nhiều ngân hàng, kéo theo cả cỗ máy tài chính tại một hay nhiều nước. Chính vì ảnh hưởng lớn,vừa mang tính cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quản trị rủi ro thanh khoản trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế. Trong hơn một thập kỉ qua, sự phát triển của thị trường tài chính cũng như sự bùng nổ của thị trường xuyên quốc gia đã dần làm chuyển hóa bản chất của rủi ro thanh khoản trong ngành ngân hàng với xu hướng ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại nhiều nước trên thế giới bắt nguồn từ sự gia tăng nợ xấu trong các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ 2007-2008 đã dóng lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản còn bị xem nhẹ. Từ đó đến nay, một loạt các chính sách, các quy chuẩn mới được ban hành nhằm đổi mới và thắt chặt an toàn công tác quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng trên toàn thế giới. Còn tại Việt Nam, căng thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với diễn biến trên thị trường nửa cuối 2010 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của QTRRTK trong các NHTM. Việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách. Với thực tế trên, dựa vào cơ sở học thuyết và các phương pháp luận đã được học tại trường đại học, em xin chọn đề tài nghiên cứu “GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHNo & PTNT BIÊN HÒA” làm đề tài nghiên cứu của mình. Bài báo nghiên cứu khoa học gồm 5 phần như sau: 1. Đặt vấn đề 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3. Kết quả 4. Bàn luận 5. Tài liệu tham khảo 2 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thu thập dữ liệu Đối tƣợng nghiên cứu : Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa. Dữ liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2009 – 2011 của NH và qua tạp chí, Internet, báo chí. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tham khảo sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu và dùng phương pháp so sánh để so sánh tình hình tài chính và thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Dữ liệu sơ cấp: được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng câu hỏi. Đề tài được thực hiện qua các bước sau đây: Phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 10 nhân viên làm tại phòng kế toán và tín dụng của ngân hàng để thu thu thập thông tin làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 10 nhân viên làm tại phòng kế toán và tín dụng của ngân hàng để khai thác những vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu, kết quả của lần nghiên cứu này là một bảng câu hỏi tương đối hoàn chỉnh. Nghiên cứu chính thức: bước đầu phỏng vấn trực tiếp 10 nhân viên làm tại phòng kế toán và tín dụng của ngân hàng nhằm kiểm định lại ngôn ngữ cấu trúc trình bày bảng câu hỏi phỏng vấn. Sau đó, bằng bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh để tiến hành điều tra thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 160 phiếu. Địa bàn khảo sát: Thành phố Biên Hòa Đối tƣợng khảo sát: nhân viên các phòng giao dịch của chi nhánh Agribank Biên Hòa và các nhân viên của những ngân hàng lân cận trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Thời gian khảo sát: từ 01/03/2012 đến 30/03/2012 2.2 Thiết lập mô hình Biến phụ thuộc: ĐGTK: Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Biên Hòa Biến độc lập: CA(Capital Adequacy): Mức độ an toàn vốn AQ(Asset Quality): Chất lượng tài sản có MAN(Management): Năng lực quản lý của ngân hàng EAR(Earnings): Lợi nhuận của ngân hàng LIQ(Liquidity): Thanh khoản của ngân hàng SMR (Sensitivity to Market Risk): Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường LEV(Level): Mức chênh tài sản có và tài sản nợ Mô hình hồi quy mẫu: Y = β0 + β1CA + β2AQ + β3MAN + β4EAR + β5LIQ + β6SMR +β7LEV+ Ui 2.3 thiết kê nghiên cứu Sau khi tìm hiểu cơ sở lý luận cho mô hình nghiên cứu thì nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành các bước sau: Bƣớc 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng định tính Nội dung phỏng vấn thử nghiệm sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung cũng như loại bỏ các biến không liên quan. Từ đó bảng câu hỏi sẽ được thiết kế, phát hành thử và hiệu chỉnh lần cuối trước khi phát hành chính thức cho bước nghiên cứu chính thức. Bƣớc 2: Nghiên cứu chính thức bằng định lƣợng thông qua bảng câu hỏi Kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5%. Các phân tích trên được thực hiện trên Excel và với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu. 3 2.4 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS 16.0 để xử lý kết quả khảo sát và phân tích các yếu tố, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động đánh giá rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Biên Hòa. Đưa ra nhận xét dựa trên kết quả phân tích, từ đó đề xuất ý kiến để góp phần quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. 3. KẾT QUẢ: Trên cơ sở giữa lý thuyết và thực tiễn, tác giả đã thu thập số liệu thống kê, điều tra và sử dụng một số phương pháp so sánh, phân tích để đưa ra những nhận xét đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản cũng như thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại chi nhánh. 3.1 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa 3.1.1 Trạng thái thanh khoản ròng giai đoạn 2010 – 2011 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu trạng thái thanh khoản ròng của Agribank Biên Hòa giai đoạn 20102011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng cung thanh khoản Các khoản tiển gửi đang đến Thu nhập bán các dịch vụ Thu hồi tín dụng đã cấp Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng Các khoản cung khác Tổng cầu thanh khoản Khách hàng rút các khoản tiền gửi Yêu cầu cấp các khoản tín dụng Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi Chi phí phát sinh khi kinh doanh sản phẩm và dịch vụ Thanh toán cổ tức cho cổ đông Trạng thái thanh khoản ròng 2010 1.087.242 913.247 75.342 42.134 27.538 2011 1.187.173 1006.230 79.153 41.982 36.710 ( +/ -) 99.931 92.983 3.811 -152 9.172 % 109,19% 110,18% 105,06% -3,36% 133,3% 28.981 1082.535 896.763 76.410 19.098 23.098 1173.308 976.521 78.201 23.895 -5.883 75.773 79.758 1.791 4.797 120,03% 108,39% 108,9% 102,34% 125,18% 90.264 94.691 4.427 105% 4.707 13.865 9.158 295% ( Nguồn: bảng báo cáo phân tích tài chính NHNo & PTNT Biên Hòa năm 2010,2011) Qua bảng trên ta thấy trạng thái thanh khoản ròng( NLP) của ngân hàng Agribank Biên Hòa năm 2010 và năm 2011 đều dương. Cụ thể năm 2010 NLP của ngân hàng là 4.707 triệu đồng, và năm 2011 NLP của ngân hàng là 13.865 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng thặng dư thanh khoản, các khoản thu đáp ứng đủ các khoản chi. Tuy nhiên với diễn biến thị trường đang vô cùng phức tạp, mặt bằng lãi suất còn ở mức khá cao, chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào ngày càng thu hẹp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn… có thể xảy ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp quản trị RRTK một cách hiệu quả hơn, nhằm phòng tránh rủi ro thanh khoản. Năm 2011, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tăng 9.158 triệu đồng đạt 295% so với năm 2010, điều này là do cả cung thanh khoản và cầu thanh khoản đều tăng xấp xỉ 9% so với năm 2010. Nhìn vào biểu đồ và bảng trên ta thấy trạng thái thanh khoản tăng chủ yếu là do cung thanh khoản năm 2011 tăng 99.931 triệu đồng so với năm 2010, trong khi đó cầu thanh khoản năm 2011 tăng 75.773 triệu đồng so với năm 2010. Khi ngân hàng có thặng dư thanh khoản, nhà quản lý ngân hàng nên đầu tư số vốn thặng dư để mang lại hiệu quả cho ngân hàng, việc đầu tư này phải cân nhắc đến độ rủi ro, khả năng sinh lợi và khả năng thanh khoản của các khoản đầu tư. 4 3.1.2 Tình hình rủi ro thanh khoản thông qua các chỉ tiêu chỉ số thanh khoản Bảng 4.6 : Bảng số liệu để tính toán các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa Đơn vị:Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu 2010 2011 ( + / -) % 1 Chứng khoán kinh doanh 46.900 53.248 6.348 113,54% 2 Chứng khoán sẵn sàng để bán 0 0 0 0 3 Dư nợ cho vay 797.000 816.000 19.000 102,38% 4 Nguồn vốn huy động 938.000 1024.000 86.000 109,17% 5 Tài sản có sinh lời 911.000 1002.000 91.000 109,99% 6 Tiền gửi thanh toán tại TCTD 1.197 1.423 226 118,9% 7 Tiền gửi khách hàng 868.588 947.2 78.612 109,05% 8 Tiền gửi không kỳ hạn 122.878 135.168 12.29 110% 9 Tiền mặt 32.765 33.597 832 102,54% 10 Tổng tài sản có 867.000 946.000 79.000 109,11% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Bảng 4.7 : Các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa Số TT Chỉ tiêu 2010 2011 ( + / -) 1 H3 3,9% 3,6% -0,3% 2 H4 91,9% 86,25% -5,65% 3 H5 5,4% 5,63% 0,23 4 H6 14,15% 12,73% -1,42% 5 H7 98,27% 99,4% 1, 13% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Xét chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ tiền mặt H3 Biểu đồ 4.3: Biến động chỉ tiêu trạng thái tiền mặt H3 của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tỷ số trạng thái ngân quỹ của ngân hàng tương đối thấp thấp , năm 2010(3,9%)và 2011(3,6%) xấp xỉ như nhau. Với tỷ lệ này thì khi có rủi ro xảy ra ngân hàng khó khăn trong việc chi trả cho các khoản nợ đến hạn. Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng khoảng 122,878 tỷ đồng, là khoản nợ mà ngân hàng phải đáp ứng tức thời ngay khikhách hàng có nhu cầu rút tiền ra khỏi ngân hàng, với loại tiền gửi này thì tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng ( khoảng 35 tỷ đồng) khó đáp ứng khả năng chi trả cho khách hàng.Như vậy có thể nói dự trữ thanh khoản của ngân hàng có thể gặp rủi ro. Trong giai đoạn này khủng hoảng tài chính đã tạm lắng xuống nhưng tình hình vẫn còn tác động đến nền kinh tế nước ta, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ tiền mặt năm 2011 của ngân hàng giảm 0,3% so với năm 2010, điều này có nguyên nhân từ việc tổng tài sản của Agribank Biên Hòa năm 2011 tăng so với năm 2010, bình quân tăng xấp xỉ 80 tỉ đồng khiến cho tỉ trọng các tài sản có tính thanh khoản rất cao như tiền mặt, và tiền gửi tại các TCTD khác tuy tăng nhưng không theo kịp khiến tỉ trọng trong tổng tài sản giảm,chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân 5 các khoản vay tức thời của ngân hàng tương đối ổn nhưng đang ngày càng giảm đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro thanh khoản cao hơn. Xét chỉ tiêu năng lực cho vay H4 Biểu đồ 4.4: Biến động chỉ tiêu năng lực cho vay H4 của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy chỉ số H4 năm 2011 giảm so với năm 2010, cụ thể là giảm 5,65%. Điều này là do tốc độ tăng trưởng tín dụng( 102%) thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có(109%). Như được biết thì tín dụng được xem là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, nhưng dư nợ tín dụng lại chiếm trên 80% tổng tài sản, thể hiện ngân hàng kém về mặt thanh khoản. Tuy nhiên tỷ số H4 lại có xu hướng giảm đi nên nguy cơ về rủi ro thanh khoản cũng được giảm. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng nhằm tìm kiếm lợi nhuận, Agribank Biên Hòa đã cố gắng duy trì kết cấu dư nợ hợp lý trong tổng tài sản để đảm bảo thanh khoản và đồng thời thu được lợi nhuận từ hoạt động này. Dư nợ tín dụng của ngân hàng năm 2011 tăng 18 tỷ đồng so với năm 2010 cũng cho thấyđược rằng tuy thị trường tín dụng đang chịu tác động của khủng hoảng tài chính cùng với nhiều yếu tố thị trường khác nhưng ngân hàng Agribank chi nhánh Biên Hòa vẫn có sự tăng trưởng về tíndụng. Điều này khẳng định được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Xét chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản H5 Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0.03%, tỉ lệ trên cho thấy Agribank Biên Hòa chủ động nắm giữ một lượng chứng khoán chính phủ bao gồm trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu và linh hoạt điều chỉnh theo thị trường để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.Nhất là trong năm 2010, nền kinh tế biến động, thanh khoản chung trong hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, ngân hàng tăng tỉ trọng chứng khoán chính phủ vào năm 2011 nhằm giữ để giao dịch loại tài sản thanh khoản cao này trên thị trường tiền tệ nếu cần thiết. Tỉ số chứng khoán thanh khoản tương đối trong hai năm qua cho thấy khả năng tiếp cận thanh khoản ổn định hơn và chủ động hơn cho ngân hàng. 6 Xét tỷ số thành phần biến động tiền gửi H6 Biểu đồ 4.5: Biến động chỉ tiêu tỷ số thành phần tiền biến động H6 của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, tỷ số H6 của ngân hàng năm 2011(12,73%) giảm so với năm 2010( 14,15%) tương ứng giảm 1,42%. Điều này cho thấy tính ổn định của tiền gửi tăng, làm giảm nguy cơ rủi ro thanh khoản. Tỷ số này khoảng 13% là cũng tương đối thấp, vì vậy cần duy trì tỷ lệ này để có thể đảm bảo khả năng thanh khoản được tốt hơn. Tỷ số H6 giảm là do tiền gửi khách hàng năm 2011(947.2 triệu đồng) tăng hơn so với năm 2010(868.588 triệu đồng) tương ứng tăng 78.612 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 109,05%. Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng nhưng chỉ tăng với tỷ trọng 110% so với năm 2010. Trong giai đoạn 2010 – 2011, thời kỳ khủng hoảng đã tạm lắng xuống nhưng vẫn còn tiềm còn tiềm ẩn nhiều biến động xấu, điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công của Hi Lạp và các nước ở Châu Âu. Tình hình kinh tế trong nước còn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn, chỉ số lạm phát gia tăng, giá nguyên liệu đầu vào, lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhưng ngân hàng vẫn có biện pháp huy động vốn từ khách hàng tương đối ổn định trong hai năm qua. Điều này thể hiện khả năng đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Xét chỉ tiêu tỷ lệ tài sản có sinh lời H7 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tài sản có sinh lời của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010-2011 (Nguồn:Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ tài sản có sinh lời của ngân hàng năm 2011( 99,4%) tăng so với năm 2010(98,27%)tương ứng với tăng 1,13%. Vì tài sản có sinh lời bao gồm dư nợ cho vay có khả năng thuđược lãi, tiền gửi ở TCTD khác, các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và cáckhoản đầu tư khác... nên việc dư nợ tín dụng năm 2011 tăng cũng làm cho tỷ lệ tài sảncó sinh lời tăng lên. Tỷ lệ tài sản có sinh lời của Agribank Biên Hòa khá cao, trên 95%nên ta có thể nói tính thanh khoản của ngân hàng đang được đảm bảo bởi các tài sảncó sinh lời. 7 3.2 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế 3.2.1 Kết quả khảo sát thực tế Nhìn chung tất cả các nhân viên ngân hàng đều đồng ý rằng rủi ro thanh khoản là vấn đề đáng quan tâm và việc quản trị rủi ro thanh khoản mang tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh cua ngân hàng. Qua kết quả khảo sát ta thấy tỷ lệ đồng ý về việc đánh giá thanh khoản củng chiếm tỷ lệ cao, và hầu hết nhân viên ngân hàng đều cho rằng cần phải có biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản được tốt hơn. 3.2.1 Phân tích nhân tố Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy tốt khi Cronbach Alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo. Phân tích nhân tố dùng để kiểm định khái niệm của thang đo: khi phân tích nhân tố ta thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như: - Thứ nhất: hệ số KMO ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett <0.05. - Thứ hai: hế số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.45. Nếu biến quan sát này có hệ số tải nhân tố ≤ 0.45 sẽ bị loại. - Thứ ba: thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >50% - Thứ tư là sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tốCác giá trị của biến quan sát ở mỗi nhân tố được tính tổng trung bình để hình thành các biến tương ứng dùng để đưa vào mô hình hồi quy bội. Mô hình có dạng như sau: ĐGTK = 0 + 1 CA + 2 AQ + 3 MAN + 4 EAR + 5 LIQ + 6 SMR + 7 LEV + Ui Sau khi kiểm định độ tin cậy của từng thang đo lần 2 ta có 2 nhóm nhân tố loại ra khỏi mô hình ( xem bảng phụ lục2 ) và bảng kiểm định độ tin cậy lần 2 3.2.2 Phân tích hồi quy bội Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình Tóm tắt mô hình 2 Mô hình R R R2 đã hiệu chỉnh Sai số chuẩn của các ước lượng a 1 0,733 0,537 0,521 0,56145 Dự đoán: (hằng số),Mức chênh tài sản có và tài sản nợ, Chất lượng tài sản có, Mức độ an toàn vốn, Năng lực của ngân hàng, Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận Bảng 4.14: Phân tích phương sai ANOVAa ANOVAa Mô hình Tổng các bình Bậc tự Trung bình các chênh F Mức ý nghĩa phương do lệch bình phương quan sát Hồi quy 54,074 5 10,815 34.308 0,000b 1 Số dư 46,654 148 0,315 Tổng 100,727 153 a. Biến phụ thuộc : Đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng b. Dự đoán: ( Hằng số ),Mức chênh tài sản có và tài sản nợ, Chất lượng tài sản có, Mức độ an toàn vốn, Năng lực của ngân hàng, Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận. 8 Mô hình Bảng 4.15: Bảng hệ số tương quan Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số Giá trị Mức ý chuẩn hóa t nghĩa Sig B 3,909 Lỗi tiêu chuẩn 0,045 Beta ( Hằng số) SER-EAR 0,422 0,045 MAN 0,090 CA Thống kê đa cộng tuyến Tolerancer VIF 0,000 1,000 1,000 1,988 0,049 1,000 1.0 00 0,302 5,403 0,000 1,000 1,000 0,045 0,123 2,197 0,030 1,000 1,000 0,045 0,384 6,861 0,000 1,000 1,000 86,402 0,000 0,520 9,300 0,045 0,111 0,245 0,045 AQ 0,100 LEV 0,311 a. Biến phụ thuộc: Đánh giá thanh khoản của ngân hàng ( Nguồn: Nghiên cứu từ tác giả) Với độ tin cậy 95% và mức ý nghĩa α=0,05. Ta thấy: Trong bảng thống kê mô hình có R2 =0,537 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu là 53,7% và các yếu tố có Sig < 0,05 nên kết quả chấp nhận được. α Kết quả phân tích ANOVA cho thông số F = 34,308 với mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ Sig=0,000 <0,05 chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp, cho thấy biến phụ thuộc hoạt động đánh giá rủi ro thanh khoản có liên hệ tuyến tính với các biến độc lập. Dựa vào bảng hệ số trên ta thấy các biến độc lập có giá trị Sig rất nhỏ. Hệ số phóng đại phương sai VIF rất nhỏ nên các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì thế không có hiện tượng đa cộng cộng tuyến xảy ra. Do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy. Kết quả mô hình hồi quy bội cuối cùng cho thấy các biến độc lập có mức ý nghĩa Sig < 0,05, cuối cùng có 5 yếu tố. Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện như sau: ĐGTK =3.909 + 0.422Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng và lợi nhuận + 0.090 Năng lực quản lý của ngân hàng + 0.245Mức độ an toàn vốn + 0.100Chất lƣợng tài sản có+ 0.311Mức chênh tài sản nợ và tài sản có. 4. BÀN LUẬN Tuy có nhiều thành tựu với tình hình thanh khoản khá ổn định nhưng Agribank Biên Hòa vẫn phải đối mặt với một số hạn chế còn tồn tại sau: 4.1 Những hạn chế trong quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank Biên Hòa - NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa hiện nay vẫn chưa có bộ phận QTRRTK trực tiếp mà thông qua quản lý tập trung toàn hệ thống tại Ủy ban quản lý rủi ro trong hội sở chính. Vì vậy mỗi khi có khủng hoảng hay những yếu tố tác động từ bên ngoài làm cho ngân hàng không thể kịp thời giải quyết những tình huống bất ngờ xảy ra, RRTK có thể xảy ra và gây tổn thất cho ngân hàng. - Agribank Biên Hòa vẫn chưa xây dựng được mô hình dự báo RRTK, việc trích lập dự phòng RRTK chưa được quan tâm, chỉ có việc theo dõi lượng tiền ra vào trong ngày và những món tiền lớn được thông báo trước của hôm sau do bộ phận phòng kế toán ngân quỹ thực hiện. - Biện pháp đối phó với RRTK của ngân hàng còn thiếu định hướng. Các chiến lược quản lý RRTK khi xảy ra của Agribank Biên Hòa còn mang tính tự phát. Việc đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng các nguồn cung thanh khoản như ngân hàng đã thực hiện là khá tốt nhưng việc sử dụng những nguồn này khi RRTK xảy ra như thế nào cho hợp lý nhất, an toàn nhất với chi phí rẻ nhất trong từng tình huống căng thẳng khác nhau là chưa được tính tới. Ngân hàngcòn thiếu chuẩn bị trong công tác này. 9 - Các ngân hàng đang rơi vào vòng xoáy tăng lãi suất trên thị trường dần đây, tuy không phải do thanh khoản yếu mà thiên về yếu tố cạnh tranh, tuy vậy, việc hoạt động trong môi trường thiếu lành mạnh này có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy Agribank Biên Hòa vào rủi ro thanh khoản trong tương lai. 4.2 Các giải pháp 4.2.1 Nhóm giải pháp về quản trị thanh khoản hỗn hợp Ngân hàng nên sử dụng hỗn hợp hai biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bằng quản lý tài sản có và quản lý tài sản nợ một cách linh hoạt. Như vậy ngân hàng có thể vừa tích trữ tài sản thanh khoản để đáp ứng một phần nhu cầu thanh khoản, phần còn lại sẽ được đáp ứng bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc phát hành kì phiếu ngắn hạn,trái phiếu dài hạn. Để quản trị thanh khoản được tốt ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thanh khoản hỗn hợp, từ đó rút ra được nên dự trữ tài sản có tính thanh khoản nhiều hơn hay tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn. 4.2.1.1 Chú trọng đầu tƣ vào các tài sản có tính thanh khoản cao a. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác: Ngân hàng thay vì dự trữ tiền dư thừa bằng tiền mặt thì có thể gửi tiền tại các TCTD khác, bởi vì tiền gửi tại các TCTD có tính thanh khoản cao, tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, giúp ngân hàng dễ dàng thanh toán các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng có thể rút các khoản tiền gửi này để chi trả những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ phải thanh toán khi có khó khăn thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời duy trì lượng tiền mặt tại quỹ hợp lý để có thể giải quyết kịp thời những rủi ro không thể lường trước được. a. Chứng khoán thanh khoản Chứng khoán thanh khoản là một loại tài sản có tính thanh khoản cao, trong mọi trường hợp khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có thể bán chứng khoán thanh khoản để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt nên chú trọng vào đầu tư chứng khoán thị trường nhiều vì hiện nay ngân hàng chỉ có chứng khoán chính phủ mà không có chứng khoán thị trường( Chứng khoán sẵn sàng để bán), trong khi đó chứng khoán thị trường có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với chứng khoán chính phủ và được giao dịch trên sàn giao dịch nên tính thanh khoản rất cao. 4.2.1.2 Tiếp tục nâng cao chất lƣợng tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài Trên cơ sở phân tích Agribank Biên Hòa cần thực hiện gắn kết quản trị thanh khoản với quản lý tài sản nợ. Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ thị trường dân cư, đảm bảo mức tăng trưởng huy động tiền gửi phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, Agribank Biên Hòa cần tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn theo nhóm khách hàng, theo loại tiền và theo thời hạn, để làm giảm sự nhạy cảm của tài sản nợ với các biến động của nền kinh tế. Đa dạng hóa nguồn vốn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn thanh khoản tốt hơn. Quản lý tài sản nợ cũng đồng nghĩa với việc tạo mối quan hệ bền vững với các nguồn tài trợ này, đặc biệt là các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng là tổ chức chính phủ, NHNN và các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là những nguồn tài trợ tương đối dồi dào mà một khi mất đi, Agribank Biên Hào sẽ phải đối mặt với việc mất đi một lượng vốn tiềm năng lớn. 4.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro Ngân hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể. Ngân hàng thường gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hay rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất... Những loại rủi ro này thường có mối quan hệ tác động lẫn nhau vì vậy cần có bộ phận quản lý rủi ro chung cho toàn ngân hàng để có thể quản lý một cách chặt chẽ rủi ro xảy ra trong ngân hàng. Rủi ro thanh khoản cũng bị tác động bởi những rủi ro khác, quản lý chặt chẽ các rủi ro cũng giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa được rủi ro thanh khoản 10 4.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ 4.2.3.1 Giải pháp về chính sách Agribank Biên Hòa cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách QTRRTK vững chắc trên cơ sở kết hợp các chuẩn mực an toàn của NHNN (thông tư 13/2010/TT-NHNN) với điều kiện và định hướng cụ thể của ngân hàng. Hệ thống chinh sách này cần được ban hành theo đúng trình tự thẩm quyền 4.2.3.2 Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ Ngân hàng cũng cần thực hiện nghiên cứu các ảnh hưởng của các sự kiện lớn trong lịch sử lên dòng tiền để có thể nắm bắt được xu hướng biến động của tài sản và nợ cũng như các danh mục ngoài bảng cân đối khi các biến thị trường thay đổi, tạo sự chủ động cho ngân hàng trong việc xây dựng các phương án đối phó nếu thị trường biến động tương tự trong tương lai. Ngoài ra cũng cần tăng cường việc dự báo, phân tích xu hướng thị trường trong tương lai gần để có thể suy đoán được những thay đổi trong bảng cân đối cũng như dòng tiền vào ra của tài sản – nợ, tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch đầu tư hay huy động của ngân hàng. 4.2.3.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát  Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ : Việc kiểm tra, giám sát và báo cáo trong nội bộ NHNo & PTNT Biên Hòa thường xuyên và kịp thời sẽ mang lại nguồn thông tin quan trọng và cần thiết cho việc quản trị rủi ro hiệu quả. Dòng thông tin giữa các bộ phận liên quan như khối nguồn vốn, khối quản trị rủi ro, phải được lưu thông, trôi chảy và không được đứt đoạn. Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ Bộ phận kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng. Ban kiểm soát và các bộ phận kiểm toán cần thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và toàn diện về tính hiệu quả của khung hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, tính tuân thủ các chính sách QTRRTK và hạn mức, khẩu vị rủi ro thanh khoản. Từ đó, kịp thời đề ra các biện pháp chỉnh đốn và sửa chữa thích hợp cho khung quản trị, các chính sách và các quy trình QTRRTK. 4.2.3.4 Nhóm giải pháp về nhận sự  Agribank Biên Hòa cần liên tục hướng dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình QTRRTK về tầm quan trọng cũng như các quy trình quản trị theo các chuẩn mực và thông lệ mới nhất.  Yêu cầu ban quản lý lãnh đạo đặc biệt là những người có trách nhiệm trong ngân hàng tự nâng cao kiến thức của bản thân về QTRRTK qua khóa đào tạo và các hội thảo về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng nói riêng. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo kết quả HĐKD (2010,2011) của Agribank Biên Hòa [2] Bảng cân đối kế toán (2010,2011) của Agribank Biên Hòa [3] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Hồng Đức. [4] Tài liệu nội bộ của Agribank Biên Hòa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan