Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ ...

Tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam luận văn thạc sĩ 2013

.PDF
84
317
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ~~~~~o0o~~~~~ PHAN THỊ CẨM PHƯƠNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ~~~~~o0o~~~~~ PHAN THỊ CẨM PHƯƠNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi . Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2013 Tác giả Phan Thị Cẩm Phương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. .........................................................................1 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại ...............................................................1 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại..........................................................1 1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại ............................................2 1.1.3. Rủi ro tín dụng......................................................................................... 2 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại........................................................................................4 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu ..............................................................4 1.2.2. Quản lý nợ xấu........................................................................................10 1.2.3. Ảnh hưởng của nợ xấu đến hệ thống NHTM và nền kinh tế .............12 1.2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý nợ xấu ..........................13 1.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam............................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ........................................ 20 2.1. Tổng quan về NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam.............................................20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. 20 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong thời gian qua .................................................................................20 2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu trong NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam ........... 24 2.2.1. Thực trạng quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam thời gian từ năm 2009 -2012 .....................................................................................24 2.2.2. Các biện pháp quản lý nợ xấu đã đư ợc áp dụng NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam .............................................................................................33 2.3. Đánh giá về công tác quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 40 2.3.1. Kết quả đạt được . ..................................................................................40 2.3.2. Hạn chế của quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam . ..41 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ............................................................47 3.1. Định hướng phát triển của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam ..................... 47 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam .............................................................................................49 3.2.1. Chấp hành đúng quy trình cho vay, tăng cư ờng các biện pháp quản lý và kiểm tra các quy trình trong hoạt động tín dụng ......................49 3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ....................................................54 3.2.3. Tổ chức phân loại nợ xấu định kỳ ..........................................................55 3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm tra nội bộ và kiểm soát sau vay. 55 3.2.5. Áp dụng kỹ thuật công nghệ trong việc quản lý nợ xấu .......................57 3.2.6. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ......................................57 3.2.7. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu ..................................................................58 3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................60 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ ...........................................................................60 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................64 3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng ...................................................68 KÊT LUẬN ..................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT BĐS Bất động sản CBTD Cán bộ tín dụng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐVKD Đơn vị kinh doanh KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại NH TMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TSBĐ Tài sản bảo đảm TCTD Tổ chức tín dụng Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam XLNX Xử lý nợ xấu DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số Bảng, Biểu đồ Tên Bảng, Biểu đồ, hình vẽ Trang Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 2009-2012 20 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng qua các 24 năm 2008-2012 Biểu đồ 2. 3 Tốc độ tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng 25 qua các năm 2008-2012 Biểu đồ 2. 4 Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại 26 thời điểm cuối năm 2012 Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay qua các năm 2009-2012 của 27 Techcombank Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank 30 qua các năm 2009-2012 Biểu đồ 2. 7 Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề của 28 Techcombank các năm 2009-2012 Biểu đồ 2.8 Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn của 28 Techcombank các năm 2009-2012 Biểu đồ 2. 9 Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank qua các năm 30 2009-2012 Biểu đồ 2.10 Dư nợ các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 31 của Techcombank qua các năm 2009 - 2012 Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của 31 Techcombank qua các năm 2009 - 2012 Bảng 2.1 Bảng 2.1: Dư nợ của Techcombank qua các 27 năm 2009 – 2012 Bảng 2.2 Dư nợ các nhóm nợ 1 -5 của Techcombank qua các năm 2009 – 2012 29 Bảng 2.3 Dư nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo 32 quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 04 năm 2012 của NHNN Bảng 2.4 Dự phòng rủi ro của Techcombank qua các 33 năm 2009-2012 Bảng 2.4 Tỷ lệ dự phòng cụ thể của các nhóm nợ 34 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Năm 2012 được coi là một trong những năm mà nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn: tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Cụ thể cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước. Nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài khó khăn đó. Năm 2012 được coi như là năm mà nợxấu ngân hàng cao kỷ lục với những khoản nợ khó đòi và có nguy cơ mất trắng chiếm 8,82% dư nợ tín dụng, tương đương gần 240.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Đó là hệ lụy tất yếu của tăng trưởng nóng, đầu tư tràn lan, bất động sản bong bóng và hoạt động cho vay còn nhiều sơ hở. Một loạt các đề xuất giải pháp được đưa ra trong một thời gian ngắn: Xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro , xử lý các ngân hàng yếu kém, tái cấu trúc hệ thống, thanh lọc nợ xấu trong ngắn hạn . Nhận thấy rằng hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng và đây là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mà trong đó nợ quá hạn, nợ xấu đang có xu hướng ngày càng gia tă ng theo tăng trưởng tín dụng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát tăng trưởng tíndụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nước ta gặp nhiều khó khăn. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp giảm sút, chất lượng tín dụng ngày càng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Có thể nói rằng, nợ xấu không còn là vấn đề mới trên thế giới nhưng chính Việt Nam hiện nay lại gặp nhiều khó khăn vì thực trạng thiếu kinh nghiệm xử lí . Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cần phải phân tích, nhận dạng, đo lường được các nguyên nhân gây ra nợ xấu. Từ đó đề ra các giải pháp quản lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Đó là lý do h ọc viên chọn đề tài “ Giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam” nhằm đón g góp vào sự phát triển chung của tổ chức cũng như có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động tín dụng hàng ngày tại ngân hàng . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến nợ xấu, quản lý nợ xấu. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý xử lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng; quản lý xử lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rủi ro nợ xấu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung vào nội dung quản lý nợ xấu + Nghiên cứu và thu thập số liệu về công tác quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp cụ thể là: phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích diễn giải và quy nạp để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Nợ xấu là gì? Nội dung quản lý nợ xấu? Giải pháp quản lý nợ xấu? - Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu? - Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương V iệt Nam trong những năm 2009-2012? Những phương pháp quản lý nợ xấu nào đang được sử dụng? Tính hiệu quả của các phương pháp này? Những hạn chế và nguyên nhân trong việc áp dụng các phương pháp quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong những năm qua? - Các giải pháp nào mà NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam cần thực hiện nhằm quản lý nợ xấu? 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa và tổng kết những lý luận cơ bả n về quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. - Đánh giá thực trạng về trạng công tác quản lý nợ xấu; phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam . 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam . - Chương 3: Giải pháp quản lý nợ xấu tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam . 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại: Là loại ngân hà ng giac dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân h àng cho các đối tượng nói trên. NHTM đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:  Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.  Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.  Ở Việt Nam, theo pháp lệnh Ngoại hối năm 1990, định nghĩa NHTM: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phươ ng tiện thanh toán” Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là 2 nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội 1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại Hoạt động của Ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:  Nhận tiền gửi Đây là hoạt động cơ bản của NHTM, Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi từ khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân, của các tổ chức kinh tế và Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng là đến rút tiền ở Ngân hàng. Qua hoạt động này Ngân hàng đã thu hút một lượng lớn tiền tạm thời nhàn rỗi để phục vụ cho các hoạt động của mình như hoạt động ch o vay và thông qua đó cung cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.  Cấp tín dụng Dựa trên các thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức hoặc cá nhân đó sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép khách hàng một khoản tiền để sử dụng trong một khoảng thời gian và theo mục đích nhất dịnh trên cơ sở với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác ….  Cung ứng các d ịch vụ thanh toán qua tài khoản Thông qua việc thu hút khách hàng (Cá nhân hoặc tổ chức) mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng, Ngân hàng sẽ quản lý tài khoản của khách hàng và tiến hành chi trả tiền hàng hóa dịch vụ cũng như thu hộ các khoản phải thu của chủ tài khoản theo lệnh của họ. Thực hiện nghiệp này một mặt Ngân hàng giúp khách hàng giảm bớt được chi phí trong quá trình thanh toán mặt khác Ngân hàng tập trung được một lượng tiền lớn trong nền kinh tế để sử dụng cho các hoạt động của mình. 1.1.3. Rủi ro tín dụng 1.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 3 Rủi ro tín dụng là: “khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàngvay không trả đúng hạn,không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi”. Có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có hai cấp độ sau:  Khách hàng trả nợ không đúng hạn .  Khách hàng không trả nợ được cho ngân hàng . 1.1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng Để đánh giá rủi ro tín dụng, ngân hàng dựa vào các thông số sau đây:  Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay  Hệ số rủi ro tín dụng : Là tỷ lệ tổng nợ cho vay trên tổng tài sản có Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản có) * 100% Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia làm ba nhóm: - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong dư nợ cho vay của ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong dư nợ cho vay của ngân hàng. - Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại lợi nhuận không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong dư nợ cho vay của ngân hàng.  Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ( Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay)*100% 4 Tỷ lệ trên chỉ đề cập đến những khoản nợ đã quá hạn, mà không đề cập đến những món vay mà có một kỳ hạn bị quá hạn (lúc này, toàn bộ dư nợ từ kỳ hạn đó trở về sau sẽ bị chuyển nợ quá hạn. Như vậy, để chính xác hơn, ta có: Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng dư nợ có nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay)*100% Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5% Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Theo quy định ở Việt Nam, nợ quá hạn bao gồm 4 nhóm (từ nhóm 2 đến 5) - Nợ cần chú ý: Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày . - Nợ dưới tiêu chuẩn: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày . - Nợ nghi ngờ: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ng ày. - Nợ có khả năng mất vốn: Nợ quá hạn trên 360 ngày . 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu 1.2.1.1. Khái niệm nợ xấu Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ 01 -06-2013. Một trong những nét quan trọng của thông tư này là quy định về phân loại nợ, thay thế cho các quy định tại Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Nợ của các TCTD sẽ được phân loại theo 2 phương pháp: định lượng và định tính .  Phân loại theo phương pháp định lượng a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng th ời hạn; 5 (iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 từ các nhóm nợ có rủi ro cao hơn (theo quy định cụ thể của Thông tư).. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; (iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 từ các nhóm nợ có rủi ro cao/thấp hơn (theo quy định cụ thể của Thông tư). c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp; - Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân h àng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc DN mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; - Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật; 6 - Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 từ các nhóm nợ có rủi ro cao/thấp hơn (theo quy định cụ thể của Thông tư). d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 từ các nhóm nợ có rủi ro cao/thấp hơn (theo quy định cụ thể của Thông tư). đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; 7 (vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; (viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 từ các nhóm nợ có rủi ro thấp hơn  Phân loại nợ theo phương pháp định tính Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn :bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 – Nợ cần chú ý :bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Ta có thể thấy tiêu chí định lượng dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng nên phương pháp này được dùng để phân loại khi các khoản vay đã được giải ngân, còn tiêu chí định tính là tiêu chí được sử dụng ngay từ khi phê duyệt hồ sơ, bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, mỗi chỉ tiêu lại có trọng số khác nhau ứng với từng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh và khi đó, tiêu chí định tính phát huy hiệu quả nhiều hơn, giúp cho TCTD có đầy đủ cơ sở để đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khác h hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam: 8 (1) Chưa có một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính, còn gọi là bộ xếp hạng tín dụng nội bộ của các TCTD; (2) Ngân hàng Nhà nước vẫn còn quy định khá chung chung, không có các hướng dẫn rõ ràng về việc áp dụng phương pháp định tính; (3) Việc xây dựng một hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng không dễ thực hiện và đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức; và (4) Việc phân loại nợ theo cả hai phương pháp có thể đẩy lượng nợ xấu hiện nay lên mức cao hơn, dẫn đến các TCTD phải trích lập dự phòng nhiều hơn. Vì vậy, vẫn còn ít TCTD thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định tính, hoặc sử dụng cả 2 phương pháp mặc dù đây là tiêu chí khá toàn diện. Vì có một số ý kiến c ho rằng, phân loại theo phương pháp định lượng dẫn đến một số TCTD không chủ động được về chất lượng danh mục tín dụng của mình . Tóm lại, nợ xấu theo thông lệ quốc tế và theo chuẩn mực ở Việt Nam đều có đặc điểm chung đó là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc/lãi trên 90 ngày và/hoặc các khoản nợ mà TCTD có lý do chắc chắn để đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và không được tái cơ cấu . 1.2.1.2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nợ xấu  Nguyên nhân khách quan - Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh - Môi trường kinh tế: với tư cách là trung gian tài chính, rủi ro trong hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ phát triển của nền kinh tế. Khi kinh tế suy giảm thì sự khó khăn đó cũng phản ánh vào tài sản của DN, và các khoản DN vay ngân hàng cũng khó có khả năng trả nợ là điều tất yếu và nợ xấu gia tăng.  Nguyên nhân chủ quan  Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Sự quản lý yếu kém của Ngân hàng 9 Nợ xấu gia tăng trong thời gian dài, mặc nhiên về phía NHTM cũng phản ánh các yếu kém về quản trị rủi ro nói chung: Tình trạng che giấu nợ xấu có thể là nguyên nhân của động cơ để được lương - thưởng cao, chia cổ tức, giữ giá cổ phiếu ngân h àng (đối với ngân hàng niêm yết); tình trạng sở hữu chéo cũng đã tồn tại và đang được kiểm soát chặt chẽ hơn cũng có thể làm lộ rõ những khoản tín dụng có vấn đề từ quan hệ này... - Trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ ngân hàng • Việc kiểm tra thông tin khách hàng vẫn chưa được CBTD thực hiện một cách nghiêm túc. • Quá trình duyệt hồ sơ vay vẫn còn mang nặng tình hình thức và áp lực với chỉ tiêu đầu ra. Một khi khách hàng là DN sân sau, là những người có mối quan hệ với ngân hàng hoặc khi các ĐVKD (Chi nhánh, phòng giao dịch) của ngân hàng bị áp lực về chỉ tiêu cho vay/giải ngân thì việc phê duyệt hồ sơ cũng khá dễ dãi. Bên cạnh đó, khâu đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng, tính pháp lý của TSBĐ,… vẫn còn mang nặng tính hình thức. - Bất cập trong việc phân hạn mức cho vay đối với ĐVKD. Hiện nay, các ngân hàng đa phần đều phân hạn mức phê duyệt đối với các cấp ĐVKD của mình. Có ngân hàng thì trên 1 tỷ, có ngân hàng trên 2 tỷ, 3 tỷ mới phải trình. Hoạt động này có ưu điểm giảm thiểu áp lực hồ sơ ở tuyến trên nhưng lại xảy ra khá nhiều tiêu cực ở tuyến dưới khi các ĐVKD “vừa đá bóng, vừa thổi còi ”. Thực tế cho thấy nhóm khách hàng nợ quá hạn thuộc sự phê duyệt của ĐVKD chiếm một tỷ trọng không nhỏ và khi trình những hồ sơ này lên tuyến trên để cơ cấu nợ thì công tác định giá lại đều cho thấy giá trị TSBĐ đều xấp xỉ thậm chí ít hơn cả dư nợ cho vay. Nếu việc giám sát các ĐVKD không chặt chẽ thì việc phân cấp, phân quyền phê duyệt hạn mức vay sẽ không phát huy tác dụng . - Năng lực thanh tra, giám sát, năng lực điều hành và quản trị rủi ro chưa tốt.  Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất