Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm thủy triều tỉnh...

Tài liệu Giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm thủy triều tỉnh khánh hòa

.PDF
92
545
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG NGỌC TÍNH GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI ĐẦM THỦY TRIỀU TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG NGỌC TÍNH GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI ĐẦM THỦY TRIỀU TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Khai Thác Thủy Sản Mã số: 60.62.03.04 Quyết định giao đề tài: 306/QĐ-ĐHNT, ngày 26/03/2015 Quyết định thành lập hội đồng: 1035/QĐ-ĐHNT, ngày 05/11/2015 Ngày bảo vệ: 14/01/2016 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HOA HỒNG Chủ tịch hội đồng: Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS.Hoàng Hoa Hồng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, không trùng lặp với bất cứ các đề tài của tác giả nào và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Kết quả của luận văn có sử dụng một số tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước đã được tác giả chú thích và trích dẫn rõ ràng khi sử dụng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của mình./. Khánh Hòa, ngày 20 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Ngọc Tính i LỜI CẢM ƠN Với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ các ban ngành trong tỉnh Khánh Hòa, bà con ngư dân và các đồng nghiệp đến nay luận án đã được hoàn thành. Xin tỏ lòng biết ơn Thầy giáo hướng dẫn TS.Hoàng Hoa Hồng và các thầy giáo giảng dạy tại Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản. Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ quý báu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, UBND huyện Cam Lâm, UBND các xã, phường và cộng đồng dân cư ven đầm Thủy Triều đã cung cấp thông tin, tư liệu và giúp cho tôi tìm hiểu thực tế, nghiên cứu và xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đóng góp vào sự phát triển nghề cá có hiệu quả và bền vững tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Khánh Hòa, ngày 20 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Ngọc Tính ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................................ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4 1.1. Giới thiệu đầm Thủy Triều .......................................................................................4 1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................4 1.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................5 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư quanh đầm Thủy Triều ..............6 1.2.1. Số hộ ......................................................................................................................6 1.2.2. Trình độ văn hoá của chủ hộ .................................................................................6 1.2.3. Độ tuổi của chủ hộ.................................................................................................7 1.2.4. Phương tiện và nghề khai thác chủ yếu.................................................................8 1.2.5. Các nghề khai thác chủ yếu ...................................................................................8 1.3. Nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái tai đầm Thủy Triều.........................................9 1.3.1. Các loài cá thường gặp ..........................................................................................9 1.3.2. Các loài thủy sản khác .........................................................................................10 1.3.3. Các hệ sinh thái đặc trưng trong đầm Thủy Triều...............................................11 1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................................13 1.4.1. Nghiên cứu ngoài nước .......................................................................................14 1.4.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................15 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................19 2.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................19 2.1.1. Thực trạng khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều .........................................19 2.1.2. Thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Thủy Triều .....................................................................................................................19 2.1.3. Đề xuất giải pháp.................................................................................................19 iii 2.2. Phương pháp nghiên ...............................................................................................19 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .........................................................................19 2.2.2. Xử lý số liệu .......................................................................................................20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................22 3.1. Thực trạng tàu thuyền khai thác thủy sản khu vực đầm Thủy Triều......................22 3.1.1. Tàu thuyền nghề lưới kéo ....................................................................................24 3.1.2. Tàu thuyền nghề lưới rê.......................................................................................25 3.1.3. Tàu thuyền nghề pha xúc.....................................................................................27 3.1.4. Tàu thuyền nghề lờ dây Trung Quốc...................................................................27 3.2. Thực trạng nghề khai thác trên đầm Thủy Triều....................................................29 3.2.1. Nghề lưới kéo ......................................................................................................30 3.2.2. Nghề lưới rê .........................................................................................................33 3.2.3. Nghề pha xúc .......................................................................................................35 3.2.4. Nghề lờ dây Trung Quốc .....................................................................................36 3.2.5. Nghề đăng, nò......................................................................................................38 3.2.6. Nghề lặn...............................................................................................................40 3.3. Cơ cấu nghề khai thác ............................................................................................42 3.3.1. Cơ cấu nghề khai thác theo địa phương ..............................................................42 3.3.2. Cơ cấu nghề khai thác theo công suất .................................................................43 3.4. Thực trạng về lao động...........................................................................................44 3.4.1. Cơ cấu lao động ...................................................................................................44 3.4.2. Trình độ chuyên môn...........................................................................................44 3.5. Thực trạng về sản lượng khai thác .........................................................................45 3.6. Thực trạng về sản xuất............................................................................................47 3.7. Thực trạng về công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản................48 3.7.1. Công tác quản lý của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa ......................48 3.7.2. Công tác quản lý của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ..............48 3.7.3. Tổ chức cán bộ Thanh tra ngành NN và PTNT tỉnh Khánh Hòa ........................50 3.8. Nội dung các giải pháp và biện pháp triển khai thực hiện quản lý khai thác nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.........................................................................54 3.8.1. Nội dung về giải pháp quản lý tàu thuyền...........................................................54 3.8.2. Nội dung về giải pháp quản lý nghề....................................................................55 iv 3.8.3. Nội dung về giải pháp quản lý ngư trường..........................................................57 3.8.4. Nội dung về giải pháp nâng cao năng lực quản lý ..............................................59 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64 PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - BVNL : Bảo vệ nguồn lợi - BVNLTS : Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - PTNT : Phát triển nông thôn - UBND : Ủy ban nhân dân - FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) - SEAFDEC : Southeast Asian Fisheries Development Center (Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Trình độ học vấn của chủ hộ...........................................................................6 Bảng 1.2. Độ tuổi của chủ hộ ..........................................................................................7 Bảng 1.3. Phương tiện (thuyền).......................................................................................8 Bảng 1.4. Tỷ lệ thuyền máy.............................................................................................8 Bảng1.5. Cơ cấu các loại nghề khai thác thủy sản. .........................................................9 Bảng 3.1. Phân bổ số lượng tàu thuyền theo nghề và nhóm công suất .........................22 Bảng 3.2. Thống kê các xã, phường, thị trấn có hoạt động nghề lưới kéo trong đầm Thủy Triều....................................................................................................24 Bảng 3.3. Phân chiều dài tàu theo nghề lưới kéo ..........................................................24 Bảng 3.4. Phân chiều rộng tàu theo nghề lưới kéo........................................................25 Bảng 3.5. Phân bố số lượng tàu thuyền nghề lưới rê hoạt động trong đầm Thủy Triều ......26 Bảng 3.6. Thống kê tàu thuyền nghề pha xúc hoạt động trên đầm Thủy Triều ............27 Bảng 3.7. Phân bố số lượng tàu thuyền nghề lờ dây Trung Quốc hoạt động trong đầm Thủy Triều....................................................................................................28 Bảng 3.8. Phân theo chiều dài tàu .................................................................................28 Bảng 3.9. Phân theo chiều rộng tàu ...............................................................................29 Bảng 3.10. Tần suất về thời gian khai thác thủy sản theo nghề ....................................29 Bảng 3.11. Các loại ngư cụ vi phạm quy định về kích thước mắt lưới theo thông tư 02/2006/TT-BTS...........................................................................................................30 Bảng 3.12. Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới kéo................32 Bảng 3.13. Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới rê ..................34 Bảng 3.14. Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong từng mẻ lưới nghề pha xúc. ......................................................................................................................33 Bảng 3.15 Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới nghề lờ dây Trung Quốc ..................................................................................................37 Bảng 3.16 Tỷ trọng trung bình các nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới nghề Đăng, nò ......39 Bảng 3.17. Cơ cấu nghề khai thác theo địa phương......................................................42 Bảng 3.18. Phân loại nghề theo công suất.....................................................................43 Bảng 3.19. Cơ cấu lao động ..........................................................................................44 Bảng 3.20. Số lượng ngư dân tham gia đào tạo thuyền trưởng từ năm 2011 – 2014 vii 44 Bảng 3.21. Thống kê sản lượng khai thác trên đầm Thủy Triều...................................45 Bảng 3.22. Sản lượng theo loại nghề khai thác .............................................................46 Bảng 3.23. Thu nhập trong ngày ...................................................................................47 Bảng 3.24. Tổ chức cán bộ Thanh tra ngành NN và PTNT tỉnh...................................50 Bảng 3.25. Phương tiện hỗ trợ phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát.....................50 Bảng 3.26. Tổng hợp số vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản qua các năm ......52 Bảng 3.27. Số lượng các cuộc tuần tra trong đầm Thủy Triều năm 2014.....................53 viii DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Bản đồ Khu vực đầm Thủy Triều ...................................................................4 Hình 1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ...........................................................................7 Hình 1.3. Độ tuổi của chủ hộ ..........................................................................................7 Hình 1.4. Cơ cấu các loại nghề khai thác thủy sản. ........................................................9 Hình 3.1. Biến động số lượng tàu thuyền theo nghề. ...................................................23 Hình 3.2. Tàu thuyền đánh bắt nghề lưới rê. ................................................................26 Hình 3.3. Tàu thuyền nghề lờ dây Trung Quốc. ...........................................................27 Hình 3.4. Ngư trường đánh bắt nghề lưới kéo. .............................................................30 Hình 3.5. Tỷ lệ trung bình nhóm sản phẩm trong một mẻ lưới của nghề lưới kéo ......32 Hình 3.6. Ngư trường đánh bắt nghề lưới rê.................................................................33 Hình 3.7. Sản phẩm khai thác của nghề lưới rê ............................................................34 Hình 3.8. Tỷ lệ trung bình các nhóm sản phẩm của nghề lưới rê.................................34 Hình 3.9. Ngư trường đánh bắt nghề pha xúc...............................................................35 Hình 3.10. Ngư cụ và sản phẩm khai thác nghề lờ dây ................................................37 Hình 3.11. Hình ảnh nghề đăng, nò ..............................................................................38 Hình 3.12. Ngư trường khai thác nghề đăng, nò ..........................................................39 Hình 3.13. Sản phẩm khai thác nghề đăng nò ..............................................................39 Hình 3.14. Nghề lặn trên đầm Thủy Triều....................................................................41 Hình 3.15. Pa nô tuyên truyền về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều..49 Hình 3.16. Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản ..........................................................49 Hình 3.17. Ca nô tuần tra của Thanh tra nông nghiệp và PTNT trong đầm Thủy Triều.....51 Hình 3.18. Số lượng các vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản qua các năm .....52 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Đầm Thủy Triều là một khu vực có nhiều tài nguyên về các loài hải sản, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với cân bằng sinh thái và môi trường sống của cả khu vực. Trước đây việc khai thác nguồn lợi hải sản trong đầm Thủy Triều đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình ngư dân, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân sinh sống quanh khu vực đầm. Tuy nhiên, do sức ép về gia tăng dân số, do nhu cầu sống nên một số bộ phận cư dân ven đầm đã tiến hành các họat động khai thác thủy sản theo hướng tự phát, ồ ạt không theo quy hoạch và chưa có định hướng của cơ quan quản lý, điều này đã dẫn đến một số vấn đề bất cập trong nghề khai thác thủy sản trong đầm. Trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái đầm bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu từ hoạt động sản xuất, khai thác quá mức nguồn lợi, sử dụng các ngư cụ có tính hủy diệt như lờ dây, phương tiện đánh bắt du nhập từ Trung Quốc, sử dụng xung điện, các lọai ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản. Các họat động kinh tế và của cộng đồng dân cư ở đây đã làm cho diện tích đầm bị thu hẹp, môi trường vùng nước bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Tác động trực tiếp đến sinh kế và kinh tế của cộng đồng dân cư. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng của nghề khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa. Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm tác động của nghề khai thác thủy sản đối với nguồn lợi thủy sản tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng tài liệu, số liệu tàu cá tại Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, các công trình khoa học đã công bố, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nghề cá của Trung ương và địa phương. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp tại các Sở, Ngành có liên quan, phòng chuyên môn của huyện Cam Lâm, UBND xã Cam Hải Đông, Câm Hải Tây, Cam Đức, Cam Hòa, Cam Thành Bắc, Cam Nghĩa. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra kinh tế - xã hội, tình hình khai thác, chí phí doanh thu, mùa vụ của các nghề khai thác. x Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tiếp tại bến cá, tại nhà, trên biển về ngư cụ, kỹ thuật khai thác, thành phần loài... Kết quả nghiên cứu Tàu thuyền tham gia khai thác trong vùng đầm Thủy Triều đều có công suất nhỏ. Chủ yếu tập trung trong dãy công suất từ 20 ÷ 50cv. Trong đó số lượng tàu thuyền trong dãy công suất từ 20 ÷ 45cv chiếm khoảng 90%. Trong những năm gần đây số lượng tàu thuyền làm nghề lờ dây Trung Quốc tăng mạnh. Năm 2010 chỉ có 150 tàu thuyền nhưng đến năm 2014 sô lượng tàu thuyền làm nghề lờ dây tăng mạnh lên tới 310 chiếc. Ngư cụ khai thác chủ yếu là các loại nghề: Nghề lưới rê, nghề lưới kéo, nghề lờ dây Trung Quốc.... Trong đó, gây ảnh hưởng nhiều nhất đến nguồn lợi thủy sản trong vùng là nghề lờ dây Trung Quốc và nghề lưới kéo. Các nghề này đã tạo ra áp lực lớn lên nguồn lợi, là nguyên nhân chính làm cho nguồn lợi thủy sản trong khu vực nghiên cứu ngày càng suy giảm. Cơ cấu lao động giữa nam và nữ có sự chệnh lệch tương đối lớn ở tất cả các địa phương xung quanh đầm Thủy Triều, hầu hết lao động là nam giới, trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là học chưa hết cấp 1, số người học cấp 2, cấp 3 rất ít. Nguồn thu nhập chính của các hộ tập trung chủ yếu vào khai thác thủy sản ven bờ. Lực lượng cán bộ quản lý hạn chế, địa bàn quản lý rộng. Công tác tổ chức, phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan trong việc tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác trên khu vực rất ít và chưa chặt chẽ. Không phát triển thêm (đóng mới, mua lại) các tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ có công suất dưới 20cv, từng bước tiến tới giảm dần tàu thuyền loại này, nhằm giảm năng lực khai thác ven bờ, bảo vệ nguồn lợi, duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững. Giải pháp Không cho đăng ký thêm các tàu thuyền hoạt động trong đầm, hạn chế tàu có kích thước lớn hoạt động khai thác trong vùng đầm Thủy Triều, chỉ cho phép những tàu có kích thước nhỏ và công suất máy dưới 20cv mới được phép tham gia hoạt động. Xây dựng quy chế quy định tuổi thọ của đội tàu tham gia khai thác, giải bản những tàu đã sử dụng trên 10 năm không đảm bảo an toàn. xi Giảm số lượng tàu dưới 20cv khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều xuống còn 200 tàu, không cho tàu trên 20cv khai thác trong đầm nhằm bảo vệ và giảm áp lực đánh bắt và khôi phục nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều. Không cho tàu làm nghề lưới kéo và nghề lờ dây Trung Quốc khai thác trong đầm Thủy Triều. Ngoài số lượng nghề đang hoạt động, không cấp phép khai thác thêm cho những tàu thuyền khác, dần dần sẽ giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong khu vực. Tăng cường thêm phương tiện và con người phục vụ công tác tuần tra kiểm soát việc khai thác thủy sản trên các vùng biển địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Xây dựng kế hoạch và bổ sung nguồn kinh phí phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát cho các ca nô, tàu kiểm ngư để hoạt động quản lý khai thác thủy sản được đảm bảo và hiệu quả. Khảo sát vùng biển ven bờ để khoanh vùng, phân chia khu vực cho mô hình đồng quản lý. Tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia mô hình quản lý nghề khai thác hải sản ven bờ theo hướng đồng quản lý. Từ khóa: Quản lý khai thác thủy sản, Đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa. xii MỞ ĐẦU Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, với hơn 300km bờ biển và 135km đường ven đảo, nhiều vũng vịnh, đầm phá như: Vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều. Đây là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế biển như: Du lịch biển, khai thác thủy sản, nuôi hải sản nước mặn, đóng tàu, cảng biển… Đầm Thủy Triều nằm trên địa bàn huyện Cam Lâm bao gồm các xã Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Cam Hòa, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức, cùng với một phần nhỏ thuộc phường Cam Nghĩa của thành phố Cam Ranh. Trải dài qua các xã phường như vậy nên đầm có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như đời sống của gần 4.000 hộ gia đình nơi đây. Đầm Thủy Triều được biết đến như một khu vực có nhiều tài nguyên về các loài hải sản, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với cân bằng sinh thái và môi trường sống của cả khu vực. Trước đây việc khai thác nguồn lợi hải sản trong đầm Thủy Triều đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình ngư dân, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân sinh sống quanh khu vực đầm. Tuy nhiên, do sức ép về gia tăng dân số, do nhu cầu sống nên một số bộ phận cư dân ven đầm đã tiến hành các họat động khai thác thủy sản theo hướng tự phát, ồ ạt không theo quy hoạch và chưa có định hướng của cơ quan quản lý. Điều này đã dẫn đến một số vấn đề bất cập trong nghề khai thác thủy sản trong đầm. Trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái đầm bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu từ hoạt động sản xuất, khai thác quá mức nguồn lợi, sử dụng các ngư cụ có tính hủy diệt như lờ dây, phương tiện đánh bắt du nhập từ Trung Quốc, sử dụng xung điện, các lọai ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản, khai thác các đối tượng thủy sản trong giai đọan sinh sản và các lọai tôm cá trong thời kỳ ấu niên với cường lực khai thác cao, mang tính tận thu đã tác động không nhỏ tới nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái và gây lãng phí tài nguyên trong đầm. Mặt khác, do chưa có định hướng quy họach khai thác thủy sản tại các vùng nước trên đầm, nên việc gia tăng số lượng phương tiện khai thác, các lọai ngư cụ khác nhau đã làm tăng cường độ khai thác lớn trên một diện tích mặt nước, việc tranh giành ngư trường khai thác giữa các hộ dân, việc xả thải tàu thuyền và nhà máy đường Cam 1 Ranh… Các họat động kinh tế và của cộng đồng dân cư ở đây cùng với sự biến đổi của các yếu tố sinh thái ở khu vực này đã làm cho diện tích đầm có nguy cơ bị thu hẹp, môi trường vùng nước bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản tại đầm Thủy Triều trong những năm qua bị suy giảm nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sinh kế và kinh tế của cộng đồng dân cư. Thêm vào đó, sự nhận thức của cộng đồng ngư dân về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn rất hạn chế. Hầu hết các ngư dân hoạt động riêng lẻ, không có sự hợp tác, liên kết với nhau. Vì vậy cần có sự nghiên sâu để nghề khai thác thủy sản phát triển bền vững và có hiệu quả. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng trong lĩnh vực khai thác thủy sản và những tác động có liên quan đến nguồn lợi, môi trường thủy sản nhằm tìm kiếm các giải pháp cụ thể, khả thi về khai thác và bảo vệ nguồn lợi có hiệu quả và bền vững, gắn kết trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm phá ven biển là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt là việc chọn lựa địa điểm nghiên cứu đầm Thủy Triều nơi có tính chất đặc thù về đầm phá, chứa đựng nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, khu vực đang bị tàn phá nghiêm trọng về môi trường và nguồn lợi thủy sản do việc khai thác bằng các công cụ, phương tiện mang tính hủy diệt và nhiều họat động kinh tế khác như: Xả thải công nghiệp, tàu thuyền…. Để điều chỉnh các hoạt động ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, ngày 10/02/2014 UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định số 05/2014/QĐ-UBND về việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong đó có đầm Thủy Triều. Từ đó làm cơ sở cho việc ứng dụng các giải pháp, triển khai mô hình quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các đầm vịnh trong tỉnh. Đó là những vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra trong thực tiễn quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản đối với các nhà khoa học, nhà quản lý nghề cá tại khu vực đầm Thủy Triều - tỉnh Khánh Hòa. Phạm vi nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2014, thu thập thông tin nghề cá có sự tham gia của cộng đồng ngư dân bằng phiếu điều tra tại 6 xã, phường, thị trấn có nghề khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều gồm: Xã Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Cam Hòa, Cam Thành Bắc, thị trấn Cam Đức huyện Cam Lâm và phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh. Đối tượng nghiên cứu là nghề khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều, nghiên cứu về tác động của nghề khai thác đến nguồn lợi thủy sản, phân tích hiện trạng quản 2 lý nghề khai thác thủy sản có sự tham gia của cộng đồng ngư dân, đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản. Mục đích nghiên cứu là đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản tại đầm Thủy Triều, làm gia tăng sản lượng khai thác và đời sống cộng đồng ngư dân quanh đầm. Về phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin bằng phương pháp tham khảo tài liệu kết hợp với phương pháp điều tra và xử lý thông tin bằng phương pháp xử lý logic kết hợp với phương pháp xử lý số liệu, ứng dụng phần mềm Excel 2007. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu góp phần bổ sung vào phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý nghề khai thác thủy sản đầm phá tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu giúp cho chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn ven đầm, Ủy ban nhân dân huyện Cam Lâm, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan chức năng có thể áp dụng và nhân rộng một số giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản tại đầm Thủy Triều. Ngoài phần mở đầu, nội dung chính của Luận văn được thể hiện trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và Kiến nghị 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu đầm Thủy Triều 1.1.1. Vị trí địa lý Đầm Thủy Triều có tọa độ địa lý 109°10'2" kinh độ Đông và 12°6'7" vĩ độ Bắc. Địa giới hành chính bao gồm: Huyện Cam Lâm (xã Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Cam Hòa, Cam Thành Bắc, trị trấn Cam Đức và phường Cam Nghĩa). Đầm Thủy Triều có chiều dài 15km, diện tích khoảng 2.500 ha, là quần thể đầm phá đặc trưng của hệ sinh thái vùng đất ngập nước. Đầm có nguồn thức ăn phong phú, đa dạng, chế độ thủy văn, thủy triều thuận lợi, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh sống và phát triển, là vùng ương nuôi các loài tôm, cá, cua tạo quần đàn cho các khu vực lân cận. Vốn là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển rất đa dạng và phong phú, độ sâu trung bình khoảng 1,2m. Cửa đầm thông với vịnh Cam Ranh rất hẹp (400÷500)m [4]. Hình 1.1. Bản đồ Khu vực đầm Thủy Triều 4 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1. Địa hình Khánh Hòa nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, diện tích đồi núi chiếm 70% toàn bộ lãnh thổ. Huyện Cam Lâm có địa hình phong phú và đa dạng, có cả núi, đồi, đồng bằng, đầm thủy triều, bãi cát ven biển và biển khơi, có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam, gồm 3 dạng địa hình chính là núi cao (chiếm 33,3 % diện tích), núi thấp (28% diện tích), đồng bằng và đồi thoải (khoảng 38,7% diện tích) [10]. 1.1.2.2. Khí hậu Khí hậu vùng đầm Thủy Triều là nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cơ bản là nền nhiệt độ cao và lượng mưa trung bình thấp nhất tỉnh, gió Tây khô nóng nhưng không kéo dài (dưới 15 ngày/năm), tháng nóng nhất là các tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 8: Theo tài liệu [8], khí hậu vùng đầm được phân bố như sau: - Nhiệt độ không khí bình quân 28,70 C - Nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất 28,80 C - Nhiệt độ không khí trung bình nhỏ nhất 24,30 C Độ ẩm trong giới hạn từ (74 ÷ 81)%. Lượng bốc hơi bình quân (1400 ÷ 1600) mm/năm. Tháng 5,6,7,8 bốc hơi nhiều nhất: (112 ÷ 142)ml. Tháng 10,11 mùa mưa bốc hơi ít nhất: (64 ÷ 70)ml. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2500÷2600 giờ. Tháng 3 đến tháng 8 là những tháng nắng nhất: (200 ÷ 280) giờ/tháng. Tháng 10,11 là các tháng ít nắng nhất bình quân 130 giờ/tháng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 ÷ 2.200mm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung đến 70 ÷ 80% lượng mưa cả năm, các tháng còn lại nắng ấm. Bão cũng có thể xuất hiện trùng hợp vào các tháng 9, tháng 10 và tháng 11 với tần suất 0,86 cơn bão trong năm. 1.1.2.3. Chế độ thủy văn Thủy triều thiên về nhật triều không đều, trong tháng có từ (16 ÷ 22) ngày nhật triều, có 2 lần triều cường và triều kém. Thời kỳ triều kém thường có thêm một con nước nhỏ. Thời gian triều dâng lâu hơn triều rút. Biên độ triều cường (1,5 ÷ 2)m. Biên độ triều kém chỉ xấp xỉ 0,5m. Biên độ triều vùng đầm nhỏ hơn biên độ triều vùng biển. 5 Chân triều vùng đầm cao hơn chân triều vùng biển từ (0,4 ÷ 0,6)m. Biên độ triều cường vùng đầm là (1,3 ÷ 1,4)m trong khi đó biên độ triều vùng biển cùng kỳ (1,6 ÷ 2,0)m [8]. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư quanh đầm Thủy Triều Theo kết quả điều tra năm 2012 về sự biến động số lượng tàu thuyền và nghề khai thác tại các xã, phường làm nghề đánh bắt thủy sản của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho thấy: So với năm 2008 số lượng tàu thuyền hoạt động trong khu vực đầm Thủy Triều bằng xuồng tay giảm 100 chiếc, thuyền gắn máy giảm 30 chiếc, nhưng tổng công suất tăng từ 565cv lên 1.153cv), chủ yếu khai thác các nghề: Họ lưới rê (lưới tôm, lưới cua ghẹ, lưới cá), lưới kéo, lờ dây Trung Quốc, đăng, nò, rớ ...[11]. Tàu thuyền khai thác quanh năm, nhiều tàu kiêm thêm nghề theo mùa vụ. Số hộ nghèo chiếm 9,37% (theo chuẩn 1997), không có nghề nghiệp, cuộc sống phụ thuộc vào nghề biển chiếm 69,5%. Trình độ dân trí thấp (60% tiểu học, 20% trung học, 10% phổ thông trung học, 10% mù chữ), chất lượng cuộc sống thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. 1.2.1. Số hộ Trong điều tra kinh tế - xã hội và sinh kế của dân cư sống ở vùng đầm Thủy Triều chúng tôi tiến hành điều tra những hộ có sinh kế phụ thuộc vào vùng sông nước. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 100 hộ dân làm nghề khai thác thủy sản, liên quan đến vùng sông nước và đã tiến hành khảo sát ở 6 xã (phường) như sau: Cam Hải Đông 30 hộ, Cam Đức 20 hộ, Cam Hải Tây 10 hộ, Cam Hòa 10 hộ, Cam Thành Bắc 15 hộ, Cam Nghĩa 15 hộ. 1.2.2. Trình độ văn hoá của chủ hộ Trong 100 hộ điều tra khảo sát có 65 chủ hộ đạt trình độ văn hoá cấp I, đạt tỷ lệ 65%, trình độ văn hoá cấp II là 20 chủ hộ, đạt 20%, trình độ văn hoá cấp III có 02 chủ hộ, đạt 02%, có 13 chủ hộ không biết chữ đạt tỷ lệ 13%. Bảng 1.1. Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số hộ Tỷ lệ (%) Cấp 1 65 65 Cấp 2 20 20 Cấp 3 2 2 Không biết chữ 13 13 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất