Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...

Tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh hà nội (2)

.DOC
64
114
55

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Học Viện Ngân Hàng, đến nay em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hà Nội.” Trước hết em xin trân thành cảm ơn thầy cô trường Học Viện Ngân Hàng, đặc biệt thầy cô khoa Tài Chính Ngân Hàng đã dạy dỗ và hướng dẫn em trong những năm học tại trường. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh chị cán bộ, nhân viên Ngân Hàng đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, cung cấp thông tin để em hoàn thành chuyên đề. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hà Nội.” là công trình nghiên cứu độc lập. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương HDBank Hà Nội Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hà Nội TCTD Tổ chức tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng GTCG Giấy tờ có giá HĐQT Hội đồng quản trị TSĐB Tài sản đảm bảo CBNV Cán bộ nhân viên DPRR Dự phòng rủi ro BCTC Báo cáo tài chính KHDN Khách hàng doanh nghiệp RM chuyên viên quan hệ khách hàng Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hương Học viện Ngân hàng Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiết của việc nghiên cứu đề tài Việt Nam đã chính thức là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế nước nhà đang trong quá trình hội nhập đó là cơ hội cho ngành ngân hàng trong nước phát triển mạnh mẽ nhưng cũng mang đến rất nhiều thách thức với hệ thống NHTM Việt Nam, tính cạnh tranh ngày càng gắt gao do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Trong đó, ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm tới là rủi ro tín dụng vì nó là nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mang lại 80% đến 90% thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên nó cũng là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh HDBank Hà Nội, em thấy chi nhánh đã rất chú trọng vào việc triển khai, thực hiện khá tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng, kinh doanh đạt kết quả tốt nhưng để Chinh nhánh phát triển hơn, đạt được mục tiêu đề ra thì Chi nhánh cần nghiên cứu, tìm ra giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng trong nước và thế giới. Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh HDBank – Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng  Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh HDBank Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012  Phương pháp nghiên cứu: Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của chuyên đề, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp chọn mẫu và hệ thống hóa. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn đề tài.  Kết cấu Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành ba nội dung chính sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHTM Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh HDBank Hà Nội Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh HDBank Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI DO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng “ Tín dụng” xuất phát từ chữ Latinh là Credo có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm hay chính là lòng tin. Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng, vì vậy tùy theo góc độ nghiên cứu mà ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này. Xét trong quan hệ tài chính, chúng ta có thể hiểu khái quát tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một giá trị (tài sản ) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Như vậy, phạm trù tín dụng có 3 nội dung chính là: tính chuyển nhựng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả. Tín dụng có nhiều loại như tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế và ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay (con nợ) vừa là người cho vay (chủ nợ). Từ phân tích trên chúng ta đi đến khái niệm: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản ( bằng tiền, tài sản thực hay uy tín ) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu , cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. 1.1.2 Những đặc điểm của tín dụng ngân hàng Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đich , hiệu Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng quả và có khả năng hoàn trả nợ ( gốc và lãi ) đúng hạn ,còn người đi vay thì tin tưởng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Thứ hai, tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn. Nó là kết quả của sự thỏa thuận giữa các đối tác tham gia vào quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng lượng giá trị đó. Sự thiếu phù hợp về thời gian chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính và hoạt động kinh doanh của cả hai bên thậm chí có thể dẫn đến sự phá hủy quan hệ tín dụng. Thực chất trong quan hệ tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng thì có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn dỗi trong khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu với lượng giá trị đó. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và giá trị bao gồm hai bộ phận là gốc và lãi. Phần lãi đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng ban đầu. Sự chênh lệch giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời hay nói cách khác nó trả cho sự hi sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, vì vậy nó phải đủ hấp dẫn để người sở hữu sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng đó. Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi tín dụng không chỉ phụ thuộc vào bản thân khách hàng mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động , ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lạm phát, lãi suất, tỉ giá… Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở hết sức chặt chẽ như hợp đồng tín dụng, khế ước cho vay tiền, hợp đồng đảm bảo tiền vay, bảo lãnh…trong đó, bên vay phải đảm bảo hoàn trả cho ngân hàng vô điều kiện khi đến hạn 1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng a. Đối với kinh tế  Thứ nhất, vai trò cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người có nguồn vốn thặng dư đến người thiếu hụt. Việc luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng với nền kinh tế vì những người tiết kiệm thường không đồng thời là người có cơ hội đầu tư sinh lời cao. Như vậy, nếu không có ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong kinh tế sẽ ách tắc, nó giúp thúc đẩy tính hiệu quả nền kinh tế.  Thứ hai, tín dụng không chỉ giới hạn trong chức năng truyền thống là luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu hụt vốn mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, năng suất lao động cao.  Thứ ba, thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào các ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy phát triển của các ngành nghề đó, hình thành cơ cấu hiện đại hợp lý và hiệu quả.  Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ , hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước.  Thứ năm, tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho NSNN thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của chính phủ  Thứ sáu, tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp , nông thôn và, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội. b. Đối với khách hàng  Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cả về số lượng và chất lượng.  Thứ hai, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất , các cá nhân có đủ năng lực tài chính để trang trải các khoản chi tiêu, nâng cao chất lượng cuộc sống…  Thứ ba, tín dụng ngân hàng ràng buộc khách hàng phải có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn như thỏa thuận. Do đó khách hàng phải sử dụng đúng mục đích vốn vay, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng có hiệu quả, đẩy mạnh quá trình sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và trả nợ ngân hàng. c. Đối với ngân hàng  Thứ nhất, tín dụng là hoạt động truyền thống của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70% đến 90%). Mặc dù tỷ trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng có xu hướng giảm, nhưng nó vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng.  Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro.  Thứ ba, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng mở rộng được các dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi , kinh doanh ngoại tệ, tư vấn… 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.2.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng thực chất là khả năng một khách hàng vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận dẫn đến các khoản vay hay khoản thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không thu hồi được . Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòn rủi ro thì: “ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Có thể nói, RRTD là rủi ro gắn liền với hoạt động của ngân hàng , nó không giới hạn trong hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt đông mang tính chất tín dụng khác như bảo lãnh, cam kết, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và GTCG, cho thuê tài chính, bao thanh toán… Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được phân chia thành các loại sau: Rủi ro tín dụng Rủi do danh mục Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Sơ đồ 1.1: phân loại rủi ro tín dụng a.Rủi ro giao dịch Là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm ba bộ phận chính đó là : rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.  Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình phân tích và đánh giá tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.  Rủi ro đảm bảo: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng  Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý tài khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. b.Rủi ro danh mục Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lí danh mục cho vay của ngân hàng, được chia làm hai bộ phận là: rủi ro nội tại và rủi ro tập chung.  Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ những hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.  Rủi ro tập trung: là rủi ro xuất phát từ nguyên nhân ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hay trong cùng một vùng địa lí nhất định hay trong cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.2.1.3 Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng c. tỷ lệ nợ quá hạn Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = X 100% Tổng dư nợ cho vay Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoăc lãi đã quá hạn. Tỉ lệ “ nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ 100 đồng dư nợ hiện hành đã có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho chất lượng tín dụng hoạt dộng tín dụng của NHTM. Tỉ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt và ngược lại, tỉ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng quá hạn thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ cho biết số dư nợ đã thực sự bị quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ bị quá hạn. Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Theo quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của NHTM không được vượt quá 3% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn cho phép tối đa chỉ là 3 đồng. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam, các khoản nợ được phân loại theo thời gian. d. Tỷ lệ tổng dư nợ quá hạn. Tổng dư nợ có nợ quá hạn Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = X 100% Tổng dư nợ Do chỉ tiêu “tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ có nợ quá hạn của một khách hàng ( kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ đầu tiên quá hạn nên nó phản ánh chính xác hơn mức đọ rủi ro ( chất lượng) tín dụng của ngân hàng e. Tỷ trọng nợ xấu /Tổng dư nợ Để hình thành chỉ tiêu nợ xấu, chúng ta tiến hành phân loại nợ của NHTM thành 5 nhóm: Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và các TCTD đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợ dưới 10 ngày và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Các khản quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ làn đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khỏa nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi do thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. f. Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng cho biết tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài khoản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận càng cao nhưng rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng chia làm 3 nhóm: • Nhóm dư nợ của các khoản mục tín dụng có chất lượng tốt: Là các khoản cho vay có mức đọ rủi ro thấp nhưng thường mang lại lợi nhuận không cao cho ngân hàng và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ. Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng • Nhóm dư nợ của khoản mục tín dụng có chất lượng trung bình: Là các khoản cho vay có mức đọ rủi ro có thể chấp nhận được và mang lại lợi nhuận vừa phải cho ngân hàng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ • Nhóm dư nợ của khoản mục tín dụng có chất lượng thấp: Là các khoản cho vay có mức đọ rủi ro cao, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. 1.2.1.4 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng Trong các dấu hiệu báo động RRTD thì có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có đấu hiện biểu hiện rõ ràng. Điều quan trọng là ngân hàng phải có cách để nhận ra những đấu hiệu ban đầu của những khoản vay có vấn đề đó,đồng thời có những hành động cần thiết để ngăn ngừa hoặc xử lý. Những dấu hiệu này không phải nhận ra trong một thời điểm mà phải qua một quy trình, Do đó , cán bộ tín dụng cần biết cách nhận biết chúng một cách có hệ thống, Các đấu hiệu tín dụng được sắp xếp theo nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu lien quan đến mối quan hê với ngân hàng Trong quá trình hoạch toán của ngân hàng xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình xẽ cung cấp cho ngân hàng một số đấu hiệu đặc biretj quan trọng như: khó khăn trong thanh toán lương, giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động, gia tăng khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn….. Trong hoạt động cho vay thì mức đọ vay thường xuyên gia tăng, chậm thanh toán khoản nợ gốc và lãi, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn, yêu cầu các khoản vay vượt quá dự kiến. Trong các hoạt động tài chính thì khách hàng thường xuyên xử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận xử dụng các nguồn tài trợ đắt, hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu có biểu hiện giảm vốn điều lệ…. Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng Đó là việc thay đổi thường xuyên cơ cấu hệ thống quản trị cũng như là việc bất đồng quan điểm trong mục đích, phương pháp quản trị. Trong việc hoạch Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng định chính sách thì thấy HĐQT hoặc ban giám đốc tỏ ra thiếu kinh nhiệm, việc thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, xuất hiện những hành động nhất thời và không có khả năng chống đỡ với những thay đổi. Đặc biệt là này sinh những chi phí quản lý bất hợp lý như: mua sắm thiết bị văn phòng không cần thiết, phương tiện giao thông đắt tiền, ban giám đốc có cuộc sống xa hoa lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân. Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu lien quan tới các ưu tiên trong kinh doanh Đó là các hội chứng hợp đồng lớn, hội chứng sản phẩm đẹp mà bỏ qua chất lượng sản phẩm hoặc sự cấp bách không thích hợp như việc tung sản phẩm ra thị trường quá sớm trong khi chưa chuẩn bị kỹ càng cho sự xuất hiện của sản phẩm mới đó. Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về kỹ thuật và thương mại Các dấu hiệu cụ thể như: khó khăn trong quá trình phát triển sản phẩm, sự thay đổi lãi xuất, tỷ giá, thị hiếu trên thị trường, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc có thể thấy sự ảnh hưởng rõ rệt từ những thay đổi của chính sách Nhà nước đặc biệt là chính sách thuế. Thêm vào đó sản phẩm của doanh nghiệp có thời vụ cao, chi phí sảu chữa, thay thế bị cắt giảm. Nhóm 5: Nhóm các dữ liệu xử lý thông tin về tài chính – kế toán Biểu hiện là khách hàng chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm chễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không co, những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán, lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ. 1.2.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Có ba nhóm nguyên nhân cơ bản gây nên RRTD, đó là nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân từ chính ngân hàng tạo nên. a. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài  Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Thiên tai, bệnh dịch, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh… gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.  Môi trường kinh tế Bao gồm các yếu tố như các giai đoạn của chu kỳ kinh tế (phát triển, hưng thịnh, khủng hoảng, suy thoái), sự thay đổi của cơ chế chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, CPI… Sự biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế: bất kỳ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ phát triền theo một ngưỡng nhát định. Trong thời kỳ phát triền và hưng thịnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi, xác suất dẫn đến rủi ro vỡ nợ và rủi ro không trả được nợ thấp hơn, do đó hoạt động tín dụng khá an toàn. Còn trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, sản xất bị đình trệ, ứ đọng vốn dẫn đến khả năng tài chính của khách hàng gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng thấp nên các khoản tín dụng gặp rủi ro gia tăng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi xuất thị trường tăng, doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao làm chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng, trong khi đó, doanh thu của doanh nghiệp vẫn chưa tăng lên được, làm lợi nhuận cho doanh nghiệp giảm sút, rủi ro tín dụng gia tăng.  Môi trường chính trị - pháp luật Nếu một nền kinh tế có nền chính trị bất ổn định, thường xuyên xảy ra các cuộc bạo động, tranh chấp giữa các đảng phái thì việc kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, trong đó có cả ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Hệ thống pháp luật không đồng bộ, chồng chéo là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật có thể dẫn đến việc lách luật, lợi dụng khe hở của pháp luật, là nguyên nhân dẫn đến rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.  Môi trường quốc tế Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, tín dụng trong nuoawcs có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng quốc tế, dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế và chính trị quốc tê. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra có thể làm quan hệ thương mại giữa Việt nam với một số nước bị cắt đứt hoặc ngưng trệ, làm giảm sức mua hàng hóa, hàng hóa bị ứ đọng, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. b. Nguyên nhân từ phía khách hàng(người vay) Đối với khách hàng là cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập hay lương. Sau khi vay vốn ngân hàng, các khách hàng, các khách hàng là cá nhân thường có rủi ro do những nguyên nhân sau:  Công việc bị thay đổi hoặc mất việc làm  Có thu nhập không ổn định  Rủi ro đạo đức cố tình sử dụng vốn sai mục đích như cam kết hoặc không muốn trả nợ vay Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao gồm:  Về phía thị trường của doanh nghiệp Thị trường cung cấp đầu vào của doanh nghiệp hạn chế hoặc giá cả nguyên vật liệu gia tăng làm giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp kém khả năng cạnh tranh về giá cả tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra kém chất lượng, không phù hợp với thị trường do đó làm cho mức cầu sản phẩm trên thị trường nhỏ hơn so với mức cung. Các nguyên nhân khác như: có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh, thị hiếu thay đổi hay không có sản phẩm mới thay thế… Tất cả các nguyên nhân trên làm cho sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ kém và gây khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.  Khách hàng sử dụng vốn sau mục đích, do đó mất vốn hoặc hiệu quả đầu tư thấp dẫn đến không trả được nợ Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: VBII-8A1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan