Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn mobil của vinatranco trên thị ...

Tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn mobil của vinatranco trên thị trường miền bắc

.DOC
57
804
76

Mô tả:

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM DẦU NHỜN MOBIL CỦA VINATRANCO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc Sau hơn 20 năm đổi mới kể từ ĐH Đảng 6 năm 1986, Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, quan hệ kinh tế được mở rộng, có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Nếu năm 1986- 1990 GDP tăng 4,4%/ năm, thì đến 2000-2005 nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Theo kế hoạch kinh tế 5 năm 2006 – 2010, GDP bình quân 7,5% - 8%, phấn đấu đạt trên 8%, theo so sánh GDP năm 2010 gấp 2,1 lần năm 2000; GDP bình quân đầu người đến 2010 1050 -1010 USD. Những thành tựu của nền kinh tế đạt được có sự đóng góp quan trọng của thương mại và nỗ lực của các doanh nghiệp thương mại nói tiêng. Chính vì tầm quan trọng đó, vấn đề tìm ra giải pháp phát triển thương mại là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại trong thời kỳ khó khăn như hiện nay là cần thiết. Mỗi loại sản phẩm ra đời là để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dầu nhờn cũng vậy, hiện đại hóa và công nghiệp ngày càng phát triển, mặt hàng này càng có vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu bảo vệ, duy trì động cơ phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Dầu nhờn Mobil là 1 trong những thương hiệu nổi tiếng đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm, đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam như: tăng nguồn thu thuế vào ngân sách quốc gia, giải quyết việc làm, tăng tính cạnh tranh, sôi động thị trường dầu nhớt, đáp ứng nhu cầu về bôi trơn, bảo vệ động cơ, máy móc của cá nhân, tổ chức đặc biệt là nhu cầu về dầu công nghiệp. Tuy nhiên, trước tình trạng khan hiếm năng lượng như hiện nay, đặt ra vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả xã hội. Theo nhận định, đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, trên thị trường miền Bắc dầu nhờn Mobil có tiềm năng phát triển tốt. Tính đến cuối quý 2, năm 2009 số lượng các khu công nghiệp miền Bắc nước ta đã tăng lên gần 100 KCN, trong đó tập trung chủ yếu tại 7 tỉnh, thành phố trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Nhu cầu của các doanh 1 nghiệp, cơ sở, nhà máy sản xuất trên thị trường miền Bắc về dầu nhờn công nghiệp, dầu nhờn hàng hải lớn. Thêm vào đó, Miền Bắc có mật độ dân số cao (930 người/km2), thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao so với cả nước, chất lượng cuộc sống tăng lên khiến nhu cầu của người dân tăng lên trong đó có nhu cầu lớn về phương tiện vận chuyển, và kéo theo đó là nhu cầu về dầu nhờn ô tô tăng. Như vậy, có thể nói thị trường miền Bắc là mảnh đất màu mỡ đối với doanh nghiệp kinh doanh dầu nhờn. Vinatranco đã phân phối dầu nhờn Mobil nhiều năm trên thị trường miền Bắc và thu được doanh thu lớn từ mảng này (chiếm 30% - 55% doanh thu của cả công ty). Trong 4 năm qua, tuy sản lượng, doanh thu tăng trưởng khá cao nhưng còn nhiều hạn chế chưa được quan tâm và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những hạn chế, khó khăn đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát triển thương mại của công ty, cho nên rất cần thiết có đề tài nghiên tìm ra giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới. Nghiên cứu đó không chỉ phục vụ cho công ty mà còn đề xuất các kiến nghị với Nhà nước giúp quản lý tốt hơn và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối sản phẩm dầu nhờn phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, cộng với vốn hiểu biết thực tế tình hình kinh tế, vấn đề tồn tại của doanh nghiệp sau thời gian thực tập em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc”. Việc nghiên cứu đề tài là cơ hội cho em có thể vận dụng kiến thức chuyên ngành vào việc đánh giá tình hình hoạt động thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên cơ sở thực tiễn của công ty. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Theo đề tài đã lựa chọn: “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc” đối tượng nghiên cứu của luận văn hướng tới là thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil, phát triển thương mại dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc, thực trạng và giải pháp phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc của Vinatranco. Cách tiếp cận nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế thương mại. 2 Để giải quyết tốt đề tài trên, cần tập trung giải quyết các câu hỏi sau: - Nội hàm phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil là gì ? - Đặc thù sản phẩm và thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil là gì? - Nhân tố nào tạo thuận lợi, nhân tố nào cản trở phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil ? - Tình hình phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco? - Thành công, hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco ? - Giải pháp nào là cần thiết tập trung giải quyết trước mắt, lâu dài ? Như vậy, nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất: Xây dựng cơ sở lý luận, chủ yếu là các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc. Thứ hai: Phân tích tác động của nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc. Thứ ba: Thu thập các dữ liệu phân tích, tổng hợp phục vụ đánh giá thực tiễn phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco. Thứ tư: Đánh giá tổng quát thực trạng kinh doanh dầu nhờn Mobil qua các năm, và các hoạt động có ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại dầu nhờn Mobil của công ty trên thị trường miền Bắc. Thứ năm: Kết luận về những vấn đề đặt ra, cần giải quyết, phương hướng phát triển. Căn cứ trên các vấn đề cơ bản cần giải quyết và phương hướng phát triển đưa ra các giải pháp hợp lý. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, vận dụng kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại làm rõ và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil: khái niệm, bản chất, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá… Thứ hai, vận dụng cơ sở lý thuyết để giải quyết thực tiễn vấn đề phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Moibl trên thị trường miền Bắc của công ty. Trước hết, tổng quan hoạt động kinh doanh sản phẩm dầu nhờn Mobil của công ty trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn hiên nay, đi sâu phân tích, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh sản phẩm dầu Mobil. Phân tích mặt 3 mạnh, yếu trong quá trình kinh doanh dầu Mobil trên thị trường miền Bắc của VINATRANCO. Nêu bật được vấn đề tồn tại nhất, cần giải quyết nhất hiện nay của công ty để thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của công ty, cạnh tranh và đứng vững trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay. Thứ ba, trên cơ sở thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhất hiện nay của Vinatranco, đưa giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế cho công ty đảm bảo phù hợp với điều kiện công ty trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Tiếp đó, đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô giúp quản lý tốt hơn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dầu nhờn . Đây là mục tiêu cuối cùng của việc nghiên cứu. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Trong các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa luận văn tập trung nghiên cứu khâu bán hàng trong mối quan hệ với khâu mua, dự trữ, vận chuyển hàng hóa. Dưới góc độ kinh tế thương mại, đề tài giải quyết các vấn đề phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc thông qua xây dựng cơ sở lý luận, hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động, đánh giá hiệu quả thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên cơ sở lý luận, chỉ tiêu đã xây dựng. Có rất nhiều cách tiếp cận nghiên cứu chỉ tiêu phát triển thương mại sản phẩm, trong luận văn xét hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng về mặt lượng, cơ cấu thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil và hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil. Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu điển hình ở Công ty CP kho vận và dịch vụ thương mại (Vinatranco). Phạm vi thị trường được giới hạn trên thị trường miền Bắc. Phạm vi sản phẩm: Dầu nhờn Mobil có dải sản phẩm rộng, trong đề tài này chỉ đề cập tới các sản phẩm dầu Mobil công nghiệp (dầu thủy lực, dầu bánh răng công nghiệp, dầu tuần hoàn, dầu máy khí nén khí, dầu máy nén lạnh), dầu Mobil hàng hải, dầu Mobil ô tô – xe máy. 4 Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc trong khoảng thời gian 2006 - 2009 và đưa ra giải pháp cho năm 2010- 2011. 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc Chương 2. Cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc Chương 4. Các kết luận và đề xuất phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM DẦU NHỜN MOBIL TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Sản phẩm dầu nhờn Mobil và thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil a. Sản phẩm dầu nhờn Mobil Dầu nhờn Mobil là dầu nhờn để bôi trơn cho các động cơ hoạt động vận hành, trong thực tế đó là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Ngoài công dụng chính của dầu nhờn là bôi trơn, nó còn tẩy rửa, làm kín, làm mát, truyền nhiệt, cách điện…nhằm bảo vệ và duy trì động cơ. Dầu nhờn Mobil dẫn đầu thế giới về chất lượng và hiệu quả, được pha chế từ dầu gốc khoáng tinh lọc chất lượng cao kết hợp với phụ gia cao cấp bảo vệ tuyệt hảo các động cơ, máy móc. Trong đó, dầu gốc khoáng chứa nhiều phân tử hydrocacbon nặng và các tính chất lí, hóa lý tưởng như dầu thành phẩm. Tuy nhiên chưa thể dùng ngay dầu này vì nó chưa đủ đáp ứng yêu cầu bảo vệ động cơ cho nên phải pha chế cùng với phụ gia với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có. Các loại phụ gia được chia theo chức năng bao gồm: phụ gia chống oxi hóa, chống ăn mòn, chống gỉ, chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, tạo nhũ… Dầu nhờn Mobil có nhiều loại, theo thành phần pha chế và công dụng có thể chia thành 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất là dầu công nghiệp, được dùng cho các loại máy công nghiệp. Gồm có: dầu thủy lực ( Mobil DTE 20 series, Mobil DTE FM…), dầu bánh răng công nghiệp ( Mobiltac MM. Mobiltac 3900,Mobiltac 375 NC…), dầu tuần hoàn, dầu máy nén khí ( Mobil Rarus 400 Serius, Mobil Rarus 1020, Mobil Rarus 800), dầu máy nén lạnh ( Mobil gargoyle Arctic 300, Mobil gargoyle Arctic SHC 200). Nhóm thứ hai là dầu hàng hải dùng để bôi trơn, làm mát, bảo vệ động cơ tàu, thuyền. Các sản phẩm chính gồm: Mobil gard 300, Mobilgard 570, Mobilgard M330, Mobilgard M 440. Nhóm thứ ba là dầu ôtô – xe máy: dùng cho các loại xe gắn máy, xe vận tải công cộng, xe thương mại, xe hơi…Một số loại dầu như: Dầu truyền động chống trượt 6 Mobilube LS, dầu truyền động Mobilfluid, dầu Mobil 1 0W-40, dầu Mobil 1 5W -50, dầu Mobil 1 Racing 4T 10W-40. b. Thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, khâu của quá trình tái sản xuất xã hội cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Theo đối tượng của hoạt động thương mại chia thành thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil xét về bản chất đó là thương mại hàng hóa. Thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil bao gồm tổng thể các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa nhằm mục đích lợi nhuận. Đối tượng của hoạt động trao đổi ở đây là sản phẩm dầu nhờn Mobil. Quan hệ trao đổi giữa người mua và bán ở đây chủ yếu là quan hệ giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với người tiêu dùng. Quan hệ này được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi hàng hóa – tiền tệ. 2.1.2 Phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil Phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil thực chất nằm trong nội dung của phát triển thương mại sản phẩm. Nội hàm của phát triển thương mại sản phẩm đó là việc gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng, cải thiện chất lượng phát triển thương mại gắn với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bán ra, tính hiệu quả của sự phát triển thương mại sản phẩm. Như vậy, phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco là sự nỗ lực của công ty để duy trì và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận cao, gắn với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bán ra, cơ cấu thị trường, cơ cấu doanh thu theo kênh phân phối và đảm bảo đạt tỷ suất lợi nhuận tăng, đạt hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng lao động cao. Mục đích cuối cùng của hoạt động thương mại đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung, Vinatranco nói riêng đó là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí hướng tới hiệu quả cao. 7 2.1.3 Thị trường miền Bắc Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học thuyết kinh tế. Có nhiều khái niệm về thị trường, nhưng tóm lại: Thị trường là nơi người mua, người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nhau để trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ. Thông qua thị trường xác định được giá cả và sản lượng cân bằng về hàng hóa, dịch vụ nào đó. Dựa trên các căn cứ khác có thể chia thị trường thành nhiều loại. Trong đó, Thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường được phân chia theo phạm vi địa lý. Thị trường miền Bắc là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi giữa người cung ứng và người có nhu cầu về sản phâm nào đó, cụ thể ở đây quan tâm đến sản phẩm dầu nhờn Mobil. Chủ thể tham gia thị trường bao gồm nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, cá nhân, tổ chức tiêu dùng sản phẩm. Mối quan hệ giữa các chủ thể tạo nên cung – cầu thị trường. Các chủ thể tham gia thị trường phải tuân theo các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu và sự quản lý của Nhà nước về mối quan hệ giữa các chủ thể. Dựa theo cách phân vùng kinh tế thì thị trường miền Bắc gồm có 3 tiểu vùng: Miền núi phía Bắc bao gồm 13 tỉnh, trung tâm của khu vực là Thái Nguyên. Vùng Hà Nội gồm 7 tỉnh trong đó Hà Nội là trung tâm của khu vực và cuối cùng là vùng duyên hải Bắc bộ. 2.2 Các lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc 2.2.1 Các lý thuyết về thị trường Quy luật giá trị: Đây là quy luật cơ bản của trao đổi hàng hóa. Theo quy luật này, trao đổi dựa trên cơ sở lượng giá trị của hàng hóa và thời gian lao động xã hội cần thiết. Sản phẩm được trao đổi trên nguyên tắc ngang giá. Quy luật này tác động đến doanh nghiệp thương mại theo kiểu “ bàn tay vô hình”. Doanh nghiệp thương mại cần cải tiến phương thức kinh doanh, tổ chức lao động khoa học để giảm chi phí cá biệt, giảm giá, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Quy luật cung – cầu: cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ và mức giá cân bằng trên thị trường. Cầu là nhu cầu về sản 8 phẩm có khả năng thanh toán; cầu chiụ tác động của giá cả và các yếu tố phi giá cả như sở thích, thị hiếu, thu nhập…Cung là khả năng ứng sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp ở các mức giá khác nhau; cung phụ thuộc yếu tố giá cả và các yếu tố phi giá cả như nguồn hàng, khả năng của công ty…Như vậy, đòi hỏi công ty phải triển khai các hoạt động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đảm bảo nguồn cung, nắm bắt được cung - cầu về sản phẩm là một trong những yếu tố đảm bảo hoạt động kinh doanh diễm ra liên tục. Quy luật cạnh tranh: trong kinh tế thị trường tất cả các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh đều phải nỗ lực hết mình nâng cao sức cạnh tranh, tìm cho mình lợi thế, ưu thế riêng để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp. Doanh nghiệp thương mại cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để: Một mặt chấp nhận cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy nội lực, thúc đẩy phát triển thương mại, mặt khác tránh cạnh tranh bất hợp pháp. 2.2.2 Lý thuyết về cạnh tranh Cạnh tranh là khái niệm có nhiều cách hiểu, nhưng tóm lại sự cạnh tranh trong kinh tế giữa các doanh nghiệp là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để giành phần thắng về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá trìn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững. Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là 1 trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh mặt tích cực, nó cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Theo các tiêu thức khác nhau để phân loại cạnh tranh. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu: sản phẩm, giá cả sản phẩm, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, ngoài ra cạnh tranh bằng dịch vụ sau bán… 2.2.3. Lý thuyết về quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong môi trường xác định. Các công cụ chủ yếu trong quản lý nhà nước về thương mại gồm: kế hoạch hóa, các chính sách, luật pháp trong lĩnh vực thương mại. Các chính sách quản lý chủ yếu: chính sách tài khóa, 9 chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách giá cả, chính sách thương mại nội địa, thương mại quốc tế, chính sách thị trường, chính sách mặt hàng…Vai trò quản lý nhà nước về thương mại được thể hiện: định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi, tạo lập môi trường cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thương mại, điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại, giám sát, kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại. 2.2.4 Cơ sở, nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm Thứ nhất, tuân theo các quy luật kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, do vậy mọi chủ thể tham gia đều phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường mà chủ yếu là quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và sự điều tiết của Nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách, đòn bẩy kinh tế. Thứ hai, Dựa trên năng lực hoạt động của công ty Công ty phải dựa trên năng lực về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, uy tín, nguồn cung ứng, quy mô hiện tại và tiềm năng…để đề ra các chiến lược, dự án, kế hoạch, chính sách cho phù hợp. Thứ ba, Dựa trên lợi ích của nhà cung ứng nguồn hàng Nhà cung ứng được đảm bảo về lợi nhuận, quyền lợi khi tham gia các hợp đồng, tôn trọng trong kinh doanh sẽ đảm bảo nguồn hàng cho công ty theo đúng kế hoạch. Thứ tư, Dựa trên tiềm năng phát triển của sản phẩm Sản phẩm mà công ty cung ứng có chất lượng, được tin dùng, luôn được làm mới thương hiệu chắc chắn có tiềm năng phát triển trong tương lai thì đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai. Thứ năm, Dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế thương mại Công ty kinh doanh sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc quan tâm đến lợi thế thương hiệu sản phẩm dầu nhờn Mobil, lợi thế thị trường miền Bắc tập trung nhiều cảng biển, giao thông thuận tiện, nhiều khu công nghiệp, lợi thế về hệ thống phân phối, nhân lực…hướng tói tiết kiệm chi phí, nâng cao cạnh tranh. Trong điều kiện kinh tế hiện nay nâng cao khả năng cạnh tranh quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng để phát triển thương mại. Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải luôn nhận thức sâu sắc vấn đề này, xác định đâu là ưu thế của mình để 10 không ngừng phát huy, đâu là hạn chế của mình để tìm mọi cách sớm khắc phục. Trong quá trình hoạt động cần nghiên cứu để phát hiện tìm ra những ưu thế mới phù hợp và giảm thiểu bất lợi mới phát sinh. Thứ 6, Dựa trên đường lối, chính sách, mục tiêu phát triển thương mại, luật pháp Nhà nước. Trong mỗi thời kỳ, mỗi năm Bộ Công thương đều đưa ra các định hướng, kế hoạch, chỉ tiêu phát triển thương mại và trình Chính phủ phê duyệt. Các mục tiêu, kế hoạch, chính sách đó làm định hướng, dẫn dắt cho các chủ thể tham thương mại hoạt động . Doanh nghiệp kinh doanh thương mại tuân thủ pháp luật như luật cạnh tranh, luật thương mại, luật phá sản…đảm bảo cho cạnh tranh công bằng, bình ổn kinh tế. Đó là các cơ sở quan trọng các doanh nghiệp làm căn cứ cho định hướng hoạt động của doanh nghiệp, tránh rủi ro, thất bại không đáng có trên thị trường, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Kinh doanh mặt hàng dầu nhờn cũng giống như mặt hàng khác phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tuân thủ pháp luật. 2.2.5 Chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil a. Chỉ tiêu gia tăng về lượng  Tăng trưởng về qui mô: - Số tuyệt đối tăng lên của sản lượng bán = Sản lượng bán kỳ hiện tại – Sản lượng bán kỳ trước ∆ SL = SL1 - SL 0 - Số tuyệt đối tăng lên của doanh thu bán = Doanh thu bán kỳ hiện tại – Doanh thu bán kỳ trước ∆ DT = DT1 - DT 0 - Số tuyệt đối tăng lên của lợi nhuận bán = Lợi nhuận bán kỳ hiện tại – Lợi nhuận bán kỳ trước ∆ LN = LN1 – LN0  Tốc độ tăng trưởng: - Tốc độ tăng trưởng sản lượng bán = SL SLo - Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán = DT DTo × 100% 11 × 100% - Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bán = LN LNo × 100% b. Cơ cấu thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil Sự chuyển dịch cơ cấu thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil thể hiện qua: - Tỷ trọng sản lượng, doanh thu theo cơ cấu sản phẩm: là chỉ tiêu so sánh tương đối giữa sản lượng, doanh thu của từng nhóm dầu nhờn Mobil (dầu công nghiệp, dầu ô tô – xe máy, dầu hàng hải) với tổng sản lượng, doanh thu trong một giai đoạn nhất định. - Tỷ trọng sản lượng, doanh thu theo cơ cấu khách hàng: là chỉ tiêu so sánh tương đối giữa sản lượng, doanh thu theo nhóm khách hàng với tổng sản lượng, doanh thu trong một giai đoạn nhất định. - Tỷ trọng sản lượng, doanh thu theo cơ cấu thị trường: là chỉ tiêu so sánh tương đối giữa sản lượng, doanh thu của từng thị trường với tổng sản lượng, doanh thu trong một giai đoạn nhất định. - Tỷ trọng sản lượng, doanh thu theo phương thức bán: là chỉ tiêu so sánh tương đối giữa sản lượng, doanh thu theo từng kênh phân phối với tổng sản lượng, doanh thu trong một giai đoạn nhất định. c. Hiệu quả của sự phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil Hiệu quả thương mại được xem là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực thương mại thông qua mối quan hệ so sánh giữa kết quả về thương mại với các chi phí nguồn lực đã bỏ ra trong khoảng 1 thời gian nhất định. H= K C H: hiệu quả thương mại K: Kết quả đạt được trong 1 thời kỳ nhất định C: Chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.  Hiệu quả kinh tế : là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực kinh tế thông qua mối quan hệ so sánh giữa những kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá qua 12 một hệ thống chỉ tiêu nhất định. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế gồm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp: HQM = M Gv  F HQM: Hiệu quả kinh tế M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ Gv: Trị giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ F: Chi phí đã bỏ ra để đạt doanh thu Chỉ tiêu này có nghĩa là trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng trên một đồng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp càng cao. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = LN M × 100 LN: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế cảu doanh nghiệp càng cao. - Ngoài 2 chỉ tiêu trên còn có sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí LN Gv  F HQLN = Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trên 1 đồng chi phí bỏ ra. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả bộ phận - Hiệu quả sử dụng vốn: Vốn kinh doanh của daonh nghiệp thương mại gồm tiền ứng cho tài sản lưu động và tài sản cố định nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của kinh doanh trong kỳ. HQvM HQvM M = =  V LN _ V 13  V : Là số vốn bình quân sử dụng trong năm - Hiệu quả sử dụng lao động: Hiệu quả sử dụng lao động được đo lường đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động. W= M  NV W: Năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh thương mại  NV : Số nhân viên kinh doanh thương mại bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của 1 lao động nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của 1 lao động đạt được trong kỳ.  Hiệu quả xã hội: được xem là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội thông qua mối quan hệ so sánh giữa những kết quả về xã hội với chi phí nguồn lực bỏ ra trong 1 khoảng thời gian nhất định. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở mức độ đóng góp và ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống người lao động. 2.2.6 Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil a. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dầu nhờn Mobil - Phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại doanh thu, lợi nhuận cao, từ đó gia tăng tích lũy, mở rộng quy mô hoạt động. - Phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil có vai trò quan trọng nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trong khách hàng, giúp củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới và tạo lợi thế cạnh tranh. - Ngoài ra, phát triển thương mại giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kinh doanh thương mại. Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sẽ có điều kiện tạo thêm thu nhập, có nhiều kinh phí chi đào tạo trình độ, kỹ năng cho người lao động. b. Đối với khách hàng - Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng về chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phương thức mua bán - Khách hàng được đảm bảo quyền lợi về chất lượng, giá cả, các dịch vụ hậu mãi. 14 c. Đối với nền kinh tế - xã hội Đối với nền kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil góp phần tăng thêm thu nhập quốc dân, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước. Vai trò quan trọng phải kể đến đó là làm tăng tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đối với xã hội: Góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động …cùng các vấn đề xã hội khác. 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Trong quá trình hoàn thiện bài viết, tôi đã thu thập và tìm hiểu được nhiều nghiên cứu có liên quan đến đề tài của mình. Qua tham khảo các nghiên cứu đó, giúp tôi nhìn nhận được vấn đề dưới nhiều góc độ và sâu sắc hơn. Cụ thể:  Luận văn tốt nghiệp “ Hoàn thiện công nghệ Marketing phân phối sản phẩm dầu nhờn tại công ty cổ phần dầu nhờn Hà Nội”. Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Huệ, khoa kinh doanh thương mại, ĐH Thương Mại, năm 2006. Luận văn tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ marketing, ở phạm vi doanh nghiệp. Nội dung của luận văn tập trung vào các lý thuyết Marketing, đánh giá khái quát tình hình kinh doanh dầu nhờn của công ty, đi sâu phân tích hệ thống phân phối, các hoạt động marketing, từ đó tìm ra những hạn chế tồn tại về công nghệ Marketing của công ty, qua đó đề xuất các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công nghệ marketing phân phối sản phẩm dầu nhờn. Sản phẩm dầu nhờn được công ty kinh doanh gồm nhiều loại: BP, Caltex…  Luận văn tốt nghiệp : “ Hoàn thiện tổ chức và vận hành kênh phân phối sản phẩm dầu nhờn tại công ty Shell ”. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Kì, khoa Kinh doanh thương mại – Đại học Thương Mại, năm 2007. Luận văn tiếp cận vấn đề dưới góc độ marketing, ở phạm vi doanh nghiệp. Luận văn tập trung vào vận dụng các lý luận của Marketing phân tích, đánh giá thực trạng, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tiêu thụ, tổ chức và vận hành kênh phân phối để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm dầu nhờn của công ty Shell. Trong nội dung của luận văn này có đề cập đến tình hình cung – cầu dầu nhờn trên thị trường miền Bắc, nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dầu nhờn phục vụ cho phần viết các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc.  Chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm dầu 15 nhờn khu vực miền Bắc của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại – VINATRANCO”. Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Quang, khoa Thương Mại – Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008. Nội dung đi sâu vào nghiên cứu tình hình kinh doanh dầu nhờn, tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm, cơ cấu thị trường tiêu thụ qua các năm trên thị trường miền Bắc, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thị trường của công ty, qua đó đề xuất giải pháp. Nghiên cứu này giúp ích cho việc nắm bắt khái quát tình hình thị trường tiêu thụ dầu nhờn Mobil, lợi thế kinh doanh của công ty trên từng thị trường.  Luận văn tốt nghiệp : “Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng dầu nhờn Caltex trên thị trường miền Bắc”. Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Trang, khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại, năm 2009. Luận văn tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế thương mại, nghiên cứu cho toàn ngành và chú trọng đưa ra các giải pháp vĩ mô. Nội dung luận văn gồm các nội dung: hệ thống hóa lý thuyết có liên quan đến phát triển thương mại, sản phẩm dầu nhờn Caltex, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn các chỉ tiêu đánh giá; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại dầu nhờn Caltex, đưa ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; căn cứ vào thực trạng đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối dầu nhờn Caltex trên thị trường miền Bắc trong thời gian 2009 – 2013. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết các vấn đề: Thứ nhất, nêu hiểu biết về dầu nhờn nói chung, đặc điểm, tính chất của từng loại dầu nhờn theo từng đề tài. Thứ hai, Khái quát tình hình thị trường dầu nhờn miền Bắc từ năm 2006 đến 2008, cũng như tình hình kinh doanh dầu nhờn của các doanh nghiệp được chọn nghiên cứu điển hình trong từng đề tài. Thứ ba, Tập trung giải quyết các vấn đề trong khâu bán như: các hoạt động marketing, tổ chức và vận hành kênh phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ. Thứ tư, đưa ra các giải pháp phát triển thương mại như: hoàn thiện công nghệ marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ, phân phối sản phẩm…kiến nghị với cơ quan quản lý hoạt động thương mại. Tất cả đều hướng tới mục tiêu tìm ra các giải pháp giúp hoạt động kinh doanh dầu nhờn hiệu quả hơn. 16 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc  Các nội dung chính trong đề tài của tôi: Thứ nhất, cơ sở lý luận: tập trung làm rõ các khái niệm về sản phẩm dầu nhờn Mobil, thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil, phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobi, vai trò của phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Moibl, các lý thuyết thị trường, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá quy mô, chất lượng, hiệu quả của hoạt động thương mại. Thứ hai, Tổng quan tình hình kinh doanh dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc trong thời gian 2006 -2009. Phân tích các tác động của nhân tố môi trường tìm những khó khăn, những yếu tố gây cản trở đến phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil. Dựa trên tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp đánh giá những hoạt động thành công, chưa thành công, và nguyên nhân. Dựa trên những chỉ tiêu đã xây dựng đánh giá xem phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil giai đoạn 2006 -2009 đã thực sự hiệu quả chưa? Thứ ba, Rút ra các vấn đề tồn tại lớn nhất, cần giải quyết nhất trong năm 2010 - 2011. Trên cơ sở định hướng, mục tiêu và các vấn đề đặt ra giải quyết đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp với bối cảnh hiện tại của công ty và nền kinh tế.  Nội dung nghiên cứu về đề tài của tôi có nhiều điểm kế thừa và khác biệt so với các công trình đã nêu ở trên. Cụ thể: Điểm kế thừa: Đề tài của tôi hướng tới nghiên cứu sản phẩm dầu nhờn Mobil và thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil nên cũng có một số nét tương đồng với các đề tài nêu trên. Trên quan điểm kế thừa có chọn lọc tôi đi sâu và mở rộng một số vấn đề: - Cơ sở lý luận về: thương mại sản phẩm, phát triển thương mại sản phẩm, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thương mại của doanh nghiệp - Đặc tính của mặt hàng dầu nhờn, của kinh doanh dầu nhờn. - Tình hình thị trường dầu nhờn Việt Nam từ năm 2006 đến 2008, sự cạnh tranh giữa các đại gia dầu nhờn: Mobil, Total, Castrol, Caltex, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dầu nhờn. - Các hoạt động trong khâu bán hàng. 17 Điểm mới trong đề tài của tôi so với các đề tài nghiên cứu trước đó: - Cách tiếp cận: tiếp cận dưới góc độ kinh tế thương mại, không chỉ nghiên cứu riêng về khâu bán hàng mà tập trung nghiên cứu khâu bán hàng trong mối quan hệ với các khâu khác trong lưu thông. - Phương pháp nghiên cứu: không chỉ vận dụng các phương pháp thống kê, so sánh… mà tôi còn sử dụng các phương pháp điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn chuyên sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp, phần mềm Excel xử lý số liệu. - Nội dung: không tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể về phát triển thị trường, hoàn thiện công nghệ marketing hay kênh phân phối mà nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc. Thông qua xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá quy mô, chất lượng, hiệu quả, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố môi truong với hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng, số lượng, hiệu quả kinh tế. - Bối cảnh nghiên cứu: Thực trạng vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian 20062009, trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát cao. Phản ánh thực tế nhất ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, diễn biến thị trường dầu nhờn miền Bắc, hoạt động thương mại dầu nhờn Mobil của công ty. - Ngoài ra, còn có một số điểm khác biệt khác như: đề tài tập trung nghiên cứu điển hình tại Vinatranco, sản phẩm dầu nhờn Mobil (dầu công nghiệp, dầu ô tô – xe máy, dầu hàng hải). Do đó, đề tài của tôi mới cả về phương pháp, cách tiếp cận, cách giải quyết và mang tính thời sự. 18 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM DẦU NHỜN MOBIL CỦA VINATRANCO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 3.1 Các phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu a. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Có rất nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, nhưng để khắc phục nhược điểm tốn kém, phức tạp nên chỉ tiến hành điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn chọn mẫu. Thứ nhất, Phương pháp điều tra trắc nghiệm - Mục đích điều tra: Xem xét vấn đề dưới các khía cạnh khác nhau, đảm bảo đánh giá vấn đề khách quan và thực tế hơn. Dữ liệu thu thập được phục vụ cho phần 3.3. - Cách thức tiến hành: Bước 1, xác định các dữ liệu cần tìm. Bước 2, phác thảo nội dung câu hỏi, nội dung bao gồm một số thông tin chung về quy mô của công ty, đánh giá khái quát tình hình kinh doanh dầu nhờn Mobil trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2006 – 2009, kênh phân phối, công cụ cạnh tranh. Câu hỏi được lựa chọn dưới dạng đóng. Bước 3, triển khai quá trình điều tra từ ngày 19/4 – 27/4/2010. Xác định đối tượng điều tra là cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh của Vinatranco. Số lượng phiếu phát ra là 15 phiếu. Cuối cùng, thu lại các phiếu đã phát ra. Thứ hai, Phương pháp phỏng vấn - Mục đích phỏng vấn chuyên gia: Đảm bảo tính khách quan và sát với thực tế, đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề. Dữ liệu thu thập được phục vụ cho phần 3.3 kết qủa tổng hợp ý kiến, nhận định của các nhà quản trị, nhân viên kinh doanh về thuận lợi, khó khăn, những vấn đề tồn tại. Các cơ sở đó phục vụ cho chương 4. -Cách thức tiến hành: Bước 1, xác định nội dung phỏng vấn. Bước 2, phác thảo nội dung phỏng vấn, bao gồm: Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh dầu nhờn của công ty, khó khăn, thuận lợi công ty đang gặp phải, biện pháp để khác phục khó khăn, xu hướng, kiến nghị với Nhà nước. Câu hỏi được lựa chọn dưới dạng mở. Bước 3, triển khai quá trình phỏng vấn từ ngày 19/4 – 27/4/2010. Xác định đối tượng điều tra, là nhà quản trị, nhân viên kinh doanh của Vinatranco. Số lượng phát ra là 5 phiếu. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các ý kiến. 19 b. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Nguồn thông tin: Thông tin được thu thập từ các nguồn sách, internet, báo chí, luận văn, tạp chí kinh tế, tổng kết, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2009. Nguồn cung cấp thông tin từ bộ môn kinh tế thương mại và thư viện trường ĐHTM, phòng kế toán và phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của Vinatranco, các trang web có uy tín. - Mục đích thu thập dữ liệu thứ cấp: Những thông tin đầy đủ, chính xác giúp phục vụ cho nghiên cứu cả về lý luận và thực tế. Kiến thức từ, bài giảng kinh tế thương mại phục vụ cho phần 2.1, 2.2 một số lý luận và lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Moibl. Các công trình luận văn phục vụ cho phần 2.3 tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước và 2.4 phân định nội dung. Các dữ liệu từ báo cáo, tổng kết của công ty năm 2006 - 2009 phục vụ cho phần viết 3.4, rất quan trọng để phân tích sự phát triển thương mại cả về chất và lượng, phản ánh hiệu quả phát triển thương mại dầu nhờn Moibl. 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng chủ yếu ở chương III, cho nên sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích rất quan trọng với chất lượng bài viết. Phương pháp tổng quan tài liệu: Toàn bộ tài liệu, số liệu thu thập được tổng hợp lại thành hệ thống logic, giúp khai thác các hiệu quả hơn. Phương pháp này được dùng để tổng quan các tài liệu trong sách, bài giảng phục vụ viết lý thuyết, tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình nghiên cứu năm trước, tổng quan các kết quả điều tra, phỏng vấn, các báo cáo và số liệu của Vinatranco. Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu về lượng, tỷ trọng cơ cấu mặt hàng…giúp đánh giá sự phát triển hoạt động thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của Vinatranco trên thị trường miền Bắc từ 2006-2009. Phương pháp bảng biểu, đồ thị: xây dựng các, đồ thị minh họa cho số liệu doanh thu, chi phí, lợi nhuận kinh doanh, cơ cấu thị trường…để so sánh, phân tích và trình bày luận văn. Phần mềm excel: dùng tính toán, phân tích các số liệu thu được về sản lượng bán ra, doanh thu, lợi nhuận…qua đó phản ánh sự phát triển thương mại sản phẩm dầu nhờn Mobil của công ty về mặt lượng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan