Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển sản xuất cây mắc ca trên địa bàn tỉnh điện biên...

Tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất cây mắc ca trên địa bàn tỉnh điện biên

.PDF
103
1
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÙA A VẢNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÙA A VẢNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2022 Tác giả Mùa A Vảng ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Trước tiên, tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy chương trình cao học tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn sâu, có ứng dụng cao trong những năm học vừa qua. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hà Quang Trung đã tận tình, chu đáo, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này. Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Ban giám hiệu, phòng quản lý Đào tạo sau Đại học, Khoa KT&PTNT đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022 Tác giả Mùa A Vảng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH.............................................................................. vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 3 Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 20 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 30 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 30 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 40 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 41 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 46 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 47 3.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây Mắc ca trên địa tỉnh Điện Biên ................... 47 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SX cây Mắc ca tỉnh Điện Biên .......... 55 3.3. Đánh giá của người dân về phát triển Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên ...... 58 3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất cây Mắc ca tại tỉnh Điện Biên.............................................................................. 66 3.5. Định hướng và giải pháp phát triển SX cây Mắc ca tỉnh Điện Biên.................. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 75 iv DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 80 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CSXH : Chính sách xã hội DĐĐT : Dồn điền đổi thửa DN : Doanh nghiệp DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính ĐVT : Đơn vị tính FAO : Tổ chức Nông Lương thế giới GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất GTSX : Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KHCN : Khoa học Công nghệ LĐ : Lao động NN-PTNT : Nông nghiệp - Phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới ODA : Vốn viện trợ PTNN : Phát triển nông nghiệp UBND : Ủy ban nhân vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong nhân Mắc ca ............................... 13 Bảng 1.2. Diện tích trồng Mắc ca tính đến năm 2021 ................................ 22 Bảng 1.3. Sản lượng Mắc ca theo vùng (tấn) .............................................. 24 Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Điện Biên năm 2021 ...................... 32 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Điên Biên .......................... 34 Bảng 2.3. Phân bố dân số tỉnh Điện Biên năm 2021 .................................. 36 Bảng 2.4. So sánh điều kiện sinh trưởng cây Mắc ca với điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên ............................................................ 39 Bảng 2.5. Thông tin khảo sát chủ yếu ......................................................... 43 Bảng 2.6: Khoảng cách giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo likert... 46 Bảng 3.1. Phân bố diện tích trồng cây Mắc ca tại tỉnh Điện Biên .............. 47 Bảng 3.2: Sản lượng cây Mắc ca theo phương thức trồng tại tỉnh Điện Biên.. 49 Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế trồng Mắc ca so với một số loài cây trồng khác... 54 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của yếu tố điều kiện tự nhiên và KT-XH ................ 59 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của yếu tố loại hình tổ chức sản xuất ...................... 60 Bảng 3.6: Đánh giá về lợi ích khi tham gia sản xuất cây Mắc ca ............... 62 Bảng 3.7: Đánh giá về mức độ sẵn sàng tham gia sản xuất cây Mắc ca ..... 63 Bảng 3.8: Đánh giá về sự thuận lợi khi tham gia sản xuất cây Mắc ca ...... 65 Bảng 3.9: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ............... 67 Bảng 3.10. Phân tích kết hợp điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức ........... 68 Hình 1.1. Năng suất hạt Mắc ca .................................................................. 23 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Mùa A Vảng 2. Tên luận văn: “Giải pháp phát triển sản xuất cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên" 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã số: 8.62.01.15 4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung 4. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Mục đích: Đến thời điểm tháng 12/2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 09 dự án trồng cây Mắc ca được UBND tỉnh Điện Biên chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư là 9.271 tỷ đồng, quy mô trồng tập trung 52.915 ha. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai trồng được gần 4.000 ha, riêng huyện Tuần Giáo từ năm 2015 đến nay đã trồng được 1.414 ha cây Mắc ca đã phủ xanh nhiều diện tích đất trống, đồi trọc, vườn Mắc ca trồng từ năm 2015 đã chính thức bói quả, bước đầu cho thấy cây Mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế, tỉnh Điện Biên đang và sẽ thực hiện trồng tại các huyện Mường Ẳng, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, …, nhằm xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm, từng bước thay đổi tập quán canh tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Qua thực tiễn thử nghiệm trồng cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh, để tiếp tục phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh về đất đai, điều kiện khí hậu và nguồn nhân lực; góp phần đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất; xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và từng bước thay đổi tập quán canh tác cho bà con nông dân; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến; đồng thời tạo hành lang pháp lý để phát triển cây Mắc ca trên địa bàn cần phải có công trình nghiên cứu cụ thể làm cơ sở khoa học để định hướng, chỉ đạo lâu dài, đây là mục đích chính để triển khai luận văn. viii Phương pháp nghiên cứu: Tập trung phân tích, đánh giá thực phát triển sản xuất cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến tình hình phát triển sản xuất cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2021. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng thông tin tình hình phát triển sản xuất Mắc ca của các hộ được điều tra trong năm 2021, các giải pháp và chính sách được nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn 2022-2025 định hướng đến 2030 Kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích tiềm năng và thế mạnh; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển cây Mắc ca, luận văn đề xuất 08 giải pháp phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên: i) Cần đánh giá toàn diện về thực trạng và phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh; rà soát lại vùng thích hợp nhất để phát triển cây Mắc ca; tiếp tục khảo sát, theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển cây Mắc ca; ii) Sớm thực hiện quy hoạch phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; iii) Tăng cường công tác quản lý cây giống; iv) Xây dựng thương hiệu sản phẩm Mắc ca, hướng dẫn hồ sơ pháp lý, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, quảng bá Mắc ca Điện Biên; v) Thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất, định hướng hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, hỗ trợ chi phí xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ; vi) Chính quyền các cấp phải vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, làm tốt công tác tuyên truyền, có quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng; vii) Tăng cường đầu tư của nhà nước; viii) Ban hành bộ tiêu chuẩn chọn giống, phù hợp với từng tiểu khu, vùng dự án cụ thể; quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc, cứu giải pháp can thiệt giai đoạn đậu quả, chống rụng quả, hạn chế tác động của hiện tượng khí hậu cực đoan.Các giải pháp đề xuất đều có cơ sở khoa học, phù hợp và có tính khả thi. Thống nhất thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển cây Mắc ca tại tỉnh Điện Biên. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cây Mắc ca (Macadamia) thuộc chi Mắc ca, họ Chẹo (Proteaceae), là cây quả khô thân gỗ và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế lớn. Hạt Mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong chế biến thực phẩm. Nhân hạt có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân chocolate, kem, bánh hộp, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp, rất được ưa chuộng ở Mỹ, châu Âu. Là một loài cây xanh đa mục đích, có tuổi thọ dài, hiện đang được phát triển với quy mô lớn ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, cây Mắc ca được trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội) sau đó được trồng tại Đắk Lắk, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà). Qua thử nghiệm, cây Mắc ca phù hợp với khi hậu, thổ nhưỡng tại nhiều vùng, đặc biệt là trung du, miền núi, trong đó có tỉnh Điện Biên và dần trở thành loại cây trồng chính để thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc, Cây Mắc ca đồng thời là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân tạo vùng nguyên liệu đủ lớn để phát triển công nghiệp chế biến, cho ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giá trị kim ngạch xuất khẩu Mắc ca đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050. Đến thời điểm tháng 12/2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 09 dự án trồng cây Mắc ca được UBND tỉnh Điện Biên chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư là 9.271 tỷ đồng, quy mô trồng tập trung 52.915 ha. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai trồng được 4.000 ha, đã phủ xanh nhiều diện tích đất trống, đồi trọc. Vườn Mắc ca trồng từ năm 2015 đã chính thức bói quả, 2 bước đầu cho thấy cây Mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế, tỉnh Điện Biên đang và sẽ thực hiện trồng tại các huyện Mường Ẳng, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, …, nhằm xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm, từng bước thay đổi tập quán canh tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả sử dụng đất (UBND tỉnh Điện Biên, 2021). Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, dù có nhiều lợi thế từ việc địa phương đã có rất nhiều dự án liên kết với Doan nghiệp sản xuất theo chuỗi, để sản xuất cây mắc ca ngày càng phát triển một cách bền vững và hiệu quả rất cần các nghiên cứu trên nhiều khía cạnh như kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Do vậy Tác giả đã thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên” nhằm cung cấp thêm các luận cứ cho các địa phương trên địa bàn tỉnh, đưa ra các giải pháp và xây dựng chính sách phù hợp, có tính khả thi cho phát triển sản xuất cây Mắc ca, làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây Mắc ca. - Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển sản xuất như năng xuất, diện tích, sản lượng cây Mắc ca ở tỉnh Điện Biên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: Luận văn được nghiên cứu Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trong đó tập trung chủ yếu vào các huyện đã thực hiện trồng Mắc ca quy mô 3 lớn hoặc các huyện đã được quy hoạch trồng mắc ca có diện tích lớn gồm huyện Điện Biên Đông, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Nhé và huyện Điện Biên. * Về thời gian: - Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2019-2021 - Số liệu sơ cấp thu thập năm 2021. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để sản xuất và phát triển trồng Mắc ca đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến; đồng thời tạo hành lang pháp lý để phát triển cây Mắc ca trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo về Mắc ca. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các thực phẩm để nâng cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi sản xuất cây Mắc ca theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình. Về xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần sản xuất Mắc ca chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu làm dược liệu và thực phẩm mà thực tiễn đặt ra. Về môi trường: Sử dụng hợp lý các nguồn đầu vào nhằm giảm thiểu đến môi trường sinh thái khi sản xuất Mắc ca. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất * Phát triển: Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Theo Gerard Crellet, phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản (Gerard Crellet, 1993). Ở đây, phát triển được xem là một quá trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thoả mãn các nhu cầu cơ bản. Định nghĩa này không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà còn có nội dung xã hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn những nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raman Weitz - Rehovot, 1995). Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị con người, phát triển là: “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng…” (Nguyễn Công Tiệp, 2021). Khi nghiên cứu phát triển ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mức sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, 2005). 5 Ngoài ra, việc đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu tố chưa đầy đủ của sự phát triển. Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, theo chúng tôi cho rằng, phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi đâu đều được thoả mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh lương thực, an toàn, không có bạo lực. Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống. Các quá trình phát triển đã thể hiện một dấu hiệu tốt là sự tăng thu nhập, tăng vốn, tăng năng suất; tuy nhiên phải trả giá cao cho sự phát triển, tăng trưởng trong quá trình thay đổi cơ cấu, hiện đại hoá, quốc tế hoá và phát triển rộng khắp do có xung đột giữa các khu vực. Phát triển bền vững: Mở rộng khái niệm phát triển ta có “Phát triển bền vững”. Theo Ủy ban Quốc tế về phát triển và Môi trường năm 1987 thì phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất và làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững lồng ghép các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng 6 nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. Trước những vấn đề của phát triển, vào nửa cuối thế kỉ 20, Liên Hợp quốc đã đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững. Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc thì một thế giới phát triển bền vững là thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo (nước, đất đai, sinh vật) nhanh hơn khả năng sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững sẽ không sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo (khoáng sản, nhiên liệu…) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và đồng hoá chúng. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janero đã đưa ra đĩnh nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng tựu chung lại các ý kiến đều cho rằng, phát triển bền vững là phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. Như vậy, để đạt được phát triển bền vững cần phải đạt đồng thời 3 mục tiêu: + Phát triển có hiệu quả kinh tế; + Phát triển hài hoà các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; + Cải thiện môi trường sinh thái bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. “Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là 7 áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Để chuyển hoá khái niệm phát triển bền vững từ cấp độ lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, khái niệm cần được làm sáng tỏ sau đó áp dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. * Sản xuất và phát triển sản xuất: Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, đời sống, tích lũy và xuất khẩu). Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là chủ yếu. Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn đầu vào được kết hợp theo các cách thức nhất định nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích (đầu ra) theo nhu cầu của xã hội. Trong phạm vi nền kinh tế, sản lượng đầu ra đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu. + Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới. 8 + Phát triển sản xuất theo chiều sâu: nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực. Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất kì nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp, mỗi thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các nước cũng như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu. Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng. Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích luỹ vốn. Như vậy, bất kì một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển thì đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn (Nguyễn Công Tiệp, 2021). 1.1.1.2. Các mô hình phát triển, phát triển sản xuất * Mô hình phát triển của W.Rostow Theo Rostow, tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế gồm 5 giai đoạn: - Nền kinh tế truyền thống: Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, quá trình sản xuất diễn ra đơn sơ, lao động thủ công, sản xuất mang năng tính chất tự cung, tự cấp và năng suất lao động thấp kém. 9 - Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Ở giai đoạn này hai khu vực kinh tế: kinh tế truyền thống và kinh tế thị trường tồn tại song song; lực lượng lao động được phân bổ lại, thị trường phát triển và mở rộng; có sự canh tranh nhưng chưa cao và năng suất lao động đã được nâng cao. - Giai đoạn cất cánh: cơ sở hạ tầng phát triển mạnh; hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phát triển. Trong xã hội xuất hiện nhiều nhân tố có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Giai đoạn trưởng thành: Nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển, cơ cấu xã hội thay đổi. Mức đầu tư trong sản phẩm quốc dân ròng chiếm từ 10- 20%. Ngành công nghiệp đã bước sang giai đoạn “trưởng thành” hiện đại. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Các doanh nghiệp tham gia vào công việc quản lý kinh tế nhà nước, điều khiển sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. - Giai đoạn tiêu dùng cao: Giai đoạn này công nghiệp đã phát triển cao, kinh tế xã hội đã đạt đến mức phát triển, các nhu cầu của con người đã được đáp ứng đầy đủ. Trong 5 giai đoạn thì giai đoạn cất cánh là trọng tâm, là then chốt nhất tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển. * Mô hình phát triển của Lewis Theo Lewis nền kinh tế đang phát triển có hai khu vực: - Khu vực nông thôn truyền thống: Nền kinh tế khu vực này mang tính chất tự cung tự cấp. Dân số các nước kém phát triển phần lớn tập trung ở khu vực này. Năng suất cận biên khu vực này bằng không, cho nên lao động đó là “thặng dư” có nghĩa là số lao động đó có rút ra khỏi khu vực nông thôn truyền thống thì sản lượng nông nghiệp vẫn không giảm. - Khu vực thành thị công nghiệp hiện đại: Khu vực này có năng suất lao động cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn truyền thống. Lao động khu vực này từ khu vực nông thôn truyền thống chuyển sang. Mô hình này thể 10 hiện sự chuyển dịch lao động, sự tăng trưởng sản lượng và lao động được sử dụng có hiệu quả trong khu vực. Quá trình chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp truyền thống sang khu vực công nghiệp hiện đại thể hiện sự thay đổi cơ cấu và sự phát triển. * Mô hình “Cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài” Khi nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, các nhà nghiên cứu ở các nước chậm và đang phát triển như Việt Nam cho rằng, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải đảm bảo bốn nhân tố là: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn và kỹ thuật. Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên là khan hiếm. Việc kết hợp chúng đang gặp trở ngại lớn. Để tăng trưởng và phát triển phải có “Cú huých từ bên ngoài” nhằm phá vỡ “Cái vòng luẩn quẩn” ở nhiều điểm. Điều này nghĩa là phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn vậy, các nước đang phát triển phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tính tích cực đầu tư của tư bản nước ngoài. 1.1.1.3 Các chỉ tiêu thể hiện phát triển, phát triển sản xuất Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển bao gồm 3 nhóm: nhóm chỉ tiêu thể hiện về phát triển kinh tế (phát triển sản xuất); nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển xã hội và nhóm chỉ tiêu thể hiện bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phát triển sản xuất, nên các chỉ tiêu đo lường sự phát triển kinh tế như sau: * Các chỉ tiêu đo sự tăng trưởng kinh tế - Sản lượng sản phẩm: Khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ mà các cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm, thường được ký hiệu là Q. - Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ của tất cả các ngành sản xuất mà cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm. Nó được tính bằng công thức:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất